Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 8

31/05/201114:43(Xem: 11201)
Chương 8

AM MÂY NGỦ
Truyện Ngoại Sử của Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản, Paris 1982

CHƯƠNG VIII

Đêm đã khuya, tiếng cười nói ở dưới nhà bếp đã im bặt. Các bà nữ cư sĩ chắc đã đi ngủ rồi. Ni Sư Hương Nghiêm thầm nghĩ. Từ chiều đến giờ họ lo chuyện bếp núc, nào ngâm đỗ, nào thái rau, nào sắp lại chén bát. Ngày mai Phật Đản, cúng Phật chỉ cần một bát cơm nhỏ, nhưng chuẩn bị cơm chay cho bách tính thì phải gánh này gánh nọ. Hương Nghiêm mỉm cười. Cô đang ngồi trong liêu phòng của cô, bên ngọn đèn dầu lạc để đóng những quyển vở làm quà cho học trò của cô ngày Phật Đản. Cô nghĩ tới những con chim trong lồng. Chúng phải đợi cho đến gần giớ Tỵ mới được tự do. Còn bọn cá nữa. Cá phải chờ cho đến sẵm tối ngày mai. Hồi chiều, sợ cá ngộp, cô đã đi lấy nước trong đổ vào năm thỏng cá. Cô nhớ có một thỏng cá toàn là cá con. Cô không biết trong số những con cá này, có con nào sẽ được bắt lại vào ngày Phật Đản sang năm không. Trước khi được trả tự do, cả chim và cá đều được làm lễ "quy y tam bảo". Chùa Nộn Sơn năm nay phóng sinh được mười hai lồng chim và năm thỏng cá, kể ra chỉ được chừng hai trăm con chim và ba ngàn con cá vừa lớn vừa nhỏ. Mua cá để phóng sinh, thường thường người ta chỉ mua cá con. Để cứu cho được nhiều sinh mạng. Hương Nghiêm nghỉ đến số lượng cá và chim được phóng sinh trong khắp lãnh thổ nước Đại Việt. mấy triệu con, hoặc mấy chục triệu con nhỉ? Khắp nước đâu đâu cũng có chùa. Có làng có tới hai ngôi chùa. Làng nào cũng có chùa. Vậy thì ngày mai chim về trời cá về nước nhiều lắm. Nghĩ cũng vui. Đức Phật đã nhập diệt cách đây gần hai ngàn năm mà mỗi năm nhờ Ngài không biết bao sinh mạng được thoát nạn. "Nam Mô Đại Bi cứu nạn Quan Thế Âm Bồ Tát", Ni Sư Hương Nghiêm thầm niệm. Ngày mai không ai bị đói cả. Đói thì lên chùa, thế nào cũng được ăn no. Chùa nào cũng thế. Tập tục này đẹp làm sao. Ngày mai, không những vô số chim cá được trả tự do mà các loài sinh vật khác cũng không bị tàn hại. Ai cũng ăn chay và ai cũng cử sát sinh. Khuya nay sẽ không ai mổ bò, sẽ không có ai cắt cổ gà, sẽ không có ai chọc huyết lợn. Hương Nghiêm thầm cám ơn Đức Phật. Cô cảm động đến nỗi cô muốn khóc. Mỗi năm chỉ có được một ngày như thế mà thôi. Một ngày không giết chóc, một ngày không căm thù, một ngày không ai phải mang bụng lép mà đi ngủ. Giá có ba trăm sáu mươi lăm ngày Phật Đản trong một năm, hạnh phúc cho muôn loài là mấy.

Hồi chiều, Hương Nghiêm không dạy các em học mà chỉ hướng dẫn cho các em treo đèn kết hoa trong khuôn viên chùa. Cô lại tập cho các em diẽn lại cảnh đản sinh của Đức Phật. Con Tuất đóng vai hoàng hậu Ma Gia, quàng trên vai và ngang lưng một tấm vải vàng, tấm vải vàng may y còn dư của cô. Cái Thơm và cái Uyên đóng vai hai người thị nữ. Thằng cu Lợi đóng vai ông tiên A Tư Đà, nhưng vì u nó ốm cho nên thằng Thông phải thay. Thằng Thông tước lá chuối làm bộ râu giả đeo vào cằm trông đến buồn cười. Nó đóng vai ông tiên A Tư Đà không hay bằng thằng cu Lợi. Cu Lợi bắt chước giọng khàn khàn của một ông già nghe thật ngộ nghĩnh.

Lớp học ở chùa do Hương Nghiêm trông coi. Hầu hết là trẻ con nhà nghèo, buổi sáng làm việc đỡ đần cho bố mẹ, xế trưa lên chùa học, chiều lại trở về giúp việc trong nhà. Tất cả đều ngoan ngoãn, dễ dạy. Bé Tuất ước muốn lớn lên được đi tu như các Ni Sư. Nó được phép lên chùa tập sư, nhưng sư tỷ của cô là Hương Tràng có nói là tới mười sáu hay mười bảy tuổi nó mới nên quyết định là nên đi tu hay không. Con bé học hành rất mau. Nó là đứa khá nhất trong những đứa con gái trong lớp. Nhờ tập sự trên chùa. Nó được học cả kinh kệ nữa, và đã có thể theo được buổi công phu chiều. Ban đầu chính Hương Tràng đứng ra dạy trẻ. Sau đó cô nhường trách vụ cho cô Hương Nghiêm.

