Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phạm Lãi, Thánh Tổ Thương Nghiệp Trung Quốc là người Việt

29/01/201805:28(Xem: 15467)
Phạm Lãi, Thánh Tổ Thương Nghiệp Trung Quốc là người Việt

pham lai
PHẠM LÃI
THÁNH TỔ THƯƠNG NGHIỆP TRUNG QUỐC LÀ NGƯỜI VIỆT
 
Nguyễn Thiếu Dũng

 

 

Nhà Chu (1122-256 Tr TL), triều đại kế tiếp nhà Hạ (2205-1767 Tr TL), nhà Thương (1766-1122 Tr TL), là triều đại cai trị lâu dài nhất so với bất cứ triều đại nào khác trong lịch sử Trung Quốc.

Nhà Chu có gốc từ một bộ tộc ở đất Thai (Thiểm Tây), sau chuyển về đất Bân (Thiểm Tây).

Khi Cổ Công Đản Phủ (sau được phong là Chu Thái Vương) dời về đất Bân (tỉnh Thiểm Tây), đất Bân thường bị địch xâm lấn ở không yên mới bỏ đất Bân, vượt núi Lương đến định cư dưới chân núi Kỳ Sơn. Thái Vương có ba người con, trưởng là Thái Bá, thứ là Trọng Ung, con út là Quý Lịch. Nhiều sách nói không biết Thái Bá tên là gì, nhưng theo thứ tự trong gia đình gọi trưởng là thái hay mạnh, thứ là trọng cuối là quý thì ông tên là Bá (Thái Bá), hai em ông người tên là Ung (Trọng Ung), người út tên là Lịch (Quý Lịch).

 

Quý Lịch có người con là Cơ Xương, thông minh lanh lợi, Thái Vương đặt nhiều kỳ vọng vào Cơ Xương, muốn cháu nối ngôi phát huy cơ nghiệp do đó có ý định truyền ngôi cho Quý Lịch, Thái Bá và Trọng Ung biết ý cha, lấy cớ đi hái thuốc vào ở đất Kinh Man cắt tóc ngắn, vẽ mình như người bản địa (người Việt) không về đất Kỳ Sơn. Cơ Xương được truyền ngôi ; về sau, cùng con là Cơ Phát diệt nhà Ân (Thương) lập nên nhà Chu, tức Chu Văn Vương.

 

Qua đoạn trên ta thấy Trung Quốc thời nhà Chu chỉ mới ở khu vực Hoàng Hà, phía dưới Hoàng Hà vẫn còn là giang sơn của người Việt, vì vậy Thái Bá muốn vào đất của người Việt đã phải thay đổi phong tục cắt tóc ngắn, vẽ mình để hòa đồng với người bản địa. Về sau  tại một khu vực ở đất đó Thái Bá lập nên nước Ngô.

 

Đấy là một trong những chứng cứ để ta có thể nói rằng, Phạm Lãi người vùng sông Dương Tử thời đó chính là người Việt.

 

Phạm Lãi nguyên là người ở Uyển Thành nước Sở (nay là Hà Nam, Nam Dương) về sau cùng với Văn Chủng (quê ở Dĩnh nay là Kinh Châu, tỉnh Hồ Bắc) đến nước Việt, cả hai đều được Câu Tiễn trọng dụng.

 

