Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần Thứ Ba [A]

10/04/201303:44(Xem: 14385)
Phần Thứ Ba [A]

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

VIỆN HÓA ĐẠO

---oOo---

 

50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Sa mônTHÍCH THIỆN HOA soạn

flowerba

Tập II:

PHẬT GIÁO VIỆT NAM NGÀY NAY

hay là

50 NĂM CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM

------------

 

PHẦN THỨ III [A]

11 Quận Đô Thành

29 Tỉnh và Thị xã Miền Nam

19 Tỉnh và Thị Xã Miền Trung

Phụ chú:

- Muốn biết sự hoạt của Phật Giáo ở mỗi Tỉnh mạnh hay yếu thế nào? Quý vị cứ xem mục lục của mỗi tỉnh ở sau; đồng thời để Ban đại diện mỗi Tỉnh so sánh nhau hầu xúc tiến Phật sự.

- Tỉnh nào gởi báo cáo đầy đủ và về trước chúng tôi cho in trước, không theo thứ tự địa dư của tỉnh.

- Những tỉnh Giáo hội nào gởi báo cáo về rồi và được in vào quyển sách này, xin quý vị xem xét lại, nếu có chổ nào sai hoặc thiếu hay dư, xin gởi bản đính chính về Viện gấp, để kịp thời sửa chửa sau khi in thật khỏi bị khuyết điểm.

- Yêu cầu quí vị Chánh đại diện Giáo hội Tỉnh, Quận, Thị xã, gởi về chúng tôi mỗi một tấm ảnh và một vài ảnh chuà kiêu mẫu trong tỉnh hay một vài ảnh sinh hoạt về từ thiện xã hội, đều cở 9x12, để in vào tập nầy

1. PHẦN THỨ III CÁC TỈNH

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI AN GIANG

(Thị xã Long Xuyên báo cáo ngày 09.01.1970)

Tỉnh An Giang thuộc về miền Khánh Anh, có nhiều Tôn giáo và giáo phái . Vì ảnh hưởng của địa dư, phong thổ, đất đai màu mở, theo giòng sông quanh cuồn cuộn của sông Cửu Long, với nếp sống phú tín ngưỡng của dân cư, nên tỉnh An Giang là đất sống của nhiều giáo phái .

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo Phái:

Toàn tỉnh A Giang có 16 Tôn giáo và giáo phái:

1. Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất

2. Theravada (Phật Giáo Việt Nam Thống nhất)

3. Phật Giáo cổ Sơn Môn

4. Phật Giáo Lục hoà Tăng

5. Phật Giáo Khất sĩ

6. Tịnh độ cư Sĩ

7. Phật Giáo Hoà hảo

8. Phật Giáo Tứ Ân

Ngoài 8 tôn giáo Phật Giáo còn:

9. Đạo cao Đài Tây Ninh

10. Đạo Thiên Chúa

11. Đạo Tin Lành

12. Hồi giáo

13. Bahali

14. Thiên Khai Huỳnh Đạo

15. Đạo Ba Cứ

16. Đạo Nước Dạnh Đồng, Bóng, Phù, Chú .

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Tỉnh An Giang có 163 cơ sở Tín Ngưỡng của Phật Giáo:

14 ngôi chùa theo Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất

40 ngôi chùa của Giáo hội Cổ Sơn Môn, Tịnh độ Cư Sĩ, Phật Giáo Hoà Hảo.

03 ngôi chùa Miên

100 am và cốc

Ngoài 163 cơ sở tín ngưỡng của Phật Giáo, còn có:

16 Thánh thất Cao đài

26 Nhà thờ Thiên Chúa

08 Nhà thờ Tin Lành

01 Nhà thờ Hồi Giáo

03 Đình thờ Đạo ba hali

38 Đình thờ Thần trong 38 xã.

III. Dân Số và Tín đồ các giáo phái:

Tỉnh An Giang, dân số có 532516 người,chia ra như sau:

1 - Phật Giáo

Giáo hội PGVNTN…… 30.650 tín đồ 5,65 %

Cổ Sơn môn và Khất sĩ 21.341tín đồ 4,05 %

Phật Giáo Hoà hảo 389.362 tín đồ 73,20 %

Phật Giáo nhưng lơ là 17.880 tín đồ 03,30 %

cộng chung 459.233 tín đồ 86,20 %

2 - Cao Đài …………………………………21.867 tín đồ 04,10 %

3 - Thiên Chúa………………………………46.300 tín đồ 08,75 %

4 - Tin Lành …………………………………….911 tín đồ 00,17 %

5 - Hồi Giáo………………………………………072 tín đồ 00,01 %

Tín ngưỡng khác……………………………..4040 tín đồ 00,76 %

IV. Số lượng Tăng Ni.

Trong tỉnh An Giang có 570 Tăng Ni:

- 100 theo Phật Giáo Việt Nam Thống nhất

- 300 theo Cổ sơn Môn và Lục Hoà Tăng

- 100 Tăng sĩ Nam tông (thervada)

- 070 Tăng Ni phái Khất sĩ

Trong số 570 Tăng Ni gồm có:

- 490 Tăng và 80 Ni

- 260 Tỳ Kheo và 310 Sa Di

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

- 350 Học sinh Phật tử (đang rời rạc, vì thiếu duyên )

- 070 Đoàn sinh Gia đình Phật tử.

VI. Số lượng Học Tăng và Học Ni:

- 08 học tăng từ đệ thất đến đệ Nhị

- 03 học Ni từ đệ lục đến đệ Nhị

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ Đề:

Tổng số học sinh 2 Trường Bồ đề là 1.240 học sinh:

- 841 Nam sinh

- 399 Nữ sinh

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Đã tổ chức 16 Ban Đại diện:

- 01 Ban đại diện Tỉnh

- 04 Ban đại diện Quận (chỉ có 4 quận)

- 11 Ban đại diện Xã (4 quận có 38 xã) Mỹ Phước, Mỹ Thới, Bình Hoà, Vĩnh Trạch, Thoại Sơn, Vọng Khê, Trung An, Trung Nhứt, Tân Mỹ, Mỹ Luông, Long Điền.

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- 1 Phật học Viện ở chùa Phước Thạnh thành lập năm 1968 dạy 30 Tăng sinh về Tiểu học Phật Giáo dạy được 3 năm, vì thiếu duyên nên mới tạm đình chỉ .

- 2 trường Bồ đề, dạy từ đệ Thất đến đệ Nhứt, tất cả 17 lớp.

- 1 thư viện chùa Quảng đức

- 1 phòng đọc sách ở xã Tân Mỹ, quận Chợ Mới

Ngoài Phật Giáo Thống nhất, Thiên Chúa có cơ sở đồ sộ như sau:

- 5 trường Trung học

- 6 trường Tiểu học

- 1 phòng đọc sách

Phật Giáo Hoà Hảo có

- 3 trường Trung học

- 1 trường Đại học

- 3 phòng đọc sách

Đạo tin Lành có:

- 3 Trường Mẫu giáo

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 11 ký nhi viện (duy trì không nổi đã giao lại Chánh phủ)

- 1 quán cơm xã hội (vì thiếu duyên nên tạm đình chỉ)

- 1 phòng châm cứu tại Chùa Quảng Đức

- 1 phòng thuốc tại xã Trung an.

Ban từ thiện của Tỉnh Giáo hội dã tích cực trong việc cứu trợ nạn chiến cuộc và thiên tai thuỷ lụt ở miền Trung. Ngoài ra Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống nhất có:

- 1 ký nhi viện Tin Lành

- 4 phòng thuốc từ thiện của Tịnh độ Cư sĩ

- 2 phòng phát thuốc nhỏ của Phật Giáo Hoà Hảo

- 1 Cô nhi viện và Hộ sinh của Thiên Chúa Giáo

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội An Giang gồm có:

- 12 trụ sở Hoằng pháp

- 02 vị giảng sư

- 02 lớp giáo lý

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội chỉ có ba ngôi chùa: Quảng đức, Phước Thạnh và Bửu Long, Trường Bồ đề còn thiếu nợ 2 triệu đồng.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Tỉnh Giáo hội An Giang có ba Ban văn nghệ Phật Giáo

- Ban văn nghệ Gia đình Phật tử

- Ban văn nghê học sinh Phật tử

- Ban văn nghệ nhân Phật tử

Gồm có các bộ môn như: Ca, kịch, vũ, Cổ nhạc, tân nhạc, chiếu phim.Kết quả gây nhiều thiện cảm quần chúng.

XIV. Nghi lễ:

Vấn đề tán tụng tại 4 chùa xưa ở xã còn giữ theo nghi thức cũ như: trống đẩu. Còn phần nhiều đều cải cách phù hợp theo bây giờ. Về lễ phục thì Cổ sơn Môn còn vẽ rườm rà màu sắc.

XV. Pháp môn tu:

Hầu hết tín đồ đều tu pháp môn Tịnh độ, một số ít Tu Thiền định, Giới trí thức thì nặng về triết lý, còn bình dân nặng về tín ngưỡng còn một số thích hoạt động xã hội.

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và dân tộc:

Trong những năm tranh đấu có nhiều công chức và quân nhân Phật tử bị thuyên chuyển. Không nắm rõ con số chỉ phỏng độ 20 người. Ở thôn quê thì bị đe doạ bắt tra khảo hoặc mời thẩm vấn 12 người . Giáo hội tỉnh đã can thiệp với chính quyền xong .

XVII. Mỗi Quận:

a) Chùa Quảng Đức 29 Gia Long tại Thị xã Long Xuyên nơi đặt Văn phòng của bna đại diện Tỉnh, do Thượng toạ Thích Tắc Phước làm Chánh đại diện, hiện cư 8 chư Tăng

Chùa Phước Hậu ở xã Mỹ Phước, 4 Tăng (tư sản)

Chùa An Hương ở xã Mỹ Phước, 2 Ni tư sản

Chùa Kỳ viên ở xã Bình Hoà, 2 Tăng tư sản

Chùa Phước Thạnh xã Mỹ Thới, 2 Tăng

b) Quận Chợ Mới:

Chùa Hội Phước, An Long, Long Hoà, hiện ba ngôi chùa nầy bị hăm doạ, các vị Trụ trì đã trốn. Hoà hảo chiếm là trụ sở

Chùa Bửu Long ở xã Mỹ Luông, 3 Tăng

Chùa Phước Long 2 Tăng (Tư sản)

Tịnh – xá Quang – Minh xã Tân Mỹ 1 Ni

c) Quận Thốt Nốt:

Chùa Phước Long xã Trung Nhứt, 4 Tăng (Tư sản)

Chùa Giác –Nguyên xã trung –An, 4 Tăng

Chùa Vi Phước xã TrungAn, 2 Tăng

Niệm Phật Đường Trung An

d) Quận Huệ Đức;

Chùa Thoại Sơn xã Thoại Sơn (Núi Sập)

Chùa Phật Lớn xã Vọng Thê (Núi Ba Thê)

DÂN SỐ VÀ TÍN ĐỒ TRONG 4 QUẬN

- Trong Tỉnh có 4 Quận, dân số 532516 người theo các Tôn giáo như sau

Tôn – Giáo

Quận

Châu Thành

Quận

Chợ Mới

Quận

Thốt Nốt

Quận

Huệ Đức

Tổng

Cộng

Tỷ lệ

GH.PGVNTN

PG.C.S.M.K.S

PG. Hoà Hảo

PG. Nhưng lơ là

Cao Đài

Thiên Chúa

Tin Lành

Hồi Giáo

Tín ngưỡng khác

Tổng Cộng:

19.610

13.426

136.442

8.697

6.920

11.684

762

72

3.248

200.922

4.040

3.220

140.069

6.150

11.256

8.217

080

172.482

3.500

2.796

87.736

2.983

2.022

24.856

07

75

124.115

30650

1.899

25.115

050

1.669

1.943

70

77

34.987

30.650

21.341

389362

17.880

21.867

46.300

919

72

4.040

532.516

5,65%

4,05%

73,20%

3,30%

4,10%

8,75%

0,17%

0,01%

0,76%

100%

Phụ chú:Yêu cầu Ban Đại diện Quận, Tỉnh kiểm soát lại các koản trên đây, nếu có chó nào sai lầm hoặc thiếu hay thừa, xin gởi bản đính chính về gấp, để chúng tôi kịp thời sửa chửa, khi in thật khỏi bị khuyết điểm.