Hương Nghiêm là con gái út của ông đồ Tân ở xã Xích Đằng thuộc Lộ Long Hưng. Mẹ cô mất hồi cô lên mười. Cô có người anh tên Trần Công Tịnh đã xuất gia từ lâu và hiện tu ở chùa Thụy Ứng tại huyện Tiên Lữ. Cô cũng ưng được đi tu như anh, nhưng mãi đến năm mười sáu tuổi mới được ông đồ cho phép. Cô được thế phát tại chùa Vũ Ninh, làm đệ tử của thiền sư Bảo Phác. Cô là sư muội của Ni Sư Hương Tràng. Trong thời gian học tập tại chùa Vũ Ninh, cô đã để ý đến phong thái của người chị đồng sư đó và đem lòng kính mến. Khi Ni Sư Hương Tràng được chỉ định về trú trì chùa Nộn Sơn, cô đã ngỏ ý xin thầy bổn sư đi theo để nhập chúng chùa này và cô đã được toại nguyện.

Hương Nhiêm biết chị Hương Tràng chưa đầy bốn tuổi tu, nhưng cô vẫn kính trọng chị như một bậc thầy. Cô cũng biết Hương Tràng vốn là một bà chúa, nhưng trong giao tiếp hằng ngày, cô không thấy có gì ngăn cách giữa cô và vị sư tỷ ấy cả. Chị Hương Tràng trong chiếc áo tu còn bình dị hơn cả nhiều vị Ni Sư mà cô đã gặp. Cô gọi Hương Tràng là chị bởi Hương Tràng ưa được gọi như vậy hơn là là được gọi bằng hai tiếng Ni Sư. Trong thời gian thụ huấn tại viện Vũ Ninh, Hương Nghiêm đã có dịp gặp nhiều vị Ni Sư, có người đã có trên hai mươi tuổi hạ, nhưng cô chưa gặp một vị Ni Sư nào bình dị và tươi mát như Hương Tràng. Có người đi tu vì đau buồn việc đời, có người đi tu vì tuổi lớn muốn được an thân nơi cửa Phật, nhưng Hương Tràng đi tu rõ rệt là để được sống một cuộc đời thanh đạm nhưng vui tươi và an lạc. Hương Nghiêm cảm thấy may mắn được tu học gần Hương Tràng. Trong mấy năm gần gũi, cô đã họ đọc rất nhiều ở Hương Tràng. Cô biết để có thêm kiến thức về Phật pháp cô có thể theo học bất cứ ở ni viện nào, nhưng học được nếp sống và cách tu của Hương Tràng thì chỉ sống gần Hương Tràng cô mới học được. Cô biết, nhiều vị Ni Sư học rộng về giáo điều nhưng nếp sống của họ không toả chiếu được tinh thần cởi mở và bao dung của đạo Phật. Họ quá khắt khe về mặt hình thức và sự khắt khe đó có thể làm khô héo sơ tâm. Hương Tràng đã dạy cho cô biết rằng giải thoát là chuyện sinh hoạt hằng ngày chứ không phải là một điều mong cầu cho tương lai. Nếu ta không sống được đạo giải thoát ngay bây giờ thì không bao giờ ta có giải thoát cả. Theo nhận xét của cô, nếp sống của Hương Tràng là một nếp sống có giải thoát, và sự giải thoát này Hương Tràng đã đạt được nhờ tháo gỡ được những sợi dây phiền não đã từng ràng buộc tâm hồn. Cô thấy những lời giải thích của người chị đồng sư rất đơn giản và dễ hiểu chứ không phiền mật như trong các bộ kinh luận mà cô đã học. Hương Tràng có nói cô nghe về cái cảm giác an lạc mà Hương Tràng được nếm lần đầu khi nghe chú Pháp Đăng tụng công phu sáng ở chùa Long Động. Cô hiểu được rằng Hương Tràng đã trải qua cái cảnh "chết đi sống lại" mới nếm được thiền vị đó. "Chết đi sống lại" là một từ ngữ thiền. Hương Tràng đã từng chấp nhận lên nằm trên hỏa đàn để xác thân cháy thành tro bụi và sau đó được trao cho một sinh mạng mới. Lần đầu tiên trong hai mưới năm đầy của cuộc sống, Hương Tràng biết thế nào là sự an lạc, dù chỉ mới là sự an lạc của cảnh giới sơ thiền, của sự buông thả, của quyết định chấm dứt sự tìm cầu, và từ giây phút đó, Hương Tràng đã quyết định không đánh mất một giây phút nào của cuộc sống; chị ấy đã tìm thấy an lạc ngay trong công việc chấp tác hằng ngày như xay lúa, giã gạo, bón phân, tưới nước. Hương Nghiêm đang quyết tâm học cho được nếp sống đó. Cô biết mình còn non yếu hơn sư tỷ của cô về mặt kinh nghiệm tâm linh, nhưng cô tin chắc là cô cũng có thể làm được như Hương Tràng.