Năm thứ 24 đời Chu Kính Vương, Hạp Lư, vua nước Ngô, nhân Doãn Thường vua nước Việt mất, đem quân đánh Việt, bất ngờ bị quân Câu Tiễn , con Doãn Thường, bắn chết. Hai năm sau con Hạp Lư là Phù Sai kéo quân  vượt Thái Hồ sang Việt báo thù. Câu Tiễn thất trận xin làm nô lệ nước Ngô. Câu Tiễn để Văn Chủng ở lại lo việc nước còn mình cùng vợ và Phạm Lãi qua làm con tin ở Ngô. Phù Sai cho Câu Tiễn giữ ngựa và làm người đánh xe cho mình. Câu Tiễn cúc cung phục dịch Phù Sai để lấy lòng, được ba năm, Phù Sai tha cho vua tôi nước Việt về nước. Trong suốt mười năm Câu Tiễn nằm gai nếm mật, theo kế của Văn Chủng, Phạm Lãi lo chấn hưng nước Việt, chuẩn bị binh mã chờ thời. Đến khi Phù Sai đem quân lên phương Bắc uy hiếp nước Tề, bỏ trống nước Ngô không phòng bị, Câu Tiễn liền thừa cơ tấn công Ngô, giết Thái tử nước Ngô, Phù Sai hay tin đem quân về cứu viện nhưng không còn kịp. Câu Tiễn không cho Phù Sai đầu hàng, Phù Sai phải tự sát. Ngô bị nước Việt tiêu diệt. Thế lực Việt càng ngày càng thịnh, Việt Vương Câu Tiễn triều yết nhà Chu, xưng Bá, thống lĩnh chư hầu.

 

Sau khi đại thắng, thay vì thưởng công cho những người cùng gian khổ Câu Tiển lại lo sợ họ lấn quyền tìm cách sát hại họ. Phạm Lãi biết Câu Tiển là kẻ tham lam hẹp hoài nên bỏ quan, đem gia đình vượt biển  đến nước Tề. Trước khi đi Phạm Lãi đã khuyên Văn Chủng: “giống thỏ đã hết thì chó săn tất bị nấu, địch quốc đã diệt thì mưu thần cũng chẳng còn” ngài không nhớ hay sao? Vua Việt cổ dài mỏ quạ, là người nhẫn tâm mà ghét kẻ có công. Cùng ở lúc hoạn nạn thì được, chứ cùng ở lúc an lạc thì không được, nếu ngài không đi tất có tai vạ” Văn Chủng không nghe lời Phạm Lãi nấn ná ở lại bị Câu Tiễn buộc phải tự sát.

 

Phạm Lãi vượt biển sang Tề, đổi tên họ, tự gọi là Si Di Tử Bì, ra sức cày ruộng trở nên giàu có, người nước Tề mời ông làm tướng quốc, ông không màng công danh, sợ tai vạ, bèn bỏ trốn đến đất Đào. Ở đây ông  chuyên nghề buôn bán trở thành phú gia địch quốc, xưng hiệu là Đào Chu Công vì vậy  được dân Trung Quốc tôn là Thần Tài, là Thánh Thương (ông thánh thương nghiệp).

 

Việc Phạm Lãi đổi tên được Tư Mã Thiên ghi lại trong “Sử ký- Việt Vương Câu Tiễn thế gia”: Phạm Lãi sau khi diệt nước Ngô “vượt biển sang Tề, đổi tính danh, tự gọi là Si Di Tử Bì” (1)

 

Tại sao Phạm Lãi tự gọi là Si Di Tử Bì? Si Di Tử Bì nghĩa là gì? Có nhiều cách giải thích.

 

Si là tên một loài chim, rất hung dữ, hay ăn thịt chim con. Người ta dùng da con chim đó để chế túi đựng rượu gọi là Si di.

 

Đời Hạ, đời Thương thường dùng đồng đúc đồ đựng rượu có dạng hình chim và gọi là si di.

 

Đến thời Xuân Thu, Chiến Quốc lại dùng da bò, da dê chế túi đựng rượu cũng gọi là si di. Có thuyết cho rằng si di liên quan đến cái chết của Ngũ Viên và Tây Thi.

 

Ngũ Viên tức Ngũ Tử Tư, người nước Sở vì cha và anh bị Sở Vương sát hại nên bỏ trốn qua nước Ngô, giúp Hạp Lư tạo dựng thanh thế ở vùng Giang Tương. Khi Hạp Lư bị Câu Tiễn giết, Ngũ Viên đã có công lập Phù Sai kế vị và giúp Phù Sai đánh bại Câu Tiễn, bắt Câu Tiễn làm con tin. Câu Tiễn dùng kế ly gián khiến Phù Sai giết Ngũ Viên rồi diệt nước Ngô.

