Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo

23/05/201321:10(Xem: 7955)
Văn Tưởng Niệm Thánh Tử Đạo
dailetuongniem

VĂN TƯỞNG NIỆM THÁNH TỬ ĐẠO
TT. Thích Huệ Phước
lieuquanhue_03

Nhớ lại 50 năm trước:
Đêm trăng tròn hoa ngát chín tầng mây, niềm vui chưa kịp nở
Ngày Phật Đản hương bay ngàn cõi mộng, cảnh thảm đã hiện bày:
Nào ngờ đâu thường kỳ vía Phật, lệnh chánh quyền triệt hạ Phật Giáo kỳ
Xôn xao bừng dậy thấu đất trời, nổi lòng đau khôn tả cùng non nước.
Rồi:
Ai hay nổi, đêm rằm kéo đi dự thính, đài phát thanh máy tắt, khiến gây nên sấm dậy đất bằng
Lớp người khó nổi đón ngăn, màn bạo lực bủa giăng, đành luống chịu xương rời, thịt nát
Thảm thương thay!
Bảy, tám em chết oan, chết ức, em gãy xương, em nát óc, xót can trường khốn thở, khốn than
Mấy mươi người sống tật, sống tàn, kẻ hỏng trán, kẻ trầy da, thắt gan dạ nổi lòng chua xót
Pháp nạn bủa trùng! Tăng Già Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo:
Bình bát nghỉ, trượng tích rơi, nguyện tuyệt thực khiến bao người tuyệt thực
Bất bạo động tỏa nguồn uy lực, Quảng Đức Thánh Tăng lửa đỏ kết tim hồng
Thượng tọa Tiêu Diêu, Đại Đức Quảng Hương hành Dược Vương cúng dường chánh pháp
Thầy Thanh Tuệ, Đại Đức Thiện Mỹ, Đại Đức Nguyên Hương, Sư Cô Diệu Quang rạng ngời giáo sử, thiêu thân mình cho Phật pháp xương minh
Sau tiếp nối có Quách Thị Trang, Yến Phi, Không Gian xá gì thân mạng
Tất cả 57 vị Thánh Tử Đạo anh linh, được Giáo Hội tri ân tưởng niệm
Và còn bao Thánh tử âm thầm cho Phật Giáo trường tồn
Trong đó áo lam dấn thân vô úy, cùng thầy, cùng anh thân mạng chẳng xá gì
Vẫn can cường trong từng bước chân đi, ngồi an nhiên trong từng thời tuyệt thực
Đau đớn thay!
Nào xe tăng, nào thiết giáp, nào xe cứu hỏa chạy tuôn tràn cán nát sinh linh
Nào súng trường, nào lựu đạn, nào nước vòi rồng bắn tung bừa đoàn người đạo hạnh
Bao thể phách chia lìa trăm mảnh vỡ, đầu bay mất, cánh tay rơi, lá cờ Phật còn cầm, một lòng son sắt
Những anh hồn hội tụ một vầng sao, ngực vỡ toang, thân ngã gục, lòng hướng về Đức Phật, lấy máu đền ơn
Là Phật Tử hết lòng hộ pháp, dầu trăm cay ngàn đắng vẫn không từ
Phận làm con vì đạo bỏ mình, càng áp bức lại càng thêm dũng khí
Tinh thần ấy, thiêng liêng bất diệt, quyển vàng giáo sử lưu danh
Công đức kia bồi đắp về sau, đạo hạnh nêu gương chói lọi.
Và rồi:
Truyền thống nhà lam lớp đi lớp đến, giáo sử lưu truyền khắc dạ tri ân
Hơn 70 năm vẫn sáng trong ngần, chẳng lay chuyển giữa dòng đời trong đục
Không sợ dọa, sợ hù, ngại khổ, lòng trung kiên sáng tỏ đất trời
Cuộc đời danh lợi, lợi danh, tình lam truyền thống nguyện hành nhẫn kham.
Dẫu biết rằng
Thế sự vô thường, sắc thị không, không thị sắc, ngàn thu minh nguyệt vẫn còn gương
Và tin tưởng
Thiện giáng tường, ác giáng ương, chín lớp thanh thiên thường có mắt.
Hôm nay:
Gặp kỳ giai tiết, đốt nén hương lòng
Nương theo dưới bóng từ tôn, phúng kinh tiến bạc.
Kính nguyện chư Tôn Linh:
Trực vãng đến Tây Phương, Lạc Quốc tiêu diêu
Thây dẫu mất mà tinh thần đâu dễ mất.
Nguyện chư Tôn Linh:
Dương làm sao, âm làm vậy, hãy đinh ninh giữ đạo thâm huyền
Sống thời khôn, thác thời thiêng, xin chứng giám tấc lòng chân thật.
Ô hô! thương thay! Mặc nhiên thu chấp.

