Huỳnh Kim Quang
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
“Nhận xét này của Mâu Tử phải nói là một đòn đánh chí tử vào cảm thức tự tôn dân tộc của người Hán thời bấy giờ, đặc biệt lúc mà cụm từ "Trung Quốc", nước ở giữa, trung tâm không chỉ của con người, mà còn của "trời đất", được phổ biến và lưu hành rộng rãi để xác định vị trí của người Hán đối với các dân tộc khác. Ta đã thấy, để diễn tả việc người Hán đến nước ta tỵ nạn, truyện Sĩ Nhiếp của Ngô chí 4 đã viết: "Sĩ nhân Trung Quốc đến dựa tỵ nạn lên đến số trăm". Trong khi đó, cùng mô tả sự kiện ấy, Mâu Tử xuất phát từ nhận xét trên chỉ đơn giản nói: "Dị nhân phương Bắc đều đến để ở".”[2]
Một đất nước mà hàng trăm “sĩ nhân” của nước lớn đến tị nạn và lập nghiệp thì đất nước ấy không còn là “Hồ,” là “Rợ” nữa. Đất nước ấy chính là Việt
Năm 43 sau tây lịch, sau khi Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt vì bảo vệ giang sơn xã tắc và quân đội dưới quyền Hai Bà tan rã, các tướng tá và binh sĩ, người bị giết, người bị bắt, người trốn thoát. Một trong những vị nữ tướng của Hai Bà Trưng còn sống sót và quy ẩn nơi Thiền Môn là Bát Nàn Phu Nhân, tức là công chúa Tiên La.[3] Sự kiện này cho thấy Phật Giáo đã bén rễ rất sâu và rộng trong xã hội Việt Nam trước thời Hai Bà Trưng, vì để có chủa chiền được kiến tạo thì chắc chắn phải có sinh hoạt Phật Giáo, mà điều này thì cần thời gian không ngắn. Tức là Phật Giáo ắt hẳn đã có mặt tại Việt
“Đất nước lâm nguy, các tướng tá Hai Bà Trưng một số hy sinh bị giết, hoặc bị bắt đi đày vùng Linh Lăng. Nhưng còn một số khác đã rút về các làng quê Việt Nam sống hòa mình vào dân nơi các ngôi chùa, mà ta biết tối thiểu là Bát Nàn phu nhân, hiện còn đền thờ ở xã Tiên La. Theo thần xã, bà là công chúa Tiên La, là nữ tướng của Hai Bà Trưng, sau các trận đánh, bà bị thương, rút về chùa xã Tiên La và mất tại đó.”[4]
Trong khi đó, đến năm 67 sau tây lịch Phật Giáo từ Ấn Độ mới du nhập vào Trung Quốc với bản kinh Phật Tứ Thập Nhị Chương [Kinh 42 Bài] lần đầu tiên được dịch bởi ngài Ca Diếp Ma Đằng và Trúc Pháp Lan và ngôi chùa được xây dựng đầu tiên ở Tàu là Chùa Bạch Mã, theo như Cố Hòa Thượng Thích Thiện Hoa viết trong Phật Học Phổ Thông, Khóa V, Chương nói về Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa.
