Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần 1: Đại cương

10/10/201112:59(Xem: 9038)
Phần 1: Đại cương

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 1: ĐẠI CƯƠNG

Ấn Độ đến thời đức Phật

*

Ấn Độ là một trong những quốc gia nổi tiếng trên thế giới vì đất rộng, người đông, có dãi Hy mã lạp sơn cao nhất thế giới, có một nền văn minh khá cao và lâu đời, con số 0, số Pi (3,1416...) do người Ấn sử dụng đầu tiên trong toán học, Kinh Vệ Đà đã được người Ấn sáng tạo từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên, Ấn Độ là quê hương của đức Phật, hay nói khác hơn đó là nơi đạo Phật phát sinh, ngày nay đã lan tràn khắp thế giới vì sự hành trì và triết thuyết của đạo Phật thích ứng với thời đại. Do đó việcTime New Roman tìm hiểu về Ấn Độ là một điều cần thiết.

I.- Ấn Độ từ cổ đại đến trước thời đức Phật

Từ xa xưa, Ấn Độ đã có nền văn hóa cao, trở thành một đất nưóc huyền bí, có sức thu hút nhiều người, chẳng hạn như Columbus đã tìm ra châu Mỹ mà đến chết vẫn tưởng là mình đã tìm tới được Ấn Độ. Trung Quốc đã có Pháp Hiền rồi Huyền Trang, Nghĩa Tỉnh đã tới Ấn Độ thỉnh kinh, Việt Nam trước đó theo truyền thuyết đã có Từ Đạo Hạnh, Nguyễn Minh Không lặn lội sang Tây Trúc để học đạo thần thông.

Ấn Độ là một nước có từ lâu đời, phía Bắc giáp với Nepal, Trung Quốc, phía Đông giáp với Miến Điện, phía Tây giáp với Ba Tư và A Phú Hãn, sau nầy Đông Hồi và Tây Hồi tách ra khỏi Ấn Độ. Địa lý tự nhiên chia Ấn Độ ra làm 3 miền :

1.- Rặng Hy Mã Lạp Sơn: Rặng núi nầy quanh năm tuyết phủ, cho nên theo tiếng Phạn có nghĩa là “nơi cư trú của tuyết”là vòng cung lồi, chạy dài chừng 2600 cây số, gồm nhiều đợt núi chạy song song, tạo thành chiều ngang rất rộng, gồm nhiều đỉnh cao, có 40 ngọn cao từ 7 ngàn đến 8 ngàn thước, nó là tường thành án ngữ về phía Bắc nên gió từ đại dương bị giữ lại, biến thành mưa tưới nước cho đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn, 4 phần năm diện tích Hy Mã Lạp Sơn là rừng rậm, có nhiều thú, nhiều đạo sĩ Ấn Độ đến chốn cô tịch nầy để tu hành, dân Ấn tin rằng nơi đây có nhiều thần linh. Cho nên rặng núi nầy chẳng những hữu ích cho nông nghiệp Ấn Độ mà còn ảnh hưởng đến văn hóa và tâm linh của người dân Ấn.

2.- Đồng bằng Ấn Hằng: Đồng bằng này là một trong những đồng bằng rộng lớn nhất thế giới, nó kéo dài từ biển Ô Man đến vịnh Ben Gan chiều rộng từ 260 đến 600 cây số, chiều dài chừng 3600 cây số, sông Ấn và sông Hằng đều phát xuất từ rặng Hy Mã Lạp Sơn, sông Ấn ở phía Tây, dài 2900 cây số chảy qua vùng Pen Giáp có 5 phụ lưu đổ ra biển Á Rập. Sông Hằng ở phía Đông dài 3090 cây số, chảy ra vịnh Ben Gan, người Ấn tin tưởng đó là một con sông linh thiêng, có thần thánh bảo trợ cho họ.

Theo truyền thuyết sông Hằng trước kia ở tận trên trời, sau nhờ thần Si Va, kéo nó chảy qua đầu tóc mình, lẩn quẩn ở đó hàng ngàn năm, rồi mới đổ xuống trần thế, tạo thành 7 nguồn sông ở bên sườn Hy Mã Lạp Sơn. Sông Hằng chảy qua một thành phố từ ngàn đời nay, là nơi linh thiêng nhất của người dân Ấn, đó là thành phố Va Na Ra Si (Bê Na Rét). Theo người Ấn, được tắm trong dòng nước mát và được chết bên bờ sông Hằng, tại khúc sông Hằng chảy qua thành phố nầy, là diễm phúc lớn nhất của cuộc đời. Lại nữa, hàng năm có hàng chục ngàn người lặn lội tới tận thượng nguồn sông Hằng để trẩy hội dâng hương, những mong tìm kiếm được phúc lành trong cõi thế gian đầy khổ đau nầy.

