SỰ HÌNH THÀNH CÁC TỔ CHỨC PHẬT GIÁO
TRONG PHONG TRÀO CHẤN HƯNG
PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRƯỚC NĂM 1945
DƯƠNG THANH MỪNG [1]
Trong những năm trở lại đây, công tác nghiên cứu về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
Trên cơ sở tiếp cận nguồn tư liệu từ các học giả đi trước, bài viết tiếp tục đi sâu vào phân tích và trình bày quá trình trình hình thành các hội đoàn Phật giáo ở Việt
1. Một số nét khái quát về quá trình vận động chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
Bước sang những năm đầu thế kỉ XX, Phật giáo Việt Nam bộc lộ nhu yếu canh tân, đổi mới. Do đó, nhiều trí thức, những người mến mộ đạo Phật đã cùng các tăng ni, Phật tử đứng ra vận động chấn hưng trên khắp cả nước.
Ý tưởng về việc chấn hưng Phật giáo xuất hiện đầu tiên vào 1923, nhân ngày giỗ tổ tại chùa Long Hoà (Trà Vinh), Hoà thượng Khánh Hoà đã vận động tất cả các vị tôn túc khắp miền Tiền Giang và Hậu giang về dự lễ, đồng thời họp bàn về vấn đề chấn hưng Phật giáo. Kết quả là chư vị Hoà thượng có mặt trong buổi lễ như Huệ Quang, Chí Thiền, Trí Thiền, Từ Phong, Chánh Quả, An Lạc, Huệ Định, Diệu Pháp,.. đã dự định cùng nhau thành lập nên tổ chức Lục Hòa Liên Hiệp để từ đó tiến tới thành lập một hội Phật giáo toàn quốc. Tuy vậy, Hoà thượng Khánh Hòa “vẫn không thành lập được hội này dù ông đã đi mòn gót từ tổ đình này tới tổ đình khác”[1]. Năm 1926, cư sĩ Huỳnh Thái Cửu đã mời một số vị Hoà thượng đến nhà mình tại Trà Vinh dự lễ Trai tăng, Báo hiếu sau mùa an cư. Qua bài tác bạch, ông đã khái quát hiện tượng chư tăng suy đồi đạo đức và đề nghị thành lập hội Phật giáo để khởi xướng phong trào nghiên cứu giáo lí, chấn chỉnh tăng già. Cũng trong thời gian này, Hòa thượng Khánh Hoà đã tích cực kêu gọi Phật tử đứng lên chấn hưng thông qua chương trình gồm 4 điểm: “Lập hội Phật giáo; Thỉnh ba tạng kinh điển dịch ra chữ Quốc ngữ; Lập trường Phật học để đào tạo tăng tài và xuất bản tạp chí phổ biến giáo lí; Kêu gọi tăng đồ thức tỉnh, chấn hưng quy củ thiền môn”[2].
Ngày 05/01/1927, nhà báo Nguyễn Mục Tiên trong một bài viết “Nên chấn hưng Phật giáo ở nước nhà” đăng trên Đông Pháp thời báo số 529 đã đề nghị các nhà trí thức trong nước, nhất là những gia đình có nhiều thế hệ sùng bái đạo Phật mở cuộc điều tra về tình hình tôn giáo ở Việt Nam và góp sức vãn hồi lí tưởng[3]. Cùng chung hoài bão chấn hưng Phật giáo, Hoà thượng Thiện Chiếu trong bài viết “Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo ở nước nhà” đăng trên Đông Pháp thời báo, số 532 ngày 14/1/1927 đã chỉ ra những nguyên nhân cơ bản làm cho Phật giáo Việt Nam suy vi là: “Tăng giới không chịu chuyên tâm về đường học vấn... Phật lí không rõ rệt, nên những kẻ tại gia tín ngưỡng phần nhiều là mê tín, chỉ biết đốt hương cầu khấn Phật”[4]. Nhằm cụ thể hoá lời kêu gọi của Nguyễn Mục Tiên, Hoà thượng Thiện Chiếu đã đề xuất công việc chấn hưng Phật giáo bắt đầu từ việc thành lập Phật học báo quán để truyền bá giáo lí nhà Phật, xây dựng Phật học đường nhằm đào tạo tăng tài phục vụ cho hoạt động hoằng dương Phật pháp và Việt hoá kinh điển Phật giáo phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tu tập.
Ở miền Bắc, Hoà thượng Tâm Lai trụ trì chùa Tiên Lữ (Thái Nguyên) cũng đứng ra kêu gọi chấn hưng Đạo pháp. Chương trình chấn hưng được Hoà thượng xây dựng ban đầu tập trung vào ba điểm chính là “lập đàn giảng trong các chùa, mở Trường Sơ học Yếu lược và Trường Sơ đẳng Tiểu học bên cạnh các chùa, lập nhà nuôi kẻ khó và nhà bảo cô bên cạnh các chùa”[5]. Tuy nhiên, sau khi tiếp cận được các ý tưởng chấn hưng Phật giáo ở trong Nam mà nhất là bài viết của Hoà thượng Thiện Chiếu (Cái vấn đề chấn hưng Phật giáo nước nhà), sư Tâm Lai đã cụ thể hoá chương trình chấn hưng ở trên thành năm điểm và bổ sung thêm hai điểm mới là lập thư viện và lập nhà thuốc trong các chùa[6]. Cũng vào thời điểm này, Hoà thượng Trí Hải đã vận động các tăng sĩ trẻ tuổi thành lập tổ chức Lục hoà Tịnh lữ nhằm tu tập theo 6 phép hoà thuận của đức Phật (Thân hòa đồng trụ, khẩu hoà vô tránh, ý hoà đồng duyệt, giới hoà đồng tu, kiến hoà đồng giải).