- Xin quí Ban gởi cho chúng tôi mỗi vị Đại diện 1 tấm hình, hoặc ảnh một vài ngôi chùa kiểu mẫu trong tỏnh, hay một vài tấm ảnh, sinh hoạt của Ban từ thiện xã hội đều cở 9x12, để in vào quyển sách nầy.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

GIÁO HỘI TỈNH PHONG DINH (Thị xã Cần Thơ)

(báo cáo ngày 13.9.1970)

Tỉnh Phong Dinh thuộc miền Khánh Anh, ở miền Tây, sông Hậu Giang (Bá sắc).Vì ảnh hưởng địa dư, theo dòng sông Cũu Long, nên dân chúng tỉnh Phong Dinh có nhiều tín ngưỡng.

Toàn Tỉnh

I. Các Tôn Giáo và giáo phái:

Tỉnh Phong Dinh có 21 Tôn giáo và giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Nam tông (the rvada)

3. Phật giáo Cổ Sơn Môn

4. Phật giáo Lục hoà Tăng

5. Phật giáo Nguyên Thuỷ Việt Nam

6. Phật giáo Hoà hảo

7. Phật giáo Khất sĩ Việt Nam

8. Hội Phật học Nam Việt

9. Tịnh độ Tông

10. Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam

11. Phật giáo Minh Nguyệt cư sĩ Lâm

12. Cao đài Tây Ninh cư sĩ Lâm

13. Đạo Hiếu nghĩa Tứ Ân

14. Đạo Minh Ân

15. Thiên Chuá giáo

16. Đạo Tin Lành

17. Cơ đốc Việt Nam

18. Đạo ba hali

19. Thiên Khai Huỳnh Đạo

20. Hoà đồng Tôn gioá

21. Đàn Tiên (đàn tiên)

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Tỉnh Phong Dinh có 283 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 40 chùa thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

- 13 Chùa Nam Tông (The ravada)

- 16 chùa Thiền Lâm

- 6 chùa Tịnh độ Cư sĩ Việt Nam

- 13 chùa Cổ sơn môn và Lục Hoà Tăng

- 1 chùa Hội Phật học Nam Việt

- 5 Tịnh Xá Khất sĩ Việt Nam

- 2 chùa Ni

- 8 chùa và 36 giảng đường Phật giáo Hoà Hảo

- 1 chùa Minh Nguyệt Cư sĩ Lâm

- 2 chùa Đàn Tiên

Ngoài 280 cơ sở tín ngưỡng thuộc Phật giáo, còn có:

- 22 chùa Cao đài Tây Ninh và Bến Tre

- 14 nhà thờ Thiên chúa giáo

- 6 nhà thờ Tin lành

- 2 nhà thờ Cơ đốc Phục Lâm

- 2 trụ sở đạo Ba hali

III. Dân số và tín đồ các Giáo phái:

Tín Phong Dinh, dân số 498,312 người, chia ra như sau:

1. Phật giáo:

Giáo hội PGVNTN :

293.917 tđ 58.98%

Phật Giáo Theravada :

18.369 tđ 3,67%

Tịnh độ Thiền Lâm :

10.319 tđ 2, 07%

Tịnh độ Cư sĩ V.N :

28,942 tđ 5,81%

Phật giáo Khất sĩ :

6.000 tđ 1,20%

PG Cổ SM và L.H.T :

2.773 tđ 0,57%

Phật giáo Hoà Hảo :

62.000 tđ 12,43%

Hội Phật Học N.V :

300 tđ 0.05%

Minh Nguyệt Cư sĩ L :

200 tđ 0,04%

Hai chùa Ni :

2.000 tđ 0,40%

2 chùa Đàn Tiên :

350 tđ 0,06%

Tổng cộng :

440.170 tín đồ 88,33%

2. Cao đài Tây Ninh và Cao đài Bến tre 40.370 tđ 8,10 %

3. Đạo Thiên chúa : 14.810 tđ 2,97 %

4. Đạo Tin Lành : 1.792 tđ 0,35%

5. Cơ đốc Phục Lâm : 1.000 tđ 0,22%

6. Đạo bahali : 170 tđ 0,03%

7. Tín ngưỡng khác? :

498.312 tđ 100%

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong Tỉnh Phong Dinh có 550 Tăng Ni

- 350 Sư Sải thuộc 6 ngôi chùa Tịnh Độ tông

- 30 chư Tăng thuộc 16 Thiền Lâm

- 17 chư Tăng thuộc 6 chùa Tịnh độ tông

- 5 vị Tăng và 20 Ni ở 5 Tịnh xá phái Khất sĩ

- 20 Tăng ở 13 chùa Cổ sơn môn và Lục Hoà Tăng

- 20 Ni ở trong 2 chùa Ni

- 3 vị Tăng ở chùa Hội Phật Học N.V

Trong số 550 Tăng Ni độ phỏng: 250 Tỳ kheo và 300 Sa di

V. Số lượng thanh Niên Phật tử:

- 3 Gia đình Phật tử (Chánh Đẳng, Giác Quang và Giác Trí ):

- 400 đoàn viên (độ phỏng)

- 60 Sinh viên Phật tử (độ phỏng)

- 160 học sinh Phật tử

VI. Số lượng học Tăng và học Ni:

Số học Tăng ?

Số học Ni ?

VII. Số lượng học sinh trường Bồ Đề:

- 400 học sinh Tiểu học

- 100 học sinh Mẫu giáo

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

- Đã tổ chức trên 7 Ban Đại diện

- 1 Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội

- 6 Ban Đại diện Quận (chỉ có 6 quận) và một Ban Đại diện Xã Ấp.

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- Phật học Viện chưa có

- 1 Trường Tiểu học Bồ Đề 8 lớp

- 1 Trường Mẫu giáo

- 1 Trường Bồ Đề của Nha Tuyên Uý Phật giáo

X. Cở sở từ thiện xã hội:

- 1 Trung Tâm xã hội Phật giáo Tỉnh

- 5 Chi nhánh xã hội Phật giáo Quận

- Trạm y tế để phát thuốc thí

- Trại tế bần, nhà tạm trú

- Mở trường dạy Cô nhi quả phụ, nạn nhân chiến tranh nghèo

Ban Từ thiện tận tâm tích cực giúp đỡ đồng bào nạn nhân chiến cuộc, nhứt là các kỳ bảo lụt miền Trung.

- Đợt thứ 1, Giáo hội xin thực phẩm cứu trợ nạn Tết Mậu Thân được 4.000 gia đình và 25.258 người lớn nhỏ tại Tỉnh và các quận .

- Đợt thứ 2, Giáo hội cứu trợ được 3.563 gia đình và 22.007 người lớn nhỏ tại tỉnh và các quận.

- Tỉnh Giáo hội can thiệp với chánh quyền để thả phạm nhân tại Trung tâm Cải huấn vào những ngày lễ Phật Đản, Vu Lan trong 3 năm qua được 375 người về đoàn ntụ với gia đình .

- Mỗi năm Giáo hội đều có tổ chức lẽ Qui y cho can phạm tại Trung Tâm cải huấn và uỷ lạo.

XI. Hoằng Pháp:

Giáo hội tỉnh PHONG DINH có tổ chức giảng giáo lý cho gia đình Phật tử, Học sinh Phật tử và học sinh Trường Tiểu học Bồ đề Khánh Quang, do Thượng toạ Bửu Lai và Đại đức Thích Đức Minh đảm trách .

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản của Giáo hội chỉ có một ngôi chùa Khánh Quang, kiến thiết mới đựơc phân nửa và một Ký nhi viện đều cất trên một miếng đất rộng 1.400 thước vuông (đất Giáo hội mới mua ) Trung tâm thàm phố, đại lộ Hoà bình.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Tỉnh Giáo hội có ba Ba văn nghệ:

- Ban Văn nghệ Gia đình Phật tử

- Ban Văn nghệ Học sinh Phật tử

- Ban Văn nghệ Quận nhân Phật tử

Gồm có các Bộ môn như sau: Ca vũ nhạc kịch tân cổ giao duyên, kết quả gây nhiều thiện với quần chúng .

XIV. Nghi Lễ:

Những chùa đã theo Giáo hội Phật giáo VNTN thì từ nghi cho đến y phục đều theo Giáo hội . Ngoài Giáo hội Thống nhất còn một số các chùa vẫn còn giữ tán tụng trống đẩu, áo mũ sớ điệp v..v.

XV. Pháp Môn Tu:

Hầu hết Tăng Tín Đồ đều tu theo pháp môn Tịnh Độ một ít tu về Thiền định, Giới Phật tử triư thức thì tìm hiểu triết lý của Phật để tu hành, còn giới bình dân thì chỉ thờ cúng lễ bái cầu phước. Và một số Phật tử nữa lại thích và công tác từ thiện xã hội, để giúp đồng bào trong lúc đau khổ .

Năm 1971, Giáo hội có tổ chức 2 khoá hạ: ở Khánh Quang và một ở Quan Âm, Tăng sĩ gần 100 vị kết tốt quả đẹp.

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

Một Thánh Tử Đạo: Ni cô Thích nữ Trí Túc tự thiêu ngày 3.10.1967 tại chùa Bảo An CẦn Thơ, để bảo vệ Hiến Chương Phật giáo và cầu nguyện hoà bình cho Việt Nam (xem quyển 50 chấn hưngn Phật giáo Việt Nam )

Từ năm 1963 đến nay, có nhiều Phật tử quân nhân, công chức sinh viên học sinh v..v. vì tranh đấu cho dân tộ và đạo pháp nên nhiều người bị hăm doạ bị thuyên chuyên. Vì thế nên cũng có mố số ngưới không giám hoạt động cho Giáo hội, vì hoàn cảnh gia đình, Giáo hội cũng cố gắng tìm cách ca thiệp với chính quyền để cho họp được vững lòng tin theo đường lối của Giáo hội .

MỖI QUẬN

I. Quận Châu Thành Thị Xã Cần Thơ:

1. Chùa Khánh Quang, đại lộ Hoà Bình, Trụ sở Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội, do Đại đức Huệ Thành giữ chức vụ Chánh Đại diện.