3.- Bán đảo Đê Căng: Chủ yếu là cao nguyên Đê Căng và hai dãi đồng bằng hẹp từ 20 đến 60 cây số, tạo thành hình chữ V, chạy dài theo bờ biển từ Đông sang Tây, cao nguyên nầy thường được coi như nhà bảo tàng cổ xưa nhất của Ấn Độ, ở đây người ta tìm thấy những bộ lạc gần như nguyên thủy, những thổ ngữ rất xưa, nên người ta cho rằng: người Ấn Độ bản địa lâu đời nhất đã từng sinh sống tại đây.

Ấn Độ trải qua hàng chục ngàn năm gồm thiên di và xâm nhập, đã lai tạo các giống dân nên đa dạng về chủng tộc. Tuy nhiên về đại thể, có thể chia thành bốn giống chính đã từng sống ở Ấn Độ.

1.- Chủng tộc Nê Grô Íđ: Là chủng tộc bản địa cổ xưa nhất, tồn tại lâu đời, trong đó có giống người Ved Đa và Gôn Đờ, sống ở Nam và trung cao nguyên Đê Căng, các giống người nầy chủng tộc da đen, vóc người nhỏ, mũi tẹt, tóc xoắn.

2.- Chủng tộc Đra Vi Đi An: (còn gọi là chủng tộc Ôt Xtra Lô Ít hay Mê La Nô Anh Diêng), có nguồn gốc đại dương là chủng tộc di cư đến Ấn Độ sớm nhất, nên được coi như người bản địa, cư trú phần lớn ở cao nguyên Đê Căng. Giống người nầy nước da nâu sẫm, khuôn mặt hẹp, mũi thẳng, tóc đen. Sự khác biệt chủng tộc nầy với giống A Ry An là hệ thống ngôn ngữ.

3.- Chủng tộc A Ry An:Là chủng tộc da trắng hoặc da nâu sáng, vóc người cao, mũi thẳng, có nguồn gốc bên ngoài lãnh thổ Ấn Độ, có thể là giống dân Caucasoid xuất phát từ vùng Caucasus (nay thuộc lãnh thổ Liên Xô, nằm tiếp giáp Thổ Nhĩ Kỳ và I Ran) khoảng nữa sau thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên, từ Tây Bắc tràn vào đồng bằng sông Ấn, dần dần lan sang phía Đông tới châu thổ sông Hằng và xuống phía nam tới cao nguyên Đê Căng, dân bản địa Đra Vi Đi An bị bắt làm nô lệ, đồng thời hổn chủng với giống dân nầy, phần khác bị dồn xuống phía Nam. Đặc điểm là ngôn ngữ của họ có nhiều quan hệ với ngôn ngữ Âu Châu, gọi chung là ngữ hệ Ấn - Âu, trải qua hàng chục thế kỷ, người A Ry An trở thành dân cư chính yếu của Ấn Độ.

4.- Chủng tộc Mông Gô Lô Íđ: Giống da vàng, thuộc tiểu chủng Miến-Tạng, không có râu, gò má cao. Chủng tộc nầy xâm nhập vào Ấn Độ từ hướng Bắc và Đông Bắc, một số lan sang phía Đông, do sự lai tạo lâu đời, ngày nay chủng tộc nầy không còn giữ được đặc trưng thuần khiết của giống dân mình.

Nói chung, về phương diện lịch sử và văn hóa, giống Đra Vi Đi An như là nền tảng, còn giống dân A Ry An là yếu tố chủ thể của nước Ấn Độ truyền thống.

Ấn Độ là nước đa dạng và phức tạp về ngôn ngữ, tiền tệ Ấn Độ đồng Ru Bi có ghi đến 12 thứ chữ khác nhau. Ngày nay Ấn Độ chính thức công nhận 15 ngôn ngữ, không kể Anh ngữ gần như thông dụng trong giao dịch, người ta chia ngôn ngữ Ấn Độ thành hai nhóm chính : Nhóm ngôn ngữ A Ry An gồm có cổ ngữ San Skrít (tiếng Phạn), được coi là ngôn ngữ chính thống trong nền văn hóa cổ đại và ngôn ngữ Hin Đi hiện nay thông dụng nhất (140 triệu người dùng). Nhóm ngôn ngữ Đra Vi Đi An được dùng ở cao nguyên Đề Căng gồm có tiếng Tê Lu Gu, Mun Đa (có họ hàng gần gủi với hệ Môn Khmer), Uốc Đu là ngôn ngữ đặc biệt kết hợp Ấn Độ với Hồi Giáo, được viết theo chữ Á Rập và ngữ pháp Hin-Đu.