 

Chuyện này “Sử ký- Ngũ Tử Tư liệt truyện” có thuật lại, sau khi nghe lời dèm của Thái Tể Phỉ/Hi, Ngô vương nói: “nếu không có lời nói của nhà ngươi, ta cũng nghi rồi” bèn sai sứ giả ban cho Ngũ Tử Tư thanh kiếm Chúc Lâu nói “ngươi dùng cái này để chết” Ngũ Tử Tư ngẫng lên trời than:  “Than ôi! Sàm thần Phỉ làm loạn rồi, vua quay lại làm hại ta. Ta làm cho cha ngươi nên nghiệp bá từ khi chưa lập Thái tử, các công tử tranh giành ngôi vị, ta liều chết với tiên vương giành lấy ngôi cho ngươi, nếu không có ta làm sao ngươi được lập. Khi được lập rồi, ngươi muốn đem nước Ngô chia cho ta, ta nào dám mong như vậy. Thế mà nay ngươi nghe lời kẻ nịnh thần giết bậc trưởng giả”. Đoạn nói với xá nhân rằng: “hãy trồng trên mộ ta cây Tử, để có thể làm quan tài. Hãy treo mắt ta nơi cửa phía đông nước Ngô, để ta  nhìn giặc Việt vào diệt Ngô”, rồi tự đâm cổ chết. Vua Ngô nghe vậy nổi giận, bèn đem thây Tử Tư nhét vào túi da, thả trôi trên sông” (2) (nãi thủ Tử Tư thi thịnh dĩ si di cách, giang trung phù chi,  乃取子胥尸盛以鸱夷革, 江中浮之- NTD chú thêm). Sử gia Tư Mã Trinh cho rằng khi bỏ Câu Tiễn, Phạm Lãi  ví trường hợp  mình như cảnh ngộ Ngủ Tử Tư, nên tự hiệu là Si Di Bì, cái bịch rượu hay cái bao đựng xác Ngũ Tử Tư, suy luận như thế không ổn và cũng chẳng có liên hệ gì với chuyện cải tên của Phạm Lãi, hơn thế nữa tuy Phạm Lãi và Ngũ Tử Tư đều là kẻ hào kiệt, nhưng lại là hai đối thủ không đội trời chung không thể cùng nhau tồn tại vì họ biết đối phương của họ là mối hiểm nguy cho sự tồn vong của đất nước thì Phạm Lãi can gì lại lấy tên SI DI TỬ BÌ để tưởng nhớ Ngũ Tử Tư, lại nữa nói như vậy cũng chỉ mới đề cập đến si di bì chứ chưa nói được si di tử bì là gì.

 

Trên đây ta đã biết Tư Mã Thiên nói rằng Phạm Lãi vượt biển sang Tề, đổi tính danh, lấy hiệu là SI DI TỬ BÌ. Các học giả Trung Hoa không thể giải thích Si di tử bì là gì, mọi đề xuất của họ đều không ổn. Nhưng nếu ta đặt Phạm Lãi vào chính gốc rễ huyết tộc của ông là người Việt thì ta có thể hiểu ngay nghĩa của tự hiệu này mà không cần giải thích. Đấy là vì Phạm Lãi nói tiếng Việt, mà tiếng Việt thì không cần giải thích, Phạm Lãi nói Si Di Tử Bì (鸱夷子皮) là nói SỢ  GÌ TỬ BỂ, ấy là vì ông muốn vượt biển sang Tề có người can ngăn, nếu ông bỏ công danh liều đi như vậy có thể nguy hiểm đến tính mạng, ông khảng khái trả lời SỢ GÌ TỬ BỂ nghĩa là không sợ chết nơi biển cả, trong khi nếu ông ở lại với Câu Tiển để cầu chút công danh lợi lộc thì sớm muốn gì cũng bị Câu Tiển hại, cầm chắc cái chết (con người không sợ cọp ăn mà chỉ sợ chính sách cai trị khắc nghiệt).

