Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Ngày Lễ Phật Đản Đẫm Máu

23/05/201310:03(Xem: 4280)
Một Ngày Lễ Phật Đản Đẫm Máu
dailetuongniem

MỘT NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN ĐẪM MÁU
Hương Trà

Lời tòa soạn: Lễ Phật Đản năm nay 2013, kỷ niệm đúng 50 năm xảy ra cuộc tranh đấu Phật Giáo và phong trào Phật Giáo tranh đấu này dẫn đến cuộc khủng hoảng chính trị trầm trọng kéo dài nửa năm và kết thúc bằng cuộc đảo chánh lật đổ chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Bài viết dưới đây kể lại dưới hình thức thuật chuyện nhưng vẫn không ra ngoài các sự kiện lịch sử đã xảy ra trong ngày 8/5/1963 tại Huế. Chuyện kể bắt đầu từ chùa Diệu Đế, qua các đường phố, đến chùa Từ Đàm và kết thúc bi thảm vào trước lúc nửa đêm tại khuôn viên đài phát thanh Huế với kết quả là 8 người chết, 14 người bị thương mà trong số người chết, có 2 trẻ em bị xe bọc sắt cán chết. Điểm gây tranh cãi trong biến cố này là câu hỏi ai là người đã bắn súng và ném lựu đạn vào đồng bào Phật tử trước đài phát thanh đêm 8/5/1963. Nay sau 50 năm, các văn kiện mật của bộ ngoại giao Mỹ đã được bạch hóa cho biết đêm đó, địa phương quân dưới quyền Thiếu Tá Phó Tỉnh Trưởng Đặng Sỹ đã nổ súng và ném lựu đạn gây chết người (điện văn số 112 và 116).[04,06]

1

Vào ngày trăng tròn tháng Tư năm Quý Mão tức mồng 8 tháng 5 năm 1963 tại cố đô Huế, mới tờ mờ sáng, sương hãy còn bay lãng đãng trên mặt nước sông Hương. Dọc đường từ chùa Diệu Đế, theo đường Bạch Đằng, qua cầu Gia Hội, đường Trần Hưng Đạo, cầu Trường Tiền, đường Lê Lợi dẫn đến chùa Từ Đàm, dân chúng tập trung đông đảo để cung đón đoàn rước Phật nhân ngày lễ Phật Đản mà nay đã trở thành một ngày lịch sử bi tráng của thành phố Huế và của Phật Giáo Việt Nam.

2

Suốt cả ngày và đêm qua thành phố Huế sôi sục. Không khí căng thẳng và ngột ngạt với các cuộc hội họp giữa Toà Tỉnh Trưởng, dinh ông Cố Vấn và chùa Từ Đàm xung quanh vấn đề cấm treo cờ tôn giáo qua công điện 5159 từ phủ Tổng Thống ở Sài Gòn đánh ra. Ông Tỉnh trưởng Thừa Thiên kiêm Thị trưởng thành phố Huế Nguyễn Văn Đẳng, một người Phật Giáo, đi qua lại giữa dinh ông Cố Vấn và chùa Từ Đàm. Nhưng cuối cùng thì công an và mật vụ vẫn thi hành lệnh gỡ bỏ cờ Phật giáo ở các tư gia và nơi công cộng. Trên khắp các đường phố, người ta thấy xe công an cảnh sát với loa phóng thanh đọc lệnh của phủ Tổng Thống. Họ yêu cầu đồng bào Phật Tử phải gỡ bỏ tất cả cờ Phật giáo, nếu ai không tuân hành sẽ bị trừng phạt. Dân chúng nổi giận, hoang mang cùng một lòng kéo nhau lên chùa Tổng Hội (chùa Từ Đàm) xin quý thầy can thiệp. Lúc đó quý Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Thích Giác Nhiên, quý Thượng tọa Thích Trí Quang, Thích Mật Nguyện, Thích Thiện Minh, Thích Thiện Siêu, Thích Mật Hiển, và Thích Thanh Trí đang hội họp và quyết định thân hành đến tòa Tỉnh trưởng nằm trên đường Lê Lợi để phản đối hành động triệt hạ cờ Phật Giáo. Tháp tùng theo phái đoàn hôm đó có nhiều tăng ni và khoảng 500 Phật tử mà phần lớn là sinh viên, học sinh. Ông Tỉnh trưởng nói với phái đoàn là cảnh sát đã làm sai lệnh của cấp trên và đồng ý vẫn để cho Phật tử được treo cờ và đèn Phật giáo. Biết là có vấn đề nghiêm trọng do có hiện tượng trống đánh xuôi, kèn thổi ngược nên ngay trong đêm đó, các vị lãnh đạo Phật giáo miền Trung họp mật tại chùa Từ Đàm để bàn phương cách đối phó với chánh quyền trong chính sách kỳ thị Phật giáo.