Tuy là con một ông đồ, nhưng từ hồi ở nhà cô đã biết làm việc chân tay. Về Nộn Sơn, cô thường tìm dịp chấp tác chung với Hương Tràng. Chùa có kho chứa thóc, cứ mỗi tháng thì xay thóc và giã gạo một lần. Vào những ngày rằm và vía lớn, chùa làm đậu phụ và chao, còn tương thì mỗi năm chỉ làm có một lần. Những công việc ấy đều do các Ni Sư tự làm lấy, từ Ni Sư tự trường lớn nhất cho đến cô là người trẻ nhất. Hương Tràng là người từ nhỏ đến lớn được sống trong cung điện, vậy mà chỉ tập tành trong mấy tháng, chị ấy cũng làm được như mọi người. Chính Hương Tràng đã dạy cho cô cách thức vừa xay lúa vừa tập phép quán sổ tức. Bây giờ đây mỗi khi xay thóc, nhìn cái tai cối xay quay, cô không còn để tạp niệm lôi cuốn nữa. Cô an trú được trong chính niệm. Cô lại nghe lời Hương Tràng áp dụng phép quán trong khi chấp tác các công việc khác như lau rửa thượng điện, cắm hoa bàn Phật, rửa chén bát sau buổi ngọ trai. Hương Tràng giảng cho cô nghe rằng điểm khác biệt căn bản giữa đời sống thế gian và đời sống giải thoát là sự thực hành thiền quán ngay trong khi chấp tác. "Nếu không tu trong khi chấp tác thì ta có khác gì người thế gian đâu?". Hương Tràng dã nói như vậy. Cô thấy điều ấy quan trọng quá cho nên cô quyết tâp áp dụng nó trong từng giây phút của cuộc sống hằng ngày.

Hương Nghiêm là một cô gái có ngăn nắp. Cô không ưa kéo dài công việc, vì vậy mỗi khi làm một công việc gì, cô chỉ muốn làm cho chóng xong. Công việc xong rồi, cô mới thấy an tâm và khỏe khoắn được. Sư tỷ của cô bảo trong khi làm việc gì thì không nên mong cho việc chóng xong. Phải tìm nguồn vui và sự thoải mái ngay trong công việc mình đang làm. Có một hôm trong khi giảng sách Thượng Sĩ Ngữ Lục cho cô và Ni Sư Đàm Thái, sư tỷ đã kể chuyện một vị thiền sư chứng ngộ trong khi khâu lại một chiếc áo rách. Vị thiền sư này thường hoan hỷ khâu áo rách cho bạn đồng tu. Vừa khâu, ông vừa thực tạp thiền quán. Ông tu ngay trong khi làm việc. Một hôm trong khi khâu áo, ông thấu suốt được lẽ bất sinh bất diệt của vạn pháp. Trong sáu mũi kim liên tiếp ông chứng được lục thông. Kể câu chuyện ấy xong, Ni Sư Hương Tràng nói: Nếu vị thiền sư kia trong khi khâu áo mà cứ mong khâu cho chóng xong để ngồi thiền, thì ngài đã không đạt được chứng ngộ trong khi ngồi khâu áo.

Hương Nghiêm nhớ mãi câu chuyện ấy. Từ nhỏ, cô chuyên cần tập luyện, và mỗi khi cái ý tưởng muốn làm cho công việc chóng xong tới với cô, cô lại nắm ấy hơi thở của mình, thở những hơi nhẹ và dài, mỉm một nụ cười từ bi đối với chính cô và tự nhắc rằng phải tu ngay trong khi làm công việc. "Mình dại dột thật, cô nghĩ. Công việc thì nhiều, hết công việc này thì tới công việc khác, nếu muốn làm cho xong thì bao giờ mà xong được". Cô chợt nhớ tới bài kệ của một vị thiền sư:

Mầu nhiệm biết bao

Tôi gánh nước, chở củi

Mầu nhiệm biết bao

Tôi gieo bắp, trồng khoai.

Tại chùa Vũ Ninh, ngoài các bộ luật nghi, cô đã được học các kinh Lăng Nghiêm và Lăng Già, Luật Đại Thừa Khởi Tín, Lục Bích Nham và Lục Đại Tuệ. Giáo nghĩa của những kinh luận này rất uẩn áo, cô có cảm tưởng cô chưa nắm vững được hết. Về Nộn Sơn, cô được sư tỷ cô dạy Kinh Niệm Xứ. Đây là một cuốn kinh gối đầu giường cho người tu thiền. Ni Sư Hương Tràng nói Kinh Niệm Xứ là một trong những kinh cổ nhất; ngày xưa, hồi Phật còn tại thế, môn đệ của ngài đã tu tập theo kinh này rồi. Lời kinh đơn giản và tính cách thực dụng. Kinh dạy về cách thở và cách quán niệm. Sư tỷ của cô có nói là hồi ở Chiêm Thành bà đã có dịp nghe các tăng sĩ tụng kinh này bằng tiếng Phạn.