“Theo các sách sử còn truyền lại, thì dân Trung hoa đã có nghe nói đến đạo Phật lâu lắm và rải rác trong dân chúng ở phía Tây, đã có người theo đạo Phật rồi. Nhưng mãi đến đời nhà Đông hán, niên hiệu Vĩnh bình năm thứ mười (T.L 67) Vua Minh Đế sai các ông Vương Tuân, Thái Hâm, cả thảy mười tám người qua nước Đại Nhuc Chi (một nước ở phiá Tây, trên đường từ Ấn Độ sang Trung Quốc) để rước Phật về thờ và có mời được hai vị sư là Ca-Diếp Ma Đằng (Kerssoapa Matanga) và Trúc Pháp Lan (Falan) qua Trung Hoa. Vua Hán Minh Đế truyền dựng chùa Bạch Mã để thờ Phật và cho hai Ngài ở đó dịch kinh truyền Đạo. Hai Ngài đã dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương và mười sáu quyển kinh khác.” [5]
Trong khi tại Ấn Độ, Ngài Long Thọ [Nagarjuna], xuất hiện vào khoảng từ 150 đến 200 năm sau tây lịch, sáng tác Căn Bản Trung Luận Tụng [Mùlamadhyamakakarika] và nhiều bộ luận khác để xiển dương giáo nghĩa Tính Không của Đại Thừa, thì tại Việt Nam cùng thời đó, chính xác là vào cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3 sau tây lịch đã phổ biến Lục Độ Tập Kinh, tức là kinh nói về Lục Độ Ba La Mật của Đại Thừa. Điều này cho thấy rằng giáo nghĩa tinh yếu của Đại Thừa mà cụ thể là Lục Độ Ba La Mật đã được truyền bá rất sớm tại Việt
Trước đó, giữa thế kỷ thứ 3 tức năm 247 sau tây lịch vào thời Tam Quốc, ngài Khương Tăng Hội từ Việt Nam sang Kinh Châu của Đông Ngô của Trung Quốc để giảng kinh và truyền bá Phật Pháp.
“Vào năm 247, một vài năm sau khi Chi Khiêm rời khỏi kinh đô Kiến Nghiệp, Khương Tăng Hội, một vị cao tăng gốc miền Trung Á, đã đến đây. Ngài đến từ Giao Chỉ, thủ phủ của Giao Châu ở miền cực
Nói về tình hình Kinh Phật xuất hiện tại Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, tức thời đại của Mâu Tử, sử gia Lê Mạnh Thát cho biết trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Chương IV, như sau:
“Sự thực, vào thời Mâu Tử không phải chỉ một mình bản Lục Độ Tập Kinh tiếng Việt lưu hành, mà còn nhiều bản kinh khác nữa mà ngày nay chúng tôi truy ra ít nhất được thêm tên tuổi 2 bản kinh. Đó là Cựu Tạp Thí Dụ Kinh cũng do Khương Tăng Hội dịch và Tạp Thí Dụ Kinh mà các kinh lục từ Cổ Kim Dịch Kinh Đồ Kỷ 1 ĐTK 2151 tờ 350b27 và Khai nguyên Thích Giáo Lục 1 ĐTK 2154 tờ 483c14 đều liệt vào loại "thất dịch" của đời Hán.”[7]
Hơn nữa, điều mà các sử liệu của Phật Giáo Việt Nam đều ghi nhận là sự có mặt rất sớm, khoảng thế kỷ thứ nhất và thứ hai trước tây lịch, của Trung Tâm Phật Giáo Luy Lâu tại Việt Nam. Theo Nguyễn Lang trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, tập 1, thì:
“Các tài liệu như Hậu Hán Thư trong đó có câu chuyện Sở Vương Anh theo Phật Giáo, sách Lý Hoặc Luận của Mâu Tử viết tại Việt Nam vào hạ bán thế kỷ thứ hai, kinh Tứ Thập Nhị Chương và một số tài liệu khác, có tính cách lặt vặt hơn, cho ta thấy rằng trong đời Hậu Hán (thế kỷ thứ nhất và thứ hai) ngoài hai trung tâm Phật Giáo ở Trung Hoa, còn có một trung tâm Phật Giáo rất quan trọng khác ở Giao Chỉ, tức Việt Nam, lúc bấy giờ đang nội thuộc Trung Quốc.
“Hai trung tâm ở Trung Hoa là trung tâm Lạc Dương và trung tâm Bành Thành. Lạc Dương là kinh đô Trung Hoa vào đời nhà Hán, Hiện nay là một huyện ở tỉnh Hà Nam, còn Bành Thành thì ở về hạ lưu sông Dương Tử, hiện thuộc tỉnh Giang Tô. Ở nước ta thì có trung tâm Luy Lâu: Luy Lâu là trị sở bấy giờ của Giao Chỉ, hiện nay thuộc phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.
