Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tu chỉnh Hiến Chương & trẻ hóa Giáo Hội

25/12/201307:19(Xem: 12467)
Tu chỉnh Hiến Chương & trẻ hóa Giáo Hội

chualongson-1b
TU CHỈNH HIẾN CHƯƠNG VÀ TRẺ HÓA GIÁO HỘI LÀ HAI YẾU TỐ CẤP THIẾT KHÔNG THỂ THIẾU TRONG THỜI ÐẠI TOÀN CẦU HÓA

(Tham luận đọc tại Đại hội Phật giáo Toàn quốc tại Hà Nội ngày 12-14/12/2007)

Hồng Quang

Kính bạch chư Tôn đức Tăng Ni,

Kính thưa quý vị khách quý,

Kính thưa chư thiện hữu tri thức Phật tử

Kính thưa qúy liệt vị:

Cũng tại hội trường nầy và vào tháng nầy năm năm trước, tôi hân hạnh được Giáo hội mời dự Ðại hội Phật giáo toàn quốc và đọc tham luận để trình bày một vài nét đặc thù về hiện tượng Phật giáo đang nở rộ cùng khắp bầu trời Âu Mỹ, nơi vốn có một truyền thống lâu đời của Kitô giáo. Trong bài tham luận, tôi cũng góp ý là Giáo hội nên kiện toàn cơ cấu tổ chức và điều hành để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới. Giáo hội phải là một tập hợp gồm cả bốn chúng, chứ không thể chỉ có một chúng như cái ghế chỉ có một chân không tự đứng vững được nói gì đến phát triển.

Năm năm qua những biến đổi vũ bảo của thế giới về đủ mọi mặt, từ công nghệ điện toán tin học đến khoa học không gian đã đưa phi thuyền đến thám hiểm hỏa tinh. Nhiều quốc gia thi đua phát triển vũ khí nguyên tử, Nhật bản và Trung quốc phóng phi thuyền lên không gian. Làn sóng Toàn cầu hóa đã kéo theo những va chạm và giao thoa không lường giữa các nền văn hóa thiếu đậm đà bản sắc dân tộc và những “giáo hội” già nua dễ bị cuốn hút vào những khu rừng đầy hương thơm nhưng không ít cỏ dại và thú dữ. Từ chiến tranh lạnh bước qua chiến tranh tôn giáo ngay cả giữa những người cùng một quốc gia và cùng thờ một Chúa. 

Dưới ánh sáng của lý trí và khoa học, trước bao tang thương khủng khiếp cho nhân loại mà phần lớn bắt nguồn từ tín ngưỡng, nên tôn giáo đang dần dà bị biến chất đổi dạng, nhưng Phật giáo là một đặc thù biệt lệ vì Phật giáo “Không những thích hợp với thời đại, vơí lý trí và nhân tính mà còn vượt qua khoa học nữa.”Bởi thế kể từ năm 2000, Liên hiệp quốc, một tổ chức thế giá nhất thế giới, đã tổ chức lễ Tam hợp kỷ niệm ba ngày quan trọng (đản sinh, thành đạo và nhập niết bàn) của Phật Thích Ca không phải vì đức Phật là Người sáng lập ra đạo Phật mà vì Ngài là bậc Vỹ nhân Văn hoá của nhân loạivà giáo lý của ngài giúp ích cho nền hòa bình (peace) thế giới, tạo sự cảm thông hỷ xã (goodwill) giữa các quốc gia và Từ bi thương yêu (compassion) muôn loài. Là người Phật tử, chúng ta nên cảm thấy hãnh diện và phấn khởi vì đã theo một tôn giáo được một định chế có uy tín nhất thế giới đứng ra tổ chức lễ Tam hợp của Ðấng Từ phụ.