2. Chùa Bửu Liên đuờng Mạc đỉnh Chi

3. Chùa Quan Âm đường Lý Thái Tổ

4. Chùa Bửu Pháp, Phật giáo Nguyên Thủy, đường Tự do

5. Chùa Tu Viện Dược Sư đường Tự do

6. Tịnh xá Ngọc Liên đường Đề Thám

7. Chùa Phước Long ở Cái Răng

8. Chùa Bảo Trì đường Tạ Thu Thâu

9. Niệm Phật Đường Quảng đức

10. Chùa Bảo An đường Nguyễn Thái Học

11. Chùa Linh Thạnh ở Cái Răng

12. Chùa Thiền Lâm ở Cái Răng

13. Chùa Giacs Thiền ở Cái Răng

14. Chùa Tân Phước ở Cái Răng

15. Chùa Hội Linh ở Bình Tuỷ

Các Chùa sau đây chỉ liên lạc xã giao với GHPGVNTN:

16. Hội Phật Học Nam Việt đường Nguyễn Thái Học

17. Chùa Minh Nguyệt cư sĩ lâm

18. Chùa Tịnh độ cư sĩ Việt Nam, đại lộ Hoà Bình

19. Chùa Tây Thiên của Tịnh độ tông, đường Quang Trung

20. Chùa Thới Long, cầu đôi

21. Chùa Kiến Quốc của quân lộ 20

22. Chùa Ni Bảo An, đường Nguyễn Thái Học

23. Chùa Ni Thiên Quang, đường đi Long Xuyên

24. Chùa Kim Liên, đường đi Long Xuyên

25. Chùa Giác Hoàng đường Quang Trung

26. Chùa Munreseay Nam tông, đại lộ Hoà Bình

27. Chùa Vạn Đức (theo Việt Nam Quốc Tự)

Ngoài ra còn một Chùa của Cổ Sơn Môn và Lục Hoà Tăng

II. Quận Phong Điền:

Chùa Long Thọ, Trụ sở Ban đại diện Quận

III. Quận Phụng Hiệp:

Chùa Giác Long, Trụ sở Ban đại diện Quận

IV. Quận Thuận Nhơn:

Chùa Vạn Pháp, Trụ sở Ban đại diện Quận

V. Quận Phong Phú:

Chùa Quảng Đức, Trụ sở Ban đại diện Quận

VI. Quận Thuận Trung:

Chùa Phước Linh, Trụ sở Ban đại diện Quận

VII. Quận Phong Thận: (Quận mới thành lập)

Phụ chú:

Yêu cầu Ban đại diện Tỉnh và Quận kiểm soát lại các khoản trên đây, nếu có chổ nào sai lầm xin gởi bản cải chính về gấp, để chúng tôi kịp thời sửa chửa, khi in thật khỏi bị sơ sót.

Và xin quí Ban gởi cho chúng tôi mỗi vị Đại diện Tỉnh và một tấm ảnh, hoặc ảnh một vài ngôi chùa kiểu mẫu trong tỉnh, hay một vài tấm ảnh sinh hoạt từ thiện xã hội, tất cả đều cở 9x12 để in vào quyển sách nầy .

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

GIÁO HỘI TỈNH BÌNH TUY

(báo cáo ngày 6.01.1971)

Tỉnh Bình Tuy mới thành lập năm 1957 thuộc miền Khánh Hoà, nguyên trước kia là quận Hàm Tân La Gì cũ, thuộc về Tỉnh Bình Thuận, Trung phần. Dân cư phần nhiều sống về nghề Nông, Lâm và Ngư nghiệp, tín ngưỡng cổ truyền, ảnh hưởng từ lâu với Đạo Phật.

Tỉnh Bình Tuy có những di tích lịch sử, có thắng cảnh thiên nhiên. Như ở quận Hàm Tân có Hòn Bà, Đông Bà Sang, Bàu nước Dinh, hòn núi Ngự của Bảo Đại và cánh đồng phì nhiêu Tà bao rộng 1.000 mẫu .

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo phái:

Tỉnh Bình Tuy có 7 giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Cổ sơn Môn

3. Giáo hội Khất sĩ

4. Thiên chúa Giáo

5. Tin Lành

6. Đạo cao Đài

7. Bahali

II. Cơ sở Tín ngưõng:

Tỉnh Bình Tuy có 17 ngôi chùa và Niệm Phật đường:

- 16. Ngôi chùa thuộc Giáo hội PGVNTN

- 01. Ngôi chùa Pháp Bửu đường thuộc Cổ sơn Môn

- Các Xã Ấp Giáo hội đều có Niệm Phật Đường.

Ngoài cơ sở tín ngưỡng Phật giáo, còn có:

- 17. Nhà thờ Thiên chúa giáo

- 03. Nhà thờ Tin Lành

- 01. Giáo đường Đạo Bahali

- 02. Dinh thờ Ông Nam hải

- 01. Dinh thờ chúa Sơn Lâm

- 01. Dinh Thờ Thầy Thiếm

- 01. Dinh thờ âm linh

III. Dân số và tín đồ các giáo phái:

Tỉnh Bình Tuy, dân số nam phụ lão ấu 64,275 người.

- 40.000 tín đồ Phật giáo (độ phỏng) 60 %

- 24.275 tín đồ các tôn giáo khác (độ phỏng) 40 %

IV. Số Lượng Tăng Ni:

Tỉnh Giáo hội Bình Tuy có 20 vị Tăng Ni:

- 14 vị Tăng Ni của Giáo hội PGVN Thống nhất

- 03 vị Tăng Ni của Phái cổ Sơn Môn

- 03 vị Ni của phái Khất Sĩ

Trong số 20 vị nầy có:

- 12 Tăng và 8 vị Ni

- 06 vị Tỳ kheo Tăng

- 06 vị Tỳ Kheo

- 08 vị Sa di Ni

V. Số lượng Thanh niên Phật tử:

- 16 gia đình Phật tử sinh hoạt thường xuyên .

- 1400 đoàn sinh cả nam và nữ

Công tác địa phương sinh hoạt và cấm trại trong những ngày Phật Đản, Vu Lan, Thành Đạo và từ thiện xã hội đuợc nhiều thiện cảm tốt đẹp với quần chúng .

VI. Số lượng học Tăng và Ni:

- Số học Tăng? Không. (0)

- Số học Ni ? Không. (0)

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ Đề:

- 216 Học sinh cả Trung học và Tiểu học

- Lớp anh văn học buổi tối miễn phí

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

- 01 Ban Đại diện Tỉnh

- 03 Ban Đại diện Quận

- 13 Ban đại diện Xã

- 32 Ban Đại diện Ấp

Công tác Phật sự tiến bộ đều.

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- Phật học viên chưa có

- Trường Bồ Đề đang xúc tiến từ lớp I đến lớp VII

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

Giáo hội Bình Tuy không có phương tiện để cất Cô nhi viện Ký nhi viện v..v. Giáo hội có công tác cứu trợ thiên tai thuỷ lụt miền Trung và đồng bào Việt kiều hồi hương.

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội Bình Tuy, gồm có:

- 1 ngôi chùa Quảng Đức trụ sở Tỉnh Giáo hội

- 1 căn nhà lầu đúc beton cốt sắt

- 6 căn nhà trệt xây gạch lợp tôle làm trường học

- 3 căn nhà trù

- 1 Văn phòng tỉnh Giáo hội

- 2 mẫu 5 sào ruộng .

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Ban văn nghệ của Gia Đình Phật tử, chỉ trình diễn trong những ngày đại lễ, được quần chúng cảm mến. Gồm có các bộ môn: Ca vũ nhạc kịch và chiếu phim.

XIV. Nghi lễ:

Nghi thức tụng niệm theo Phật giáo Thống nhất

- Chư Tăng thì lễ phục màu vàng

- Cư sĩ thì lễ phục màu nâu.

XV. Pháp Môn tu:

Tất cả đều tu theo pháp môn Tịnh độ. Một số trí thức ưa Khảo cứu triết lý, một số đông thích về tín ngưỡng lễ bái và một số ưa làm việc xã hội .

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

Trong những năm tranh đấu, có một số quân nhân và công chức Phật tử bị thuyên chuyển hoặc bị ngưng chức. Dân chúng thôn quê đa số bị tình nghi và vu không thiên Cọng sản và bị bắt giam cầm buộc vào tội chống Chánh phú.

Tỉnh Giáo hội đã cố gắng bằng đủ hình thức can thiệp bằng văn thư hoặc trực tiếp chánh quyến để giải quyết nội vụ. Trừ trường hợp đặc biệt Giáo hội phải tranh đấu như vụ lính Mỹ hiếp dâm 2 nữ Phật tử bị chết tại Hàm Tân vừa qua; kết quả tốt đẹp, được quần chúng kính phục tinh thần phục vụ đồng bào, dân tộc của Giáo hội.

MỖI QUẬN

I. Thị xã Phước Hội:

1. Chùa Quảng Đức, trụ sở Ban đại diện Tỉnh Giáo hội do Đại đức Thích Quảng Thành làm chánh đại diện .

2. Chùa Pháp hội, trụ sở Tăng sĩ

3. Chùa Từ Vân thuộc Giáo hội ấp Phước thiện

4. Chùa Linh sơn Quan Âm, Giáo hội ấp Phước Thành

5. Chùa Huyền Long, Giáo hội Ấp Tân Long

6. Chùa Pháp Bảo Đường thuộc phái Cổ Sơn Môn .

7. Tịnh xá Ngọc Chiếu thuộc du tăng Khất sĩ

II. Quận Hàm Tân:

1. Chùa Quảng Hương thuộc Giáo hội xã Tân hiệp

2. Chùa Kỳ Quang thuộc Giáo hội Xã Tân Mỹ

3. Chùa Hiệp Trí thuộc Giáo hội ấp Hiệp Trí

4. Chùa Bản Hùng Liên ấp Giáo hội Hiệp Phước

III. Quận Hoài Đức:

1. Chùa Quảng sơn thuộc Giáo hội xã Võ Đắt

2. Chùa Quảng Minh thuộc Giáo hội xã Võ Xu

3. Chùa Quảng Hương thuộc Giáo hội Nghị Đức

4. Chùa Quảng đức thuộc Giáo hội xã Sùng Nhơn

5. Chùa Quảng Hạnh thuộc Giáo hội xã Tỵ Nạn

IV. Quận Tánh Linh:

1. Chùa Tánh Linh thuộc Giáo hội Quận Tánh Linh

Trong 17 ngôi chùa trên, chỉ trừ chùa Pháp Bửu thuộc về Cổ sơn Môn, còn 16 ngôi chùa kia trực thuộc Giáo hội PGVNTN, do Ban đại diện Giáo hội Tỉnh Bình Tuy lãnh đạo. Ngoài ra các xã ấp Giáo hội, mỗi nơi đều có Niệm Phật Đường để làm nơi chiêm bái và cũng làm nơi sinh hoạt Phật sự .

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI VĨNH LONG

(báo cáo ngày 01. 02. 1971)

Tỉnh Vĩnh Long thuộc miền Huệ Quang, ở miền Tây Nam phần thuộc về sông Tiền Giang (sông Mê Kông); đất đai ruộng vườn thạnh mậu, nước ngọt quanh năm. Tỉnh Vĩnh Long có nhiều giáo phái.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn giáo và giáo phái:

Toàn tỉnh Vĩnh Long có 11 tôn giáo và giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Giáo hội Lục Hoà Tăng

3. Phật giáo Khất sĩ

4. Phật giáo Hoà Hảo

5. Tịnh độ Cư sĩ

Ngoài 5 tôn phái thuộc Phật giáo, còn:

6. Đạo Cao Đài

7. Đạo Thiên Chúa

8. Đạo Tin Lành

9. Thiên Khai Huỳnh Đạo

10. Đạo Ba Cứ

11. Đạo Nước Lạnh và đồng, bóng, bùa chú

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Tỉnh Vĩnh Long có 158 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 8 ngôi chùa của Giáo hội PGVNTN

- 54 ngôi chùa của Lục Hoà Tăng, Tịnh độ Cư sĩ, Phật giáo Hoà Hảo

- 12.Tịnh xá Khất sĩ

- 84 am và cốc

Ngoài 158 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo còn có:

- 18 Thánh Thất Cao Đài

- 24 Nhà thờ Thiên Chúa

- 17 Nhà thờ Tin Lành

- 46 Đình thờ Thần

III. Dân số và tín đồ các Tôn giáo:

Tỉnh Vĩnh Long, dân số có 511385, chia ra như sau:

1

Phật giáo

Giáo hội GHPGVNTN

53.476 tđ 10,45 %

Phật giáo Lục Hoà Tăng

132.084 tđ 6,27 %

Phật giáo Khất sĩ

21.342 tđ 4,17 %

Tịnh độ Cư sĩ

28.871 tđ 5,25 %

Phật giáo Hoà Hảo

31.245 tđ 6,10 %

Phật giáo nhưng lơ là

166.005 tđ 52,07 %

(theo đồng bóng phù chú)

Tổng cộng

431023 tín đồ 84,31 %

2

Thiên Chúa

32.275 tđ 6,31 %

3

Tin Lành

00,845 tđ 0,16 %

4

Cao Đài

28.732 tđ 5,61 %

5

Thiên Khai Huỳnh Đạo

08.636 tđ 1, 68 %

6

Đạo Ba Cứ

09.874 tđ 1,93 %

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong tỉnh Vĩnh Long có 551 Tăng Ni:

- 85 theo Phật giáo Thống nhất

- 322 thuộc Phật giáo Khất sĩ

- Trong số 551 Tăng Ni có: 397 Tăng và 154 Ni

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

- 427 học sinh Phật tử

- 272 Đoàn sinh Gia đình Phật tử:

VI. Số lượng học sinh Phật tử

- 33 học tăng

- 18 học Ni

VII. Số lượng học sinh trường Bồ Đề:

Tổng số học sinh trường Bồ đề Khánh Anh Tam Bình:

- 380 học sinh: 240 Nam và 140 Nữ

VIII. Đã tổ chức được 22 Ban đại diện:

- 1 Ban đại diện Tỉnh

- 5 Ban đại diện Quận

- 16 Ban đại diện xã

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- 1 Phật học viện Khánh Huệ ở chùa Phước Quang, Tam Bình, 50 học tăng .