3

Thời tiết sáng nay nóng sớm, mặt trời đã lên cao nhưng bị che khuất bởi những vầng mây xám trở nên u ám. Một bầu không khí nghiêm trang hồi hộp của hàng ngàn người đang chờ đợi buổi lễ Phật Đản chính thức diễn ra được dự trù vào lúc 10 giờ sáng khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế về tới.

Trong khuôn viên chùa Từ Đàm ra đến ngoài sân và ngay trên cả hai con đường chung quanh chùa không còn một chỗ trống, ước lượng có khoảng 4 ngàn người, không ai nói chuyện gì, chỉ im lặng đón chờ đoàn rước Phật về lễ đài chính với lòng nặng trĩu về tương lai đạo Phật trên đất thần kinh. Mọi người căng thẳng chờ đợi bài diễn văn của Thượng tọaThích Trí Quang, một trong các nhân vật có ảnh hưởng lớn của Phật giáo miền Nam Việt Nam, người được các báo chí Mỹ viết nhiều và các phân tích viên tình báo CIA Mỹ kết luận ông “không phải là người cộng sản, ông ta chỉ muốn thiết lập một chính quyền do thần quyền/tôn giáo lãnh đạo ở Miền Nam”. [01,02,03]

Khoảng gần 10 giờ, đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế đến chùa Từ Đàm, khi gần đến chùa một số biểu ngữ được trưng ra, trong đó có biểu ngữ “Phật Giáo Bất Diệt” của đoàn sinh viên Phật Tử Huế dẫn đầu.

hue_1963_01

Ảnh: TTVH Liễu Quán Huế

Đúng như mọi người mong đợi, bài diễn văn hôm ấy của Thượng tọa Thích Trí Quang, sau khi đọc và giải thích các biểu ngữ, Thượng tọa đã cực lực lên án chế độ phân biệt đối xử đối với tôn giáo, kỳ thị với Phật giáo trong chín năm qua và đã ngăn cấm treo cờ Phật giáo trong khi chỉ hai ngày trước cho treo cờ Công Giáo La Mã một cách công khai từ Huế ra đến Quảng Trị. Bài diễn văn đã khích động lòng bất mãn của Phật tử lên cao với những tiếng hoan hô và đả đảo, biến buổi lễ Phật Đản thành một cuộc mít tinh rực lửa tranh đấu đòi bình đẳng tự do tôn giáo.

4

Thành phố Huế buổi trưa tháng Năm oi bức nồng nực, trời không một chút gió. Tan lễ, quần chúng và đồng bào Phật tử rời chùa Từ Đàm về nhà hay trở về chùa khuôn hội sinh hoạt trong khí thế sôi sục để chờ buổi chiều nghe tường thuật lại buổi lễ trên đài phát thanh Huế. Như thông lệ hàng năm đài dành hai chương trình phát thanh Phật Giáo vào hai đêm trước ngày lễ và chương trình thứ ba vào đêm ngày Phật Đản. Hai chương trình trước của Gia Đình Phật Tử và Sinh Viên Phật Tử Huế đã được phát sóng êm đẹp, đồng bào Huế rất hoan hỷ. Thế nhưng, tối nay đài phát thanh Huế chỉ phát những bài quân nhạc một cách bất thường. Họ không cho lên sóng chương trình thứ ba, trong đó có phần ghi âm buổi lễ Phật Đản với bài diễn văn quan trọng của Thượng tọa Thích Trí Quang. Dân chúng nghĩ rằng chính quyền đã kiểm duyệt bài diễn văn của thầy Trí Quang mà không cho phát thanh và cảm thấy như có một điều gì không hay sắp xảy ra cho Phật Giáo, bèn kéo nhau đến đài phát thanh Huế ở phía nam đầu cầu Trường Tiền, đối diện khách sạn Morin để chờ nghe và xem chuyện gì đã và đang xảy ra.

