Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

02. Thơ Trần Nhân Tông

21/09/201214:40(Xem: 7773)
02. Thơ Trần Nhân Tông

TRẦN NHÂN TÔNG

CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Nhà Xuất Bản TP. Hồ Chí Minh 1999

 

PHẦN II
TÁC PHẨM TRẦN NHÂN TÔNG

THƠ TRẦN NHÂN TÔNG

TỨC SỰ

Xong múa Giá chi thử áo xuân,
Hôm nay huống gặp tiết thanh minh.
Đầy mâm bánh cuốn như hồng ngọc
Phong tục từ xưa của Việt Nam.

2

TIỄN SỨ BẮC LÝ TRỌNG TÂN
TIÊU PHƯƠNG MAI

Thăm thẳm Linh Trì ấm tiệc đưa
Người về khôn cách gió xuân ngừa.
Nào hay sao sứ hai ngôi phúc,
Sáng rọi trời Nam mây tối bưa.

3

TIỄN SỨ BẮC MA HỢP
KIỀU NGUYÊN LÃNG

Trời nam, sao sứ rọi hai ngôi
Dẫn lối ba vòng đêm sáng soi
Bên ấy ơn sâu tình dễ cảm
Nơi đây tục bạc lễ thẹn tồi
Mù xông cờ tiết thân mừng khỏe
Roi vút gió xuân ngựa kết đôi
Trung thống vạc lời xin hãy nhớ
Nỗi lo đất nước khỏi nung sôi

4

HỌA THƠ KIỀU NGUYÊN LÃNG

Non nam hành lý nhẹ mây tưng
Xuân đến cành mai mới mấy bông
Khắp thấy cùng thương thiên tử đức
Sống không giúp thế trượng phu buồn
Ngựa xông sương tuyết đầu còn ngoái
Mắt ngắm non sông xe chút ngừng
Sông Nhị ngày mai mờ khói nước
Rượu đào tươi mát rửa lòng trong

5

HOA MAI SỚM

Vàng điểm tua hoa năm cánh tròn
San hô chìm bóng vẩy phô tuôn
Ba đông cành trắng hoa khoe trước
Một nén hương xuân nhánh hãy còn
Cam lộ ngát thơm say bướm tỉnh
Dạ quang tựa nước khát chim buồn
Hằng nga nếu biết đây hoa đẹp
Quế lạnh cung Thiềm thôi ở luôn

6

Ngại rét năm ngày cửa biếng ra
Gió xuân trước đã đến cây già
Bóng giăng mặt nước băng vừa vỡ
Hoa trĩu đầu cành ấm chửa pha
Xóm núi trăng chìm lời hát Việt
Ải quan mây đẫm tiếng tiêu Hồ
Một cành lạc tới giấc mơ bạn
Tỉnh dậy tặng người chẳng nỡ đưa

7

CẢNH XUÂN

Chim hót nhởn nhơ, hoa liễu dày,
Bóng thềm nhà vẽ mây chiều bay
Chuyện đời khách đến thôi không hỏi
Cùng tựa lan can ngắm núi mây.

8

DỰ YẾN VỚI VĂN TÚC VƯƠNG

Chân rùa bóc đỏ mọng
Yên ngựa nướng vàng thơm
Sơn tăng giữ giới sạch
Cùng ngồi chẳng cùng ăn

9

CHÙA THẦN QUANG TRÊN NÚI ĐẠI LÃM

Bát ngát Thần quang gợi tịch u
Trời trăng ôm cởi đến ngao du
Lâu đài một tá bày tranh vẽ
Thế giới ba ngàn lọt mắt thơ
Lắm đỗi thói đời mây thương cẩu
Đâu hay tùng cỗi trắng đầu sư
Thắp hương lễ Phật trừ đôi việc
Hết thảy suy tư mặc bỏ lờ.