 

Chữ Si 鸱 gần âm sợ, chữ di 夷 chữ Nôm đọc là “gì”, chữ  tử 子 dùng thông với tử là chết, chữ bì 皮 chữ Nôm vốn dùng để viết chữ bể là biển. Theo Đỗ Thành (gốc Triều Châu), Bì皮 có thể đọc tiếng Triều Châu là Pùe, pũe, pue, púe ̣. Chữ "Pũe" đúng là "bể" đã biến âm.

 

Câu nói khẳng khái của Phạm Lãi cho ta thấy 2500 trước trên đất Trung Hoa, tại vùng Cửu Giang (phía Nam Dương Tử) người Việt vẫn đang làm chủ đất nước mình, về sau mới bị tộc Hoa thôn tính phải di tản , số nào ở lại thì bị đồng hóa. Họ gọi giòng nước chảy qua miền đất tổ của họ là GIANG (bộ thủy + âm công), biến thể của âm SÔNG là một xác tín đáng cho ta suy gẫm về căn cước của họ.

 

Chữ giang đúng ra phải đọc là sông mới hợp với chữ tượng hình biểu ý (thủy) và chú âm (công). Khuất Nguyên tác giả Sở Từ đã viết trong Cửu Chương –Ai Sính:

                                 “Tương vạn chu nhi hạ phù hề,

 

    Thượng Động Đình nhi hạ Giang.

 

                                 Khứ chung cổ chi sở cư hề,

 

    Kim tiêu dao nhi lai đông”

 

Nếu đọc 江 là giang thì chữ giang cưởng vận khi hiệp với đông, Theo

 

“Vận Bổ” giang đọc là “cổ hồng thiết” âm công. Theo Khang Hy Từ Điển ngày nay tiếng Điền (Vân Nam) gọi giang là công. Vậy thì phải đọc 江 là công hay đúng ra là sông. Âm sông đúng là âm gốc của giang, giang là biến âm của sông.

Phạm Lãi người vùng đất Việt, nói tiếng Việt, vì vậy ông chính là người Việt không phải người Hoa. Nhà Tần, nhà Hán sau khi chiếm được vùng Hoa Nam là giang sơn của người Việt, sáp nhập, đồng hóa đất đai con người đã thực hiện chính sách Hán hóa biến người Việt thành người Hoa, lịch sử Việt thành lịch sử Trung Hoa, vì vậy mà người Việt ngày nay không hề có cảm giác gì Phạm Lãi là người Việt.

 

Gần đây những phát hiện mới của khoa học cảnh báo với chúng ta không nên cả tin vào những trang sử liệu cũ do người Trung Hoa viết, lịch sử cần phải được nhìn nhận dưới ánh sáng của khoa học, viết lại lịch sử là yêu cầu tất yếu của thời đại bùng nổ thông tin.

 

Năm 1998, Giáo sư Chu và đồng nghiệp (thuộc Trường Đại học Texas) phân tích 15 đến 30 mẫu “vi vệ tinh” DNA (microsatellites) để thử nghiệm sự khác biệt di truyền trong 24 nhóm dân từ nhiều tỉnh khác nhau ở Trung Quốc, 4 nhóm dân vùng Đông Nam Á (hai thuộc thổ dân Mỹ, một thuộc thổ dân Úc châu, và một thuộc Tân Guinea), 4 nhóm dân da trắng (Caucasian), và 3 nhóm dân Phi châu.

