Phật giáo có lẽ được truyền vào Việt Nam bằng đường biển khoảng đầu thế kỉ thứ I Tây Lịch. Tài liệu Trung quốc ghi là thế kỉ thứ II ở Bắc bộ Việt Nam đã có một cộng đồng Phật giáo khá phát triển. Có hai vị tăng rất hoạt động trong khoảng thế kỉ II và III là ngài Mâu Bác (Mou-po) và ngài Khang-Tăng-Hội (K'ang Seng Hui).
Tuy nhiên, lịch sử Phật giáo Việt Nam chánh thức bắt đầu khi ngài Tì-ni-đa Lưu-chi (Skrt: Vinitaruci) đến Việt Nam vào năm 580. Ngài là cao tăng đã thọ giáo với Thiền tông Tam Tổ Tăng-xán (Seng Shang) trước khi Thiền tông Trung quốc tách làm hai nhánh Thiền (Nam Huệ Năng, Bắc Thần Tú). Dòng Thiền đầu tiên của Việt Nam chấm dứt khi vị Tổ thứ 28 qua đời năm 1216, tuy nhiên nhánh Thiền Tì-ni-đa Lưu-chi vẫn có thạnh hành, nhất là ở Bắc bộ.
Dòng Thiền thứ Hai ở Việt Nam được bắt đầu với thiền sư Vô Ngôn Thông (Wu Yen Tung, d. 826) là một đệ tử đắc đạo của Thiền sư nổi tiếng Bách Trượng ở Trung quốc. Dòng Thiền Vô Ngôn Thông chấm dứt vào khoảng thế kỉ 13, tuy nhiên phái Thiền nầy vẫn còn tồn tại. Mặc dầu hai dòng Thiền Tì-ni-đa Lưu-chi và Vô Ngôn Thông hiện nay không còn, chúng đã đặt nền tảng cho sự hòa hợp giữa Phật giáo và chủ nghĩa dân tộc bắt đầu từ đời nhà Đinh (969-981). Vua Đinh Bộ Lĩnh thành lập Giáo hội Tăng-già do nhà nước bảo trợ, và bắt đầu truyền thống bổ nhiệm cao tăng làm cố vấn cho triều đình, những chức vụ nầy trước kia đều do Nho sĩ đảm nhiệm.
Khoảng đầu nhà Lê (981-1009), toàn bộ Tam tạng Kinh điển Trung quốc được nhập cảnh, để làm cơ sở giáo lí cho Phật giáo Việt Nam.
Đời nhà Lí (1010-1225) là thời vàng son của nước Việt độc lập và thịnh vượng. Trước đời Lí, nước Việt Nam chỉ giới hạn ở Bắc bộ và do người Tàu cai trị. Sau thời kì nầy, mặc dầu có sự nới rộng lãnh thổ, Việt Nam vẫn bị quấy nhiễu bởi người Mông Cổ, thèm muốn bởi các triều Nguyên, Minh và Thanh của Trung quốc - và cuối cùng bị người Pháp đô hộ. Năm 1069, nhà Lí mở chiến dịch Nam tiến, diệt người Chàm và mở rộng lãnh thổ tới vĩ tuyến thứ 17 - và ranh giới nầy về sau đã chia cắt miền Bắc và miền Nam cho tới năm 1975, khi Cộng Sản miền Bắc xâm chiếm miền Nam và thống nhất lãnh thổ.
Trong chiến dịch Nam tiến của nhà Lí, một tù nhân đặc biệt từ xứ Chàm được đưa về Bắc bộ. Tù nhân đó là ngài Thảo Đường, một vị tăng của truyền thống Thiền Tịnh song tu, thạnh hành thời nhà Tống ở Trung Quốc. Với sự ủng hộ mạnh mẽ của vua Lí Thánh Tôn, trị vì từ 1054-1072, dòng thiền Thảo Đường phát triển, đường lối Thiền Tịnh song tu được thạnh hành và vẫn giữ được vị thế đó cho đến ngày nay...
Để góp phần cho sự tranh đấu dành độc lập từ thực dân Pháp, năm 1932 một phong trào được phát động từ chùa Từ Đàm ở Huế nhằm thống nhất Phật giáo ba miền. Phong trào nầy đặt cơ sở cho Hội Phật giáo Việt Nam Trung Ương năm 1932, và năm 1952 Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống nhất, tổ chức nầy năm 1963 đã giúp lật đổ chế độ của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Với sự sụp đổ của chánh quyền Sài Gòn vào năm 1975, dưới chế độ Công Sản, một Giáo hội Phật giáo do nhà nước kiểm soát được thành lập. Chánh quyền CS sửa đổi luật lệ của Giáo hội Phật giáo do họ điều khiển - điều nầy bị chống đối quyết liệt bởi các Giáo hội Phật giáo lưu vong ở nước ngoài.
Thời cổ, miền Bắc Việt Nam (Bắc bộ) trải qua nhiều thế kỉ, là một tỉnh của Trung quốc. Phía Nam là các nước Phù Nam và xứ Chàm chịu ảnh hưởng Ấn độ giáo, sau đó bị người Việt tràn ngập. Người Việt bắt nguồn từ phía Bắc, đã bành trướng và chiếm trọn lãnh địa phía Nam. Họ dành được độc lập từ người Tàu vào thế kỉ thứ 10, nhưng ảnh hưởng của Trung quốc vẫn còn mạnh mẽ và lâu dài, cho nên nhánh Phật giáo Nguyên thủy từ Tích Lan không đạt được thắng lợi ở Việt Nam như ở các nước Đông Nam Á khác. Thay vào đó, Phật giáo Đại thừa, với sự hòa hợp thành công của Thiền và Tịnh độ, chiếm thượng phong ở miền Nam cho đến khi Cộng Sản xâm chiếm miền Nam năm 1975. Tuy nhiên, từ đó ảnh hưởng của Phật giáo, trên toàn cõi Việt Nam, vẫn còn mạnh mẽ, mặc dầu đôi khi cũng có báo cáo về các hoạt động đàn áp.của nhà cầm quyền CS.
Đặc điểm quan trọng của Phật giáo Việt Nam:
Việt Nam hiện nay là nước duy nhất trên thế giới có một Giáo hội Phật giáo Thống nhất trong đó cả hai nhánh Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Đại thừa đều có đại diện tương xứng. Điều nầy đáng chú ý, bởi vì Việt Nam phần lớn là Đại thừa, chỉ có những nhóm nhỏ Phật giáo Nguyên thủy ở các vùng tiếp cận với Kampuchia, một xứ Phật giáo Nguyên thủy chính thống.
(“Buddhism in Vietnam”, Seeker’s Glossary of Buddhism, p. 528-530, Thích Phước Thiệt dịch)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm.
Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.