10

ĐỀ NHÀ THỦY TẠ CHÙA PHỔ MINH

Xông hết nghìn hương thơm ngát nhà,
Mới dâng dòng nước mát đâu xa
Cửa chùa dưới bóng đa già khép
Đầu tiếng ve thu ý đậm đà

NGẮM CẢNH CHIỀU THIÊN TRƯỜNG

Thôn trước thôn sau tựa khói nhòa
Nửa không nửa có mé chiều sa
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết,
Cò trắng từng đôi ruộng xuống sà.

12

TRÊN ĐƯỜNG TÂY CHINH

Hoa sóng tung lên buồm gấm bay
Dưới mui đầu mệt chẳng buồn quay
Mây chiều Tam Giáp nhạn không đến
Trăng sáng Cửu Than rồng có đây
Lạnh lẽo đường đi cung mộng cũ
Ngổn ngang sầu vướng rượu ly đầy
Hán hoàng mang tiếng say chinh chiến
Vội vã nam nhi chi lắm vậy.

13

TRĂNG

Đầy sách, giường song chếch bóng đèn
Sân thu sương bủa thoáng hơi đêm
Tiếng chày thức dậy đâu hay biết
Hoa mộc trên cành trăng mới lên

14

LÊN NÚI BẢO ĐÀI

Đất vắng đài thêm cổ
Ngày qua xuân chửa nồng.
Gần xa, mây núi cuốn,
Râm nắng, ngõ hoa lồng.
Muôn việc nước theo nước,
Trăm năm lòng bảo lòng
Tựa hiên nâng sáo ngọc,
Ngực áo, đầy trăng trong.

15

CÂY MAI

Sắt đá gan lì khinh tuyết sớm
Khăn xiêm mộc mạc gió đông luồn
Trần gian kiệm ước Hán Văn Đế
Thiên hạ anh hùng Đường Thái Tông.

16

ĐÊM MƯỜI MỘT THÁNG HAI

Rượu chút sầu vơi, vị đậm đà,
Giường rồng chiếu trúc trải yên ra
Cả trời tựa nước, trăng ngày sáng,
Hoa phủ đầy song xuân mãi mơ

17

NIỀM OÁN HẬN CỦA NGƯỜI KHUÊ PHỤ

Ngủ dậy vén rèm, hồng thấy rơi,
Hoàng ly không hót giận xuân rồi.
Lầu tây vô cớ vầng dương lặn
Bóng ngã về đông hoa lẫn chồi

18

CẢNH CHIỀU Ở CHÂU LẠNG

Chùa cổ đìu hiu khuất khói mờ
Thuyền câu chiều quạnh tiếng chuông đưa
Nước quang non lặng vờn âu trắng
Gió lặng mây đùa cây đỏ thưa.

19

XUÂN MUỘN

Tuổi trẻ sao từng hiểu sắc không
Cả xuân hoa nở ngất ngây lòng
Đến nay đành rõ mặt xuân ấy
Nệm cỏ giường thiền ngắm rụng hồng.

20

CHIỀU THU Ở VŨ LÂM

Lòng khe vắt ngược bóng cầu hoa
Hắt sáng ngoài khe, vệt nắng tà
Vắng vẻ nghìn non, rơi lá đỏ
Như mơ mây đẫm tiếng chuông xa

21

NGÀY XUÂN THĂM CHIÊU LĂNG

Hùm gấu nghiêm nghìn cửa.
Áo mũ bảy phẩm đầy.
Lính bạc đầu còn đó,
Nguyên Phong mãi kể say

22

BUỔI SỚM MÙA XUÂN

Ngủ dậy, mở cánh cửa,
Xuân về đã chẳng hay!
Bươm bướm một đôi trắng
Phơi phới nhắm hoa bay

23

TRÊN HỒ ĐỘNG THIÊN

Cảnh hồ Động thiên nọ,
Hoa cỏ kém vẻ xuân.
Thượng đế thương hiu quạnh
Chuông Thái thanh bỗng ngân.