“Trong ba trung tâm Phật Giáo đời Hán vừa kể, trung tâm nào được thành lập sớm nhất? Hiện giờ chưa có câu trả lời dứt khoát. Nhưng đứng về nguồn gốc, chỉ có trung tâm Luy Lâu tại Giao Chỉ là ta biết chắc chắn do đâu mà được thành lập. Nguồn gốc của hai trung tâm Lạc Dương và Bành Thành vẫn còn rất mờ. Có nhiều dữ kiện khiến cho chúng ta nghĩ trung tâm Luy Lâu được thành lập sớm nhất, và trung tâm này đã làm bàn đạp cho sự thành lập các trung tâm Bành Thành và Lạc Dương ở Trung Hoa.” [8]
Những gì được nói ở trên về mặt sử liệu, văn hóa và tư tưởng cho thấy rằng dù trong thời kỳ bị Tàu đô hộ khắc nghiệt nhất dân tộc Việt Nam đã tiếp nhận đạo Phật trước Tàu và vượt thoát sự nô dịch hóa của Tàu một cách kiên cường và dũng mãnh sau đó.
Trong khoảng nửa thế kỷ nay, nhất là cao trào gần đây, khi làn sóng chống chính quyền Cộng Sản Trung Quốc bùng phát để phản đối tham vọng bá quyền của chính quyền Cộng Sản Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, nhiều người Việt trong và ngoài nước, kể cả trong giới Phật Giáo đặt vấn đề những gì liên quan đến Tàu trong văn hóa và đạo giáo của người Việt để chỉ trích và loại bỏ. Có điều cần nói ngay rằng thế lực xăm lăng đất nước Việt
Trong chiều hướng đó, có người cho rằng chữ Hán không phải là chữ Việt, chỉ có “chữ quốc ngữ” mới là chữ Việt. Lạ chưa? Nếu vậy thì mấy ngàn năm văn hiến Việt là cái gì? Nếu vậy thì mấy ngàn năm nay tổ tiên ông bà chúng ta dủng chữ gì làm chữ “quốc ngữ”? Không lẽ một dân tộc có hàng ngàn năm lịch sử lại không có “chữ quốc ngữ” cho mình sao?
Chữ mà các cố đạo Ky Tô gọi là “chữ quốc ngữ” đó là gì? Thứ nhất, nó chỉ mới được vay mượn từ ký tự La Tinh từ vài thế kỷ nay và được chính thức áp dụng toàn quốc Việt
“Nếu gạt bỏ một mảng lớn hay toàn bộ thơ văn các tiền nhân ra ngoài lịch sử văn học Việt nam, mà đại bộ phận được sáng tác bằng Hán văn, quả thật dân tộc Việt nam chỉ mới trưởng thành đây thôi, khi mà văn minh phương Tây được truyền sang thông qua ký tự La-tinh được gọi là chữ quốc ngữ, theo ý đố xâm thực bằng văn hoá – tôn giáo – chính trị.”[9]
Thực sự có đúng là nếu dùng chữ Tàu thì chúng ta bị nô lệ về chính trị, bị Hán hóa về tư tưởng và văn hóa chăng?
Xin hãy suy nghiệm một vài sự kiện lịch sử sau đây để thấy thực hư sa rao.
