Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Lý nhân quả

10/10/201112:59(Xem: 8863)
08. Lý nhân quả

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 2: GIÁO LÝ CĂN BẢN

Lý nhân Quả

I.- Định nghĩa: Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Nhân là công năng phát động,quảlà sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân quả là một định luật tất nhiên, nêu rõ sự tương quan, tương duyên giữa nhân và quả, phàm hể có một nguyên nhân tác động, tất nhiên có kết quả hình thành. Do đó người ta thường nói trồng ớt thì được ớt, trồng đậu thì được đậu.

II.- Những đặc điểm về nhân quả:

1) Nhân quả là một định luật hiện thật:Định luật nhân quả do đức Phật chỉ bày trên 2500 năm trước, sau nầy Khoa học cũng thừa nhận, áp dụng một phần định luật nhân quả trong các ngành của khoa học.

2) Nhân quả chi phối tất cả: Mọi sự vật "có" đều là kết quả của nhân, cho nên nhân quả chi phối tất cả.

3) Nhân quả là một định luật rất phức tạp:Nhân đã có thì quả phải thành nhưng đi từ nhân đến quả còn phải có duyên, nếu duyên thay đổi thì quả phải thay đổi ít nhiều, cũng đồng thời trồng một giống lúa mà chỗ thời trúng, chỗ thời thất, chỗ hột to, chỗ hột nhỏ, chỗ lúa mọc, chỗ lúa không mọc ... Định luật nhân quả rất phức tạp.

III.- Sự tương quan giữa nhân và quả:

1) Một nhân không thể sanh ra quả: Một sự vật trong vũ trụ do nhiều nhân duyên hình thành, cho nên không có một nhân nào tự nó có thể tác thành kết quả được nếu không có những nhân khác hổ trợ.

2) Nhân nào quả nấy: Chúng ta biết rằng trồng ớt thì được ớt chớ không thể trồng ớt mà được đậu, một người làm lành sẽ gặp lành, làm dữ sẽ gặp dữ.

3)Trong nhân có quả, trong quả có nhân:Nhân quả là một chuỗi dài, quả hôm nay có là do nhân đã gieo từ trước và quả hôm nay cũng vừa là nhân của quả ở vị lai. Ví dụ: Anh A giàu có, đang làm phước, cứu giúp những người nghèo khó, gặp cảnh nạn tai. Vậy anh A hiện nay đang giàu có là quả của nhânkiếp trước bố thí, cúng dường Tam bảo. Kiếp nầy anh lại làm phước cũng lànhân để cóquảgiàu có cho kiếp sau.

4)Nhân có năng lực tạo thành hình tướng:Có gỗ, đinh (nhân), cưa, búa, đục, công thợ (duyên) làm ra bàn ghế, đến khi gỗ hay đinh mục bàn ghế hư hõng làm củi chụm lửa hay ném bỏ. Như vậy nhân không còn thì sự vật tan rã theo luật khác: thành, trụ, hoại, không.

IV.- Sự liên lạc giữa nhân và quả:

1) Nhân quả đồng thời:Nhân vừa phát khởi, quả đi liền theo, như đánh chuông liền nghe tiếng, như vậy quả theo liền với nhân chớ không đợi thời gian lâu.

2) Nhân quả trong hiện tại:Chúng ta tạo nhân trong đời này thì kết quả cũng trong đời này, chẳng hạn như trồng cây dừa ta được dừa có trái, trong đời người ta ăn ở hiền thì gặp việc lành, ở ác gặp việc dữ.

3) Nhân quả nhiều đời: Nhân tạo từ đời trước hay những đời trước, đời này đủ thuận duyên mới có kết quả, nhân tạo trong đời này chưa đủ thuận duyên chưa có kết quả trong hiện tại, sẽ có kết quả ở kiếp sau. Có người ăn hiền ở lành, luôn luôn gặp dữ, việc dữ ấy là do nhân đã gieo từ nhiều kiếp trước nay có đủ duyên thành kết quả, còn việc ăn ở hiền lành trong kiếp này chưa có đủ duyên hay còn phải bị trả những quả của kiếp trước rồi những kiếp sau mới gặt được kết quả do kiếp này gieo, cho nên nhìn nhân quả theo khía cạnh tức thời, không thể giải thích được luật nhân quả phức tạp như thế.

