Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

23/05/201321:10(Xem: 10588)
Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo
dailetuongniem

VĂN TƯỞNG NIỆM THÁNH TỬ ĐẠO
TT. Thích Huệ Phước
lieuquanhue_03

Nhớ lại 50 năm trước:
Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở
Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày:
Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ
Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
Rồi:
Ai hay nổi, đêm rằm kéo đi dự thính, đài phát thanh máy tắt, khiến gây nên sấm dậy đất bằng
Lớp người khó nổi đón ngăn, màn bạo lực bủa giăng, đành luống chịu xương rời, thịt nát
Thảm thương thay!
Bảy, tám em chết oan, chết ức, em gãy xương, em nát óc, xót can trường khốn thở, khốn than
Mấy mươi người sống tật, sống tàn, kẻ hỏng trán, kẻ trầy da, thắt gan dạ nổi lòng chua xót
Pháp nạn bủa trùng! Tăng Già Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo:
Bình bát nghỉ, trượng tích rơi, nguyện tuyệt thực khiến bao người tuyệt thực
Bất bạo động tỏa nguồn uy lực, Quảng Đức Thánh Tăng lửa đỏ kết tim hồng
Thượng tọa Tiêu Diêu, Đại Đức Quảng Hương hành Dược Vương cúng dường chánh pháp
Thầy Thanh Tuệ, Đại Đức Thiện Mỹ, Đại Đức Nguyên Hương, Sư Cô Diệu Quang rạng ngời giáo sử, thiêu thân mình cho Phật pháp xương minh
Sau tiếp nối có Quách Thị Trang, Yến Phi, Không Gian xá gì thân mạng
Tất cả 57 vị Thánh Tử Đạo anh linh, được Giáo Hội tri ân tưởng niệm
Và còn bao Thánh tử âm thầm cho Phật Giáo trường tồn
Trong đó áo lam dấn thân vô úy, cùng thầy, cùng anh thân mạng chẳng xá gì
Vẫn can cường trong từng bước chân đi, ngồi an nhiên trong từng thời tuyệt thực
Đau đớn thay!
Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh
Bao thể phách chia lìa trăm mảnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật còn cầm, một lòng son sắt
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn
Là Phật Tử hết lòng hộ pháp, dầu trăm cay ngàn đắng vẫn không từ
Phận làm con vì đạo bỏ mình, càng áp bức lại càng thêm dũng khí
Tinh thần ấy, thiêng liêng bất diệt, quyển vàng giáo sử lưu danh
Công đức kia bồi đắp về sau, đạo hạnh nêu gương chói lọi.
Và rồi:
Truyền thống nhà lam lớp đi lớp đến, giáo sử lưu truyền khắc dạ tri ân
Hơn 70 năm vẫn sáng trong ngần, chẳng lay chuyển giữa dòng đời trong đục
Không sợ dọa, sợ hù, ngại khổ, lòng trung kiên sáng tỏ đất trời
Cuộc đời danh lợi, lợi danh, tình lam truyền thống nguyện hành nhẫn kham.
Dẫu biết rằng
Thế sự vô thường, sắc thị không, không thị sắc, ngàn thu minh nguyệt vẫn còn gương
Và tin tưởng
Thiện giáng tường, ác giáng ương, chín lớp thanh thiên thường có mắt.
Hôm nay:
Gặp kỳ giai tiết, đốt nén hương lòng
Nương theo dưới bóng từ tôn, phúng kinh tiến bạc.
Kính nguyện chư Tôn Linh:
Trực vãng đến Tây Phương, Lạc Quốc tiêu diêu
Thây dẫu mất mà tinh thần đâu dễ mất.
Nguyện chư Tôn Linh:
Dương làm sao, âm làm vậy, hãy đinh ninh giữ đạo thâm huyền
Sống thời khôn, thác thời thiêng, xin chứng giám tấc lòng chân thật.
Ô hô! thương thay! Mặc nhiên thu chấp.

TT. Thích Huệ Phước
(TTVHPG Liễu Quán)

MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 5248)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9735)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5425)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
24/12/2010(Xem: 6469)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
18/12/2010(Xem: 17560)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
14/12/2010(Xem: 19478)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
25/11/2010(Xem: 27195)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
15/11/2010(Xem: 7527)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
06/11/2010(Xem: 12618)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
04/11/2010(Xem: 7479)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]