Các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Nguyễn tại Việt Nam trải dài hơn một ngàn năm vẫn luôn luôn sử dụng chữ Hán như quốc ngữ -- chữ Nôm cũng được lập ra từ xa xưa nhưng không được sử dụng phổ thông, mãi đến đời Nhà Hồ (1400-1407) mới được chính thức dùng như chữ quốc ngữ trong các văn bản nhà nước. Nhưng cũng chính trong các triều đại ấy đất nước Việt Nam mới thực sự lấy lại được quyền độc lập tự chủ, và diễn ra những cuộc kháng chiến, những trận phản công, những trận đánh quy mô chống lại và dẹp tan kế hoạch xâm lược của các triều đại Tống, Nguyên, Minh. Thanh của Tàu. Việt
Bài Nam Quốc Sơn Hà của danh tướng nhà Lý là Lý Thường Kiệt chẳng phải cũng được viết bằng chữ Hán đó sao? Nhưng hùng khí độc lập tự chủ dân tộc và khí phách thách thức trước âm mưu xâm lược của Tàu thì bừng bừng cao ngất có mấy ai bì kịp:
“
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư!”
Cụ Trần Trọng Kim dịch thơ như sau:
“Sông núi nước
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm ?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!”
Năm 987 thời nhà Tiền Lê của Việt
Vào thời Hậu Lê, Nguyễn Trãi dùng chữ Hán để viết Bình Ngô Đại Cáo tuyên ngôn nền độc lập tự chủ của nước nhà, ca tụng anh hùng sĩ khí của dân tộc, cổ võ tinh thần dựng nước và giữ nước, hạch tội quân Minh xâm lược, nhưng đồng thời cũng nêu cao lòng nhân nghĩa của giống nòi để sống chung với cộng đồng các lân bang hầu mưu cầu hòa bình và thịnh vượng cho đất nước.
“Cái văn:
Nhân nghĩa chi cử, yếu tại an dân,
Điếu phạt chi sư, mạc tiên khử bạo.
Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Tự Triệu Đinh Lý Trần chi triệu tạo ngã quốc,
Dữ Hán Đường Tống Nguyên nhi các đế nhất phương.
Tuy cường nhược thì hữu bất đồng,
Nhi hào kiệt thế vị thường phạp.”
“Từng nghe:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc
Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương
Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau
Song hào kiệt thời nào cũng có.” [10]
Trên thực tế, người Việt hiện nay có rất ít người biết chữ Hán, nên việc đọc các văn bản chữ Hán, kể cả Kinh Phật, cũng là vấn đề khó khăn. Việc tiếp cận nền văn hóa cổ của dân tộc và Phật Giáo Việt
Có người không rõ về bản sắc đặc thù của Phật Giáo Việt đối với Phật Giáo Tàu, vì vậy họ nghĩ rằng cái gì của Phật Giáo Việt cũng đều là bản sao của Phật Giáo Tàu cả. Đây là sự ngộ nhận rất lớn làm lu mờ vị thế, vai trò, chức năng và ảnh hưởng của Phật Giáo Việt đối với dòng vận hành lịch sử hơn hai ngàn năm của Phật Giáo Việt Nam.