Hương Nghiêm cảm thấy hơi tự hào vì cô có được một người chị đồng sư khác thường. Sư tỷ của cô biết đọc cả Phạn ngữ. Đó là một điều rất hiếm có. Tăng ni trong nước rất đông nhưng không mấy người biết tiếng Phạn. Có lần Hương Tràng đọc bài tam quy bằng tiếng Phạn cho cô nghe. Thật lạ tai, mà cũng thật sảng khoái.

Gần đây, Hương Nghiêm đã đạt được nhiều tiến bộ trong sự tu học. Cô có dịp đọc lại kinh Lăng Già và thấy mình hiểu được những đoạn kinh mà năm xưa cô không hiểu dù cô có cố gắng cách mấy nữa. Cô trở nên thanh thản hơn và biết chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt của đời sống quanh mình, những chi tiết nhắc nhở cho cô về tính cách mầu nhiệm của sự sống. Lòng từ bi của cô hình như đã được nuôi dưỡng nhờ công phu thiền quán. Cô ít còn trách cứ kẻ khác. Trái lại, cô đã trở nên bao dung và biết nhìn bằng con mắt thương xót. Cô hiểu tại sao chị Hương Tràng đã có thể săn sóc bọn con nít trong làng một cách tận tình làm như đứa nào cũng là con của chị. Hương Nghiêm mơ ước một ngày kia về thăm ông đồ và nói cho cha của cô biết về những diễn biến trong cuộc đời hành đạo của cô. Cô mong rằng ông đồ cũng sẽ tu tập được như cô để có được sự an lạc trong lúc tuổi đã về già.

Ở Nộn Sơn, cô là người gần gũi Hương Tràng nhất, vì cô vừa là em đồng sư của bà mà cũng vừa là người biết lắng nghe bà nhiều nhất. Về vụ ruộng đất, cô là người đầu tiên đồng ý với Hương Tràng là không nên nhận thêm ruộng, dù đó là truộng của Bảo Từ hoàng hậu cúng dường. Cô biết hễ có nhiều ruộng là có nhiều chuyện phức tạp đi theo, và điều đó làm phiền nhiễu đến nếp sống tu học của đại chúng không ít. Hoàng hậu cúng ruộng chắc là có chủ ý để cho các Ni Sư ở chùa được bớt cực nhọc tay chân, nhưng hoàng hậu có biết đâu việc quản lý ruộng đất, canh phu và mùa màng còn làm cho đại chúng mất thêm thì giờ tu học hơn nữa. Những kẻ khác cúng ruộng cho chùa có thể là nể lòng hoàng gia, Hương Tràng từ chối là phải. Quan sở tại muốn có công đức với Phật pháp thì cứ cầm cân nảy mực cho hay, bênh vực kẻ yếu thế, trừng trị giới cường hào ác bá, đi, cần gì phải cúng ruộng cho chùa? Ni Sư Tĩnh Quang ban đầu tỏ vẻ không vui vì Hương Tràng không chịu nhận ruộng cúng dường, nhưng sau đó bà cũng chìu theo ý kiến của số đông. Ni Sư Đàm Thái thì luôn luôn hoan hỷ và dễ dãi, cho nên không có chuyện khó khăn gì. Vậy là việc ruộng nương được thông qua, êm đẹp.

Hương Tràng cũng đã từng tâm sự với cô Hương Nghiêm về Thế tử Chế Đa Gia. "Bây giờ nó đã hơn bốn tuổi rồi. Nó biết mẹ nó là bà hoàng Paramesvari, chứ không biết hình dáng mẹ ra sao. Chắc chắn là bây giờ nó nói toàn tiếng Chiêm và không hiểu được một tiếng Việt nào", Hương Tràng đã từng nói với cô với đôi mắt long lanh. Hương Tràng chấp nhận hoàn toàn cái ý kiến cho rằng Thế tử Chế Đa Gia là thuộc về sở hữu của hoàng gia Chiêm và tin tưởng rằng Chế Đa Gia sẽ lớn lên trong sự nuông chiều của mọi người bên đó, nhưng tin tức về cuộc chiến tranh Chiêm Việt cuối năm ngoái đã làm cho Hương Tràng buồn đau. Không phải là Hương Tràng chỉ lo cho sự an nguy của đứa con trai ở thành Phật Thệ. Chị ấy đau buồn vì sự đỗ vỡ của tình hòa hiếu hai nước.