- 1 Trường Trung học Bồ đề ở Khánh Anh, ở Tam Bình, 380 học sinh

- 1 Trường Tiểu học Bồ đề ở chùa Phước hậu, 250 học sinh

- 1 Trường Tiểu học Bồ đề ở ấp III, Trà Ôn, 450 học sinh

Ngoài Giáo hội, còn có:

- 7 Trường Trung học Thiên Chúa

- 10 Trường Tiểu học

- 2 Trường đọc sách

- 2 Trường Trung học và 1 phòng đọc sách của Hoà Hảo.

- 4 Trường Mẫu giáo của Cao Đài

- 3 Trường Mẫu giáo của Tin Lành

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 1 phòng trị bệnh con mắt tại chùa Long Phước

- 1 phòng chăm sóc cứu tại chùa Hưng An

- 1 phòng châm cứu tại chùa Phước Tường

- 1 quán cơm xã hội quận Châu Thành

Ngoài Phật giáo, còn có:

- 1 nhà thương của Thiên Chúa

- 2 ký nhi viện của Tin Lành

- 7 phòng phát thuốc nam của Tịnh độ Cư sĩ

- 3 phòng phát thuốc của Phật giáo Hoà hảo

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội có:

- 3 trụ sở Hoằng pháp

- 2 vị giảng sư

- 2 lớp giáo lý

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội chỉ có một ngôi chùa Long Phước 21 mẫu 50 sào ruộng và 2 mẫu 30 sào vườn.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Tỉnh Giáo hội Vĩnh Long có hai Ban Văn nghệ:

- 1 Ban Văn nghệ Gia đình Phật tử

- 1 Ban Văn nghệ Học sinh Phật tử

Gồm có các bộ môn: Ca kịch, tân nhạc, cổ nhạc, chiếu phim.

XIV. Nghi Lễ:

Những chùa theo Phật giáo Thống nhất thì theo nghi lễ Thống nhất, Lục hoà Tăng theo nghi lễ Lục hoà Tăng . Khất sĩ theo nghi lễ Khất sĩ .

XV. Pháp môn tu:

Phần nhiều tín đồ tu pháp môn Tịnh độ, rất ít tu về Thiền định. Giới trí thức ưa về triết lý, giới bình dân nghiên về tín ngưỡng, một số thích về hoạt động xã hội .

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và dân tộc:

Tuy đã nhiều lần tích cực đóng góp vào phong trào tranh đấu bảo vệ đạo pháp dân tộc như tuyệt thực tại bến Bắc Mỹ Thuận và công trường Vĩnh Long Cần Thơ; nhưng chưa có người tự thiêu và bị thấm sát, chỉ có bị bắt và tù đà, Giáo hội Tỉnh đã can thiệp được thả một số .

MỖI QUẬN

I. QUẬN TAM BÌNH:

Có 10 xã, 36.026 người, 41 cơ sở tín ngưỡng

- 12 chùa Phật

- 11 Niệm Phật Đường (đều có Ban Hộ Niệm)

- 02 Chùa Tịnh độ cư sĩ

- 02 Chùa Miên

- 02 Chùa Hoà Hảo

- 02 Chùa Hoa Kiều

- 07 Thánh Thất Cao Đài

- 06 Nhà thờ Thiên Chúa

- 01 nhà thờ Tin Lành

- 01 Đình thờ Thần và 1 cái miểu Ngài.

10 XÃ

1 – Xã Bình Ninh: có chùa Phước Hậu do Đại đức Hoàn Phú làm Trụ Trì, kiêm chánh Đại diện Giáo hội Quận Trà Ôn, trụ sở đặt tại chùa nầy Tăng chúng trên 100 vị, có mở đàn truyền giới và kiết hạ vào năm Kỷ Dậu. Chùa phong cảnh rất đẹp, có tháp đa bảo, tượng Quan Âm lộ thiên, Trường tiểu học Bồ đề, có Ban Hộ Niệm và Ban văn nghệ thường diễn kịch tiền thân Phật Thích Ca, Quan Âm Thị Kính, Ông Trưởng giả kén rễ..v..v…

Xã Bình Ninh còn có chùa Phật Tánh, do hai Sư cô làm Trụ trì và 3 Niệm Phật Đường ở 3 ấp. Ở Ấp III có trường Tiểu học Bồ đề và 1 Niệm Phật đường và một Ban Hộ Niệm rất đông Phật tử

2 – Xã Trưòng Lộc: có 3 chùa và 2 cái am:

- Chùa Phước Quang ở tại chợ Tam Bình do Đại Đức Thiện Hạnh làm Trụ trì, kiêm Đại diện văn phòng của Ban đại diện Quận Tam Bình đóng tại chùa nầy. Tăng chúng gần 70 vị, có Phật học Viện Khánh Huệ, 1 trường Trung học Bồ đề Khánh Anh và có tổ chức truyền giới năm 1970 trên 359 vị

- Chùa Phước Vân ở Rạch Sấu và 1 cái am Bất Nhị .

- Chùa Phước Linh ở Ba Kè do sư cô Hai làm Trụ trì

Ngoài 3 ngôi chùa trên còn 1 Tịnh xá Ngọc Hưng, 1 cái am Chánh Tâm ở So Co, 1 chùa Quan Đế, 2 Thánh Thất Cao Đài, 1 nhà thờ ở Ba kè, 1 đình thờ Thần tại chợ Ba Kè.

3 – Xã Mỹ Thạnh Trung:

Có hai chùa và 3 Niệm Phật Đường:

- Chùa Phật Phước Sơn ở Rạnh bần Tăng, do Đại đức Phước Hội làm trụ trì, Tăng chúng trên 60 vị. Chùa hoạt động Phật sự rất mạnh, có Ban hộ Niệm khá đông và 1 Ban văn nghệ thường diễn tuồng Thích Ca Thành Đạo, Tu Đại Noa được quần chúng hoan nghênh.

- Chùa Hưng Thanh của Tịnh Độ cư sĩ và 3 Niệm Phật đường ở ba ấp: Mỹ Phú 2, Mỹ Phú 4 và mỹ Phú 5, đều có Ban Hộ Niệm.

Ngoài 2 chùa và 3 Niệm Phật Đường cón có 1 miểu Tiền Hiền và 1 cái miểu Da Ốc thờ Bà chúa xứ.

4 – Xã Hậu Lộc: có 1 Phật ở Vàm ông TÁm, bịbom bỏ ssập chưa cất lại được .

5 – Xã Loan Mỹ: có 1 chùa Miên và một cái am Long cơ. Vi Trụ trì ở am nầy bị lạc đạn quốc gia chết tại chổ.

6 – Xã Ngãi Tứ: có chùa Từ Vân, 1 đình thờ Thần và Thánh thất Cao đài tiên Miên.

7 – Xã Long Phú: có cùa Tường Vân gần chợ Ba càng, 2 trụ sở Phật giáo Hoà Hảo và 1 cái nhà thờ ở Cái Sơn.

8 – Xã Hoà Bình: có Chùa Phước Thạnh ở Rạch Rừng bị bom bỏ sập. 1 Niệm Phật Đường, 1 chùa Thành Hoa theo phái ông Đạo Nằm, 1 chùa Tịnh độ Cư sĩ, 1 chùa Cao đài (Cửu khúc) và 1 nhà thờ Thiên Chúa.

9 – Xã Xuân Hoà Hiệp: có ngôi Chùa Phật bị chiến tranh tàn phá hư sập .

10 – Xã Mỹ Lộc: có 1 ngôi chùa Phật ở Cỏ Chác, 1 nhà thờ Tin Lành và 1 cái miếu đều bị chiến tranh tàn phá.

II. Quận Trà Ôn:có 7 xã gồm 35 cơ sở tín ngưỡng:

- 12 Chùa Phật giáo

- 7 Niệm Phật Đường

- 2 Chùa Miên

- 1 chùa Tịnh độ Cư sĩ

- 6 Thánh Thất Cao Đài

- 3 nhà thờ Thiên Chúa

- 1 nhà thờ tin Lành

- 3 Đình thờ Thần.

Các chùa trong quận Trà Ôn:

1) Chùa Thiên Phước ở tại chợ Trà Ôn, do Hoà Thượng Thiện đạo làm trụ trì, Tăng chúng gần 30 vị.

2) Chùa Phật Quang ở kinh Bang Chang do Thượng toạ Hoàn Tâm làm Trụ trì, Tăng chúng trên 100 vị.

3) Chùa Long An ở Đồng Đế .

4) Chùa Linh Quang, Tăng chúng gồm 100 vị.

5) Chùa Phước Xuân ở Xã Vĩnh Xuân.

6) Chùa Phước Huệ ở Xã Hựu Thành.

7) Chùa Hội Đức Minh Châu làm Trụ Trì, Tăng chúng trên 50 vị.

9) Chùa Hội Phước.v..v

III. QUẬN CHÂU THÀNH:

1. Chùa Long Phước, trụ ở Ban đại diện Giáo hội tỉnh Vĩnh Long do Đại đức Minh Giải làm chánh Đại diện, Đại đức Minh Hải làm Trụ Trì 16 vị Tăng .

2. Chùa Pháp Hải, trụ sở Chi Hội Phật Học tỉnh Vĩnh Long .

3. Chùa Giác Thiên, Ni sư Diệu Thái làm trụ trì.

4. Chùa Long Hoà, gần Bắc mỹ Thuận, Văn phòng Ban Đại diện xã đặt tại đây, chư Tăng 3 vị.

5. Chùa Hưng An ở tại Châu Thành (báo cáo chưa đủ, xin báo cáo đầy đủ như quận Tam bình)

IV. QUẬN CHỢ LÁCH:

Chùa Hoà Hưng, văn phòng Ban Đại diện chợ lách đặt tại đây, chùa ở được 4 vị Tăng.

(báo cáo chưa đầy đủ, xin báo cáo đầy đủ hơn)

V. QUẬN BÌNH MINH:

Chùa Long An ở Cái Vồn do Đại đức Thiện Thanh làm Trụ Trì (báo cáo chưa đầy đủ, xin báo cáo đầy đủ ).

VI. QUẬN MINH ĐỨC:

Chùa Ông Chợ, văn phòng Ban Đại diện Quận chỉ ở 2 vị Tăng (báo cáo chưa đầy đủ).

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TĨNH GIÁO HỘI BA XUYÊN

(báo cáo ngày 29. 4. 1970)

Tỉnh Ba Xuyên thuộc miền Khánh Anh; ruộng đất phong phú, sinh lầy và sông rạch nhiều. Dân chúng chất phát hiền lành, chỉ sống nghề nông phu cáy. Tỉnh Ba Xuyên có nhiều giáo phái .