Năm 1928, Hòa thượng Khánh Hòa, Huệ Quang, Liên Trì, Thiện Niệm đến chùa Linh Sơn cùng sư Thiện Chiếu và một số Phật tử trẻ tuổi khác thành lập một tổ chức có tên gọi là Chấn hưng Phật giáo với mục đích là lập Phật học đường nhằm giáo dục tăng đồ và Phật học thư xã tàng trữ kinh sách phục vụ cho hoạt động nghiên cứu. Do không xin được giấy phép của chính quyền thuộc địa nên tổ chức này chưa thể đi vào hoạt động. Năm 1929, các vị Hòa thượng nói trên cùng Hòa thượng Trí Thiền chùa Tam Bảo (Rạch Giá) thành lập Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học nhưng vẫn chưa xin được giấy phép hoạt động. Thời gian này Hòa thượng Khánh Hòa có xuất bản tập san Phật học bằng Quốc ngữ lấy tên là Pháp Âm, số đầu ra ngày 13/08/1929. Do sự cấm đoán của thực dân Pháp nên tờ báo này bị đình bản ngay số đầu tiên. Tiếp đến, Hòa thượng Thiện Chiếu đã đứng ra vận động xuất bản tập san khác lấy tên là Phật hóa Tân thanh niên, tòa soạn đặt tại chùa Chúc Thọ, xóm Thuốc, Gò Vấp. Nội dung tập san này hướng đến tầng lớp cư sĩ trí thức và tăng sĩ trẻ. Theo Hòa thượng Thiện Chiếu, tăng ni trong thời điểm hiện tại cần phải được trang bị một cách đầy đủ cả về trình độ Phật học cũng như những trải nghiệm từ thực tế xã hội (thế học). Có đủ những kiến thức cơ bản như vậy mới đảm bảo được sứ mệnh hoằng pháp, mới hướng dẫn và lãnh đạo được quần chúng Phật tử đứng lên chấn hưng Đạo pháp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau mà nhất là chưa nhận được sự chấp thuận của chính quyền đương thời nên công tác vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam chưa mang lại được những kết quả như mong đợi.
Đến cuối năm 1929, khi mà quá trình vận động hợp nhất Phật giáo thông qua các chương trình chấn hưng đạo Pháp dường như chửng lại thì nó lại mở ra một hướng đi mới cho Phật giáo Việt Nam lúc này. Đó là từ sau những năm 1930, các hội đoàn Phật giáo với quy mô khác nhau được hình thành trên khắp cả nước, chính thức mở đầu cho quá trình chấn hưng Phật giáo Việt Nam.
2. Sự hình thành các tổ chức giáo hội trong phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trước năm 1945
Từ năm 1930, trước những biến chuyển của tình hình trong nước cũng như sự thay đổi trong chính sách của thực dân Pháp về tôn giáo đã tạo điều kiện cho phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
Cũng trong thời gian này, mà cụ thể là ngày 18/3/1932, Thống đốc Nam Kì đã phê chuẩn nghị định cho phép thành lập Hội Phật giáo Liên hữu tại chùa Bình An - Long Xuyên (Association muluelle des Bouddistes de la pronince de Long Xuyen).
Năm 1933, do không tán thành với chủ trương của Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học nên Hòa thượng Khánh Hòa đã cùng với các chư vị Huệ Quang, Khánh An, Pháp Hải, Viên Giác,... đứng ra thành lập Liên đoàn Học xã tại chùa Viên Giác (Bến Tre). Mục đích chính là đào tạo tăng tài theo hình thức cứ mỗi chùa sẽ hỗ trợ chi phí trong vòng 3 tháng liên tiếp cho các buổi thuyết pháp và dạy học. Chương trình được bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 6 tại chùa Long Hòa (Vĩnh Long), tiếp theo là chùa Thiên Phước (Trà Vinh) và cuối cùng là chùa Viên Giác (Bến Tre) thì tan rã bởi khó khăn về tài chính và sự cản trở của một số cá nhân đương thời. Theo các nhà sáng lập Liên đoàn Học xã, nguyên nhân chính là do ông Trần Nguyên Chấn - Phó Hội trưởng Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học không tán thành cách thức hoạt động của hội nên đã có đơn gửi chính quyền đương thời. Mặc dù thực dân Pháp vẫn cho phép tiếp tục hoạt động nhưng các chùa đã tham gia kí tên tán thành trước đây đều từ chối vì cho rằng: “Tốn của lo Phật sự mà bị ông Chấn đầu cáo này nọ,... thành thử nữa chừng phải giải tán”[11].
Ngày 11/6/1934, Thống đốc Nam Kì tiếp tục phê chuẩn bản Nghị định số 2335 cho phép thành lập Hội Phật giáo Tương Tế và thông qua bản quy tắc, điều lệ[12]. Tuy nhiên, do khó khăn về mặt tài chính nên mãi đến năm 1936, Hội mới chính thức đi vào hoạt động bằng việc thành lập Phật học đường và xuất bản tạp chí. Trụ sở của Hội đặt tại chùa Thiên Phước - Sóc Trăng, Hòa thượng Lê Phước Chí làm Hội trưởng, Hòa thượng Thích Từ Phong được suy tôn làm Tòng lâm Pháp chủ, Hòa thượng Nguyễn Chánh Tâm làm Chứng minh đạo sư. Hội trưởng Danh dự là M.J Parisot - Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng, phó Hội trưởng Danh dự là Phan Văn Chương - Chủ quận Kế Sách. Mục đích của Hội là: “Nguyện đem hết cái năng lực mà tuyên truyền chủ nghĩa của Phật giáo, cho xứng với thời cơ, được hiệp với chân lí, cho chư quý vị thiện tín rõ được cái lí thuyết trong Tam tạng giáo hải của Phật tổ di truyền hầu một ngày kia đặng chứng được chỗ nhứt chơn pháp giới”[13]. Đầu năm 1936, Hội được Toàn quyền Đông Dương cho phép xuất bản tạp chí Bồ Đề, tòa soạn đặt tại chùa Thiên Phước. Chủ nhiệm tòa soạn là Lê Phước Chí, Quản lí là Trần Phong Ngàn. Mục đích ra đời của tạp chí là “cốt để phổ thông chánh giáo và bảo tồn trường Phật học”[14].