Trên lãnh vực quốc gia, từ một nền kinh tế hoạch định tập trung,Việt Nam bước qua kinh tế thị trường, từ nền kinh tế chỉ huy theo kiểu hợp tác xã bước qua nền kinh tế tự do đã thay đổi đất nước Việt Nam từ tình trạng kiệt quệ vì chiến tranh của những năm sau 1975 với dân số chưa đến 40 triệu người, ngày nay dân số hơn gấp đôi, nhưng người dân Việt không những đủ ăn đủ mặc mà còn là một nước xuất cảng gạo đứng hàng thứ nhì trên thế giới, cao su đứng hạng ba, những thực phẩm chế biến được xuất cảng ra nước ngoài mang ngoại tệ về cho quốc gia. Từ một nước bị chiến tranh điêu tàn và lạc hậu, ngày nay trên 70% người Việt cảm thấy cuộc sống có hạnh phúc…Ðiện, điện thoại, tivi, internet được cung cấp cùng khắp từ thành thị đến thôn quê thay thế cho những đêm trường tối tăm u tịch của những mùa chinh chiến điêu tàn đã đi qua. Từ một quốc gia bị cô lập trở thành một thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc với tỉ số phiếu bầu 96 %. Có được những thành tựu rực rỡ ấy là nhờ vào chính sách biết canh tân đổi mới của chính phủ.

Ôn lại vài nét đặc thù ấy để chúng ta phấn khởi trên con đường phục vụ tổ quốc và hoằng hóa độ sanh, nhưng luôn luôn biết cảnh giác để khỏi bị rơi vào trạng thái tâm lý tự hào rồi quên canh tân phát triển để hộ quốc an dân và song hành với vận nước như lịch sử đã từng chứng minh.

Người Phật tử cũng còn hãnh diện hơn nữa là trong nhiều năm qua, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có những chương trình đào tạo Tăng Ni từ các lớp Cơ bản, Trung cấp đến Cao cấp Phật học. Một điểm đặc thù khác là trước 1975 số Tăng Ni du học nước ngoài không quá trên đầu ngón tay, thì ngày nay lên đến hàng trăm vị, và có nhiều vị đã đỗ đạt cấp bằng Tiến sĩ trở về nước để phục vụ Giáo hội.

Vào thời đại Lý Trần, chúng ta cũng thấy lúc con đã trưởng thành nhà vua nhường ngôi cho con và lên làm Thái thượng hoàng. Vì thế chính sách và kinh nghiệm lãnh đạo quốc gia như một dòng suối trôi chảy luân lưu không bị ngỡ ngàng gián đoạn. Ðó là một trong những lý do chính để hai thời đại nầy đem lại sự cực thịnh cho dân tộc không những về nội chính mà cả ngoại giao, quân sự, văn hoá và tôn giáo.

Cũng thế, chư Tôn túc Tăng Ni trong hàng lãnh đạo Giáo hội đã và sẽ bắt chước những kinh nghiệm vàng son của hai thời đại vừa kể để giao phó trọng trách gánh vác Giáo hội cho hàng Tăng Ni trẻ nào có tu và thực học, còn quý ngài đạo cao đức trọng, tuổi đời chồng chất cần phải có thì giờ an dưỡng và đóng vai trò như những ngôi sao Bắc đẩu để hàng hàng lớp lớp Tăng Ni tín đồ quy ngưỡng. Việc trẻ trung hóa thành phần lãnh đạo Giáo hội và Tu chỉnh Hiến chương là hai lãnh vực cấp thiết không thể thiếu trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.

Qua mạng lưới tin học toàn cầu, chúng ta thấy vô số ý kiến của Phật tử khắp năm châu mong mỏi Phật giáo Việt Nam cần phải canh tân đổi mới phương thức làm việc, để mang lại hiệu quả tối đa cho chương trình hoằng pháp lợi sanh và tránh cạm bẩy cũng như tụt hậu trong một thế giới toàn cầu hoá; cũng có nghĩa là Ðế quốc hoá. Tiêu biểu cho vô số ý kiến về canh tân đổi mới Giáo hội, chúng ta thấy trên mạng lưới toàn cầu, một cư sĩ trẻ tuổi, ông Hoàng Chương, viết. Xin được tóm lược:

“Sự chuyển mình của GHPGVN mà giới Phật tử Việt nam mong đợi là sự cải cách về phương thức điều hành, sự điều chỉnh về hiến chương, sự cải tổ sâu rộng về bộ máy nhân sự,...