Mới hồi hôm, chị Ngọc tiết lộ cho Hương Nghiêm nghe những chi tiết thật buồn về cuộc chiến. Lúc đó trời đã sẫm tối, Hương Tràng còn đi thăm mẹ thằng cu Lợi chưa về. Trong tư dinh của quan tư đồ Trần Quan Triều, chi Ngọc đã nghe được nhiều chuyện của triều đinh mà ít người được nghe. Thượng hoàng băng vừa đúng ba năm thì có cuộc chiến tranh này. Người ta đã đợi để cho hết tang ngài, nhưng người ta đã chuẩn bị cuộc chiến từ lâu. Theo như chị Ngọc nói thì chính quan hành khiển Đoàn Nhữ Hài là người đầu tiên đưa ra ý kiến đánh Chiêm và cũng là người đề nghị kế hoạch tạo ra nội ứng. Năm ngoái sứ thần Chiêm Thành được lệnh vua Chế Chí đem vàng bạc và các vật qúy khác ra cống hiến Đại Việt theo thông lệ. Sứ thần này vốn là trại chủ trại Câu Chiêm, làm quan trấn thủ ải địa đầu của Chiêm Thành, ngay sát đèo Mây. Được sự đồng ý của vua Anh Tông, quan hành khiển đã mật ước với sứ thần, báo rằng nếu cuộc hành quân thành công thì sứ thần sẽ được cất nhắc lên địa vị lớn. Trong trận này, vua Anh Tông thân chinh đem quân đi đường bộ, Huệ Võ Đại Vương Trần Quốc Chẩn đem quân leo đường núi, còn Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư đem quân đi đưòng biển. Tháng năm, quân Đại Việt bắt được vua Chế Chí đem về và đưa em của vua là Chế Năng lên ngôi. Hiện vua Chế Chí được giam lỏng tại hành cung Gia Lâm. Tuy được phong là Hiệu Thuân Vương, kỳ thực vua là một người tù nhân của Đại Việt.

Hương Nghiêm thấu hiểu được tâm trạng cô đơn của người chị đồng sư. Cô biết nếu nghe được tin này, sư tỷ Hương Tràng của cô sẽ buồn lắm. Mấy ai hiểu được lòng của Trúc Lâm đại sĩ. Ai cũng xưng là Phật tử nhưng mấy ai có được một trái tim và hai con mắt từ bi như ngài. Lắm khi đạo đức chỉ là cái vỏ giả trá bên ngoài. Bên trong chỉ có tham vọng và dối trá. Danh dự và tình nghĩa đối với họ có thiết yếu gì. Nói rằng cua Chế Chí phản trắc phải đem binh qua chinh phục, nhưng vua Chế Chí phản trắc ở chỗ nào? Biên giới tự ấy đến nay đâu có bị người Chiêm qua quấy nhiễu? Triều cống thì nước Chiêm vẫn triều cống như thường lệ. Người Đại Việt đã từng nguyền rủa nước Tống và người Nguyên vì sự hung dữ và óc xâm lược của những nước này. Vậy thì tại sao người Việt lại vẫn không thôi dòm ngó nước Chiêm và dở cái trò ỷ mạnh hiếp yếu? Những người chết ở đất Chiêm như bố thằng cu Lợi là để làm gì và phục vụ cho ai? Trong khi đó, người ta vẫn cho mình là người có đạo đức. Chính quan hành khiển Đoàn Nhữ Hài cũng cúng tiền để đúc chuông và tạo tượng! Thầy bổn sư của cô có kể chuyện cả triều đình quy y thọ giới năm Giáp Thân, hồi lúc Trúc Lâm đại sĩ còn sống. Năm ấy vua Anh Tông thỉnh ngài vào Đại Nội để xin thọ Bồ Tát Tâm Giới tại gia. Thấy vua làm như vậy, bách quan trong triều đinh cũng đều xin thọ tam quy và ngũ giới. Theo quốc sư Bảo Phác thì nhiều người thọ giới là để làm cho vua vui lòng chứ có thật tâm tu hành gì đâu. Đó là những người gió chiều nào theo chiều ấy. Đã đành rằng có những người thực tâm tu học, nhưng số người giả danh thời nào mà chẳng có. Điều quan yếu không phải là cái lễ quy y thọ giới; điều quan yếu là sống cho đúng với tinh thần của quy giới. Sống có quy giới thì không thể không tôn trọng tình nghĩa và danh dự, không thể không tôn trọng sự sống của mọi hàm linh. Hương Nghiêm biết rằng sau khi đại sĩ Trúc Lâm thị tịch, người ta đã xây chùa Vân Yên rất lớn trên núi Yên Tử, có cả lầu chuông, lầu trống uy nghiêm. Am Lân ở lưng chừng núi cũng được xây cất thành chùa Long Động với mái ngói lầu son rực rỡ. Các chùa Báo Ân, Vĩnh Nghiêm và Sùng Nghiêm được trùng tu rất đồ sộ. Ruộng cúng vào các chùa ấy có đến mấy ngàn mẫu. Cô nghe nói rằng chùa Quỳnh Lân có trên một ngàn mẫu ruộng tốt và chùa nuôi tới trên một ngàn canh phu. Người đi xuất gia rất đông. Hàng năm tại chùa Vĩnh Nghiêm giáo hội làm lễ xuất gia cho cả hai ba ngàn người. Chùa Báo Ân có tới ba mươi ba tòa nhà, kể cả Phật điện, tàng kinh lâu và tăng đường. Người xuất gia đông quá, giáo hội phải xây dựng đến hai trăm tăng đường mới có đủ chỗ cư trú tu học cho các vị tân tăng. Thủ lãnh giáo hội là thiền sư Pháp Loa đã cho đúc tới một ngàn ba trăm tượng Phật bằng đồng. Văn phòng Giáo Hội Trung Ương được đặt ra tại chùa Vĩnh Nghiêm ở Lương Giang, tăng sĩ trong nước đều có tăng tịch cất chứa tại dây. Những lớp giảng kinh ở chùa Báo Ân có đến hàng ngàn người ghi tên theo học. Thật là một sự hưng thịnh chưa bao giờ từng có. Ni Sư Tĩnh Quang tự trưởng chùa Nộn Sơn mỗi khi nhắc đến sự hưng thịnh đó thì hai mắt sáng trưng. Ni Sư Đàm Thái cũng rất hoan hỷ khi nghe nói về những phát triển lớn lao của Giáo Hội. Chỉ có sư tỷ của Hương Nghiêm là không lộ vẻ vui mừng. Ban đầu Hương Nghiêm không hiểu vì sao, nhưng sau khi nghe sư tỷ giải thích cô mới thấy được chân tướng của sự việc. Chùa to Phật lón không phải là dấu hiệu của sự thinh đạt. Hồi Trúc Lâm đại sĩ tu ở Yên Tử, trên núi chỉ có mươi cái am lá, vậy mà đạo đức thơm lừng cả bốn cõi. Khắp nước, người dân vọng về núi Yên Tử như vọng về một quê hương tinh thần. Thỉnh thoảng đại sĩ xuống núi, mặc chiếc áo bạc màu, ngài đi giảng thuyết trong dân gian. Ngài chống gậy, đi dép cỏ, tay cầm bát gỗ. Đến đâu, dân chúng cũng tụ họp quanh ngài để nghe ngài nói. Đại xĩ khuyên dân bỏ các tục lệ xấu và tu thân theo giáo lý thập thiện. Một ông vua bỏ ngai vàng điện ngọc, khoác áo vá, đi dép cỏ, nằm chỏng che, ăn cơm hẩm làm một ông thầy tu khổ hạnh. Nhìn ngài, ai mà không cảm động. Ngài nói, ai mà không tin. Phía Bắc, nước Nguyên không còn dòm ngó. Phía Nam, giao hảo tốt đẹp, công chúa Huyền Trân ngồi ngôi hoàng hậu thành Phật Thệ. Trăm họ âu ca. Sự thịnh đạt là ở chỗ đó, chứ đâu cần phải chùa to Phật lớn. Bây giờ đây, cả triều đình cúng chùa, tạo tượng và đúc chuông, nhưng thịnh đạt chỉ còn là hình thức.