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và giáo phái:

Toàn tỉnh Ba Xuyên có 14 tôn giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Nam Tông (theravada)

3. Phật giáo Cổ sơn Môn

4. Phật giáo Lục Hoà Tăng

5. Phật giáo Khất Sĩ

6. Minh Nguyệt cư sĩ Lâm Phật học (Hoa kiều)

7. Tịnh độ cư sĩ Phật giáo

8. Phật giáo Hoà Hảo

9. Phật giáo Tứ ân

10. Hội Phật học Nam Việt

11. Khất Sĩ Đạo lâm

Ngoài 11 tôn phái Phật giáo còn có:

12. Đạo Cao Đài

13. Thiên chuá Giáo

14. Tin Lành giáo và đồng, bóng, phù chú….

II. Cơ sở Tín Ngưỡng:

Tỉnh Ba xuyên có 127 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 14 Chùa theo Phật giáo Thống nhất

- 14 Chùa Cổ sơn môn

- 61 chùa miên

- 10 chùa Tịnh độ Cư sĩ

- 4 chùa Phật giáo Hoà hảo

- 4 chùa Cư sĩ Lâm (hoa kiều)

- 4 Tịnh xá Khất sĩ

- 16 Am và Cốc

Ngoài 127 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo, còn:

- 14 Thánh thất Cao đài

- 20 Nhà thờ Thiên Chúa

- 3 Nhà thờ Tin Lành

- 6 Chùa Ông Bổn

- 6 Chùa Bà Mã Châu

- 20 Đình thờ Thần

III. Dân số và Tín đồ các Tôn giáo:

Tỉnh Ba Xuyên dân số 382998 người, chia ra như sau:

+ Người Việt Nam 252.782

+ Người Việt gốc Miên 102.701

+ Người Việt gốc Hoa 27.515

Tổng số là 382.998 người

1

Đạo Phật

Phật giáo

205.955 tđ 63,77%

Xu hướng PG (thờ Ô. Bà)

29.558 tđ 17,19%

Phật giáo Hoà Hảo

2.111 tđ 0,87%

Tịnh độ Cư sĩ

6.661 tđ 2,93%

Tổng số

84,76 %

2

Thiên Chúa Giáo

17.760 tđ 5,89%

3

Tin Lành Giáo

1.425 tđ 0, 37%

IV. Số lượng Tăng Ni:

Tỉnh Ba Xuyên có 5.209 Tăng Ni:

- 30 vị theo Phật giáo VNTN

- 40 vị theo Cổ sơn Môn và lục Hoà Tăng

- 20 vị theo phái Khất sĩ

- 5.119 vị thuộc người việt gốc Miên

Trong số 5.209 vị Tăng Ni, có:

- 1.196 Tăng và Ni

- 2.420 Tỳ Kheo và 2.807 Sa Di

V. Số Lượng Thanh Niên Phật tử:

1. Gia đình Phật tử không báo cáo

2. Sinh viên, học sinh Phật tử chưa thành lập.

VI. Số lượng Học Tăng và học Ni:

- 5 Học Tăng từ đệ thất đến đệ lục

- 1 Học Ni đệ lục

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ đề:

Số học sinh của 2 Trường Bồ đề chưa báo cáo?

VIII. Tố chức cơ sở Giáo hội:

Tỉnh Giáo hội Ba Xuyên đã tổ chức 14 Ban Đại diện:

- 1 Ban Đại diện Tỉnh

- 5 Ban Đại diện Quận

- 2 Ban Đại diện Xã và 6 Ban Đại diện Ấp.

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

Trong Tỉnh Giáo hội có 2 Trường Bồ đề (trường tư)

X. Cơ sở Từ thiện xã hội:

- 1 Cô nhi viện bị tan rã hồi tết Mậu Thân

- 1 Phòng thuốc Nam tại chùa Hiệp Châu

- 1 Phòng châm cứu của Tuyên uý Phật giáo

XI. Hoằng Pháp:

Chưa có cơ sở và giảng sư

XII. Tài sản Giáo hội:

Giáo hội chưa có tài sản

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Chưa tổ chức được

XIV. Nghi lễ:

Hầu hết các chùa đều theo nghi lễ Giáo hội Trung Ương, còn 6 chùa giữ theo nghi lễ xưa: trống và đấu, về cổ Sơn Môn thì lễ phục còn áo mũ rườm rà.

XV. Pháp môn tu:

Hầu hết tu về pháp môn Tịnh độ. Một ít tu về Thiền định . Giới trí thức một ít ưa về triết lý. Giới bình dân thiên về tín ngưỡng và mê tín. Một phần ít thích về sih hoạt xã hội .

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

Có tham gia vào phong trào tranh đấu bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc, nhưng chưa có ai bị giam cầm.

MỖI QUẬN

I. QUẬN MỸ XUÂN:

1. Chùa Đại Giác, trụ sở Ban Đại diện GHPGNVTN Ba Xuyên do Hoà Thượng Nhựt Minh làm Chánh Đại diện, Đại đức Thiện Hạnh làm Phó Đại diện, chư Tăng ở được 6 vị (tư sản)

2. Chùa Long Hưng ở Xã Khánh Hưng, 19 vị Tăng (tư sản)

3. Chùa Phước Sơn xã Khánh Hưng, 1 vị Tăng (tư sản)

4. Chùa Phước Hoà xã Mỹ Xuyên, 1 vị Tăng 3 vị Ni (tư sản)

II. QUẬN KẾ SÁCH:

1. Chùa Hiệp Châu ở Vàm Cái Sách, trụ sở Ban Đại diện Xã Nhơn Mỹ, hiện ở 3 vị, 2 Tăng 1 Ni (tư sản)

2. Chùa Phước Hải ở Xã Kế An, trụ sở Ban đại diện Quận Kế Sách, hiện ở 3 Tăng 2 Ni (tư sản)

3. Chùa Thiên Thới Xã Thới An Hội, trụ sở Ban Đại diện xã, hiện ở 4 vị Tăng (tư sản)

4. Chùa Phước An xã An Mỹ, hiện ở 2 vị Tăng (tư sản)

5. Chùa Phước Thiện An Mỹ, 1 vị Tăng (tư sản)

6. Chùa Mỹ Phước xã Nhơn Mỹ, 1 vị Tăng (tư sản)

7. Chùa Thiên Phước xã Kế An, 2 vị Tăng (tư sản)

III. QUẬN LINH HỘI THƯỢNG:

1. Chùa Hội Phước xã Linh Hội Thượng, trụ sở Ban Đại diện Quận Linh Hội Thượng, hiện ở 2 vị Tăng 1 vị Ni (tư sản)

IV. QUẬN THẠNH TRỊ:

1. Chùa Lộc Hoà xã Thanh Trị, trụ sở Ban Đại diện Quận Thạnh Trị, hiện có 3 vị Tăng (tư sản)

V. QUẬN LONG PHÚ:

1. Chùa Hải Long Phước xã Long Phú, trụ sở Ban đại diện Quận Lonh Phú, không có Tăng, vị Chánh Đai diện là Cư sĩ .

Ngoài ra 14 ngôi chùa theo giáo hội PGVNTN còn 14 ngôi chùa của Cổ Sơn Môn, 61 ngôi Chùa Miên, 10 ngôi Chùa Tịnh Độ Cư sĩ, 4 chùa Phật Giáo Hoà Hảo.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

Tỉnh Giáo hội Darlac (TX Ban Mê Thuột)

(báo cáo ngày 15. 2 1971)

Tỉnh Darlac thuộc về miền Khuông Việt ở Cao Nguyên Trung phần, Đất đai màu mở phì nhiêu, nhiều đồn điền Cà phê và Cao su. Dân Bình Định, Phú Yên v… di cư đến Darla lập nghiệp làm ăn. Người Trung Hoa cũng chiếm một số lượng đáng kể.

Vấn đề Tôn giáo không nhiều như các tỉnh khác. Riêng về Phật giáo thì phần nhiều Phật tử thuần thành ngoan đạo. Đa số là Phật giáo Thống nhất và một ít Do Tăng Khất sĩ.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo phái:

Trong tỉnh Darlac có 8 giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Khất sĩ

3. Phật giáo Hoà Hảo

4. Phật giáo Chi Hội Vĩnh Nghiêm

Ngoài 4 giáo phái thuộc Phật giáo, còn:

5. Thiên Chúa giáo

6. Tinh Lành giáo

7. Cao đài Tây Ninh, Bến Tre và Đà Nẳng

8. Đạo Tổ Tiên Thánh giáo và Thiên Thánh giáo.

II. Cơ sở Tín ngưỡng:

Tỉnh Darlac có 58 cơ sỏ tín ngưỡng của Phật giáo:

- 20 ngôi chùa theo Phật giáo Thống nhất

- 3 ngôi chùa của Phật giáo Hoà Hảo

- 7 Tịnh xá Khất sĩ

- 10 am cốc

- 18 Niệm Phật đường

- Ngoài 58 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo, còn:

- 15 nhà thờ Thiên chúa

- 3 Thánh Thất Cao Đài

- 1 Đình Thờ Thần.

III. Dân số và các tín đồ Tôn Giáo:

Tỉnh Darlac dân số 217.883 người gồm có: 130.144 người Kinh và 87.739 người Thượng, theo các tín ngưỡng như sau:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất 64 .780 tđ 31,40 %

2. Phật giáo Khất sĩ 2.900 tđ 13.00 %

3. Giáo hội thuộc miền Vĩnh Nghiêm 1.080 tđ 0,50 %

4. Thiên Chúa giáo 32.4000 tđ 15,70 %

5. Cao Đài giáo 2.400 tđ 1,20 %

6. Tiên Thiên Thánh Mẫu và Tiên Thiên Thánh giáo 3.131 tđ 2,30 %

7. Tin Lành giáo 940 tđ 0,04 %

8. Theo Đạo Ông Bà và người Thượng 102.680

IV. Số lượng Tăng Ni:

Trong tỉnh Darlac có 100 Tăng Ni:

- 60 vị Tăng theo GHPGVNTN

- 10 vị Tăng theo Nam tông

- 30 vị Tăng Ni theo phái Khất sĩ

Trong số 100 vị Tăng Ni có:

- 60 Tăng và 40 Ni

- 80 Tỳ Kheo và 20 Sa di

V. Số lượng thanh Niên Phật tử:

- 3000 Đoàn viên và 22 Gia đình Phật tử

- 150 Đoàn viên Hướng đạo Phật tử

- 2000 Đoàn viên Học sinh Phật tử

- 1 Đoàn Giáo chức Phật tử

- 1 Đoàn Thanh Niên Phật tử, và 1 Đoàn học sinh Phật tử

- Gia đình Phật tử: Trước năm 1966, khoản 5.000 Đoàn sinh, mỗi một Khuôn hội là 1 gia đình Phật tử. Nhưng vì tai nạn chiến tranh và 3.000 đoàn sinh. Gia đình Phật tử đã đóng góp tích cực với Tỉnh Giáo hội Trong nhiều Phật sự rất quan trọng như:

- Tham gia các phong trào tranh đấu của Giáo hội

- Hoạt động từ thiện xã hội

- Sinh hoạt tu học thường xuyên

- Hoạt động văn nghệ, gây ảnh hưởng tốt trong quần chúng.

- Hướng đạo Phật tử: Hướng đạo Phật tử là một đoàn thể tổ chức có qui củ nhứt. Giáo hội đã cử 1 Đại đức làm cố vấn và có 1 vị Hướng đạo Phật tử thường xuyên liên lạc với Tỉnh Giáo hội.

- Về công tác, Hướng Đạo Phật tử đã hăng hái tham gia rất nhiều về việc từ thiện xã hội.