Sử gia Lê Mạnh Thát trong Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam cho thấy rằng từ những thế kỷ đầu tây lịch, Phật Giáo Việt Nam thông qua Lục Độ Tập Kinh đã nêu bật lập trường quan điểm và cách sống khác nhau của người Việt nói chung và người Phật tử Việt Nam nói riêng đối với văn hóa Tàu. Sử gia Lê Mạnh Thát nêu ra nhiều điểm tiêu biểu của Lục Độ Tập Kinh phản kháng văn hóa Tàu và bảo vệ nét đặc thù văn hóa Việt mà nơi đây xin ghi lại 3 điều, gồm, “xây dựng một ‘hạnh’ mới, một lối sống mới, một nền văn hóa điển huấn mới,” “lý tưởng bồ tát, dám xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than,” và tư tưởng hiếu đạo khác hẳn với hiếu kinh của Tàu. Xin trích vài đoạn trong Lịch Sử Phật Giáo Việt
“Thứ nhất, thông qua các kinh sách Phật giáo, họ kêu gọi, "bỏ mình chớ không bỏ hạnh". Đấy là những khẩu hiệu trong phong trào bảo vệ ý chí độc lập toàn dân từ sau thời Bát Nàn phu nhân trở đi như truyện 10 của Lục độ tập kinh 2 tờ 6a-5 đã ghi lại. Hạnh đây là lối sống, là cách cư xử, là cung cách thể hiện tính người, thể hiện ý chí riêng cuả từng người, từng dân tộc trong việc đối phó với tự nhiên và xã hội, đối phó với nhu cầu cá nhân và đòi hỏi tập thể mà mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng người đều có. Hạnh do thế là một dạng hạnh nguyện. Cho nên, đánh mất hạnh là đánh mất văn hóa, đánh mất ý chí tự tồn, đánh mất hạnh nguyện, biến cá nhân ấy, cộng đồng ấy thành một cá nhân mới, một cộng đồng mới, sống theo một lối sống mới, một cung cách hành xử mới của một cộng đồng mới. Cho nên dân tộc ta lúc nào cũng nối tiếp nhau để kiên trì xây dựng một "hạnh" mới, một lối sống mới, một nền văn hóa điển huấn mới. Nổ lực kiên trì xây dựng này, đến thời Mâu Tử đã tỏ ra thành công hoàn toàn.”
…
“Thứ hai, họ kêu gọi toàn dân chống lại bộ máy đàn áp của người Hán, mà ngày nay ta có thể tìm thấy một số những rơi rớt trong truyện số 68 trong Lục độ tập kinh tờ 36c24-25, với chủ trương "Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than" (Bồ tát đổ dân ai hiệu vi chỉ huy lệ đầu thân mệnh hồ. Lệ chánh, tế dân nạn ư đồ thán). Đây là một chủ trương mà các kinh Phật giáo khác tồn tại ở Trung Quốc lẫn Việt
…
“Không những phê bình chung của đạo hiếu là nêu tên đối với hậu thế, truyện 86 còn phê phán mạnh mẽ quan niệm vô hậu mà Mạnh Tử nêu lên, đó là "bất hiếu có ba, vô hậu là lớn nhất" (bất hiếu hữu tam vô hâu vi đại). Lục độ tập kinh 8, tờ 48a7-10 viết: "Ta muốn cái đạo vô dục, ý muốn ấy mới quí. Đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho thánh, thần thánh truyền nhau giáo hóa rộng lớn không bao giờ hư, đó mới gọi là sự thừa tự tốt. Bây giờ các ngươi ngăn nguồn đạo, chặt gốc đức, có thể gọi là kẻ vô hậu đó vậy".
“Khẳng định có một cách thừa tự tốt, đó là đem đạo đức truyền cho nhau, và đồng thời phê phán khái niệm thừa tự hẹp hòi của quan niệm vô tư và Mạnh Tử nêu lên, hiển nhiên đã nhắm thẳng vào chính những tư tưởng Nho giáo đang lưu truyền tại nước ta, báo động cho quần chúng biết về những thiếu sót và nền văn hóa nô dịch Trung Quốc đang tìm cách thâm nhập vào đời sống dân ta.”[11]
Gần đây khởi lên một số quan điểm cho rằng thuật ngữ “84,000 pháp môn” là sản phẩm của Phật Giáo Tàu, chứ không có trong kinh điển Pali. Trong Trưởng Lão Tăng Kệ có nói đến 84,000 dharmaskandhas, là 84,000 pháp uẩn, tức là 84,000 tập hợp, nhóm, hay lời dạy của đức Phật và chư vị đại đệ tử của đức Phật.[12] Tuy nhiên, trong Từ Điển Phật Giáo Tây Tạng Ives Waldo Dictionary định nghĩa 84,000 dharmaskandhas là 84,000 cửa pháp [pháp môn] để đối trị với 84,000 phiền não.