Tiếp đến, ngày 13/8/1934, Hội Lưỡng Xuyên Phật học (Association Bouddhique Luong - Xuyen - Phat - hoc) được được Thống đốc Nam Kì là Pagès[15] phê chuẩn thành lập theo Nghị định số 2286, tại chùa Long Phước, Trà Vinh. Mục đích của Hội là: “Một mặt lo đào tạo nhân tài để trùng hưng Phật pháp, về phương diện hoằng pháp lợi sanh một mặt đồng tu tập cho tinh tấn đoàn thể tăng già và nghiên cứu nghĩa lí màu nhiệm trong kinh tạng, phô diễn ra chữ Quốc âm để làm món tâm dược mà cống hiến cho nhân sinh”[16]. Về cơ cấu tổ chức: Ban quản lí gồm 1 Hội trưởng là Lê Văn Xuyến (pháp danh An Lạc), 1 Hội phó là Phạm Văn Liêu, 1 thủ quỹ là Thái Phước cùng 1 phó thủ quỹ, 1 thư kí là Phạm Văn Luông cùng 1 phó thư kí, một Pháp sư học đường là Võ Khánh An, 1 Đốc học sư là Lê Khánh Hòa, một hay nhiều giáo thọ (tiêu biểu Nguyễn Văn An), 2 kiểm soát là Nguyễn Văn Khỏe, Sơn Sau[17]. Ban chỉ huy gồm 1 Chánh tổng lí là Nguyễn Huệ Quang, 1 phó Tổng lí Lê Diệu Pháp và 1 cố vấn trông nom, xem xét công việc hành chính của hội là Lê Tâm Quang. Ban danh dự gồm Hội trưởng là ông Robert Dufour - Chủ tịch hạt Trà Vinh; 1 Hội phó Danh dự, và các hạng hội viên như: sáng lập, trường trợ, thi ân, tán trợ. Hòa thượng Từ Phong chùa Giác Hải (Chợ Lớn) được mời làm Chứng minh Đạo sư. Năm 1936, Hội được thành lập thêm một ban mới là Ban Giáo dục do Hòa thượng Từ Phong làm Đại đạo sư và Lê Khánh Hòa làm Đại pháp sư. Điều lệ của Hội được xây dựng dựa trên 17 điều khoản quy định về tên gọi, vai trò, vị trí của Hội; xác định tài sản, cách thức nhập Hội, xin rời khỏi Hội hoặc bị trục xuất; cách thức và thời gian đại hội (tháng giêng và tháng bảy), cách giải tán Hội. Bản quy tắc được xây dưng thành 5 chương với 19 điều khoản. Nội dung chủ yếu là xác định các công việc chung của Hội như: vị trí chùa hội quán, tôn chỉ của Hội (điều 1-2), cách nhập Hội là từ 21 tuổi trở lên và phải được 2 hội viên trong Hội giới thiệu (điều 3), bổn phận và trách nhiệm của các bên tham gia (điều 6)...[18]. Đến ngày 5/7/1935, Toàn quyền Đông Dương là René Robin kí Nghị định số N604-S cho phép Hội Lưỡng Xuyên xuất bản tạp chí Duy tâm Phật học mỗi tháng ra 4 kì, số đầu tiên được ấn hành vào ngày 1/10/1935[19] và đình bản vào ngày 6/7/1943 ở số kép 53-54. Mục đích ra đời của tạp chí là nhằm “đem giáo lí cao thượng của Phật đà mà bày tỏ cho những người học Phật biết được cái mục đích học Phật của mình. Duy Tâm ra đời để cứu rỗi cái đời đảo điên thống khổ, cái tri thứ lu lờ, sửa đổi hết thảy những phong tục xấu xa, kiểu chánh các điều thành kiến dở dang của xã hội, mưu sao cho nhân loại yên vui, cõi đời bình tĩnh, từ chốn quê mùa đến nơi khai hóa được biết đến giáo lí huyền diệu cao siêu của Phật pháp”[20].
Ngày 19/10/1934, Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông, Liên hữu được chính quyền thuộc địa cho phép thành lập tại Bà Rịa. Hòa thượng Huệ Đăng chùa Thiên Thai được bầu làm Chứng minh Đạo sư, Đốc phủ Gò Công là Nguyễn Văn Hải giữ chức Hội trưởng Danh dự. Ban Trị sự của Hội gồm 11 người bao gồm các chức vụ: Phạm Hữu Đức giữ chức Hội trưởng, Hội phó là Thái Văn Chánh và Bùi Sơn Tây, thủ quỹ Đỗ Phước Tâm, từ hàn Đặng Tấn Chức, cố vấn Trương Văn Tí, Trần Văn Liêng, Phùng Văn Phương. Mục đích của Hội là: “Làm cho các hội viên học kinh, luật, luận đạo Phật bởi nhờ lập kho sách học Phật, lập trường dạy học và diễn thuyết có kì thời. Cứu giúp những người cùng khổ tùy theo sức của hội. Tế trợ những người trong hội trong các cuộc hoan hôn tang tế”[21]. Ngoài ra hội còn đưa ra quy định như không được bàn định chuyện quốc sự, về các tôn giáo khác hoặc những việc không đúng với mục đích của hội. Hội viên của Hội bao gồm: hội viên danh dự, ân nghĩa, sáng tạo và thường trợ. Ngày 30/12/1935, tạp chí Bát Nhã Âm được Toàn quyền Đông Dương cấp giấy phép xuất bản và số đầu tiên phát hành vào ngày 15/3/1936. Sau khi ấn hành được 3 số thì tạp chí bị chững lại (5/1936) và từ 1937 đến 1943, mỗi năm Hội có xuất bản thêm một vài số và sau đó thì đình bản hoàn toàn. Tòa soạn đặt tại chùa Thiên Bửu, Chủ nhiệm là Hòa thượng Minh Chánh (Đỗ Phước Tâm).