Về mặt tôn giáo, theo thống kê năm 1971 được công bố như sau:

  • Đạo Hin Đu ( Ấn Độ Giáo ) -- 83% dân số
  • Đạo Hồi --------------------------11% -
  • Đạo Sích --------------------------2% -
  • Đạo Phật --------------------- 0,75% -
  • Đạo Jai Na (Kỳ Na Giáo)--- 0,50 % -
  • Đạo Ba Tư, Gia Tô, Do Thái --- 2% -

Thuở xưa, Ấn Độ đã có nền văn hóa vùng sông Ấn (nay sông Ấn thuộc Hồi quốc ở về phía Tây Ấn Độ) vào khoảng 2500 năm đến 1500 năm trước công nguyên, thời kỳ này được gọi là Văn hóa tiền Vệ Đà sau đó đến nền văn hóa Vệ Đà của giống dân A Ry An (Aryan) khoảng từ 1800 đến 500 năm trước công nguyên.

Người Ấn Độ sống ở vùng sông Ấn đã có tín ngưỡng thần linh, nhất là nữ thần, người A Ry An sùng bái các lực lượng tự nhiên như thần không trung Va Ru Na, thần bão táo In Đra, thần lửa A Nhi..., họ tổ chức cúng tế những tín ngưỡng và tôn giáo nguyên thủy đó, người ta gọi là đạo Vệ Đà, sự dung hợp hai yếu tố văn hóa A Ry An và dân bản địa sông Ấn vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ 2 trước công nguyên, làm cho nền văn hóa thành thị của dân bản địa chuyển thành tính chất nông thôn, cũng biến đổi nền kinh tế chăn nuôi của giống A Ry An sang kinh tế trồng trọt, hình thành nền văn hóa cổ đại Ấn Độ, thống nhất đượm tinh thần đạo Vệ Đà, nó có tánh chất nền tảng, người ta gọi đó là nền văn hóa Hin Đu.

Đời sống kinh tế của người Ấn chủ yếu là nông nghiệp và thương mại, về mặt xã hội từ các bộ tộc họ đã sớm chuyển thành các quốc gia, đứng đầu là một vị quốc vương. Những hình thức tế lễ, quyền uy của hạng người võ sĩ, sớm hình thành xã hội có đẳng cấp để bảo vệ các quyền lợi của giai cấp. Xã hội Ấn Độ cổ thời chia thành bốn giai cấp, đứng đầu là giai cấp của những người tế lễ, đọc kinh Vệ Đà, thuyết giáo cho quần chúng, đó là giai cấp Bà La Môn, kế đó là giai cấp của những người thống trị như vua, quan, nhà quý phái gọi là Sát Đế Lợi, kế đó là giai cấp của những người bình dân, gồm công, nông, thương gọi là giai cấp Tỳ Xá, cuối cùng là giai cấp tiện dân, đời đời làm những nghề hèn hạ và nô lệ.

Giai đoạn Vệ Đà gắn liền với sự xâm nhập của người A Ry An vào vùng đất Ấn, họ đã có sản phẩm tinh thần là các bộ kinh Vệ Đà viết bằng tiếng Phạn, nó gồm có 4 bộ:

  • Rig Vệ Đà: Nội dung ca tụng các thần linh.
  • Ya Juna Vệ Đà: Tập hợp các nghi thức lễ và tế tự.
  • Sa Ma Vệ Đà: Gồm những khúc ca cầu nguyện.
  • Ác Tha Va Vệ Đà: Sưu tập những câu phù chú.

Bộ Vệ Đà toát lên giáo lý cơ bản là con người thường xuyên có những mối liên hệ với thần linh, phản ánh sự hòa đồng giữa con người và vũ trụ. Nhờ cúng tế, con người sẽ được các thần linh đó phù hộ che chở, sẽ tránh được điều rủi gặp được điều may.

Dần dần những người cúng tế để củng cố địa vị mình, họ đã sáng tác bộ thánh điển Brah Ma Na là tập sách chú giải, diễn nghĩa gắn liền với từng bộ kinh Vệ Đà, đây là giai đoạn đạo Bà La Môn, những tăng lữ này có uy thế và đặc quyền, trong quyển luật Ma Nu thời cổ đại Ấn Độ, đã khẳng định và dành sự ưu đãi đặc biệt là không ai có thể bắt tội hoặc xử tử người thuộc đẳng cấp nầy.

Hiện tượng “Bà La Môn hóa” đối với các từng lớp xã hội khác lúc đó, là thuyết về bốn giai đoạn của cuộc đời. Theo đó, một người Ấn Độ lần lượt trải qua các giai đoạn: đồ đệ Bà La Môn, chủ gia đình, ẩn sĩ và đạo sĩ khất thực, như vậy trong 2 giai đoạn cuối của cuộc đời, người Ấn Độ hầu như đều trở thành đạo sĩ Bà La Môn. Tất cả những điều này củng cố thêm quan niệm trật tự xã hội, một quy phạm có tánh cách vĩnh hằng. Người ta cho rằng đạo Bà La Môn xây dựng trên nền tảng có ba yếu tố: đạo, đẳng cấp và các giai đoạn đời sống.