“84,000 gates of dharma [taught by the buddha to exist as antidotes for the 84000 kleshas, from each of the three pitakas bka' sde snod gsum nyi khri chig stong re and the 4th nyi khri chig stong bcas = 84000].” (84000 cửa pháp [được đức Phật dạy như là thuốc giải độc đối với 84000 phiền não, từ mỗi tạng trong tam tạng kinh điển.]).
Trong lời giới thiệu chương trình dịch thuật tam tạng kinh điển Phật Giáo sang Anh ngữ của Tổ Chức Phật Giáo Tây Tạng “84000 Translating The Words Of The Buddha,” cũng cho rằng đức Phật đã dạy 84,000 pháp môn.
“It is said that the Buddha taught more than 84,000 methods to attain true peace and freedom from suffering. Of these teachings, only 5% have been translated into modern languages. Due to the rapid decline in knowledge of classical languages and in the number of qualified scholars, we are in danger of losing this cultural heritage and spiritual legacy.”[13] (Được biết rằng đức Phật đã dạy hơn 84,000 phương pháp để đạt tới an lạc và giải thoát khổ đau thực sự. Trong những lời dạy này chỉ có 55% là đã được dịch sang các ngôn ngữ hiện đại. Vì sự thoái bộ nhanh chóng trong kiến thức về các cổ ngữ và trong số lượng học giả có phẩm chất, chúng ta ở trong sự nguy hiểm của mất mát di sản văn hóa và di sản tâm linh này.”
Điều đó cho thấy rằng, không phải vì Phật Giáo Việt lệ thuộc vào Phật Giáo Tàu nên mới cho rằng 84,000 pháp uẩn là 84,000 pháp môn, mà Phật Giáo Tây Tạng cũng hiểu 84,000 pháp uẩn là pháp môn. Tất nhiên, ai cũng biết rằng con số 84,000 chỉ là một con số biểu tượng cho số nhiều chứ không nhất thiết là phiền não chỉ có chừng đó. Nhưng, đã có con số 84,000 phiền não biểu tượng thì con số biểu tượng 84,000 lời dạy của đức Phật như những pháp môn đối trị cũng không phải là hoàn toàn vô căn cứ, vô nghĩa. Có lẽ chính đó là lý do tại sao trải qua nhiều thế kỷ từ Tây Tạng, Trung Quốc đến Việt Nam các bậc cổ đức vẫn sử dụng con số 84,000 pháp môn để nói về 84,000 pháp uẩn. Hơn nữa, pháp môn có hiểu qua nhiều khía cạnh. Có pháp môn dùng để nghe, có pháp môn dùng để suy nghiệm và có pháp môn dùng để tu tập, thích ứng với tam học văn tư tu như là 3 nguyên tắc nhập đạo và phát triểt kiến văn và thực hành Phật Pháp. Theo ý nghĩa này, pháp môn cũng có thể hiểu là cánh cửa vào Phật Pháp qua phương thức văn, tư và tu. Khi nghe trực tiếp một lời dạy của đức Phật, hoặc khi tụng đọc và học tập giáo pháp của đức Phật từ kinh điển, từ chư thiện tri thức, người nghe cũng có thể nhờ đó mà liễu ngộ được Phật Pháp, đốn phá được vô minh và phiền não. Như vậy há không phải mỗi lời dạy, mỗi pháp uẩn là một pháp môn?