Hàng cư sĩ Phật tử Việt nam ước mong và đợi chờ GHPGVN thay đổi hai lãnh vực chính trong kỳ đại hội sắp tới:

1. Đội ngũ lãnh đạo điều hành cần được trẻ hoá, lựa chọn từ những vị có giới hạnh, uy tín, có năng lực quản lý, điều hành thực sự, có phương hướng, chương trình phát triển, mở rộng mọi sinh hoạt PGVN...”

2. Hiến chương phải được tu chỉnh theo hướng linh hoạt, năng động trong mọi sinh hoạt văn hoá PGVN, cho phép điều chỉnh nhân sự thường xuyên, khi cần thiết nhằm xây dựng cấp lãnh đạo ngày càng hoàn thiện”.

Một vị tăng trẻ, thầy Thích Thanh Thắng viết bằng bầu nhiệt huyết nên văn phong hơi mạnh:

“…Trong khi đó, cách nhìn nhận về các giá trị tư tưởng của chúng ta vẫn chưa bước chân ra khỏi những năm đầu thế kỷ 20: “bế quan” tư tưởng và “tỏa cảng” với cái mới.

Trí thức Phật giáo ở đâu trong bước đồng hành với dân tộc tiến vào thế kỷ thứ 21? Nhìn quẩn, nhìn quanh trên mảnh đất chữ S này để đặt một câu hỏi mà biết chắc rằng sẽ có những câu trả lời không thỏa…Cả nước có 40.000 Tăng Ni, 10 triệu Phật tử (thuần thành) mà để xảy ra tình trạng thừa kiêm nhiệm thiếu tổ chức, thừa thâm niên thiếu sáng tạo đang làm mất dần niềm tin, ý chí phấn đấu của nhiều thế hệ kế cận và những người có cảm tình với đạo Phật…”

Ðặc biệt hơn, trong một bài báo đăng trên tạp chí Giác Ngộ gần đây, Hòa thượng Thích Trí Quảng viết: 

“…chúng tôi luôn chủ trương là trẻ hóa hàng ngũ lãnh đạo Giáo hội”. …chủ trương trẻ trung hoá “đã được một số đông Tăng Ni, Phật tử đồng tình trong cuộc hội thảo kỷ niệm 25 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam.”Thực tế, không phải chỉ có một số đông Tăng Ni và Phật tử đồng tình mà phải nói đúng và rõ hơn là có hằng triệu triệu người con Phật Việt Nam đồng tình.

“…Đại lễ Phật đản PL.2552 - 2008 sẽ được tổ chức tại thủ đô Hà Nội…

Vì thế, rất cần có nhiều Tăng Ni trẻ có kiến thức và thông thạo ngoại ngữ để có thể làm tốt công việc đối ngoại với các tổ chức Phật giáo bạn thuộc 53 nước trên thế giới đến tham dự”.

Cơ hội hơn hai ngàn năm một thuở, thế giới tổ chức Phật đản trên quê Việt Nam nên ban đại diện các tỉnh, quận, xả, thôn đồng loạt tổ chức rầm rộ ngày Phật đản với chương trình văn hoá, hội thảo, triển lãm, văn nghệ, xe hoa, phóng sanh, phóng đăng. Ðặc biệt là hệ thống thông tin các tỉnh nên trực tiếp truyền thanh truyền hình lễ Tam hợp tại Hà nội.

Sử dụng những nhân sự trẻ có đạo hạnh và kiến thức để bổ sung vào ban lãnh đạo giáo hội cũng giống như các minh quân, lúc con lớn thì cho tập làm vua, còn vua cha lên làm Thái thượng hoàng. Thế giới ngày nay rất văn minh, khoa học và đa dạng. Những tiện nghi và máy móc mới phải cần có những kiến thức mới, những mẫu người mới được đào luyện để đáp ứng các kỷ thuật mới. Ngày xưa, đi từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh phải dùng xe ngựa hoặc đi bộ mất 6 tháng, ngày nay chắc chắn không ai còn dùng phương tiện cũ ấy nữa mà dùng máy bay phản lực, chỉ cần 1 giờ 30 phút là đến đích.