Do đó, Giáo sư Chu và đồng nghiệp kết luận rằng: “Tổ tiên của các nhóm dân Đông Á ngày nay có nguồn gốc từ Đông Nam Á.” (3)

 

Theo Oppenheimer tác gia “Eden in the East” ( Địa đàng ở phương Đông)

(a) Đông Nam Á là cái nôi của văn minh nhân loại ngày nay;

(b) Những dân tộc thuộc quần đảo Polynesian không phải xuất phát từ Trung Quốc, mà có nguồn gốc từ Đông Nam Á; 

(c) Người Đông Nam Á, chứ không phải Trung Hoa, là những người đã phát triển kỹ thuật trồng lúa đầu tiên trên thế giới, và là những nhà canh nông chuyên nghiệp đầu tiên của nhân loại (3).

 

Tại huyện Bình Quả, tỉnh Quảng Tây ngày 26-12-2011 vừa khai quật được hơn chục mảnh đá có khắc hơn ngàn ký tự biểu ý cổ Lạc Việt.

Các chuyên gia TQ nhận định niên đại của các mảnh đá này là vào thời đại đồ đá mới, cách nay 4000-6000 năm tức là vượt xa niên đại của chữ giáp cốt Hoa Hạ cách nay khoảng 3000 năm.

 

Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt - tỉnh Quảng Tây truyền phát tin tức là người Lạc Việt ở Trung Quốc đã sáng tạo chữ viết vào bốn nghìn năm trước. Phát hiện chữ viết của người Lạc Việt lần này sẽ viết lại lịch sử chữ viết ở Trung Quốc, chứng minh văn hóa Lạc Việt là một trong những nguồn gốc trọng yếu của văn hóa Trung Hoa.

 

Tạ Thọ Cầu chuyên gia của Hội nghiên cứu văn hóa Lạc Việt đã thu tập một số lượng lớn chứng cứ chứng thực người Lạc Việt cổ sáng tạo chữ viết biểu ý vào bốn nghìn năm trước. Chữ viết Lạc Việt này có mầm mống vào thời đầu của thời đại đồ đá mới, hình thành vào thời kí đỉnh cao của 'văn hóa xẻng đá lớn' (4000-6000 năm trước), và chắc chắn có nguồn gốc sâu xa với chữ giáp cốt cổ cùng 'chữ Thủy' của dân tộc Thủy (4).

Nếu con người cứ cho mình nhỏ bé, đất nước mình nhược tiểu thì không thể nào tiến bộ được.

Nhìn nhận lại quá khứ không phải để tự mình ru ngủ chính mình, mà vì chính chân lý, phải hiểu đúng lịch sử như nó đã có chứ không tự mình đánh mù mình vì những gì ngụy tạo. Người ta ngụy tạo lịch sử, biến lịch sử của dân tộc mình thành của dân tộc họ, mục đích là để lâu ngày chày tháng ta dần quên đi quá khứ của mình, như người bị bệnh alzheimer lịch sử, không còn quá khứ để nâng đỡ lúc bấy giờ sẽ hụt hẩng mất niềm tin, dân khí tiêu trầm, mất hết khả năng cạnh tranh. Chiến lược đó dần dần qua thời gian hằng trăm năm, hằng nghìn năm  đã có hiệu quả đúng như ý đồ của họ. Ta không còn cảm giác với quá khứ của dân tộc, thậm chí có người còn không nhớ, không chịu nhớ, rồi thì không muốn nhớ, quá khứ của dân tộc hoàn toàn bị lãng quên trở thành xa lạ.

 

Nếu biết rõ Phạm Lãi là người Việt đã từng được tôn vinh là Thánh Thương, thì nhiều doanh nhân Việt Nam sẽ nhận ra được tiềm năng kinh tế của mình vứt bỏ mặc cảm tự ty, mạnh dạn dấn bước trên con đường phát triển thương nghiệp, cũng như những nhà Kiến Trúc nếu biết rằng Nguyễn An, người Việt tổng công trình sư Tử Cấm Thành, Bắc Kinh, Trung Quốc đã được Dương Sĩ Kỳ tác giả “Kinh Thành Ký thắng” xưng tụng là “bậc kỳ tài” thì sẽ đánh thức  khả năng tiềm ẩn của mình trong lãnh vực xây dựng. Tự hào làm thầy thì khả năng sáng tạo sẽ phát huy rực rỡ còn cứ cam tâm làm họ trò thì không thể nào thay đổi thân phận.