- Học sinh Phật tử: sau cách mạng 1.11.63 đoàn Học sinh Phật tử Darlac được 2.000 đoàn sinh, thành lập 3 chi đoàn: Bồ đề, Bán công và Công lập. Sau nhiều biến cố, các đoàn rời rã, Giáo hội đang củng cố lại .

VI. Số lượng Học Tăng và Học Ni:

- 8 học Tăng từ đệ Tứ đến đệ I, không có học Ni

VII. Số lượng học sinh tường Bồ đề:

- 1850 Học sinh Bồ đề.

- 1522 Nam sinh và 928 nữ sinh

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Đã tổ chức được 40 Ban Đại diện

- 1 Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội

- 3 Ban Đại diện Quận (chỉ có 4 quận)

- 36 Ban Đại diện Xã Giáo hội

IX. Cơ sở Văn Hoá Giáo dục:

Tỉnh Giáo hội Darlac có 6 trường Bồ đề và 1 lớp nội điển

- 1 Lớp nội điển đào tạo Tăng sĩ tại chùa Tỉnh GH

- 1 Trường Bồ đề Huệ Năng 1.600 HS: 1.000 nam 600 nữ

- 2 Trường Bồ đề Vương xá 250 HS: 140 nam 110 nữ

- 3 Trường Bồ đề Hoa Lâm 250 HS: 160 nam 90 nữ

- 4 Trường Bồ đề Hồng Phướng 110 HS: 67 nam 43 nữ

- 5 Trường Bồ đề A Dục 120 HS: 80 nam 40 nữ

- 6 Trường Bồ đề Quảng Hương 120 HS: 75 nam 45 nữ.

Ngoài Giáo hội PGVNTN, còn có:

Thiên Chúa Giáo có:

- 1 Giòng tu

- 5 Trường trung học

- 36 Trường tiểu học

- Tin Lành có:

- 2 trường tiểu học và sơ cấp

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 1 cô nhi viện, gần 40 em

- 1 ký nhi viện

- 1 Chẩn y viện

- Cứu trợ nạn lụt 3 lần (lụt miền Trung năm 1964, miền Nam 1966, Quảng Trị 1969) tổng cộng độ 1.000.000$00 và 25 bao quần áo.

- Cứu trợ đồng bào tỵ nạn chiến tranh 1967 và biến cố Mậu Thân, tại Tỉnh Darlac 450.000$00 200 bao bột bấp, 300 bao gạovà 30 bao quần áo.

- Hằng năm đi uỷ lạo ngày lễ Phật đản, vu Lan và Tết độ khoản 200.000$00

XI. HOẰNG PHÁP:

Tỉnh Giáo hội Darlac có 1 vị giảng sư, mỗi tháng giảng giáo lý 2 lần tại chùa Tỉnh Giáo hội là chùa Khải Đoan. Mỗi quận, xã, Ấp, Khuôn hội thì có vị Đặc Uỷ Hoằng Pháp tỉnh và Chánh Đai diện mỗi nơi lo việc Hoằng Pháp. Tuy nhiên, không được thường xuyên Quan Âm và Thành Đạo v..v.

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội Tỉnh Darlac, chỉ có:

- 1 ngôi chùa Khải Đoan của Tỉnh Giáo hội

- 1 điện Quan Thế Âm

- 1 trường Bồ Đề

- 1 Cô ký nhi viện và một nhà cho thuê.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Tỉnh Giáo hội có 3 Ban văn nghệ:

- 1 Gia đình Phật tử

- 1 Học sinh Phật tử

- 1 Quận nhân Phật tử

Tổ chức những ngày Đại lễ: Phật đản, Vu Lan, Thành đạo, Trung Thu và Đại Nhạc hội. Gồm các bộ môn: Ca vũ nhạc kịch, chiều phim .v.v. gây được nhiều cảm tình với quần chúng

XIV. Nghi Lễ:

Tất cả đều theo nghi lê của Giáo hội PGVNTN

XV. Pháp môn tu:

Hầu hết tin đồ tu theo pháp môn TịnhĐộ và nặng về tín ngưỡng. Phậttử thuần thanh ngoan đạo hay làm phước,cúng dường và hăng hái tham gia các sinh hoạt xãhội, từ thiện.

XVI. Bảo vệ đạo pháp và dân tộc:

Một Thánh Tử Đạo, Đại đức Thích Quảng Hương, trụ trì chùa Khải Đoan của tỉnh Giáo hội tự thiêu vào năm 1963 để bảo vệ Đạo pháp. Toàn thể tín đồ tích cực tham gia vào phong trào tranh đấu của Giáo hội từ năm 1963 đến nay. Phật tử tại tỉnh không bị tù đày và thuyên chuyển, trái lại Phật tử ở Huế lại thuyên chuyển vào Đarlac lại đóng góp nhiều Phật sự quan trọng.

MỖI QUẬN

I. QUẬN BAN MÊ THUỘT:

1. Chùa Khải Đoan, trụ sở tỉnh Giáo hội, đường Phan Bội Châu.

2. Khuôn hội Vương Xá, đường TônThấtThuyết.

3. Khuôn hội Kỳ Viên, đường Nguyễn Thái Học

4. Khuôn hội Hoa Lâm, cây số 5

5. Khuôn hội A Dục đường Hoàng Diệu (Ni)

6. Khuôn hội Bồ Đề cây số 1 (Tăng)

7. Khuôn hội LộcUyển cây số 7

8. Khuôn hội HồngPhước, suối Đốc học

9. Khuôn hội DuyHoà, xã DuyHoà

10. Khuôn hội Đoàn kết xã Đoàn kết

11. Khuôn hội Trung Tâm Tình Thương xã Tr. T. T. T.

12. Khuôn hội An Cư xã An Cư

13. Khuôn hội Liên Hoa

14. Khuôn hội Nam Thiên xã Đạt Lý

15. Khuôn hội Liên Trì xã Đạt Lý I

16. Khuôn hội Thăng Đạt xã Đạt Lý II

17. Khuôn hội Châu Phòng.xã Quảng Nhiên

18. Khuôn hội Phú Học, xã Quảng Nhiên

19. Khuôn hội TâyThiên cây số 3

20. Khuôn hội Quảng Hiệp xã Quảng Nhiên

21. Khuôn hội Phổ Quang, xã Quảng Nhiên

22. Khuôn hội ThọThành, xã ThọThành

23. Khuôn hội Lâm Tỳ Ni đường Lê Lợi

24. Khuôn hội Chùa Phổ Minh,ở 1 vị Tăng (chi nhánh Vĩnh Nghiêm)

II. QUẬN PHƯỚC AN:

1. Khuôn hội Thăng Thạnh, xã Thăng Thạnh (Tăng)

2. Thăng Trị, xã Thăng Trị (Tăng)

3. Thăng – Qúi, xã Thăng – Qúi (Tăng)

4. Thăng Tiên, xã Thăng Tiên (Tăng)

5. Lợi Nhơn, xã Lợi Nhơn (Tăng)

6. Thuận Hiếu xã Thuận Hiếu (Tăng)

7. Quảng Cứ xã Quảng Cứ (Tăng)

III. QUẬN BUÔN HỒ:

1. Khuôn hội AnLạc, xã AnLạc (Tăng)

2. Khuôn hội Quang Kiệm, xã Cung Kiệm (Tăng)

3. Khuôn hội Đạt Hiếu xã Đạt Hiếu (Tăng)

4. Khuôn hội Chí An, xã Chí An (Tăng)

5. Khuôn hội Thiện An, xã Thiện An (Tăng)

6. Khuôn hội Hà Lan, xã Hà Lan (Tăng)

IV. QUẬN LẠC THIÊN:

1. Khuôn hội Lạc Thiện, quận Lạc Thiện

2. Khuôn hội Quang Trạch, xã Quang Trạch.

TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO TRONG 4 QUẬN

Tôn giáo

Quận

B.M.T

Quận

PhướcAn

Quận

LạcThiện

Quận

Buôn Hô

Cộng

Tỷ lệ

Giáo hội Phật giáo VNTN

Giáo hội Khất Sĩ

Miền Vĩnh Nghiêm

Thiên Chúa Giáo

Cao Đài Giáo

Tin Lành

Tiên Thiên Thánh .Mẫu

và Tiên Thiên Thánh Giáo

Người Thượng và

người theo đạo Ông bà

Tổng Cộng

50.300

2.900

1.080

21.000

2.000

800

2.600

66.402

146.502

300

1.800

300

100

152

14349

19601

1.200

2.800

135

9.485

29601

10.280

6.800

100

30

244

12.246

30.680

64.780

2.900

1.080

32.400

2.400

940

3.131

102680

210311

31,40 %

1,03 %

0,50 %

15,70 %

1,02 %

0,40 %

2,30 %

100 %

Phụ chú:

Yêu cầu Đại đức Chánh Đại diện tỉnh Giáo hội Darlac kiểm soát lại các yêu cầu khoản trên đây, nếu có chỗ nào sai lầm xin gởi bản cải chính về gấp, để chúng tôi kịp thời sửa lại, hầu khi in thật khỏi bị sơ sót.

Và yêu cầu Đại đức gởi về cho chúng tôi mỗi vị Chánh Đai diện Tỉnh và Quận 1 tấm ảnh 9x12 và một ít ảnh chùa kiểu mẫu hoặc một ít ảnh sinh hoạt Phật sự, sinh hoạt đoàn thể in vào tập sách nầy .

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI AN XUYÊN (Cà Mau)

(báo cáo ngày 28.2.1971)

An Xuyên (Cà Mau) là tỉnh cuối cùng của nước Việt Nam thuộc miền Khánh Anh, gần biển.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn Giáo và Giáo phái:

Trong Tỉnh An Xuyên có 14 Tôn giáo và giáo phái:

1. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Phật giáo Nam Tông (Theravada)

3. Phật giáo Khất sĩ

4. Phật giáo lục Hoà Tăng

5. Phật giáo Hoà hảo

6. Tịnh độ Cư sĩ Phật Học Việt Nam

7. Cư sĩ Lâm

8. Phật giáo Long Hoa Huỳnh Đạo (Di Lặc tái sanh)

Ngoài 8 Tôn phái thuộc Phật giáo, còn có:

9. Đạo Cao Đài Tây Ninh và Hậu Giang

10. Đạo Thiên Chúa

11. Đạo Tin Lành

12. Đạo Balali

13. Đạo Cao Đài Thánh Đức (Lâm huyền Châu, có mộ quân đội)

14. Đồng, bóng, bùa chú.v.v..

II. Cơ sở Tín ngưỡng

Tỉnh An Xuyên có 95 cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo:

- 18 ngôi chùa theo Phật giáo VNTN

- 6 ngôi chùa theo Tịnh độ Cư sĩ

- 2 ngôi chùa của Hoà hảo

- 3 ngôi chùa Miên

- 1 Tịnh xá Khất sĩ

- 2 Lư Bồng của Long Hoa Huỳnh Đạo

- 15 ngôi chùa lục Hoà Tăng

- 1 chùa Cư sĩ lâm

- 41 am và cốc

Ngoài 95 cơ sở tín ngưỡng Phật giáo còn có:

- 16 nhà thờ Thiên chúa

- 10 thánh thất Cao đài

- 4 nhà thờ Tin Lành

- 28 đình thờ Thần có danh tiếng

III. Dân số và Tín đồ các Tôn giáo:

Trong Tỉnh An Xuyên, dân số 245.458 người, gồm có:

Người Việt Nam 230.497 người

Người Việt gốc Hoa 11.143 người

Người Việt gốc Miên 3.806 người

Người Việt gốc Chàm 8 người

Người Kiều Ân Hoa 4 người

1

Phật giáo

Phật giáo :

123388 tđ 50,36 %

Phật giáo Hoà Hảo :

680 tđ 00,28 %

Phật giáo Khất sĩ :

2130 tđ 00,86 %

Cư sĩ Lâm :

150 tđ 00,07 %

Tịnh độ cư sĩ :

4800 tđ 01,95 %

Long Hoa Huỳnh Đạo:

2070 tđ 00,85 %

133218 tđ 55,37 %

2

Thiên Chúa Giáo

14.779 tđ 6,03 %

3

Cao đài Giáo

9.193 tđ 3,75 %

3

Tin Lành

446 tđ 0,18 %

4

Theo đạo Ông Bà

(xu hướng PG)

93.612 tđ 34,06 %

IV . Số lượng Tăng Ni:

Trong Tỉnh An Xuyên có 334 Tăng Ni và Ni

- 56 theo Giáo hội PGVNTN

- 121 theo Lục Hoà Tăng

- 146 vị tu sĩ Nam tông

- 15 vị theo Phật giáo Khất sĩ

Trong số 338 vị: 299 Tăng và 49 Ni.