Thủ lảnh của một quốc gia cũng thế, một người không đủ sức để cáng đáng hoặc kiêm nhiệm nhiều chức vụ cùng một lúc mà cần có các bộ trưởng, phụ tá và cố vấn. Tổng thống và Thủ tướng của hầu hết các quốc gia văn minh trên thế giới ngày nay, kể cả Thủ tướng Việt Nam, cũng chỉ tại vị hai nhiệm kỳ, tổng cọng có tám năm mà thôi. Trong lúc đó, một vài vị trong Giáo hội chúng ta kiêm nhiệm nhiều chức vụ, tái nhiệm nhiều lần, tại vị hơn 20 năm mà vẫn tồn tục

Nếu không có sự đổi mới nhân sự và canh tân phương pháp làm việc, Phật giáo Việt Nam không những không thể đồng hành cùng dân tộc mà còn bị đẩy dần ra khỏi sinh hoạt quốc gia, ra khỏi nền văn hóa dân tộc. Thật vậy, nếu không đọc báo, không cần xem Tivi, không biết sử dụng internet, không chịu canh tân đổi mới, và cứ tưởng rằng Phật giáo chiếm 80% dân số cả nước là một sự tin tưởng thiếu cơ sở. Ðây là một trong những thông tin mới nhất:

Bản báo cáo về Tự do Tôn giáo Thế giới năm 2007 của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, công bố ngày 14/9/2007, đăng trên trang web Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ: hanoi.usembassy.gov trong đó có một sự kiện rất đáng chú ý: Ước tính số tín đồ Tin Lành trong cả nước từ 500 nghìn -theo con số chính thức của Chính phủ - đến 1,6 triệu theo ước tính của các nhà thờ. Ước tính trong10 năm qua, số lượng tín đồ Tin Lành tăng 600%. Theo tốc độ này nếu kéo dài 20 năm tới thì có thể nửa dân số Việt Nam sẽ là tín đồ Tin Lành.

Tại các quốc gia tân tiến Tây phương, Phật giáo biết xử dụng nhân tài và tuổi trẻ nên nhiều nhà thờ đã biến thành chùa* và hằng triệu tín đồ các tôn giáo độc thần đã trở thành Phật tử. Trái lại tại Việt Nam, nếu Phật Giáo không canh tân đổi mới thì, những ngôi chùa sẽ biến thành nhà thờ, hằng loạt Phật tử sẽ cải đạo và nội chiến sẽ xẩy ra nhiều nơi, quốc gia phải tứ phương thọ địch. Năm 2001, một giáo phái Tin lành tại Cao nguyên đòi thành lập một nước Ðê-ga Tin lành tự trị tách rời khỏi Việt Nam là một dấu hiệu.

Hiện nay, trên quê hương còn nhiều làng xa đô thị và vùng sắc tộc, tín ngưỡng tâm linh còn bỏ ngỏ. Giống như đám đất trống nếu không có người có khả năng và kiến thức để trồng vào đó những hạt giống tốt thì cỏ dại sẽ lan tràn. Và những đám cỏ dại nầy không những sẽ tiếp tục tàn phá quê hương như lịch sử cho thấy mà còn góp phần vào việc làm bất ổn cho khu vực và cho cả thế giới. Nam Thái Lan ngày nay là một bằng chứng. Miến Điện là một thí dụ khác. Nội chiến tại Iraq và nhiều nước ở châu Mỹ La tinh và Phi châu đã làm cho những mỹ từ tự do, dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo trở thành những lá bùa hộ mệnh cho những kẻ xâm lăng, mà Việt Nam là một trong những nạn nhân thường bị nhắm đến qua nhiều thế hệ và nay vẫn còn tồn tục. Do đó, những Tăng Ni trẻ trung có tu và thực học không những cần bổ nhiệm vào các chức vụ của giáo hội Trung ương mà còn tại các tỉnh thành quận huyện nữa. Nếu mỗi người ra gánh vác việc Giáo hội đều có niềm tự hào rằng các vua quan thời Lý Trần đã làm vẻ vang dân tộc Việt, mà chúng ta cũng là con người như quý ngài tại sao chúng ta không làm được? Ðặt câu hỏi và tự hào như thế để ban Ðại diện Phật giáo từ Trung ương đến các tỉnh, thành, huyện, xã, thôn trong nhiệm kỳ 5 năm sắp tới sẽ cải tiến và làm đẹp hơn, tốt hơn cho mình và cho quê hương. Biến những “mảnh đất” tâm linh còn “hoang phế” thành những người con dân biết phụng sự Tổ quốc tức là phụng sự Phật, biến ban Tri sự còn tiêu cực tại tỉnh nhà thành ban Tri sự gương mẫu thực hiện được những công trình Phật sự mang tính thế kỷ, biến những vùng thiếu an ninh, trộm cắp, tệ đoan xã hội thành những vùng dân sống an lành hạnh phúc. Nhất là cải đổi, chuyển hóa những người ăn hối lộ tham nhũng làm cạn kiệt ngân khố nhà nước và làm mất thể diện quốc gia trên trường quốc tế để cho họ ý thức được lẽ vô thường và trở thành những công dân tốt trong xã hội.