V.- Những thí dụ về nhân quả: Nhân quả là sự thật, tất nhiên mọi sự vật không ra khỏi định luật nhân quả.

1) Nhân quả nơi hiện cảnh: Nắng lâu ngày thành hạn hán, cây cỏ thiếu nước sẽ tàn úa, chết. Mưa lâu ngày có nhiều nước sẽ thành nước lũ, ngập lụt.

2) Nhân quả nơi tự thân: Thân thể là sự kết hợp của các tế bào, bốn đại và năm uẩn, người khoẻ mạnh do ăn ở theo phép vệ sinh, điều độ.

3) Nhân quả nơi tự tâm:Trí thức con người cũng chịu sự chi phối của định luật nhân quả, suy tư điều lành thì tâm tánh thuần thục, suy nghĩ điều ác thì trí tưởng thấp hèn, học hành thì trí tuệ mở mang.

VI.- Sự ứng dụng lý nhân quả: Hiểu được định luật nhân quả, cố gắng thực hành theo thì có nhiều lợi ích :

1) Lý nhân quả làm cho chúng ta thấy sự thật:Đức Phật dạy cho người Phật tử biết định luật nhân quả để hiểu rỏ sự tương quan giữa nhân và quả nhờ vậy chúng ta biết được sự thật không có sự vật nào có mà không do nhân tạo ra, nhân đã tạo ra không sớm thì chầy phải có kết quả không thể sai khác được.

2) Hiểu rõ định luật nhân quả, tránh mê tín dị đoan. Không tin nơi thần quyền:Định luật nhân quả nói rõ, hể gieo nhân thì có quả, những hoàn cảnh tốt, xấu xãy ra cho bản thân hay gia đình ta không do Phật hay một đấng thần quyền nào ban phước và giáng họa được, tất cả đều do ta gieo nhân từ trước hiện tại chỉ là kết quả của nhân đó.

3) Người hiểu lý nhân quả không chán nản, trách móc:Hiểu rõ lý nhân quả rồi, gặp những hoàn cảnh trái ngang, khổ đau chúng ta không chán nản, trách móc, trái lại chúng ta hiểu rằng mình đã gieo nhân nay phải gặt quả, không trốn tránh.

4) Người hiểu lý nhân quả luôn luôn ăn ở hiền lành:Hiểu được nhân quả, tin được lời Phật dạy rồi, người Phật tử quyết chỉ làm lành, tu nhân, tích đức mà thôi dù có gặp phải hoàn cảnh khó khăn nào.

VII.- Quyết Nghi: Nhiều trường hợp xảy ra, thấy có vẻ trái ngược, người ta không thật tin vào định luật nhân quả. Chẳng hạn như :

1) Tại sao người ăn hiền ở lành gặp dữ, kẻ ăn ở độc ác gặp lành:Ở đời người ta thường lấy những trường hợp nầy ra để so sánh, thật ra nhân quả có khi xảy ra đồng thời, có khi chẳng xảy ra đồng thời. Đời trước gieo nhân đời nầy mới thuận duyên có kết quả, đời nầy đã gieo nhân mà chưa đủ thuận duyên nên chưa có kết quả, cho nên kẻ ăn hiền ở lành cững như kẻ hung dữ đã gieo nhân nhưng mà duyên chưa đủ nên quả chưa tới. Người ta cũng vẫn thấy kẻ làm dữ gặp dữ, kẻ tu nhân tích đức luôn luôn gặp lành.

Khoảng năm 1970, gần châu thành Long An, khu mộ Nguyễn Huỳnh Đức, có một anh lính, là con bất hiếu, rượu chè be bét. Một hôm say rượu, về nhà tìm người mẹ già, bà ta nghèo mà còn phải nuôi con dại của anh ta, bảo mẹ đưa tiền cho anh ta mua rượu uống, bà mẹ không có tiền đưa, anh ta xách dao rượt mẹ, trời đang mưa, bà mẹ chạy băng qua cánh đồng, anh ta rượt theo, "trời trồng"anh ta ở thế đang cầm dao rượt mẹ. Người ta không thể nào hạ anh ta nằm xuống, đành phải xây mộ đứng, âu cũng là để làm gương cho những kẻ bất hiếu, hung tàn, bạo ngược ở đời nay. Báo chí Sàigòn thời đó có đăng tin này.