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

- 80 đoàn sinh Gia đình Phật tử

VI. Số học Tăng và học Ni:

- Số học Tăng và học Ni?

VII. Số lượng học sinh trường Bồ đề:

- Chưa có

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

Đã tổ chức được 8 Ban Đại diện:

- 1 Ban Đại diện Tỉnh

- 3 Ban Đại diện Quận

- 3 Ban Đại diện xã

- 1 Ban Đại diện Ấp

IX. Cơ sở Vưn hoá Giáo dục:

Chưa có

X. Cơ sở Từ thiện Xã hội:

- 1 Ký nhi viện của Giáo hội Khất sĩ

- 1 Phòng thuốc Nam của Ban đại diện Quận tổ chức

- 1 Phòng thuốc Tây từ thiện do tỉnh Hội tổn chức

XI. Hoằng Pháp:

- 2 Trụ sở Hoằng pháp

- 2 Vị giảng sư

- 1 Lớp giáo lý và phát thanh hằng tuần về giáo lý tại Ty Thông Tin

XII. Tài sản Giáo hội:

- Không nói rõ.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

- 1 Ban Văn nghệ của Gia đình Phật tử. Gồm các bộ môn như: Ca kịch vũ và tân nhạc

XIV. Nghi lễ:

- Hầu hết các chùa theo xưa có trống đẩu, chỉ 4 5 chùa theo nghi thức Giáo hội. Về lễ phục thì phần theo Giáo hội, 1 phần theo xưa y hồng và mão.

XV. Pháp môn tu:

- Hầu hết tín đồ đều thích tụng kinh bái sám, một ít trí thức thích về triết lý, giới bình dân nặng về tín ngưỡng và một số ưa làm việc xã hội.

XVI. Bảo vệ Đạo Pháp và Dân tộc:

- Chưa có sự đóng góp gì đáng kể .

Phụ chú:Yêu cầu Đại đức Chánh Đại diện Quí Tỉnh xem lại, nếu có chỗ nào sai hoặc thiếu xin gởi bản đính chính để sau khi in thật được đầy đủ. Và gởi cho 1 tấm hình vị Chánh Đại diện Tỉnh và quí vị Chánh Đại diện Quận và một vài ngôi chùa cổ hoặc sinh hoạt Phật sự ở quý tỉnh, đều cở 9x12 để in vào quyển sách nầy.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI QUẢNG TRỊ

(báo cáo ngày tháng năm 1971)

Quảng Trị là tỉnh địa đầu giới tuyến thuộc về miền Vạn Hạnh. Đất đai cằn cổi, dân chúng vốn nghèo khổ lại bị nhiều tai nạn chiến tranh gần 30 năm và thiên tai thủy lụt thường xuyên. Nhưng người dân vẫn giữ được nếp sống hiền hoà đa số tí ngưỡng Đạo Phật làm nguồn an ủi cho đời sống .

30 năm về trước, tuy người dân đã ảnh hưởng sâu đậm về Đạo Phật, nhưng rất tiếc không có cơ sở hoằng đạo nên họ quan niệm Đạo Phật rất hẹp hòi và mê tín. Ngoài ngôi Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang, có năm ba ngôi chùa tư và trong mỗi làng một vài ngôi chùa.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn giáo và Giáo phái:

Trong tỉnh Quảng Trị có 5 Tôn giáo và giáo phái:

1.Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2. Giáo hội Phật giáo Khất sĩ

3.Thiên Chúa giáo

4.Tin Lành giáo

5.Thiên Tiên Thánh Mẫu

II. Cơ sở tín ngưỡng:

Tỉnh Quảng Trị có 178 cơ sở tín ngưỡng Phật giáo:

1. Chùa Tỉnh Giáo hội

2. Chùa Tổ đình Sắc tứ Tịnh Quang (do Ngài Chỉ Khả khai sơn)

3. Chùa Linh Quang (do Ngài Nhứt Điện sáng lập)

4. Chùa Sư Nữ Long An (do Ngài Phước Điền sáng lập)

5. Chùa Từ Minh (thuộc quân nhân P T tiểu khu Quảng lập)

6. Chùa La Vang (thuộc quân nhân P T Trung đoàn I Bộ binh)

7. Chùa Quan Thánh (Hội đồng tri âm hồn) và 21 chùa và Niệm Phật Đường ở Quận Mai Lĩnh. 70 chùa và Niệm Phật đường ở quận Hải Lăng, 13 chùa và Niệm Phật đường ở quận Đông Hà. 6 chùa và Niệm Phật đường ở quận Cam Lộ. 24 chùa và Niệm Phật đường ở quận Gio Linh. 1 chùa ở Quận Giáo hội Trung Giao. 1 chùa quận Giáo hội Hương Hoá. 3 Tịnh xá Khất sĩ (Ngọc Tri, Ngọc Hà, Ngọc Lộ ) 3 Tăng 2 Ni.

Ngoài Phật giáo có:

- Thiên Chúa Giáo có Nhà thờ La Vang lớn nhất, còn nhà thờ chưa biết rõ số là bao nhiêu .

- Tin Lành giáo có 7 nhà thờ .

III. DÂN SỐ VÀ TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO:

Tỉnh Quảng Trị dân số 320.919 người, số cử tri 129x123 người, trong số nầy có 3.456 người Thuợng phân chia như sau:

Tín Đồ

Các tôn Giáo

Phật giáo

VNTN

Xu Hướng

Phật giáo

Thiên chúa

Tin Lành

Quận

Triệu Phong

16.850

10.208

3.790

156

Quận

Hải Lăng

11.382

10.068

2.872

0

Quận

Mai Lãnh

15.292

7.601

5/648

296

Quận

Đông Hà

09.276

4.790

3.106

370

Quận

Gio Linh

05.512

4.036

1.760

42

Cam Lộ

Trung Gio

02.518

7.600

0.839

96

Quận

Hương Hoá

00.440

1.437

0.073

_

Cộng chung

61.270

49.196

18.088

960

Tỷ Lệ

85

5 %

14,5 %

0,75 %

Phụ chú:đây là tính theo số cử tri: 129x125 người, không phải tính theo dân số: 320.919 người.

IV. Số lượng Tăng Ni:

Tỉnh Quảng Trị có 67 vị Tăng và Ni:

- 56 vị Tăng (đa số người già)

- 8 vị Ni (2 tỳ kheo Ni và 6 Sa di)

- 3 vị Tăng và 2 vị Ni thuộc Khất sĩ.

V. Số lượng Thanh Niên Phật tử:

Tỉnh Quảng Trị có 11.351 Thanh Niên Phật tử chia ra như sau:

- 9.494 đoàn viên Gia đình Phật tử và 1.372 Huynh Trưởng

- 300 đoàn viên học sinh Phật tử

- 150 đoàn viên học sinh Phật tử

- 35 đoàn viên Hướng đạo Phật tử

Các Thanh Niên trên, nhứt là Gia đình Phật tử, ngoài việc chuyên môn tu học và công tác xã hội còn tổ chức nhiều trại Tình Thương đem lại nhiều lợi ích thiết thực cho đồng bào, qua những biến cố gây đau thương tang tóc .

VI. Số lượng Học Tăng và Học Ni

Không có

VII. Số lượng học sinh trường Bồ đề

Học sinh Trường Bồ Đề Tổng số là: 4.349 chia ra như sau:

- 2.177 học sinh Trung học

- 2.163 học sinh Tiể học

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội

Đã tổ chức 172 Ban đại diện:

- 1 Ban đại diện Tỉnh Giáo hội

- 7 Ban đại diện Quận Giáo hội

- 164 BĐD thôn Giáo hội

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

Phật học Viện chưa có 11 Trường Bồ Đề:

1. Trường Trung Học Bồ đề Quảng Trị có : 17 lớp 1.200 hs

2. nt Đông Hà : 5 lớp 257 hs

3. nt Triệu Phong : 10 lớp 600 hs

4. nt Hải Lăng : 2 lớp 44 hs

5. nt Cam Lộ : 2 lớp 76 hs

6. Chi nhánh Bồ đề Quảng Trị : 3 lớp 110 hs

7. Tiểu học Bồ đề La Vang : 6 lớp 321 hs

8. Tình Thương Trung Gio : 6 lớp 346 hs

9. Tình Thương Giao Mỹ, Giao Hà : 10 lớp 675 hs

10. Tình Thương Mai Hà : 3 lớp 244 hs

11. Tình – Thương Xuân Khánh : 8 lớp 467 hs

X. Cơ sở Từ Thiện Xã hội:

Trung tâm xã hội Phật giáo bắt đầu tháng 7.1970 xây cất:

- 1 Cô nhi Viện

- 1 Ký nhi viện

- 1 Bệnh xá

- 1 Nhà huấn nghiệp và 1 trường Tiểu học và 6 trạm y tế:

- 1Trạm y tế Quận Cam Lộ

- 1 nt Khu Định cư Trung do, do TNPSXH điều hành.

- 1 nt Khu địmh cư Hà thanh

- 1 nt Khu định cư Xuân Khánh

- 1 nt Làng Trà Lộc

- 1 nt Đoàn y tế lưu động.

Mỗi trạm y tế trung bình mỗi ngày có từ 100 người đến 250 người đén thăm bệnh và xin thuốc.

Quận Giáo hội Hải Lăng, thành lập quỹ Tương Tế năm 1959 bằng cách hàng tháng mỗi tín đồ góp 10$ . Đến nay, ngoài sự chi phí phúng điếu hằng năm trích làm các công tác từ thiện, còn tồn quỹ phỏng 200.000$00.

Công tác xã hội:

1. Giúp đỡ định cư đồng bào Bến Hải vào khu Định cư Trung Gio năm 1967 và đỡ đầu khu định cư Thạch môn.

2. Uỷ lạo đồng bào nạn nhân trong biến cố Mậu thân tại các quận trị giá bằng tiền 750.000 $

3. Uỷ lạo đồng bào bị bão lụt Doris 1969 …………..1.200.000$

4. Uỷ lạo đồng bào bị lụt năm 1970……….1.500.000$

5. Uỷ lạo đồng bào qua các chiến nạn (không thường xuyên )

6. Uỷ lạo can nhân, bệnh nhân, cô nhi trong các lễ Phật Đản, Vu Lan, Thành đạo (thường xuyên) mỗi kỳ phỏng …………………75.000$

7. Thăm bệnh, phat thuốc cho đông bào các Thôn trong Tỉnh hạt.

8. Mở 2 lớp huấn luyện cắt may, 1 lớp dệt chiếu đào taoh được 36 thanh Niên thành nghề, một lớp mộc, đang thưch hiện từ 4 tháng nay, gồm 11 học viên.

XI. Hoằng Pháp:

Tỉnh Giáo hội có một vị Đặc uỷ Hoằng pháp, chỉ thuyết pháp, trong những ngày lễ.