Trên nhiều trang nhà điện tử như, www.phattuvietnam.net, www.vanhoaphatgiao.com, www.giaodiemoline.com,...chúng ta cũng đọc được những băn khoăn trăn trở về Hiến chương để Giáo hội có thể nhập thế và vận hành trong thời đại mới (tóm lược):

“Hiến chương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam là văn kiện căn bản nhất để qua đó, Giáo hội trình hiện căn cước văn hóa, thiết kế khung sườn tổ chức, và quy định quy trình vận hành của Giáo hội.

Giáo hội là một cấu trúc động, lại luôn luôn quy chiếu và hành hoạt trong một hệ quy chiếu văn hóa và xã hội thay đổi thường xuyên, nên Hiến chương của Giáo hội cần được khảo nghiệm lại định kỳ (hay bất thường) để xét lại giá trị và tính cập nhật của nó…Ngoài ra, tu chính Hiến chương còn là dịp để Giáo hội “sửa” (tu) và “đổi cho đúng” (chỉnh) chính mình để phù hợp với những yêu cầu của thời đại, và chuẩn bị đón đầu những cơ hội và thách thức của tương lai.

Tu chỉnh Hiến chương …để nâng cao hiệu quả bên trong, và Đối trị với đổi thay bên ngoài…

Hiến chương hiện nay của Giáo hội được ban hành năm 1981, và lần cuối cùng được tu chính là tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội vào ngày 23 tháng 11 năm 1997. Như vậy, đến Đại hội VI năm 2007 là được 10 năm, một khoảng thời gian tương đối dài trong thời đại mà con người Việt Nam, xã hội Việt Nam và cuộc sống Việt Nam đang thay đổi với tốc độ vũ bảo. Và thế giới, trong hầu hết mọi lãnh vực, cũng từng ngày đổi thay, để thiết lập những quy luật tương giao trong một trật tự toàn cầu mới, để giải quyết những khủng hoảng mới phát sinh, để khai thác những cơ hội mới khám phá, và nhất là để xử lý những nhu cầu càng lúc càng phức tạp, càng lúc càng ẩn chứa nhiều thách thức trong cuộc sống con người.

Thật vậy, thử liệt kê một số thay đổi lớn, cả ở trong lẫn ngoài nước, có tác động lên nội dung của một bản Hiến chương được chấp thuận từ 10 năm trước.

  • Trước hết là từ năm 1997, trên thế giới:

Cuộc cách mạng tin họctiếp tục đem lại những công cụ đa năng, đa dụng và phổ quát, giúp con người hiểu biết nhiều hơn, sâu hơn và nhanh hơn.

Những khám phá mới trong ba ngành khoa học tự nhiênlà vật lý học, vũ trụ học và sinh hóa họcđã làm đảo lộn những nề nếp nhận thức cũ về vũ trụ quan và nhân sinh quan của con người. Kéo theo một số suy nghiệm triết học và thần học mới về những vấn đề siêu hình học, xã hội học và tôn giáo học. Phật giáo, như một biệt lệ lạ lùng, và ở một số chuyên ngành, bỗng trở thành bảng chỉ đường, nguồn hứng khởi và năng lượng nội sinh cho ba ngành khoa học vừa kể.

Tôn giáo có tổ chức (organized religions), và những động thái nhập thế của nó, bỗng trở thành nguyên ủy của các cuộc tranh chấp đẩm máu siêu biên giới, đẩy nhiều quốc gia vào các mâu thuẫn khó hàn gắn… vô tình tạo tiền đề xã hội cho sự phát triển của một đạo Phật nhân bản, hiện đại và khai phóng. 