Thực tế không phải chỉ có Phật Giáo Việt, Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên chặt chẽ nhau vì đều cùng truyền thừa một nguồn cội Phật Pháp như nhau, mà ngay cả nền văn hóa Việt, văn hóa Tàu và các nền văn khác trên thế giới cũng có những tương quan tương duyên với nhau theo từng thời đại. Lịch sử tồn tại và phát triển của các nền văn minh trên thế giới từ xưa đến nay cho thấy rằng, các nền văn minh, các tôn giáo, các nền văn hóa vốn ít nhiều đều có mối tương quan tương duyên nhau. Không một nền văn minh, văn hóa và tôn giáo nào không chịu chi phối, ảnh hưởng, bắng cách này hay cách khác, các nền văn minh, văn hóa và tôn giáo khác. Phật Giáo cũng vậy, cũng không ngoại lệ. Việc Phật Giáo Việt, Phật Giáo Tàu, Phật Giáo Tạng, hay Phật Giáo Nhật, v.v… chịu ảnh hưởng ít nhiều với nhau là điều tất yếu, ngoài việc có cùng nguồn gốc Phật Pháp ra còn có mối tương quan tương duyên trong giao tiếp lân cận qua nhiều lãnh vực khác. Ngày nay, quan niệm về toàn cầu hóa đã là một sự thật phổ quát. Điều này có nghĩa là tất cả các nước trên thế giới đều chịu tương quan tương duyên và ảnh hưởng lẫn nhau, từ văn hóa, giáo dục, chính trị đến kinh tế, quân sự, v.v... Hiện nay, không một quốc gia nào trên thế giới có thể sống biệt lập với phần còn lại của xã hội loài người. Cả thế giới đã thành một ngôi làng nhỏ.
Tuy nhiên, trong cái chung của toàn cầu hóa vẫn có nét đặc thù của từng quốc gia, từng nền văn hóa, v.v... Phật Giáo cũng vậy, trong cái chung là tinh hoa cốt lỗi của Phật Pháp được đức Phật dạy mà nơi nào Phật Giáo truyền bá đến đều thấm nhuận phổ biến và duy trì, vẫn có cái riêng là nét đặc thù về hành hoạt của Phật Giáo bản địa.
Phật Giáo Việt cũng thế, cũng có những đặc điểm so với Phật Giáo Tàu. Tuy nhiên, một số Phật tử Việt Nam thời nay đôi khi chóa mắt trước những thành quả tu hành của các vị cao tăng ngoại quốc qua sự quảng bá của sách báo và kỹ thuật tin học, đã xem thường con đường thực nghiệm của Phật Giáo Việt, và đã quên rằng truyền thống hai ngàn năm Phật Giáo Việt cũng tu tập nghiêm mật các pháp môn Thiền, Tịnh, Mật như các truyền thống Phật Giáo khác trên thế giới, và đã không thiếu các vị cao tăng đắc đạo. Phật Giáo Việt có những hình ảnh sáng chói hiếm thấy trong các quốc độ Phật Giáo khác kể cả Phật Giáo Tàu như, vị vua sau khi truyền ngôi cho con thì vao chùa tu hành đắc đạo là Đệ Nhất Tổ Thiền Phái Trúc Lâm Trần Nhân Tông; vị thiền sư sống tự tại dung thông nhị đế Tuệ Trung Thượng Sĩ, thời bình thì ở chùa tu hành, hoằng pháp, thời đất nước bị ngoại bang xâm lăng thì mặc chiến bào ra trận đuổi giặc, giữ gìn bờ cõi biên cương; vị bồ tát dùng thân mình làm ngọn đuốc soi đường để thắp sáng lương tri nhân loại và lương tâm Ngô triều trước pháp nạn của Phật Giáo Việt vào đầu thập niên 1960s của thế kỷ trước là Bồ Tát Quảng Đức.