Mỗi năm, giáo hội tổ chức an cư kiết hạ tại các chùa Báo Ân, Sùng Nghiêm, Vĩnh Nghiêm, Quỳnh Lâm và cả ở các chùa trên núi Yên Tử nữa. Tăng sĩ về an cư đông lắm, mỗi chùa có từ ba tới năm trăm vị. Vị nào mà được nhập chúng an cư một lần trên các chùa Vân Yên và Long Động đều cũng tự cho là mình có phước duyên lớn. "Dù ai dốc chí tu hành, có về Yên Tử mới đành lòng tu", dân chúng trong khi hát câu ca dao đó đã nhớ tới vị thiền sư khổ hạnh năm xưa của họ. Hương Nghiêm cũng đã từng ao ước lên viếng chùa Vân Yên nơi có bảo tháp Huệ Quang cất dấu xá lợi của đức đại sĩ Trúc Lâm nhưng cô thấy thiên hạ xu hướng về đó đông đảo quá nên lại thôi. Cô đã từng ngỏ ý với sư tỷ Hương Tràng của cô, mong ước một ngày nào hai chị em cùng được lên núi Yên Tử thăm bảo tháp Huệ Quang, nhưng Hương Tràng hình như không muốn lên núi Yên Tử nữa. Sư tỷ của cô nói với cô là bà đã lên núi Yên Tử một lần. Có lẽ trong chuyến lên núi năm Mậu Thân ấy, chị Hương Tràng đã ghi nhận được hình ảnh đẹp nhất của ngọn núi rồi, và muốn giữ mãi trong tâm hình ảnh tuyệt vời ấy. Đó là hình ảnh một ngọn núi tâm linh cao chót vót trên đó có dáng ngồi của một đạo sĩ trầm lặng và thanh bạch. Hương Nghiêm hiểu được tâm trạng của người chị đồng sư. Cô buồn rầu nghĩ rằng có lẽ một hôm nào đó cô phải xin phép đi lên núi Yên Tử một mình để chiêm bái xá lợi của đại sĩ. Cô sẽ cố gắng không chú ý tới lầu vàng điện ngọc của những ngôi phạm vũ mới. Cô sẽ chỉ nhìn mây, nhìn núi, nhìn những gốc thông, những lối đi, len lỏi trong rừng để hình dung lại dáng vị thiền sư năm trước. Nếu có người chị đồng sư của cô cùng đi thì cô sẽ sung sướng hơn biết bao nhiêu. Tuy cô không có cơ duyên được diện kiến Trúc Lâm đại sĩ, cô cũng có cảm tưởng được thấy dáng dấp của người. Trong Đại Hương Hải Ấn Thi Tập có một bài thơ của đại sĩ mà cô rất ưa. Đó là bài Lên núi Bảo Đài:

"Cảnh vắng đài thêm cổ

Xuân sang mầu chửa hồng

Xa gần mây núi hợp

Rợp bóng nẻo hoa trồng

Vạn sự nước xuôi nước

Trăm năm lòng ngỏ

Tựa lan, nâng sáo thổi

Trăng sáng đầy cõi Tâm".

Cô nhớ lại hồi mới về nhập chúng chùa Nộn Sơn. Chùa này khi mới lập thì mang danh là Hổ Sơn. Khi sư tỷ của cô về, bà đã đổi tên là Nộn Sơn. Đây cũng là một hòn núi, nhưng hòn núi này làm sao sánh được với ngọn Yên Tử. Chữ Nộn có nghĩa là mới được gầy dựng, còn non, còn chưa chín. Nó nói lên được tâm tình khiêm nhượng của sư tỷ cô. Cũng đồng thời là sơn nhưng ngọn núi nào so cho tày với ngọn Yên Tử?

Nghe nói thiền sư Huyền Quang hiện đang trú trì trên núi Yên Tử. Thiền sư Huyền Quang lúc mới xuất gia đã theo học với thầy của cô, cho nên ông cũng là sư huynh của cô. Cô nghe nói thầy Huyền Quang đã từng đậu trạng nguyên và đã làm quan tới hai mươi năm trong triều. Ông nổi tiếng là làm thơ hay, thơ chữ cũng như thơ Nôm. Trong giới thiền gia hiện có lưu hành bài phú Nôm "Vịnh Chùa Vân Yên" của ông. Hiện giờ có một bản chép tay, nhưng chữ Nôm của cô còn yếu nên cô chưa đọc được trọn bài. Cô yếu chữ Nôm cũng vì thân phụ cô. Ông ghét chữ Nôm và cứ bảo cô "nôm na là cha mách qué". Ấy vậy mà bây giờ chữ Nôm được thiên hạ xử dụng cũng nhiều. Sư tỷ cô có hai bài phú của đại sĩ Trúc Lâm viết bằng chữ Nôm, một bài nhan đề là "Đắc Thú Lâm Tuyền Thành Đạo Ca" và một bài nhan đề là "Cư Trần Lạc Đạo Phú". Sư tỷ của cô đã từng đem hai bài này giảng cho trong chúng nghe. Ni Sư Tĩnh Quang tuy lớn tuổi và làm tự trưởng nhưng không có buổi giảng kinh nào của sư tỷ cô mà bà không tham dự. Ai cũng công nhận là sư tỷ cô có học thức uyên bác và cũng muốn học với sư tỷ cô. Cô quyết tâm học cho giỏi chữ Nôm. Hôm nào cô sẽ viết thư về cho thân phụ cô bằng chữ Nôm. Thế nào "ông già" cũng phải đọc. Chữ Nôm há không phải là chữ riêng của người Đại Việt sao?

Sư tỷ của cô hồi chiều đã về chùa rất muộn. Hai đứa bé ở xóm dưới đã đốt đuốc đưa Hương Tràng về. Tình trạng u thằng cu Lợi đã hơi thấy thay đổi. Bà hết còn ôm bụng kêu đau. Sư tỷ Hương Tràng đã mời được ông lang ở huyện Ý Yên sang. Có cả bà mụ túc trực nữa. Có hai người này sư tỷ của cô mới an tâm về chùa, nhưng trước khi đi, bà dặn thằng cu Lợi có biến cố gì thì chạy lên chùa báo cho bà biết. Khi Hương Tràng về tới chùa thì đã gần tới giờ chỉ tịnh. Bà kể sơ lược cho cô về tình trạng rồi đi vào liêu phòng. Có lẽ giờ này bà đã an nghỉ.