  • Liên tục hơn 15 năm của 4 nhiệm kỳ Tổng thống, nước Mỹ,...phát động và triển khai chiến lược toàn cầu hóa kinh tếtrên mọi vùng lục địa, làm thay đổi đến tận gốc rễ nếp sống kinh tế, xã hội và văn hóa … Song song với những tiện ích vật chất mới là những tác hại vào các giá trị truyền thống của gia đình, xã hội và dân tộc, nhiều khi đẩy một số quốc gia thiếu bản lãnh văn hóa vào những cuộc phiêu lưu hoang dại.
    • Riêng tại Việt Nam, cũng từ năm 1997 đó cho đến nay, 2007, về tôn giáo:

Công giáo và Tin Lành quốc tế, với sự hợp tác chặt chẽ của các giáo hội địa phương, đã phát động những kế sách truyền đạo tại Việt Nam để tìm cách đổi đạo tín đồ của những tôn giáo truyền thống bản địa, trong đó có Phật giáo. Những kế sách nầy thì tinh vi và quyết liệt, nhiều khi dẫm nát nền văn hóa dân tộc (Tông huấn Á châu của Vatican), hoặc mang theo những mưu đồ chính trị (quốc gia tự trị Dega của Tin Lành ở Tây nguyên)…”

Từ các chỉ dấu này, chắc chắn người Phật tử của năm 2007 không còn là người Phật tử của năm 1997 nữa. Quốc gia Việt Nam và thế giới của năm 2007 cũng không còn là một quốc gia của năm 1997 nữa…Do đó, việc tu chỉnh Hiến chương của Giáo hội rất cần thiết và cấp bách để trẻ trung hoá Giáo hội, để cải tiến phương thức làm việc, giới hạn việc kiêm nhiệm không cần thiết và việc tái nhiệm quá lâu dài để Giáo hội không còn như một ngôi nhà Cổ để chiêm ngưỡng mà một ngôi nhà sinh động mang Tầm vóc của Thế kỷ mới”.

Bài tham luận trong Hội thảo năm qua do Viện Nghiên cứu Phật học TP. Hồ Chí Minh tổ chức, tôi nhận định rằng, các tôn giáo độc thần có sáu điệu kiện làm cho họ mạnh: Có huấn luyện, có tổ chức, có tiền, cuồng tín, có đế quốc hỗ trợ, và truyền vào giới dân nghèo và thất học. Phật giáo không cần phải bắt chước tôn giáo khác nhưng cũng cần có ba điều kiện mà tôi gọi là một phương trình toán học ba chữ T: Tâm, Trí và Tiền. Thí dụ người đi buôn, nếu không thích nghề làm sao buôn được. Nếu thích nghề buôn nhưng không có trí tuệ, không có kinh nghiệm, thiếu sức lực và khả năng thì sẽ bị sạt nghiệp. Có hai yếu tố trên nhưng thiếu tiền cũng khó lòng thành tựu. Riêng Phật giáo, từ trước đến giờ không có một cơ quan làm ra tiền cho Giáo hội chi tiêu, nhưng hàng cư sĩ tại gia lúc nào cũng sẵn sàng tứ sự cúng dường. Do đó, chữ T thứ ba chưa cần thiết trong lúc nầy. Chúng ta chỉ còn lại hai chữ T là Tâm và Trí mà thôi. Vấn đề chỉ có giãn đơn như thế mà Giáo hội chúng ta nếu không chịu trọng dụng thành phần Tăng Ni có tu, có trí tuệ có kiến thức của thời đại mới thì Giáo hội tự đi vào con đường bế tắc, sẽ bị đẩy dần ra khỏi dòng sinh mệnh của dân tộc như trên tôi đã dẫn chứng là tín đồ Tin Lành có thể chiếm 50% dân số Việt Nam trong hai mươi năm tới. Những độc thần giáo có tác hại cho quê hương, có gây tang thương cho nhân loại hay không thì lịch sử đã chứng minh, mà chúng ta không cần luận biện ở đây.