TT. Thích Huệ Phước
(TTVHPG Liễu Quán)

MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2011(Xem: 3512)
Chùa Báo Thiên và tháp Đại Thắng Tư Thiên là do vua Lý Thánh Tông đứng ra chủ trì việc xây dựng. Nói cách khác là do nhà nước đứng ra làm “chủ đầu tư” theo cách nói hiện nay. Chùa và tháp là hai biểu tượng của Phật giáo, nhưng do là một người theo Phật, vua đã cho xây chùa năm 1056 và dựng tháp năm 1057.
13/06/2011(Xem: 12918)
Ôi, trong giáo pháp Phật đà của ta, việc trọng đại nhất là gì ? Con người sinh ra không từ cửa tử mà đến, chết không vào cửa tử mà đi. Thế nên người nằm non ở tổ, bỏ ngủ quên ăn, chẳng tiếc thân mạng, đều vì việc lớn sinh tử. Ở thời giáo suy pháp mạt này mà có người vì việc lớn sinh tử như Hòa thượng Liễu Quán, thật là hy hữu.
10/06/2011(Xem: 5122)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
31/05/2011(Xem: 21720)
Trước khi thành Thiền sư, Trúc Lâm đại sĩ đã từng làm vua nước Đại Việt. Đó là vua Trần Nhân Tông, người đã từng đẩy lui cuộc xâm lăng của quân Mông Cổ.
26/05/2011(Xem: 2546)
Lý Thần Tông kiếp trước là thiền sư Từ Đạo Hạnh. Lý Thần Tông tên thật là Lý Dương Hoán, con của Sùng Hiền Hầu (em ruột Lý Nhân Tông), được Lý Nhân Tông nhận làm con nuôi rồi truyền ngôi cho năm Đinh Mùi (1127). Sách Đại Việt sử lược cho biết vua Lý Thần Tông chính là hiện thân kiếp sau của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Từ Đạo Hạnh tên thật là Từ Lộ, ông bị Lý Nhân Tông bắt tội khi yểm bùa trong lễ cầu thác sinh có con của vua. Lúc đó Sùng Hiền Hầu đi qua, Từ Lộ đề nghị cứu giúp, “ngày sau xin ngụ thai trong cung để báo đáp công đức này”.
25/05/2011(Xem: 5339)
“Uống nước nhớ nguồn”, đó là lẽ thường tình của con người, huống hồ là Phật tử. Hôm nay hàng Phật-tử chúng ta đang sống trong hào quang tươi sáng của Phật, trong một tổ chức có quy-mô, trong một đường lối giáo dục có phương pháp và trong một tinh-thần thống nhất ý chí-hành động. Đó là nhờ sự gắng công thường xuyên, ý chí bất khuất của các bậc Tiền-Bối trong Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo Việt-Nam, 50 năm về trước, của 3 miền Nam, Trung, Bắc.
09/05/2011(Xem: 5759)
Gan lam Truong Sa - Minh Hue. Gần lắm Trường Sa - Minh Huệ. Trích: Xuân Trường Sa 2014. VTV1 ngày 08-03-2014. GẦN LẮM TRƯỜNG SA Mỗi cánh thư về từ đảo xa, Anh thường nói rằng Trường Sa lắm xa xôi. Nơi anh đóng quân là một vùng đảo nhỏ, bên đồng đội yêu thương. Chỉ có loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh ghềnh trúc san hô. Trường Sa ơi, biên đảo quê hương, đôi mắt biên cương, vẫn sáng long lanh giữa sóng cuồng bão dập, đảo quê hương. Anh vẫn đêm ngày giữa biển khơi, thương nhớ sao nguôi ngươi chiến sĩ Trường Sa ơi. Không xa đâu Trường Sa ơi, không xa đâu Trường Sa ơi. Vẫn gần bên anh vì Trường Sa luôn bên em. Vẫn gần bên em vì Trường Sa luôn bên anh. Mong cánh thư về từ đảo xa, Nơi thành phố này, Trường Sa mãi bên em. Anh ơi có nghe lời người từ phố biển, khi ngọn triều dâng cao. Khi cánh Hải âu về, khi nắng sang mùa, nơi đảo trúc san hô. Chiều Nha Trang, sao bỗng bâng khuâng, như thấy anh đang, sừng sững kiên trung giữa pháo đài giữ đảo. Trường Sa ơi. Trông
27/04/2011(Xem: 4119)
Tôi treo cờ Phật giáo vì mục đích tôn xưng, vì bổn phận và trách nhiệm (nếu có) chứ hoàn toàn không vì ý nghĩa tâm linh mong được phù trợ nào cả - Dương Kinh Thành
23/03/2011(Xem: 4291)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
22/03/2011(Xem: 4893)
Cuối 1973, tuy xuất gia đã 10 năm, tương chao đã thấm tận vào máu tủy, lại chuẩn bị làm sinh viên Cao Đẳng Phật Học Hải Đức, chúng tôi đúng tuổi phải bị VNCH gọi động viên phải đi lính [ai xúi Thiệu ra lệnh TT Đạm hăm ngưng cấp hoãn dịch tu sỹ?] Chính thời điểm 1973-4 lúc ĐĐ Liễu Minh nói bài nầy, ngài 40 tuổi, trong tinh thần lên án chống lại chế độ VNCH khi họ rục rịch ban hành Luật Tổng Động Viên, không cho ai được hoãn dịch kể cả Tu sỹ PG.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567