Ngày 9/11/1932, Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học được Đốc lí Khâm sứ Legros cho phép thành lập chi hội tại Nam Vang theo Nghị định số 307, Hòa thượng Nguyễn Phát Phước làm Chi Hội trưởng và trụ sở đóng tại chùa Kim Chương[22]. Sự ra đời của chi nhánh này là tiền đề để năm 1934, Hội Phật học Cao Miên được thành lập tại chùa Thanh Quang - Pnompenh, do ông Trần Văn Phép làm Hội trưởng, Khâm sứ Silvestre và Richard làm Hội trưởng Danh dự. Mục đích của Hội là “Học hỏi cho biết rồi do sự hiểu biết theo sức lại nhờ các bậc Đại đức giúp đỡ mà diễn dịch lần hồi hằng ước ao cho ánh sáng của Phật pháp chói rọi khắp thế gian”[23]. Ngày 23/9/1937, Toàn quyền Đông Dương đã kí nghị định cho phép xuất bản tạp chí Ánh sáng Phật pháp, tòa soạn đặt tại Sùng Phước Tự, quản lí là Đinh Văn Khương, số đầu tiên ra mắt vào ngày 1/1/1938. Tôn chỉ của Ánh sáng Phật pháp là nhằm để chỉ hướng theo gương từ bi, hỉ xã của đức Phật, độ người bất phân tôn ti thượng hạ, không chia giai cấp xã hội, không bênh mình bỏ người, cũng chẳng nói bổn ban hay ngoại quốc, chỉ biết chúng sanh là quyến thuộc để mong cầu độ tận là được thỏa mãn. Mục đích là “đem cái giáo lí của đấng Chí tôn mà phơi bày cho các nhà học Phật, xướng minh cái chánh pháp để cải chánh những chỗ sai lầm, chỉ mong nhân loại quần sanh mau khỏi khổ,... từ chốn thôn quê đến miền thị tứ cho được thấu lí vô thường pháp mầu của Phật”[24].
Cũng trong năm 1934, Hội Tĩnh độ Cư sĩ thành lập tại chùa Hưng Long (Sài Gòn). Đúng như tên gọi của nó, tổ chức này do thành phần cư sĩ giữ vai trò làm nòng cốt và suy tôn Hòa thượng là Minh Trí làm Tông sư. Hội Tĩnh độ Cư sĩ chủ trương Phật giáo nhập thế, phước huệ song tu, sử dụng y thuật làm phương tiện cứu nhân độ thế, do đó, mọi tín đồ đều cần phải biết về đông y và cách sử dụng thuốc nam. Tháng 1/1937, tờ Pháp Âm Phật học đã xin được giấy phép ấn hành. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính và thiếu độc giả ủng hộ nên đã bị đình bản vào tháng 9/1938, phát hành được 16 số. Trong những số đầu tiên, Pháp Âm Phật học đã nêu cao tinh thần chấn hưng Phật giáo và lên án chiến tranh đã gieo rắc đau thương cho con người. Tuy nhiên, do đồng tình quan điểm với tạp chí Tiến Hóa là “phải huỷ bỏ hình thức đầu tròn áo vuông của tăng sĩ, thiết lập tân tăng như Nhật Bản, tham gia vào cách mạng xã hội”[25] nên đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của đông đảo tăng ni, Phật tử đương thời. Và đây cũng chính là một trong những nguyên do khiến hội Tĩnh độ Cư sĩ tan rã.
Ngày 19/7/1935, Hội Thiên thai Thiền giáo tông được Thống đốc Nam Kì phê chuẩn Nghị định số 2466 cho phép thành lập[26]. Hòa thượng Huệ Đặng chùa Thiên Thai được bầu làm Đại Chứng minh, Hòa thượng Pháp Hỉ chùa Bửu Sơn, Minh Chiếu chùa Long Quang và Pháp Trí chùa Phước Lập được bầu làm Chứng minh. Chiếu theo điều lệ thứ 10 của Hội, Ban trị sự gồm: Phạm Hữu Đức - Giám đốc học hồi hưu giữ chức Hội trưởng; Thái Văn Chánh - Ngũ đẳng Bắc đầu bội tinh làm phó Hội trưởng thứ nhất và Bùi Sơn Tây giữ chức phó Hội trưởng thứ hai; Thư kí là Phan Văn Sô - Chánh quản hồi hưu và phó thư kí Lê Văn Huề; Cố vấn Nguyễn Văn Dũng, Trần Văn Tí, Trần Văn Liên, Nguyễn Văn Ngưu. Năm 1935, Hội được phép xuất bản tạp chí Niết Bàn. Mục đích của Hội là: “Lập thích học đường; Tạo pháp bửu tạng; Vân tập các thích tử tu họ; Rước thầy giảng kinh Phật và dạy sách Nho; Mỗi kì thuyết pháp và ban bố cho hội viên; Cất nhà cô độc nuôi những kẻ côi quạnh bệnh già”[27].
Theo công văn số 61-C của Thống đốc Nam Kì thì đến ngày 16/7/1935 tại miền Nam có các tổ chức giáo hội được công nhận tính chất pháp lí là: Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học đăng kí tại Chùa Linh Sơn, Sài Gòn; Tĩnh độ Cư sĩ Phật hội tại chùa Hưng Long, Chợ Lớn; Lưỡng Xuyên Phật học Hội tại chùa Long Phước, Trà Vinh; Long Xuyên Phật giáo Lương Hữu hội tại chùa Bình An Tự, Long Xuyên; Hội Phật học Tương Tế tại chùa Thiên Phước, Sóc Trăng; Thiên Thai Thiền giáo Tông Liên Hữu hội tại chùa Phước An, Bà Rịa...[28].