XII. Tài sản Giáo hội:

- Tỉnh Giáo hội Quảng Trị có 178 ngôi chùa ghi ở mục II, tại mỗi chùa có một diện tích đất tối thiểu từ 1.000 đến 5,000m2 50 % chùa có Tam bảo tự đền (mỗi chùa phỏng 5.000 m2) .

- Tỉnh Giáo hội còn có thêm:

- 12 Trường Trung học Bồ đề và tình thương ghi ở mục I+X và X

- 1 Trung tâm Xã hội Phật giáo 2.523 m2 (chưa hoàn tất)

- 1 nghĩa trang

- 1 khu đất để thiết lập Phật đài, Lăng Thánh Tử Đạo 11.852 m2 đất đai hiện có 20 mẫu.

XIII. Văn Mỹ nghệ:

Gia đình Phật tử thành lập 1 Ban vă nghệ để giúp vui cho đồng bào để hướng họ về chánh pháp, không chủ trương gây lợi.

XIV. Nghi lễ:

Theo đúng nghi lễ của Giáo hội Trung Uơng. Các cấp Giáo hội đều có Ban nghi lễ. Tại tỉnh Giáo hội do chư Tăng đảm trách.Tại quận, Thôn Giáo hội do cư sĩ đảm trách.

XV: Pháp môn tu:

Đều tu theo pháp môn Tịnh độ.

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

Tích cực bảo vệ Đạo pháp:

- 1 Thánh tử đạo Đại đức Thích Như Hải tự thiêu ngày 04.6/1966 (chưa được in vào quyển 50 năm chấn hưng Phật giáo và hình thờ Thánh Tử Đạo vì gởi trể )

- Hầu hết quân nhân công chức và cán bộ Phật tử đều bị tù dày, thuyên chuyển. Hiện còn lại:

- 6 Phật tử đang biệt xứ

- 5 Phật tử chưa được phục hồi chức vụ

- Một số chưa được trả lại nhiệm vụ

- Một số khác bị thuyên chuyển hoặc bắt lính và chết ở tha phương .

Phụ chú:Yêu cầu Đại đức Chánh đại diện xem lại kỷ có chỗ nào sơ sót, xin gởi về bản cải chính về gấp để in thật khỏi bị khuyết điểm. Và gởi về mỗi vị CĐD Tỉnh và Quận 1 tấm ảnh hoặc 1 vài ngôi chùa kiểu mẫu cùng sinh hoạt Phật sự như Cô nhi, Trường Bồ đề v..v…. đều cở 9x12 in vào tập sách nầy.

 

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

TỈNH GIÁO HỘI PHẬT GIÁO PHÚ BỔN

(báo cáo ngày 20.12.1970)

Phú Bổn là một tỉnh mới thành lập 08 năm (1962-1970) này, thuộc miền Khuông Việt ở Cao Nguyên Trung Phần. Dân chúng đa số là người Thượng, thuộc sắc tộc Jrai chiếm 5 phần 6, chỉ còn 1/6 người Kinh.

TOÀN TỈNH

I. Các Tôn giáo và Giáo phái:

Trong tỉnh Phú Bổn có 5 Tôn giáo:

1) Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

2) Thiên chúa giáo

3) Tin Lành giáo

4) Cao đài giáo

5) Đa thần giáo (của đồng bào thượng )

II. Cơ sở Tín ngưỡng:

Trong tỉnh Phú Bổn có 7 ngôi chùa và 1 Tịnh xá:

1) Chùa Bửu Minh, trụ sở BĐD Tỉnh, 10 vị Tăng .

2) Chùa Bửu Quang, tại quận ly Phú Túc

3) Chùa Bửu Tân, quận Phú Túc, xã Phú Cầu

4) Chùa Hảo Đức, quận Phú Thiện, xã Châu Thành

5) Chùa Quí Đức. quận Phú Thiện, xã Boutongse

6) Chùa Bữu Thắng, quận Phú Thiện, tại quận lỵ,

7) Chùa Tín Lập, quận Thuần Mẫn, xã Bon Jumahuet

8) Tịnh xá Ngọc Phú, ở 9 Ni cô về phái khất sĩ,

Ngoài Phật giáo, các Tôn giáo khác còn có:

- 6 nhà thờ Thiên chúa

- 2 nhà thờ Tin Lành

- 1 Thánh Thất Cao Đài

III. Dân số và các tín đồ các Tôn giáo:

Trong tỉnh Phú Bổn dân số 65.000 người. 50.000 người Thượng và 15.000 người Kinh. người Thượng theo đa thần giáo, người Kinh theo Phật giáo 66%. Trong số 10.000 tín đồ Phật giáo hiện có hơn 6.000 người đã quy y. còn bao nhiêu phân như sau:

1) Đa thần giáo (người Thượng theo) . . . . . 50.000 người

2) Phật giáo (theo GHPGVNTN) . . . . 10.000 người

(Đạo Ông Bà xu hướng PG) . . 1.750 người

3) Thiên chúa giáo . . . . . . . . . . 2.500 người

4) Tin Lành giáo . . . . . . . . . . . . 600 người

5) Cao Đài giáo . . . . . . . . . . . . .. 150 người

65.000 người

IV. Số lượng Tăng Ni:

Tỉnh Phú bổn có 19 vị Tăng và Ni

- 7 vị Tỳ kheo và 12 Sa Di

- 3 vị Tỳ kheo Tăng và 7 vị Sa Di

- 4 vị Tỳ kheo Ni và 5 vị Học Ni

V. Số lượng thanh Niên Phật tử:

Tỉnh Phú Bổn tổng số Thanh Niên Phật tử là 2.430 đoàn viên

- 1.050 Đoàn viên gia đình Phật tử

- 1.280 Học sinh Phật tử

- 100 Thanh Niên Phật tử

- Gia đình Phật tử thành lập từ năm 1960. Hiện nay có 1 Ban Hướng dẫn và 7 đơn vị Gia đình Phật tử tại Thị xã, Quận và các Xã.

- Học sinh Phật tử thành lập năm 1970, có một Ban chấp hành liên đoàn và 4 đoàn như sau:

1) Đoàn học sinh Phật tử công lập

2) Đoàn học sinh Phật tử Nông Lâm Súc

3) Đoàn học sinh Phật tử Tiểu học cộng đồng

4) Đoàn học sinh Tiểu học Bồ đề

- Thanh Niên Phật tử thành lập năm 1970, có một Ban chấp hành Tỉnh đoàn và 2 đoàn Thanh nam và Thanh nữ tại Thị Xã .

- Về công tác: Thanh Niên Phật tử và học sinh Phật tử sinh hoạt định kỳ mỗi tháng 2 lần, riêng Gia đình Phật tử sinh hoạt hằng tuần. Chương trình sinh hoạt áp dụng đúng Nội Quy GHPGVNTN, và đã nhiều làn tham gia các công tác Xã hội rất tích cực. Điển hình nhất là công tác cứu trợ nạn lụt năm 1965.

Gần đây sư sinh hoạt xã hội được phát triển mạnh mẻ trong các ngành Thanh Niên, học sinh và gia đình Phật tử. Có thể nói Gia đình Phật tử, Thanh Niên Phật tử và học Phật tử Tỉnh Phú Bổn là 3 đoàn thể hăng say trong moi công tác Phật sự, là môt lực lượng hùng hậu nhất trong hàng ngũ tín đồ Phật giáo Tỉnh Phus Bổn .

VI. Số lượng hoc Tăng và Học Ni:

Không có

VII. Số lượng học sinh Trường Bồ Đề:

- 670 học sinh và 10 lớp học (8 lớp Tiểu học và 2 lớp Mãu giáo).

VIII. Tổ chức cơ sở Giáo hội:

- Đã tổ chức Ban đại diện được:

- 1 Ban Đại diện Tỉnh Giáo hội

- 3 Ban đại diện Quận Giáo hội và Ban Đại diện Xã, Ấp, Vức.

IX. Cơ sở Văn hoá Giáo dục:

- Phật học Viện chưa có

- 2 trường Bồ đề (1 trường Bồ Đề Liễu Quán ở Phú Bổn 600 hs; 2 Trường Bồ Đề Phú Thiện 70 hs)

- Về phần văn hoá: Phật tử Hằng Vang đã sáng tác khoản 100 bản nhạc Phật, 1 tập văn bản “phát triển Phật giáo xứ Thượng” 1 thi phẩm “hương lam”, 2 kịch bản “tiếng chuông chiều”, và tập “khai nguồn sáng” (thi, ca thoại kịch lịch sử Phật giáo) Ngoài ra còn có các hoạ phẩm do các Phật tử sáng tác hoặc phỏng tác, hiện lưu tại chùa tỉnh Giáo hội Phú Bổn .

X. Cơ sở từ thiện xã hội:

- 1 Ký nhi viện Thanh Quang tại tịnh xá Ngọc Phú, gồm có 100 em do quí Sư Cô thuộc phái Khất sĩ đảm nhiệm .

XI Hoằng pháp:

Tỉnh Giáo hội Phú Bổn không có giảng sư và thiếu phòng đọc sách, thỉnh thoảng có tổ chức 1 vài buổi phát thanh và ấn hành một vài đặc san trong dịp đại lễ.

XII. Tài sản Giáo hội:

Tài sản Giáo hội tỉnh Phú Bổn chỉ có các ngôi chùa và 1 Trường Bồ đề xây cất năm 1965, hai nhà tôn vách gạch có 8 phòng.

XIII. Văn Mỹ Nghệ:

Gia đình Phật tử do Phật tử Hằng Vang điều khiển.Mỗi đại lễ có ba ngành: Thanh Niên Phật Tỉnh Giáo hội Phú Bổn mới thành lập Ca đoàn “Diệu Âm” gồm có 40 nam nữ đoàn sinh tử, gia đình Phật tử và Học sinh Phật tử họp tác trình ca vũ nhạc kịch.

XIV. Nghi lễ:

Vấn đề tán tụng phần nhiều áp dụng những kinh kệ thông dụng, phù hợp với trình độ Phật tử bây giờ.

XV. Pháp Môn Tu:

Hầu hết tín đồ Phật giáo đều tu theo pháp môn Tịnh độ

XVI. Bảo vệ Đạo pháp và Dân tộc:

Một số Phật tử trung kiên đã từng tham gia các cuộc tranh đấu bảo vệ đạo pháp ở các tỉnh đến Phú Bổn. Do đó 2 năm nay Phật sự tại tỉnh Phú Bổn có phần phát triển hơn trước. Không có Phật tử lâm nạn.

Phụ chú:Yêu cầu Ban Đại diện Phú bổn đọc kỷ lại, nếu có chỗ nào sơ sơt, xin gởi bản cải chính về gấp, để sau khi in thật được đầy đủ. Và xin gởi cho 1 tấm ảnh cở 9x12 của vị Chánh Đại diện Tỉnh và Quận cùng một vài hình ảnh sinh hoạt xã hội của Giáo hội địa phương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/06/2011(Xem: 3014)
1. Tín-ngưỡng ở Giao-châu Trước khi các tông-giáo tràn vào, người Việt chắc đã tôn-sùng những mãnh-lực thiên-nhiên, như núi sông, sấm chớp. Những di-tích còn lại không những ở trong tập-tục của dân-gian, mà trong điển-lệ tế-tự, nay còn những vị thần, được thờ tại rất nhiều nơi, mà không ai biết rõ gốc-tích từ đâu tới. Thần Cao-sơnchắc cũng là đức-thánh Tản-viên, thần Long-thủy có lẽ gốc ở thác Bờ. Lại như các đền hay "chùa" Pháp-Vân, Pháp-Vũ, Pháp-Lôi, Pháp-Điệnhẳn là di-tích các thần mây, mưa, sấm, chớp.
13/06/2011(Xem: 4175)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 14429)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 6174)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 23994)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2971)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 6235)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 6454)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4658)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4919)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]