Giai đoạn cuối cùng dài nhất của đạo Bà La Môn, là sự chuyển hóa thành Ấn Độ Giáo (đạo Hin Đu) hình thức phát triển cao của đạo Bà La Môn. Kinh điển Ấn Độ Giáo gồm có kinh Vệ Đà và các tác phẩm văn học. Về kinh điển có bốn bộ kinh Vệ Đà, những cuốn sách chú giải Brah Ma Na, đỉnh cao của hệ thống giáo lý tự biện của Ấn Độ Giáo tập trung trong những bộ kinh U Pa Ni Sáđ. Về tác phẩm văn học số lượng đa dạng, chủ yếu là cuốn truyện cổ tích Pu Ra Na, hai cuốn sử thi Ma Ha Bha Ra Ta và Ra Ma Ya Na. Nổi bật nhất là tác phẩm Chí Tôn Ca (Bha Ga Vad Ghi Ta) lồng vào sử thi Ma Ha Bha Ra Ta. Tác phẩm nầy là bản tổng kết xuất sắc giáo lý Ấn Độ Giáo, một nhà nghiên cứu đã đánh giá: “một cuốn thánh kinh vĩ đại, đầy đủ và vắn tắc nhất trong tất cả thánh kinh của nhân loại”

Cặp phạm trù cơ bản nhất của Ấn Độ Giáo là Át Man và Brah Man: Brah Man là cái bản ngã vũ trụ, cái tuyệt đối, dưới khía cạnh tôn giáo là yếu tố thần linh được bao chứa và thấm nhuần trong vạn vật. Còn Át Man là cái bản ngã cá thể, cái đặc thù trong từng sự vật, con người là một mảnh của Brah Man, tồn tại một cách cụ thể và đơn nhất. Vậy Át Man cũng chính là Brah Man và ngược lại.

Nếu Át Man và Brah Man là nền tảng của thế giới quan thì Kác Man và Sam Ma Ra là nền tảng nhân sinh quan. Theo thuyết Sam Ma Ra, cái chết của con người là sự chuyển hóa sang kiếp sống khác, sự tái sinh trong luân hồi, gắn liền với Sam Ma Ra là Kác Man, đây là quan hệ nhân quả, theo đó bất cứ hành động nào của con người cũng được trả giá, nó toàn năng ngoài ý muốn con người, theo đuổi con người không bao giờ lầm lẫn. Và thuyết Mok Sa là con người rất khó nhưng có thể tránh khỏi luân hồi nghiệp báo bằng cách gắng sức thì có thể đi đến giải thoát. Vì vậy khi giác ngộ được chân lý Át Man - Brah Man, ý thức được đời sống phù du, hiểu thấu lẽ sống chết, sẽ dập tất động lực đẩy bánh xe nghiệp báo, luân hồi, nó sẽ dừng lại.

Tác Phẩm Chí Tôn Ca chỉ ra ba con đường cho người muốn giải thoát, đó là : Con đường hành động, hăng hái làm tròn bổn phận ở đời, con đường trí thức, rũ bỏ mọi cám dỗ, chuyên tâm rèn luyện tinh thần và cuối cùng là con đường sùng tín, tin yêu một vị thần do mình lựa chọn, tôn kính như đấng chí tôn.

Các nghi lễ cúng tế Ấn Độ Giáo cải cách đơn giản rất nhiều so với Bà La Môn.

II.- Thời Kỳ Đức Phật:

A.- Kỳ Na Giáo:

Cùng thời gian đạo Phật, Ấn Độ có Kỳ Na Giáo, giáo chủ là Vardhamana (Đại Hùng), ông sinh ra ở gần thành Vaisali nước Líc Sa Víc cũng thuộc vùng biên giới Đông Bắc Ấn Độ, ông là hoàng tử của một triều đình, có vợ và con gái, sau đi tu trong 12 năm rồi đắc đạo dưới gốc cây Bồ Đề trở thành đấng giác ngộ, được suy tôn là Ma Ha Vi Ra. Theo truyền thuyết, trước đó đã có những vị tu đắc đạo, Ma Ha Vi Ra là vị đắc đạo cuối cùng thứ 24. Sau khi đắc đạo ông vẫn sống khổ hạnh cùng với 11 môn đệ đi khắp nơi truyền đạo. Năm 527 trước công nguyên, Ma Ha Vi Ra mất tại Pát Na, thọ 72 tuổi, được các tín đồ cho là ông đã tịch diệt vào cõi niết bàn, lúc đó tăng ni theo ông đến 50 ngàn người, đa số là phụ nữ.

Kỳ Na Giáo phủ nhận giáo lý Vệ Đà, thừa nhận tính đa diện của hiện thực, thường lấy ví dụ 6 người mù rờ voi, mỗi người mù chỉ biết một phần con voi, từ đó suy ra con người nhận thức sự vật cũng phiến diện như các anh mù.