Thành lập muộn nhất tại miền
Tại miền Trung, Hội An Nam Phật học (Société d’Etude et d’Exercice de la Religion Bouddhique) được Khâm sứ Trung Kì là Yves Charles Chàtel kí Nghị định số 2691 ngày 17/09/1932 cho phép thành lập kèm theo bản điều lệ gồm 34 điều và 11 điều quy tắc[31] (sau này là Hội Việt Nam Phật giáo và bản điều lệ của hội được Chính phủ Việt Nam thông qua vào ngày 23/6/1946). Mục đích ban đầu của hội là: “Mỗi tháng đến ngày mồng một và rằm thiết lễ, lễ Phật và thỉnh thầy giảng đạo để cho các hội viên đồng học, đồng tu; Cốt để giúp thiện nam và tín nữ được hiểu rõ chánh giáo của Phật”[32]. Hội viên của Hội bao gồm: hội viên sáng lập, ân nghĩa, tán trợ, vĩnh viễn và thường trợ. Ban Chứng minh của Hội gồm Hòa thượng Phước Huệ - Tăng cang chùa Thập Tháp (Bình Định) và chư vị Hòa thượng ở Huế như: Huệ Giác chùa Thiên Mụ, Giác Tiên chùa Diệu Đế, Giác Nhiên chùa Thúy Ba (có người gọi là Túy Ba), Tịnh Hạnh chùa Tường Vân. Ban Trị sự của hội gồm: Lê Đình Thám làm Hội trưởng, Lê Quang Thiết - Phó Hội trưởng, Thư kí - Hoàng Xuân Ba, Thủ quỹ - Trương Xướng, Kiểm soát - Lê Thanh Cảnh, Lê Quang Túc, Tôn Thất Tùng... Hội viên Danh dự là Hoàng đế Bảo Đại cùng Tam tôn cung và Khâm sứ Trung Kì. Đến ngày 30/05/1933, Nguyệt san Viên Âm được Toàn quyền Pháp cho phép xuất bản theo Nghị định Số 2009/P3 với điều kiện: “Nội dung Viên Âm chỉ giảng giải các giáo lí của Phật giáo ra chữ Quốc ngữ”[33]. Tòa soạn đặt tại số 13, đường Champeau (nay là đường Hà Nội), thành phố Huế. Số đầu tiên ra mắt vào ngày 1/12/1933 và bị chửng lại ở số 78 vào tháng 8/1945. Đến đầu năm 1947, Viên Âm (tục bản) tiếp tục được ấn hành và tồn tại đến năm 1954 thì đình bản hoàn toàn, xuất bản được 129 số. Về tôn chỉ, Nguyệt san Viên Âm số ra đầu tiên ngày 01/12/1933, mục Như thị pháp đã nêu lên như sau: “Phật học Nguyệt san ở Huế xuất bản, nêu hai chữ Viên Âm làm tôn chỉ, còn ba tạng kinh điển làm tài liệu cho ngôn luận nội dung; nhất thiết bình luận, giảng giải thi văn trong Nguyệt san đều theo ý nghĩa chơn chánh hai chữ Viên Âm mà tuyên dương Phật pháp cho thích hợp với đời, bổ ích cho đời, thề không đem lời hung ác, nói việc hoang đàng, di hại về sau, mang lấy điều tội lỗi”[34]. Ban biên tập gồm hai chứng minh đạo sư là Thiền sư Giác Tiên trụ trì chùa Diệu Đế và Thiền sư Giác Nhiên trụ trì chùa Thúy Ba (Huế). Về phía cư sĩ có sự tham gia của Hội trưởng Hội An Nam Phật học là Tâm Minh Lê Đình Thám. Ngoài ra còn có hai họa sĩ vẽ hình Phật và phong cảnh đầu đề mục cho tạp chí, đó là họa sĩ Phi Hùng và Nguyễn Khoa Toàn.
Hội Phật học Đà Thành (Đà Nẵng) được phép thành lập theo Nghị định số 1057 ngày 14/5/1935 của Khâm sứ Trung Kì - Maurice Fernand Graffeuil. Hội quán đóng tại chùa Phổ Thiên, đường Đỗ Hữu Vị. Mục đích ra đời của Hội là nhằm: “Mở trường Phật học đào tạo nhân tài, ra báo chí lưu thông Phật giáo, không để tăng giới suy sụp, quyết định phò khởi Bắc - Nam lên đoàn để bảo tồn Tăng bảo... Chỉnh đốn quy củ trong các sơn môn, bảo cho những người thô bị phải trừ bỏ các phép tinh tệ đã tập nhiễm bấy lâu nay, kẻ tuổi lớn thì lo giữ tu hành, tuổi trẻ thời cố gắng học hỏi, chung nhau một lòng, một sức xuất gia”[35]. Về cơ cấu tổ chức: Hội Đà Thành Phật học được chia thành 2 ban chính. Ban chứng minh gồm các Hòa thượng: Huệ Giác trụ trì chùa Quảng Tế, Tâm Khoan trụ trì chùa Báo Quốc, Huệ Minh trụ trì chùa Từ Hiếu, Huệ Đường trụ trì chùa Hải Đức và Pháp sư Giác Viên (Huế); Đại sư Minh Lung, Trần Văn Hoán (Nghệ An); Đại sư Mặc Túc, Viên Hải (Thanh Hóa); Hòa thượng Chí Bảo, Viên Minh, Chí Thạnh, Chánh Nhơn, Chí Mẫn, Cao Minh, (Bình Định); Hòa thượng Pháp Ngữ (Phú Yên); Hòa thượng Thiện Quang, Phước Huệ (Khánh Hòa); Hòa thượng Huệ Đạo (Ninh Thuận); Hòa thượng Hoằng Thạc, Diệu Quang (Quảng Ngãi). Ban hộ niệm của Hội đã mời các vị hòa thượng khắp miền Trung tham dự. Cụ thể như: Thanh Hóa có Hòa thượng Thanh Tuyền, Thanh Vinh; Nghệ An có Trần Thanh Duyện, Phạm Thanh Tư; Hà Tĩnh có Thanh Liên; Quảng Bình có chư vị Tứ Thông, Tứ Ý, Tứ Trí, Nhật Chấn; Quảng Trị có Giác Thổ, Từ Nhơn; Huế có Phổ Tịnh, Đắc Quang, Hưng Nghĩa, Giác Hải, Hưng Chánh, Quảng Tu...; Quảng Ngãi có Trí Hưng, Diệu Nguyên, Huệ Hải; Bình Định có Hoằng Thông, Huệ Chiếu; Phú Yên có Nguyên Quế, Từ Pháp; Khánh Hòa có Tín Thành, Chơn Nguyên, Quảng Đức, Bảo Liên, Phổ Hiện...; Ninh Thuận có Bảo Hiền, Trí Thắng; Bình Thuận có Phước Quang, Phước Nhân...[36]. Ban sáng lập của hội gồm: Sa môn Lê Tích, trụ trì chùa Linh Ứng; Dương Văn Minh, trụ trì chùa Phổ Thiên; Phạm Như Hữu, trụ trì chùa Vu Lang. Ngày 15/1/1937, Tạp chí Tam Bảo được Khâm sứ Trung Kì cho phép ấn hành số đầu tiên, tòa soạn đặt tại số 59, đường Marc Pourpe (nay là đường Phan Châu Trinh). Chủ bút là Hòa thượng Trí Hải (chùa Bích Liên - Bình Định), Chủ nhiệm tòa soạn là Trần Văn Uyển và Quản lí tòa soạn là Trần Tư. Nội dung chính của tạp chí tập trung vào các mục sau: Khảo cứu các vấn đề về Phật giáo (về quá trình vận động chấn hưng, về lịch sử Phật giáo), Vấn đáp, Kinh diễn âm và Kinh diễn nghĩa, Truyện cao tăng nước ta, Nhàn đàm và Văn uyển. Đến năm 1938, tạp chí đình bản ở số thứ 8 vì thiếu tài chính và khan hiếm bài vở.