24

PHỦ THIÊN TRƯỜNG

Rậm lục thưa hồng thêm quạnh hiu
Mây quang mưa tạnh ngấn bùn tiêu
Nhà trai giảng đoạn sư về viện
Quán bến canh đầu cầu nguyệt treo
Ba chục cung tiên giường tối đặt
Tám nghìn bóng tháp triều xuân reo
Phố minh phong cảnh y như cũ
Phảng phất hình cha mộng thấy nhiều

25

BÀI MINH ĐỀ TRÚC NÔ

Ruột rỗng, tuyết giải
Đốt cứng, sương phơi
Mượn ngươi làm tớ,
E trái tính trời.

26

MẠN HỨNG Ở SƠN PHÒNG

Ai buộc mà đi giải thoát tìm?
Không phàm sao phải kiếm thần tiên
Vượn mòn, ngựa mỏi ta già phải.
Như cũ am mây một sập thiền

27

Phải trái tâm theo hoa sớm rơi
Lợi danh lòng lạnh mưa đêm rồi
Hoa tàn, mưa tạnh non im ắng
Một tiếng chim kêu xuân hết thôi.

28

TẶNG SỨ BẮC LÝ TƯ DIỄN

Ơn Hán tràn trề mưa móc tuôn
Chiếu son phượng ngậm khỏi mây hồng
Khí hòa góc đất đều lan tới
Bụi chiến sông trời rửa sạch trơn
Thảy bảo thư vua mười lối viết
Còn hơn đàn Thuấn năm dây đờn
Đất trời thương hết không nam bắc
Sấm sét sao lolại phải bươn

29

CA NGỢI THƯỢNG SĨ TUỆ TRUNG

Nhìn lên càng cao
Dùi càng bền cứng
Chợt ở phía sau
Thấy liền trước đứng
Cái đó gọi là
Thiền Thượng sĩ vững

30

ĐỀ CHÙA THÔN HƯƠNG CỔ CHÂU

Số đời một màn kéo,
Tình người đôi mắt ngân.
Cung ma chật hẹp lắm,
Cõi Phật khôn xiết xuân.

31

KỆ THỊ TỊCH

Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu hay hiểu như vầy
Chư Phật thường trước mặt
Đến đi sao có đây

32

THÂN NHƯ

Thân như hơi thở vào ra mũi
Thế tựa gió luồn mây núi xa
Đỗ quyên rền rĩ trăng ngày sáng
Đừng để tầm thường xuân luống qua

33

NGƯƠI NÊN NHỚ

Cối kê việc cũ ngươi nên nhớ,
Hoan, Ái đang còn chục vạn quân

34

TỨC SỰ

Xã tắc hai phen chồn ngựa đá,
Non sông nghìn thuở vững âu vàng.

35

HỌA THƠ LÝ TƯ DIỄN

Tự xét không tài thẹn được đất
Chỉ vì nhiều bệnh thiếu chầu trời

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4448)
Trong thời gian qua các Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đang hành đạo tại Hải Ngoại đã chịu đựng những biến động về cơ cấu tổ chức, danh xưng, lãnh đạo và đường hướng, bắt nguồn từ chủ đích và nội dung của các văn kiện hành chánh do Viện Hóa Đạo và Văn Phòng II VHĐ ban hành, không phản ảnh tinh thần hòa hợp của tăng đoàn, vừa không đúng Hiến Chương của Giáo Hội mà còn trái nguyên tắc sinh hoạt dân chủ của xã hội ngày nay. Do hệ lụy của các văn kiện này cùng các hậu quả tai hại đó, cho thấy tác giả thực sự không phải là những nhà lãnh đạo Giáo Hội đương nhiệm, mà do một thiểu số khuynh loát, với tham vọng cá nhân hoặc bị thúc đẩy bởi các thế lực chính trị bên ngoài, đã chủ tâm soạn thảo và ban hành, tạo nên cơn đại nạn nội tại chưa từng thấy trong lịch sử hành hoạt của Giáo Hội.
03/05/2012(Xem: 4444)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5429)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19385)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8589)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7488)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3633)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16066)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4554)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4033)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]