Kỳ Na Giáo cũng có một số nét giống đạo Phật, họ có khái niệm Tam Bảo (ba phép quý) : lòng tin đúng đắn, nhận thức đúng đắn và hạnh kiểm đúng đắn. Còn 5 điều răn cấm là: không sát sanh, không nói dối, không trộm cắp, không gian dâm, không giữ của riêng.

Đặc biệt Kỳ Na Giáo có thuyết A Him Sa (không giết hại sinh linh), được coi như một nguyên tắc quán triệt mọi ý nghĩ và hành động của tín đồ. Sự thực hành cụ thể của A Him Sa là tu khổ hạnh, ăn chay để tránh nghiệp báo và đạt đến Niết bàn, họ có tục tuyệt thực, nó đã ảnh hưởng sau nầy đối với thánh Găn Đi trong cuộc tranh đấu bất bạo động, để giành lại nền độc lập cho Ấn Độ từ đế quốc Anh.

Sau khi giáo chủ Ha Ha Vi Ra qua đời một thời gian, Kỳ Na Giáo phân thành hai phái, phái không y gọi là Lõa hình và phái Bạch Y (mặc y trắng). Phái không y cho rằng họ gìn giữ theo truyền thống khổ hạnh và không công nhận kinh sách, bị coi là do người đời sau đưa vào, giáo lý và giới luật của phái Bạch y có phần cởi mở hơn. Nhìn chung hai phái không có gì mâu thuẩn, đối lập nhau.

B.- Lục sư ngoại đạo phái:

Đương thời đức Thế Tôn có 6 nhà ngoại đạo, chủ trương lý thuyết khác nhau, Phật giáo gọi là Lục Sư ngoại đạo, các phái nầy chỉ bộc phát nhứt thời rồi tiêu diệt. Đại cương có :

1.- Phái Nan Đà Ca Diếp(Pùrana Kàssápa): Phái nầy chủ trương thuyết ngẫu nhiên, không tin luật nhân quả. Phật giáo gọi phái nầy là “Phái vô nhân quả”.

2.- Phái Mạt Già Lê Câu Xá Lợi(Makkhali Gosàla): Phái nầy chủ trương thuyết tự nhiên, mọi sự vật không bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân nào cả. Phật giáo gọi phái nầy là “Tà mệnh ngoại đạo”.

3.- Phái A Di Đa Thúy Xá Khâm Bà La(Ajitakesa Kambali): Phái nầy chủ trương thuyết Duy vật luận. Cho rằng con người do tứ đại “Đất, nước, lửa, gió” hợp thành, chết thân hoàn về tứ đại, không tôn trọng tinh thần, đạo đức, chủ trương hưởng khoái lạc của nhục thể là mục đích.

4.- Phái Bà Phù Đà Ca chiên Diên(Pakudha Katyàyana): Phái nầy chủ trương sinh mệnh và vật chất thường trụ, các vật tạo thành nương vào sự hòa hợp của 7 yếu tố “Đất, Nước, Lửa, Gió, Khổ, Vui, Đời sống”. Vậy sinh tử chỉ là sự tụ tán của 7 yếu tố đó, còn 7 yếu tố thì bất diệt.

5.-Phái Tán Nhạ Da Tỳ La Lê Tử(Sãnjaya Belatthiputta): Phái nầy chủ trương thuyết tu định, thuộc phái ngụy biện. Họ cho chân lý không phải là không biến đổi, nên việc tu đạo là vô ích mà chỉ lo tu thiền định.

6.- Phái Ni Kiền Đà Nhã Đề Tử(Nigantha Nàtaputta): Phái nầy chủ trương tu khổ hạnh, cho rằng sướng vui họa phúc do tiền nghiệp, muốn thoát khỏi tiền nghiệp phải tu khổ hạnh để cầu giải thoát.

C.- Sáu phái triết học:

Kỳ Na Giáo và Lục Sư ngoại đạo đều không thuộc tư tưởng của Bà La Môn giáo, nhưng đương thời của đức Phật còn có 6 phái triết học, các phái nầy chịu ảnh hưởng của kinh Vệ Đà, Bra Ma Na hay U Pa Ni Sad. Sáu phái nầy vì có những quan điểm tương đồng nên có thể chia làm 3 nhóm :

  • Nhóm có những yếu tố duy vật : Nyàya - Vaisésika
  • Nhóm duy tâm cực đoan : Mimàmsà - Vedànta
  • Nhóm gồm cả duy tâm và duy vật : Sàmkhya - Yoga

Tư tưởng đại cương của các phái ấy như sau :

1.- Chính lý phái( Nyàya): Tư tưởng của phái nầy thuộc đa nguyên luận, lấy kinh điển Nyàya-Sutra làm căn cứ. Phái nầy cho rằng con người sinh nơi trần thế có đầy dẫy những tác nghiệp, tác nghiệp làm cơ sở cho phiền não, phiền não là căn bản của vô tri. Vậy muốn lìa khổ phải diệt vô tri, tiêu diệt vô tri thì đạt tới an vui giải thoát. Thuyết này tương đương với 12 nhân duyên của Phật giáo. Về phương thức nghị luận, phái này chia làm 5 giai đoạn : Tôn, Nhân, Dụ, Hợp, Kết. Về sau phương thức nầy được Thế Thân và Trần Na phủ chính chỗ thiếu sót, chuyển thành luận lý học trong Phật giáo.