Tại miền Bắc, ngày 6/11/1934, Thống sứ Bắc Kì - Auguste Tholance đã kí Nghị định số 4283 cho phép thành lập Hội Phật giáo Bắc Kì, hội quán đặt tại chùa Quán Sứ, Hà Nội. Hội trưởng Danh dự là Robin - Toàn quyền Đông Pháp, Thống sứ A. Tholance và Tổng đốc Hà Đông là Hoàng Trọng Phu. Hội trưởng là cụ Nguyễn Năng Quốc, Hội phó là Nguyễn Văn Ngọc - Đốc học Hà Đông và Nguyễn Quốc Thành - Tham tá Thương chánh, thủ quỹ Phạm Mạnh Xứng, thư kí Trần Văn Phúc, giám sát Trần Văn Giác. Hội đã suy tôn Hòa thượng Thanh Hanh - tổ sư chùa Vĩnh Nghiêm lên làm Thuyền gia Pháp chủ. Hội viên của Hội bao gồm: hội viên danh dự, tán trợ, vĩnh viễn, chủ trì, thiện tín. Mục đích chính mà Hội Phật giáo Bắc Kì nêu ra là: “Cốt khuyên rủ nhau, đốc trách nhau hiểu đạo Phật cho rành, làm đạo Phật cho đúng để tự độ mà độ người”[37]. Ngày 10/12/1934, tuần báo Đuốc Tuệ cũng được chính quyền Pháp cho phép xuất bản. Chủ nhiệm tòa soạn: Nguyễn Năng Quốc, chủ bút: Phan Trung Thứ, phó chủ bút: Dương Văn Hiền. Ban biên tập gồm: Trần Trọng Kim - Trưởng ban biên tập, cư sĩ Nguyễn Trọng Thuật làm thư kí tòa soạn cùng sự cộng tác của các cư sĩ: Dương Bá Trạc, Bùi Kỉ, Trần Văn Giáp, Nguyễn Can Mộng,... và chư vị: Thái Hòa, Tố Liên, Trí Hải... Trụ sở báo đặt tại chùa Quán Sứ, số 73, phố Richaud (sau 09/03/1945 đổi tên là phố Quán Sứ), Hà Nội và đến ngày 15/8/1945, Đuốc Tuệ bị đình bản ở số báo cuối cùng là số ghép 257-258.
Ngày 31/1/1935, Hội Phật giáo Bắc Kì Cổ sơn môn được Toàn quyền Robin cho phép thành lập theo Nghị định số 649. Mục đích của Hội là “bảo tồn cổ Phật giáo nước Nam này, theo đuổi một công việc làm cho hết thảy tín đồ Phật giáo ở Bắc Kì sẽ được như các bạn đồng bào đạo hữu ở trong Nam. Làm cho tăng già Tùng lâm trở nên giá trị”[38]. Hội đồng danh dự sáng lập gồm: Toàn quyền Robin, Thống sứ Tholance, Khâm sứ Trung Kì - M. Graffeuil, Đốc lí Hà Nội - Virgitti, Tổng lí đại thần - Phạm Quỳnh, Đốc học Trường Viễn Đông bác cổ - Georges Coedès. Hội đồng danh dự cố vấn gồm: Tri huyện Nguyễn Mạnh Hưởng, Tham tá Đỗ Đình Đắc, Đại thương Trần Đình Phụng... Ngày 15/6/1935, tạp chí Tiếng Chuông Sớm - cơ quan ngôn luận của hội chính thức cho ra mắt số đầu tiên. Chủ nhiệm tòa soạn là Tăng cang Đỗ Văn Hỉ, Chủ bút là Bùi Xuân Dục, phó chủ bút Nguyễn Quang Độ, trị sự và biên tập Nguyễn Văn Yên, Nguyễn Duy Tiến. Mục đích của Tiếng Chuông sớm là “dùng để làm cơ quan tuyên truyền chấn hưng đạo Phật, cổ động sự lập tòa dịch kinh ra chữ Quốc ngữ, dựng Phật học đường, dựng nhà hộ sinh, nhà dục anh, nhà nuôi dưỡng người tàn tật, liên lạc các sơn môn lại làm các việc từ thiện theo thời đại mới”[39].