Hơn nữa, Phật Giáo Việt một thời đã là chất liệu nuôi dưỡng ý thức độc lập dân tộc và sức mạnh kiên cường đấu tranh bảo vệ quốc gia dân tộc với sự chủ đạo của một triết lý nhập thế dấn thân tích cực mà Phật Giáo Tàu không hẳn đã có. Như Lục Độ Tập Kinh đã có nói:
"Bồ tát thấy dân kêu ca, do vậy gạt lệ, xông mình vào nơi chính trị hà khắc để cứu dân khỏi nạn lầm than" (Bồ tát đổ dân ai hiệu vi chỉ huy lệ đầu thân mệnh hồ. Lệ chánh, tế dân nạn ư đồ thán)[14]
Lại nữa, cùng chịu tác động ít nhiều của phong trào chấn hưng Phật Giáo của Đại Sư Thái Hư bên Trung Hoa vào đầu thế kỷ 20, nhưng khi Phật Giáo Việt đẩy mạnh phong trào chấn hưng đến cao điểm thì thành quả khác xa với Phật Giáo Tàu. Phật Giáo Việt đã thực hiện thành công lần đầu tiên trong lịch sử Phật Giáo Thế Giới sự kết hợp hài hòa giữa hai truyền thống Nam Bắc Tông và hai giới Tăng Sĩ và Cư Sĩ trong một tổ chức thống nhất gọi là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất vào đầu năm 1964. Phật Giáo Việt đã phát triển thành công chương trình giáo dục quần chúng qua hệ thống Trường Trung Tiểu Học Bồ Đề và Đại Học Vạn Hạnh như là kết quả sáng chói của công cuộc chấn hưng Phật Giáo. Còn nhiều lắm những điểm đặc thù của Phật Giáo Việt mà nơi đây không thể nói hết.
Tóm lại, đức Phật khi đem Phật Pháp để giáo hóa chúng sinh chuyển mê, khai ngộ và thoát khổ, ngài không phân biệt giai cấp, chủng loại và quốc độ của đối tượng cảm hóa. Vì vậy, Phật Pháp đã có thể vượt biên cương quốc gia chủng tộc để lưu truyền trên khắp thế giới từ hơn hai mươi lăm thế kỷ nay.
Phật Giáo Việt và Phật Giáo Tàu có mối tương quan tương duyên đặc biệt kéo dài cả ngàn năm. Nhưng thực chất thì Phật Giáo Việt không lệ thuộc Phật Giáo Tàu. Trong quá trình lịch sử, Phật Giáo Việt mở rộng tâm và trí để tiếp thu có gạn lọc và sáng tạo những tinh hoa của Phật Giáo Tàu nói riêng và các trào lưu văn hóa nói chung để làm giàu thêm cho gia tài tâm linh quý báu của mình.
[1] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Chương IV2, nguồn: http://thuvienhoasen.org
[2] Sách đã dẫn trên, cùng nguồn: http://thuvienhoasen.org
[3] Sách đã dẫn trên, Chương II, nguồn: http://thuvienhoasen.org
[4] Sách đã dẫn, Chương II, nguồn www.thuvienhoasen.org
[5] Hòa Thượng Thích Thiện Hoa, Phật Học Phổ Thông, Khóa v, Lịch Sử Phật Giáo Trung Hoa, nguồn www.quangduc.com
[6] E. Zurcher, The Buddhist Conquest Of China, Thạnh Xương, Đài Bắc, Đài Loan, 1959, Huỳnh Kim Quang địch, nguồn: www.thuvienhoasen.org
[7] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Chương IV, nguồn: www.thuvienhoasen.org
[8] Nguyễn Lang, Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Tập 1, Chương 1, nguồn: www.langmai.org
[9] Thích Tuệ Sỹ, Văn Minh Tiểu Phẩm, nguồn: www.quangduc.com
[10] Nguyễn Trãi, Bình Ngô Đại Cáo, Ngô Tất Tố dịch, nguồn: www.vi.wikisource.org
[11] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập I, Chương II, nguồn: www.thuvienhoasen.org
[12] Xem Thích Nhật Từ, Đức:Phật Có Dạy 84000 Pháp Môn Hay Không, http://thuvienhoasen.org/a22455/duc-phat-co-day-84-000-phap-mon-khong ; và xem Cư Sĩ Nguyên Giác, Tu Học: Nói, Nghe, Đọc, Viết… http://thuvienhoasen.org/a22444/tu-hoc-noi-nghe-doc-viet
[13] Nguồn: http://84000.co/about/vision
[14] Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập I, Chương II, nguồn: www.thuvienhoasen.org