2.- Thắng luận phái(Vaisésika): Phái này chủ trương “thanh thường trụ” (âm thanh thường còn), họ đứng trên lập trường tự nhiên của triết học để giải thích vạn hữu trong vũ trụ, khai tổ là Ca Na Đà (Kanada), kinh điển căn cứ là Vaisésika-Sutra, trong đó nêu ra 6 phạm trù: Thực cú nghĩa (Thể), Đức cú nghĩa (Tướng), Nghiệp cú nghĩa (Dụng), Đồng cú nghĩa, Dị cứu nghĩa, Hòa hợp cú nghĩa làm nguyên lý để thành lập vạn hữu. Trước hết hết quán sát vạn hữu ở phần cụ thể, nên thành lập Thực cú nghĩa, khi quan sát về tính chất hay thuộc tính thì thành lập Đức cú nghĩa, để hợp với khái niệm vận động thì thành lập Nghiệp cú nghĩa. Tóm lại vạn hữu thành lập do 3 nguyên lý “Thực, Đức, Nghiệp” Căn cứ vào 3 nguyên lý ấy mà quan sát vạn hữu, nếu chúng quan hệ với nhau thì thành lập Đồng cú nghĩa, nếu chúng đối nghịch nhau thì thành lập Dị cú nghĩa, nếu 5 nguyên lý trên liên kết với nhau thì thành lập Hòa hợp cú nghĩa. Đó là 6 nguyên lý hay 6 phạm trù căn bản để phái nầy thuyết minh và lý giải vạn hữu.

Về phương diện nhân sinh, phái này cho rằng con người được hình thành do 8 yếu tố : Thứ nhất Át Man yếu tố bất sinh, bất diệt, thứ hai Ý (Manas) là cơ quan liên lạc giữa Át man và ngũ căn, ngũ căn hoàn toàn do vật chất tạo thành Nhãn căn do hỏa đại, Nhĩ căn do không đại, Tỵ căn do địa đại, Thiệt căn do thủy đại, Thân căn do phong đại tạo thành. Đối tượng của ngũ căn là ngũ trần : Sắc, thanh, hương, vị, xúc. Át man là chủ thể, các cơ quan khác phụ thuộc để nhận thức và hành động. Yếu tố thứ tám là Nghiệp lực (Adrata), do nghiệp lực huân tập nên bị luân hồi, muốn thoát khỏi luân hồi phải diệt nghiệp lực bằng cách tu trì khổ hạnh để đạt tới cảnh giới thuần túy Át Man, đó là lý tưởng giải thoát.

3.- Phái số luận(Sàmkhya): Khai tổ là Ca Tỳ La (Kapia) phái này chủ trương nhị nguyên luận là tinh thần và vật chất. Vật chất là yếu tố thành lập vạn hữu, vật chất luôn luôn biến động, đối lập với vật chất là vô số linh hồn, linh hồn tự do, kết hợp với vật chất tạo ra sinh vật. Nương theo 3 nguyên chất là Hỷ, Ưu, Ám, gọi chung là 3 Đức, căn cứ vào sự phối hợp của 3 đức để thuyết minh hiện tượng vạn hữu, nếu 3 đức ấy từng cập một chi phối lẫn nhau là động lực tạo thành, nếu 3 đức ấy đứng ở trạng thái riêng lẻ là nguyên nhân tiêu diệt.

4.- Phái Du Già(Yoga): Khai tổ là Bát Tử Xà Lê (Patanjali), lấy kinh điển Yoga-Sutra làm căn cứ. Phái này chú trọng pháp môn tu thiền định để mong cầu giải thoát, theo phương pháp tu tập chia làm 8 giai đoạn : Cấm chế (Yama), Khuyến chế (Niyama), Tọa pháp (Asana), Điều tức (Prànàyàma), Chế cảm (Pratyàkàra), Chấp trì (Dhàranà), Tỉnh lự (Dhyàna), Đẳng trì (Samadhi).

- Cấm chế : Cần giữ năm giới điều : Không sát sanh, không trộm cắp, không gian dâm, không nói dối, không tham lam, (thuộc đức độ tiêu cực).
- Khuyến chế : Cần phải làm 5 việc : thanh tịnh, mãn định, khổ hạnh, học tập kinh điển, định thần, (thuộc đức độ tích cực).
- Tọa pháp : Là điều hòa thân thể.
- Điều tức : Là điều hòa hơi thở.
- Chế cảm : Thống ngự ngũ căn
- Chấp trì : Tập trung tư tưởng.
- Tỉnh lự : Thống nhất cái tâm.
- Đẳng trì : Để tâm trở thành vắng lặng như hư không, chỉ còn có cảnh giới xán lạn, tức là chứng được tam muội (Sammadhi), chỉ còn một "thần ngã" giải thoát tự tại.