3. Kết luận
Như vậy, đến trước năm 1945, tại Việt
[1] Nguyễn Lang (1994), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb Văn học, Hà Nội, tr.21.
[2] Thích Phước Đạt, “Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt
[3] Nguyễn Đại Đồng, “Những người đầu tiên khởi xướng Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”, http://giacngo.vn
[4] Dẫn theo Nguyễn Đại Đồng - Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938), Nxb Tôn giáo, Hà Nội, tr.18.
[5] Dẫn theo Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.47.
[6] Đầu tháng 2/1927, Hoà thượng Tâm Lai đã nâng chương trình chấn hưng từ 7 điểm thành 10 điểm là: Lập Tổng hội Phật giáo, lập Phật Gia công Học hội, lập Phật học Tu thư xã, lập Giảng đàn, lập trường học cho con cái thiện tín, lập thư viện trong các chùa, lập tủ thuốc trong các chùa, lập nhà bảo cô, lập nhà nuôi kẻ khó, dạy nữ công cho con cái thiện tín. Xem thêm: Lê Tâm Đắc, Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), các trang 50-60.
[7] Thực chất để chuẩn bị cho sự ra đời của Hội, bản điều lệ của Hội đã được soạn thảo hoàn thiện và được các tăng ni, Phật tử thông qua từ ngày 28/12/1929. Do vậy đầu năm 1930, Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học được thành lập tuy nhiên thời điểm này giấy phép của hội vẫn chưa được chấp thuận. Xem thêm: Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học (1932), “Điều Lệ và Quy tắc”, Từ Bi Âm, số 1, tr.42.
[8] Hội
[9] “Sửa đổi điều lệ Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học”, Từ Bi Âm, số 30, 1933, tr.45.
[10] Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học (1932), “Mục đích của Từ Bi Âm”, Từ Bi Âm, số 1, tr.6.
[11] Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1938), “Phật giáo Tổng hội”, Duy Tâm Phật học, số 32, tr.340.
[12] “Le Gouverneur général de l'Indochine commandeur de la légion d'Honneur”, Bồ Đề Tạp chí, số 2, 1936, tr.1.
[13] “Đôi lời kính cáo”, Bồ Đề Tạp chí, số 2, 1936, tr.2.
[14] “Đôi lời kính cáo”, Bồ Đề Tạp chí, số 2, 1936, tr.2.
[15] Giai đoạn 1930 - 1945, bộ máy chính quyền thực dân Pháp tại Đông Dương có nhiều sự thay đổi về nhân sự. Về Toàn quyền Đông Dương có: Pasquier: 1928-1934; René Robin thay cho Pasquier: 1930-1931; Graffeuil thay cho Pasquier 1934; René Robin: 1934-1936; Silvestre: 1936-1937... Về Thống đốc Nam Kì có: Tholance: 1/1929 - 6/1929; Krautheimer: 1929 -1934; Eutrope: 1/1929- 3/1929 và từ 11/1931-11/1932; Pagès: 1934-1939; Rivoal thay Pagès về Pháp: 3/1936-10/1936; René Veber: 1939-1940; Rivoal: 1940-1942; Về Khâm sứ Trung Kì gồm có: Châtel: 6/1931-2/1933; Thibaudeau: 2/1933-7/1934; Graffeuil: 1934-1940; Grandjean: 1940-1944; Haelewyn: 1944-3/1945. Về Thống sứ Bắc Kì có: Tholance: 1930-1937; Châtel: 1937 -1940; Grandjean: 1940-1941; Delsalle: 1941-1942; Haelewyn: 1942-1944; Auphelle 1944-1945.
[16] Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Đôi lời biểu lộ”, Duy Tâm Phật học, số 1, tr.14.
[17] Theo như nội dung của bản Nghị định được phép thành lập hội do Toàn quyền Pháp kí được đăng tải trong số đầu tiên của tạp chí Duy Tâm thì hội Lưỡng Xuyên Phật học ra đời có thể nói là gắn liền với vai trò trực tiếp của Nguyễn Văn Ân pháp danh là Huệ Quang, Trà Vinh. Xem thêm: Duy Tâm Phật học, số 1, 1935, trang phụ bìa.
[18] Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Điều lệ và Quy Tắc”, Duy Tâm Phật học, số 2, tr.96-108.
[19] Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Đôi lời thanh minh”, Duy Tâm Phật học, số 1, trang phụ bìa.
[20] Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Biện minh chí hướng Duy Tâm Phật học”, Duy Tâm Phật học, số 1, tr.4-5.
[21] “Điều lệ Hội Phật giáo, an danh là Thiên Thai thiền giáo tông, Liên hữu hội”, Bát Nhã Âm, số 21, 1941, tr.29.
[22] “Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học được phép thành lập nhánh tại Nam Vang là kinh đô xứ Cao Miên”, Từ Bi Âm, số 25, 1933, tr.42-43.
[23] “Bài diễn văn đọc trong lễ khánh thành Tạp chí Ánh sáng Phật pháp”, Ánh sáng Phật pháp, số 4, 1938, tr.143.
[24] Hội Phật học Cao Miên (1938), “Ánh sáng Phật pháp chủ nghĩa”, Ánh sáng Phật pháp, số 1, tr.7-8.
[25] Nguyễn Lang (1994), Việt
[26] “Thiên thai thiền giáo tông Liên hữu Hội gửi bài cải chính”, Tiếng Chuông sớm, số 16, 1936, tr.45. (45-46)
[27] “Tin tức Tôn giáo”, Tiếng Chuông sớm, số 15, 1936, tr.46.
[28] Pascal Bourdeaux (2005), Croyances populaires et rétorsion coloniale dans le delta du Mékongn Commentaires sur la découverte d'une secte religieuse au village Hoa Hao mars - mai 1940, In: Aséanie, no 16, p.124.
[29] Hội Phật học Kiêm Tế (1937), Điều lệ, chùa Tam Bảo, Rạch Giá, tr.10.
[30] Nguyễn Thị Thảo (2014), “Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo trước năm 1945”, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tp. HCM, tr.45.