                                                                                      Nguyễn Thiếu Dũng

                                                         

 

Chú thích:

1) Xem thêm, Phan Ngọc – Sử Ký Tư Mã Thiên- nxb Văn Học,1988, tr.262

2) Bản dịch, Phan Ngọc – Sử Ký Tư Mã Thiên- nxb Văn Học,1988, tr.359

3)Nguyễn Văn Tuấn -Tìm về nguồn gốc dân tộc Việt Nam qua di truyền học

http://www.anviettoancau.net/anviettc/index.php?option=com_content&task=view&id=302&Itemid=99999999

 

4)Chữ Việt cổ ở nam Dương Tử-

http://diendan.lyhocdongphuong.org.vn/bai-viet/23954-chu-viet-co-o-nam-duong-tu/

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/10/2010(Xem: 9391)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 3760)
QUYẾT ĐỊNH chuẩn y của Hội Đồng Giáo Phẩm về thành phần nhân sự Hội Đồng Điều Hành nhiệm kỳ II
19/10/2010(Xem: 4680)
Suốt bốn mươi năm qua, khi đề cập đến sinh hoạt của Phật Giáo Việt nam, chúng ta không thể không nói đến GHPGVNTN. Bởi vì trong bốn thập niên đó, GHPGVNTN đã đóng góp xứng đáng công sức của mình cho sự nghiệp hoằng dương Chánh Pháp và phát triển đất nước. Chính vì vậy mà GHPGVNTN đã nghiễm nhiên trở thành là một thực thể xã hội trong cộng đồng dân tộc Việt nam. Do đó, trải qua gần ba thập kỷ, mặc dù đảng cộng sản Việt nam đã sử dụng biết bao phương chước để tàn hại Giáo Hội, vẫn không làm sao có thể tiêu diệt được. GHPGVNTN vẫn tồn tại với bi nguyện và hùng lực của truyền thống lịch sử Phật giáo Việt nam. Để có cái nhìn quán triệt hơn về GHPGVNTN chúng ta cần lược qua bối cảnh lịch sử hình thành và những cuộc vận động của Giáo Hội từ bốn thập kỷ nay.
11/10/2010(Xem: 7094)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
09/10/2010(Xem: 6953)
Tinh thần khoan dung của Phật giáo đã có tác dụng làm mềm hoá lịch sử, đồng thời cho thấy những “đúng - sai”, “công - tội” nơi mỗi con người không phải là điều bất biến.
04/10/2010(Xem: 5700)
Lời Sám Nguyện: ST.NS: Chúc Linh: Lời: Tâm Nguyệt: Pháp Danh: SDNTN:Nhuận Hải: CS: Lâm Minh Chi. http://www.quangnghiemtu.com
03/10/2010(Xem: 10322)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
30/09/2010(Xem: 4107)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
26/09/2010(Xem: 7838)
Phật Quốc Ký Sự
16/05/2010(Xem: 5159)
Trải qua chiều dài lịch sử, Phật Giáo Việt Nam hòa hợp với cuộc sống dân tộc để trở thành Việt Phật đầy tính dân tộc, thể hiện trong các lãnh vực tôn giáo, chính trị và văn hóa. Bài này, trích trong một cuốn sách sẽ xuất bản trong tương lai, chỉ đủ thời lượng để trình bày một khía cạnh, “Tính dân tộc của Việt Phật trong lãnh vực chính trị”, xét theo nhãn quan của khoa chính trị-xã hội học mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]