5.- Phái Nhĩ Man Tát(Mimàmsà): Khai tổ là Sà Y Nhĩ Ni (Jaimini), lấy kinh điển Mimàmsà-Sutra làm căn cự Phái nầy chú trọng về phương diện luân lý triết học, phục tùng mệnh lệnh và cấm chế của kinh Vệ Đà, chủ trương thuyết “âm thanh thường trụ”. Về lý tưởng giải thoát, phái nầy cho rằng hiện thế và lai thế muốn được sung sướng, cần phải dùng nhiều hình thức hy sinh, những sự hy sinh sẽ được báo đáp trong hiện tại hay vị lai.

6.- Phái Phệ Đàn Đa(Vedànta): Khai tổ là Bà Đạt La Gia Na (Bàdarayana), lấy kinh điển Vedànta do Bàdarayana trước tác làm căn cứ. Tư tưởng triết học của phái nầy cho rằng Bràhman là tổng nguyên lý của vũ trụ, vạn hữu, là duy nhất và siêu việt. Vạn hữu trong vũ trụ bao hàm trong Bràhman, do Bràhman khai triển ra hiện tượng giới. Trước nhất Bràhman khai triển ra Hư không, Hư không sinh ra Gió, Gió sinh ra Lửa, Lửa sinh ra Nước, Nước sinh ra đất. Năm nguyên tố nầy, một mặt tổ chức thành vật khí thế gian, một mặt tổ chức thành hữu tình thế gian.

Căn cứ kinh Vedànta Sutra thì Bràhman và Atman là một thể. Khi ở giai đoạn chưa triển khai thì Atman là bào thai của Bràhman, nhưng ở giai đoạn khai triển thì Atman của con người ở địa vị độc lập, chịu phần chi phối của Bràhman. Đặc chất của Atman là trí tuệ, hành vi, nương theo vào tự do ý chí phán đoán, tạo thành nhiều loại tác nghiệp, do tác nghiệp huân tập nên quên mất cố hương, chỉ theo huân tập nên chịu sanh tử luân hồi trong hiện tượng giới, chịu khổ não trong loài hữu tình. Hữu tình là một bộ phận của Bràhman, đầy đủ thể tính thanh tịnh như Bràhman, muốn trở lại với Bràhman thì cần phải tu hành để giải thoát. Do công phu tu hành giải thoát, Atman dung hợp với cảnh giới Bràhman, đây là giai đoạn đạt tới hoàn toàn được giải thoát vĩnh viễn.

Đó là sự hình thành xã hội Ấn Độ trước và trong thời đại đức Phật. Những giáo lý đức Phật đã dạy có phải là được xây dựng trên những triết thuyết, những học phái đã có thời ấy hay chính giáo lý của đức Phật, ngài đã tìm thấy như thế, tự nó soi sáng cho những chỗ đúng sai của các học thuyết trên. Dù sao thì đương thời đức Phật đã xóa bỏ giai cấp xã hội Ấn Độ thời bấy giờ, thứ giai cấp đã được xây dựng từ lâu và được bảo vệ vững chắc nhất, đã là một cuộc canh tân vĩ đại, đem lại sự bình đẳng và công bằng cho mọi người, dễ cảm hóa người ta theo đạo Phật, hơn nữa giáo lý nguyên thủy thực tế, phù hợp với tất cả mọi người với bốn chân lý : Khổ, Tập, Diệt, Đạo qua bài pháp đầu tiên nơi Vườn Nai, thời pháp ấy cộng với Mười hai nhân duyên, gồm đủ nhân sinh và vũ trụ quan Phật Giáo.

Dec. 12, 1999

Sách tham khảo :