[31] An Nam Phật học hội (1932), Điều lệ và Quy tắc, in tại nhà in Đắc Lập, Huế, tr.6.
[32] An Nam Phật học hội (1932), Điều lệ và Quy tắc, Tlđd, tr.1.
[33] Trần Thiều (2006), “Khái lược sự phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 - 1945”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, tr.28.
[34] Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tp. HCM, tr.402.
[35] Hội Phật học Đà Thành (1937), “Bổn ý và sự hành động”, Tam Bảo Tạp chí, số 1, tr.7.
[36] Tam Bảo Tạp chí, số 5, 1937, tr.2-6.
[37] Dương Bá Trạc (1935), “Vì sao mà Hội Phật giáo Bắc Kì sáng lập? Vì sao mà Đuốc Tuệ ra đời?”, Đuốc Tuệ, số 1, tr.7.
[38] TCS (1935), “Tạ lòng gọi chút: Cùng ngài Thanh Liên cư sĩ”, Tiếng Chuông sớm, số 6, tr.8.
[39] “Đừng phàn nán nữa nhé”, Tiếng Chuông Sớm, số 12, 1935, tr.14.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. An Nam Phật học hội (1932), Điều lệ và Quy tắc, nhà in Đắc Lập, Huế.
2. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2006), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
3. “Bài diễn văn đọc trong lễ khánh thành Tạp chí Ánh sáng Phật pháp”, Ánh sáng Phật pháp, số 4, 1938, tr.141-143.
4. Duy Tâm Phật học, số 1, 1935, trang phụ bìa.
5. Thích Phước Đạt, “Tổng quan về phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam”, http://www.chuagiaclam.com, 27/11/2012.
6. Lê Tâm Đắc (2012), Phong trào chấn hưng Phật giáo ở miền Bắc Việt Nam (1924-1954), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. “Điều lệ Hội Phật giáo, an danh là Thiên Thai thiền giáo tông, Liên hữu hội”, Bát Nhã Âm, số 21, 1941, tr.29-33.
8. “Đôi lời kính cáo”, Bồ Đề Tạp chí, số 2, 1936, tr.2.
9. Nguyễn Đại Đồng, “Những người đầu tiên khởi xướng Phong trào chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam”, http://giacngo.vn
10. Nguyễn Đại Đồng - Nguyễn Thị Minh (2008), Phong trào chấn hưng Phật giáo (Tư liệu báo chí Việt Nam từ 1927-1938), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
11. “Đừng phàn nán nữa nhé”, Tiếng Chuông Sớm, số 12, 1935, tr.14.
12. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Biện minh chí hướng Duy Tâm Phật học”, Duy Tâm Phật học, số 1, tr.3-5.
13. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Đôi lời biểu lộ”, Duy Tâm Phật học, số 1, tr.12-16.
14. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Điều lệ và Quy Tắc”, Duy Tâm Phật học, số 2, tr.96-108.
15. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Đôi lời thanh minh”, Duy Tâm Phật học, số 1, trang phụ bìa.
16. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), “Đôi lời biểu lộ”, Duy Tâm Phật học, số 1, tr.12-16.
17. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1938), “Phật giáo Tổng hội”, Duy Tâm Phật học, số 32, tr.336-342.
18. Hội Nam kì Nghiên cứu Phật học (1932), “Điều lệ và Quy tắc”, Từ Bi Âm, số 1, tr.36-57.
19. Hội Nam Kì nghiên cứu Phật học (1932), “Mục đích của Từ Bi Âm”, Từ Bi Âm, số 1, tr.3-6.
20. “Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học được phép thành lập nhánh tại Nam Vang là kinh đô xứ Cao Miên”, Từ Bi Âm, số 25, 1933, tr.42-43.
21. Hội Phật học Cao Miên (1938), “Ánh sáng Phật pháp chủ nghĩa”, Ánh sáng Phật pháp, số 1, tr.1-11.
22. Hội Phật học Đà Thành (1937), “Bổn ý và sự hành động”, Tam Bảo Tạp chí, số 1, tr.7.
23. Hội Phật học Kiêm Tế (1937), Điều lệ, chùa Tam Bảo, Rạch Giá, tr.10.
24. “Le Gouverneur général de l'Indochine commandeur de la légion d'Honneur”, Bồ Đề Tạp chí, số 2, 1936, tr.1.
25. Nguyễn Lang (1994), Việt
26. Pascal Bourdeaux (2005), “Croyances populaires et rétorsion coloniale dans le delta du Mékongn Commentaires sur la découverte d'une secte religieuse au village Hoa Hao, mars - mai 1940”, In Aséanie, no 16, p.109-142.
27. “Sửa đổi điều lệ Hội Nam Kì Nghiên cứu Phật học”, Từ Bi Âm, số 30, 1933, tr.44-45.
28. Tam Bảo Tạp chí, số 5, 1937, tr.2-6.
29. Nguyễn Thị Thảo (2014), “Văn học và Phật học trên báo chí Phật giáo trước năm 1945”, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường ĐH KHXH&NV, Tp. HCM.
30. “Thiên thai thiền giáo tông Liên hữu Hội gửi bài cải chính”, Tiếng Chuông sớm, số 16, 1936, tr.45-46.
31. Trần Thiều (2006), “Khái lược sự phát triển của Phật giáo Thừa Thiên Huế giai đoạn 1930 - 1945”, Nghiên cứu Tôn giáo, số 4, tr.25-32.
32. “Tin tức Tôn giáo”, Tiếng Chuông sớm, số 15, 1936, tr.46.
33. Dương Bá Trạc (1935), “Vì sao mà Hội Phật giáo Bắc Kì sáng lập? Vì sao mà Đuốc Tuệ ra đời?”, Đuốc Tuệ, số 1, tr.3-8.
34. TCS (1935), “Tạ lòng gọi chút: Cùng ngài Thanh Liên cư sĩ”, Tiếng Chuông sớm, số 6, tr.8-12.