Tóm lại, đất nước Việt Nam ngày nay không giống như thời bị trị của thế kỷ qua, không còn ăn cơm độn sắn trộn bo bo như hơn 30 năm trước. Phật giáo nhìn chung, chúng ta thấy chỉ có một số rất ít Phật tử thiếu trí tuệ, muốn Phật giáo phải đối kháng chính trị một mất một còn với chính phủ Việt Nam. Hành động ngây thơ nầy làm cho các tôn giáo độc thần dễ phát triển, còn Phật giáo thì kiệt quệ dần và Việt Nam có thể dễ bị nội chiến. Lúc đó, qua chương trình viện trợ, thực phẫm vàdược phẫm hết hạn cũng được dùng để đổi đạo.

Ngoài hành động đáng phàn nàn vừa nói, Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước đang trưởng thành với đà tiến hóa chung của dân tộc và nhân loại. Tăng Ni, Cư sĩ khá đủ nhận thức và trí tuệ để hỗ trợ Giáo hội trong chương trình truyền trì chánh pháp trong thời đại mới.

Tuy nhiên, chúng ta luôn luôn cần tĩnh thức: thế giới bên ngoài càng văn minh thì càng có nhiều mánh mung tinh tế. Phật giáo (trong và ngoài nước) cũng đang đối diện với những vấn nạn quyết liệt mà chúng ta không thể thờ ơ: nội trùng bên trong và ngoại giáo bên ngoài. Toàn cầu hóa, trên một mặt khác cũng có nghĩa là đế quốc hóa, sẽ làm lung lay tận gốc rễ nền tảng quốc gia, xã hội và gia đình; đạo đức suy đồi cùng khắp trên tất cả từng lớp xã hội. Nạn Tăng Ni lạm phát, phẩm hơi thấp, nhưng lượng quá cao sẽ dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho Phật giáo trước sự ngưỡng vọng của tín đồ, v.v.

Ðể Phật giáo vẫn mãi mãi là một điểm tựa cần thiết cho tâm linh, là kẻ đồng hành cùng dân tộc, là một tôn giáo hộ quốc an dân và để tránh những hiễm họa vừa kể thì, Hiến chương Giáo hội cần được Tu chỉnh, nhân sự cần có hai chữ T và thời gian phục vụ cần quy định. Ðược như thế, thời đại Lý Trần là đây, các vua quan thời Lý Trần chính là các bậc tôn túc của Phật giáo đang hiện diện trong hội trường nầy.

Trân trọng kính chào liệt qúy vị.

Hồng Quang

1.12.2007

California, Hoa Kỳ

* Riêng chỉ một cọng đồng nhỏ bé Phật giáo Việt Nam tại miền Nam Califonia không mà thôi cũng đã có 3 ngôi chùa nguyên là nhà thờ: Chùa Diệu Pháp ở San Gabriel, chùa Bảo Quang và tu viện Hoa Nghiêm ở Garden Grove.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2021(Xem: 14298)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 9030)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
15/09/2020(Xem: 12325)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 13921)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
09/04/2020(Xem: 6399)
Thành phố Sa Đéc hiện có trên dưới 48 cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, nhà thờ họ,…) và trong đó không ít những ngôi chùa, đình có niên đại trên 100 tuổi (chùa Phước Hưng xây dựng vào 1838 tính đến nay 177 năm, chùa Quảng Phước xây dựng vào 1858, tuổi thọ cũng gần 160 năm, đình Tân Quy Tây thờ vị thần hoàng khai khẩn đất đai Võ Ngọc Minh được xây dựng vào năm 1812, hơn 200 tuổi…). Bài viết của chúng tôi tập trung giới thiệu 3 trong số quần thể di tích chùa, đình cổ ở đây với số lượng văn bản Hán Nôm vượt trội, cũng như lịch sử lâu đời: Chùa cổ Phước Hưng, chùa Bà Thiên Hậu của công đồng người Hoa và đình Vĩnh Phước.
05/03/2020(Xem: 7878)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.
20/02/2020(Xem: 5372)
Lịch sử Phật Giáo thường rất mù mờ. Hơn nữa, những chuyện của khoảng 2 ngàn năm trước đã quá xa xưa, rất khó kết luận chắc nịch được.
13/02/2020(Xem: 10901)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 17385)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
08/11/2019(Xem: 11696)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]