Người xưa có câu:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo,
Chỉ tranh lai tảo dữ lai trì.

Nghĩa là: Việc lành hay việc dữ đều có quả báo, chỉ khác nhau đến sớm hay muộn mà thôi.

2) Có những việc: Tại sao cha làm con chịu hay con làm cha chịu liên can?Theo Phật dạy thì nghiệp báo có hai thứ : Biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp là nghiệp riêng của từng người, như kẻ giàu, người nghèo ... Còn cộng nghiệp là nghiệp chung của mọi người, chẳng hạn như nhiều người Việt nam đã phải rời bỏ quê hương để ra nước ngoài sau năm 1975. Cho nên sách có câu:

Nhất nhơn tác phước, thiên nhơn hưởng,
Độc thọ khai hoa, vạn thọ hương.

Nghĩa là : Một người làm phước, ngàn người được hưởng, một cây trổ hoa nghìn cây được thơm lây.

VIII.-Kết luận:Lý nhân quả là một định lý tất nhiên, mọi sự vật cấu thành, mọi hoàn cảnh phước, họa, sang, hèn, vinh, nhục đều do nhân quả mà ra, hiểu rõ nhân quả để chúng ta gắng tu học, ăn hiền ở lành, gieo nhân tích đức, chẳng những cho mình cho còn cho con cháu mình hưởng, chúng ta phải tinh tấn làm theo lời Phật dạy:

Chư ác mạc tác,
Chúng thiện phụng hành,
Tự tịnh kỳ ý,
Thị chư Phật giáo.

Nghĩa là:

Đừng làm các điều ác,
Các điều thiện nguyện làm,
Tự thanh tịnh ý mình,
Ấy lời chư Phật dạy.

Ngày ngày tinh tấn trong tu học, được như vậy, chúng ta đang đi nhanh trên con đường giải thoát, làm cho tốt đạo đẹp đời, phải có lòng tin vững mạnh nơi lý nhân quả.

Louisville, 28-9-1996

Sách tham khảo:

Minh Châu, Thiên Ân, Chơn Trí, Đức Tâm Phật Pháp Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản, Sàigòn, 1951.
Thích Thiện Hoa Phật Học Phổ Thông THPGTP HCM, Việt Nam. 1989

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/03/2013(Xem: 4711)
Tam giáo Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài, kể từ thế kỷ I, II trở đi, cho nên dễ hiểu vì sao Tam giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc không phải chỉ trong tầng lớp trí thức giỏi chữ Hán.
03/03/2013(Xem: 5444)
Không thể nhân danh cứu cánh để biện minh phương tiện. Phương tiện, là việc ra chiếu không như pháp, thì cứu cánh, là những dịch phẩm kinh điển, sẽ ẩn chứa nhiều rủi ro, bất cập về nội dung.
21/02/2013(Xem: 4466)
Một hiện tượng đặc biệt của Phật Giáo Việt Nam hiện đại, trong nước cũng như ngoài nước, là các thiền sư ưa dẫn chứng những điển tích Phật Giáo Trung Quốc khi giảng pháp
20/01/2013(Xem: 4321)
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..).
15/01/2013(Xem: 7671)
Điện thoại gọi đi từ Chùa Xá Lợi tới một số phóng viên có chọn lựa của các hãng thông tấn ngoại quốc cho biết : “Ngay mai, tại nơi đó sẽ có một diễn biến rất quan trọng xảy ra.
02/01/2013(Xem: 8420)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
14/11/2012(Xem: 7136)
Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?
10/11/2012(Xem: 13255)
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni, Kính thưa chư vị thức giả, Kính thưa tiên sinh Lam Trần, Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "[email protected]":
25/10/2012(Xem: 9783)
Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie. Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai". Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục.
17/10/2012(Xem: 6655)
Chùa Linh Mụ đẹp quá, nên thơ quá. Nói vậy cũng chưa đủ. Nó tịnh định, cổ kính, an nhiên, trầm mặc. Nói vậy cũng chưa đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]