Hương Nghiêm vừa đóng xong cuốn tập cuối cùng cho bọn học trò nhỏ của cô. Bên ngoài, trời yên tĩnh quá. Bây giờ chắc đã quá nửa đêm. Mọi người hẳn đang ngủ ngon, nhưng ngài Đản Sinh đã về rồi. Khoảng đầu giờ Tỵ khi mặt trời vừa lên ấm thì đức Thế Tôn giáng thế. Ngày mai là một ngày lễ bận rộn, cô phải đi nghỉ để có sức khỏe cần thiết. Giữa giờ Dần cô đã phải trở dậy rồi để cùng đại chúng làm lễ chúc tán. Khuya nay chuông trống Bát Nhã sẽ làm cho các bà các cô ngủ lại chùa dậy sớm. Lễ chúc tán được cử hành ngay trong buổi công phu khuya. Đầu giờ Tỵ thiện nam tín nữ mới vân tập lại chùa để làm lễ vía Đản Sinh, lễ cầu an và lễ quy y cho chim và cá. Đầu giờ Ngọ mới có lễ tắm Phật cử hành trong vườn cảnh của chùa. Lúc ấy thiện nam tín nữ sẽ đến chùa đông lắm và sẽ đứng chật sân chùa. Bọn trẻ đã được cô tập tành kỹ lưỡng để diễn lại sự tích Đản Sinh. Thế nào chúng cũng mặc chiếc áo lành lặn nhất của chúng. Dưới một cái vòm bằng tre kết đầy hoa lá theo hình vòng cung, cô đã an trí một tượng Phật sơ sinh bằng đất nung màu đỏ hồng. Đức Phật sơ sinh đứng trên một đóa sen, một tay chỉ lên trời, một tay chỉ dưới đất. Một tay chỉ xuống nước thì đúng hơn, bởi vì cô đã an vị ngài trên chiếc hồ trước hòn non bộ. Một chum nước lá thơm sẽ được kê ra gần hòn non bộ ấy, và mỗi người sẽ đến chắp tay trước Phật sơ sinh rồi múc nước thơm bằng chiếc gáo dừa con để dội lên trên mình ngài một cách cung kính.

Hương Nghiêm xếp các cuốn tập ngay ngắn trên án thư. Vừa thay áo nhật bình cô vừa quán niệm theo phép dạy của thiền sư Độc Thể. Cô theo dõi hơi thở trong khi ngả mình nằm trên đơn. Giấc ngủ đến rất mau. Trong mơ cô thấy bọn trẻ đang diễn sự tích Đản sinh. Thằng cu Lợi với bộ râu lá chuối của nó đang đóng vai ông tiên A Tư Đà. Nó chống gậy đi lom khom, ngang lưng quấn một mảnh áo đạo sĩ. Nó đi từng bước tới trước mặt vua Tịnh Phạn và hoàng hậu Ma Gia để nhìn mặt coi tướng cho thái tử vừa ra đời. Nó nói bằng cái giọng khàn khàn của một ông đại sĩ già: "Tâu bệ hạ, thái tử đây sẽ trở thành một Đức Phật Như Lai ... bần đạo khóc là vì sẽ không sống được tới ngày thái tử thành Phật". Ông tiên A Tư Đà còn nói gì nhiều nữa, nhưng Hương Nghiêm không theo dõi được. Cô chỉ để ý đến chiếc hoa chuối mà con bé Tuất đang ôm trong hai tay. Bé Tuất đóng vai hoàng hậu Ma Gia. Nó ôm bắp hoa chuối quấn trong một miếng lụa vàng. Thế nhưng bắp hoa chuối động đậy trong tay bé Tuất, rồi hào quang từ đó tung tóe rực rỡ. Nhìn kỹ, Hương Nghiêm thấy bắp hoa chuối đã trở thành Đức Phật sơ sinh thật sự đang mỉm cười trong tay bé Tuất. Mừng rỡ quá, cô quỳ xuống trước mặt bé Tuất để chắp tay làm lễ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2021(Xem: 13832)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 8912)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
15/09/2020(Xem: 12155)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 13744)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
09/04/2020(Xem: 6346)
Thành phố Sa Đéc hiện có trên dưới 48 cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, nhà thờ họ,…) và trong đó không ít những ngôi chùa, đình có niên đại trên 100 tuổi (chùa Phước Hưng xây dựng vào 1838 tính đến nay 177 năm, chùa Quảng Phước xây dựng vào 1858, tuổi thọ cũng gần 160 năm, đình Tân Quy Tây thờ vị thần hoàng khai khẩn đất đai Võ Ngọc Minh được xây dựng vào năm 1812, hơn 200 tuổi…). Bài viết của chúng tôi tập trung giới thiệu 3 trong số quần thể di tích chùa, đình cổ ở đây với số lượng văn bản Hán Nôm vượt trội, cũng như lịch sử lâu đời: Chùa cổ Phước Hưng, chùa Bà Thiên Hậu của công đồng người Hoa và đình Vĩnh Phước.
05/03/2020(Xem: 7796)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.
20/02/2020(Xem: 5315)
Lịch sử Phật Giáo thường rất mù mờ. Hơn nữa, những chuyện của khoảng 2 ngàn năm trước đã quá xa xưa, rất khó kết luận chắc nịch được.
13/02/2020(Xem: 10709)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 17039)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
08/11/2019(Xem: 11508)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]