  • Hòa Thượng Thích Thanh Kiểm Lịch sử Phật Giáo Ấn ĐộVạn Hạnh, Sàigòn, 1963
  • Nguyễn Thừa Hỷ Ấn ĐộNXB Văn Hóa, Việt Nam, 1986
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/08/2011(Xem: 13090)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
13/07/2011(Xem: 3861)
Ở quê tôi, đa phần các làng đều có chùa và đình. Ngày xưa lúc còn bé, tôi và những đứa trẻ trong làng hay đến chùa và đình vào những dịp lễ để vui đùa và ăn ké theo người lớn. Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay.
07/07/2011(Xem: 30975)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
02/07/2011(Xem: 9673)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 3942)
Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Việt Nam từ rất sớm có thể từ trước công nguyên. Tuy là một tôn giáo ngoại nhập nhưng các nhà nghiên cứu thường thống nhất rằng mỗi dân tộc đều có một ông Phật của riêng mình. Vậy thì cái riêng, bản sắc Phật giáo Việt Nam là gì ? Các nhà nghiên cứu đã thừa nhận Phật giáo thời Lý Trần là tinh hoa, đỉnh cao của Phật giáo Việt Nam và văn hóa Việt Nam. Chính Phật giáo Lý Trần đã góp phần làm nên cái chất Đại Việt, làm nên cái hào khí Đông A của thời đại, tạo nên bước nhảy vọt về tư tưởng của dân tộc ta lúc bấy giờ, làm nên sự hồi sinh mạnh mẽ của dân tộc sau hơn một ngàn năm bị nô lệ phương Bắc từ năm 111 TCN đến năm 938 SCN. Để góp phần giải đáp cái nét riêng của văn hóa Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là Phật giáo thời Lý Trần có lẽ cần đặt nó trong mối giao lưu, tiếp biến với Phật giáo Ấn Độ, Phật giáo Trung Quốc và tín ngưỡng - văn hóa dân gian bản địa.
23/06/2011(Xem: 4678)
Việt Nam là cái lưng của bán đảo Ấn Trung, vị trí của bán đảo nầy nằm giữa Ấn Độ và Trung Hoa. Vì địa thế nằm giữa hai nước lớn có nền văn hóa cổ xưa nhất của nhân loại nên đương nhiên Việt Nam có ảnh hưởng cả hai nền văn hóa đó, kể cả tôn giáo. Từ phương Bắc, Trung Quốc đã tràn xuống chiếm cứ đất đai với âm mưu đồng hóa dân Việt, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của họ. Do đó dân Việt chiến đấu không ngừng để sống còn và giữ gìn sự độc lập của mình, thế nhưng không tránh khỏi sự ảnh hưởng qua lại về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo ...
20/06/2011(Xem: 8402)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 5551)
Ký giả được xem công văn này trước nhất, liền cho mời Ông Viên Quang là Tổng thư ký của Hội Việt Nam Phật giáo đến bàn việc triệu tập Hội đồng để thảo luận việc quan trọng đó. Nhưng đến buổi họp thì ký giả chẳng may vừa bị cảm nặng, nhân có Cụ BÙI THIỆN CƠ, Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo đến thăm, bèn dặn với Cụ rằng: “Nếu Hội đồng có cử đến tôi, thì nhờ Cụ cố từ chối cho, vì tôi mới bị bệnh, hơn nữa còn bận nhiều công việc”. Sau buổi họp đó, Cụ BÙI THIỆN CƠ và Cụ TRẦN VĂN ĐẠI lại đến phòng bệnh cho biết rằng: “Hội đồng đã đề cử một vài vị Thượng toạ, nhưng các Ngài đều viện cớ rằng: Thượng toạ là Hội trưởng Hội Tăng Ni Bắc Việt lại là Phó Hội trưởng Hội Việt Nam Phật giáo, phải lấy tư cách ấy mà ứng phó với thơ mời của Chính phủ để gia nhập Phái đoàn Phật giáo Việt Nam thì đối với cả trong Thuyền gia lẫn người ngoài Thiện tín mới được danh chính ngôn thuận.
16/06/2011(Xem: 15841)
Thế Giới chỉ bắt đầu chú ý nhiều tới vấn đề Việt Nam và tới "những người Phật Giáo '' sau khi Hoà Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại ngã tư Phan Đình Phùng ở Sài Gòn ngày 11.6.1963 để kêu gọi dư luận thế giới chú ý đến những khổ đau của dân chúng Việt Nam dưới những đàn áp của chính quyền Ngô Đình Diệm . Sở dĩ sự tự thiêu của Hoà Thượng Quảng Đức đã khiến Tây phương xúc động và ngạc nhiên nhiều hơn Đông Phương là vì hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Tây phương khác với hoàn cảnh văn hoá và tôn giáo Đông phương.
15/06/2011(Xem: 6289)
Năm ngoái khi ghé thăm nhà nuôi trẻ em nghèo của vợ chồng anh Trần Quang Lãm ở trên đường Ngũ Tây Xã Thủy An gần chùa Thuyền Tôn , tôi nói với anh là tôi muốn ghé lại thăm ngôi chùa nổi tiếng này , anh Lãm liền tặng tôi một cuốn tiểu sử thiền sư Liễu Quán và dặn là tôi nên ghé lại thăm ngôi bảo tháp của ngài Lúc bấy giờ tôi chỉ đi thăm thú các nơi trong chùa mà không để ý đến cảnh vật chung quanh chùa lắm , khi về nhà mới đọc cuốn sách được tặng. Thật vô cùng thú vị khi đọc đến đoạn huyền thoại về thiền sư phải ăn rong để sống và rong đó được vớt tại con sông trước chùa , tôi vội vàng chạy xe lên lại chùa và đi tìm con sông .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]