5

daiphathanh_hueĐêm Huế vào mùa Hè rất nóng nực, sát ngay bờ sông Hương mà không một chút gió thổi. Càng lúc số người tụ tập càng đông tại khuôn viên Đài Phát Thanh, lan rộng đến cả bùng binh trước khách sạn Morin, con số lên đến khoảng 6000 người. [05] Bấy giờ là hơn 8 giờ tối, quý Thượng tọa Trí Quang, Mật Nguyện, Mật Hiển và Đức Tâm được mời đến đài phát thanh để khuyên đồng bào hãy bình tĩnh. Tỉnh trưởng Thừa Thiên cũng đến đài phát thanh để nói chuyện với các vị lãnh đạo Phật giáo. Trong khi đó Thiếu tá Đặng Sỹ, Phó tỉnh trưởng đặc trách nội an cũng điều động lực lượng cảnh sát, địa phương quân và quân đội đặc biệt có 5 xe bọc thép dưới quyền đến đài phát thanh. Không khí cực kỳ căng thẳng. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có tín hiệu từ loa phóng thanh đặt bên ngoài đài loan báo có những cố gắng thương thuyết để bài nói chuyện sẽ được phát đi tối nay.

Bất hạnh thay, trong khi các vị lãnh đạo Phật giáo và ông tỉnh trưởng Nguyễn Văn Đẳng đang hội nghị trong đài, lực lượng an ninh tự động dùng vòi rồng giải tán đám đông phía ngoài đài. Lúc này người ta nghe thấy tiếng súng carbin bắn lên trời, tiếng gầm của xe bọc thép và sau đó nghe tiếng lựu đạn nổ làm tình hình trở nên vô cùng hỗn loạn.

Dân chúng hoảng hốt tranh nhau bỏ chạy tứ phía, trong số đó có bác sĩ người Đức Erich Wulff, giáo sư dạy ở Đại học y khoa Huế đi cùng sinh viên Tôn Thất Kỳ. Trong phút chốc khuôn viên đài phát thanh, bùng binh đầu cầu Trường Tiền và khách sạn Morin thành một bãi chiến trường thê thảm. Vô số xe đạp bị đè bẹp chồng chất, giày dép, guốc cao gót, vạt áo, mũ nón, từng mảng da tóc đầm đìa máu me. Gần một chục xác người nằm ngổn ngang trên bãi máu, kẻ mất tay, người gãy chân, người mất đầu. Cảnh tượng thê thảm đến lạnh mình. [05]

Mãi đến nửa đêm, trật tự mới được vãn hồi, tổng cộng có 8 người chết, 14 người bị thương. [04, 05] Trong số người chết, có 2 trẻ em bị xe bọc sắt cán chết. [04] Chính quyền lên đài phát thanh loan báo: "Đêm nay Việt Cộng sẽ xâm nhập phá hoại một vài cơ quan công quyền trong thành phố, chính quyền đã ban hành lệnh giới nghiêm, vậy yêu cầu đồng bào giải tán".

6

Thành phố Huế giới nghiêm chìm trong bóng đêm, sáng hôm sau dân chúng nghe bản tin đặc biệt phát trên Đài phát thanh: “trong đêm Phật đản 8-5-1963 Việt cộng đã trà trộn vào đám đông trước Đài phát thanh và đã ném chất nổ khiến tám người chết và bốn người bị thươngĐến chiều tối, một thông cáo đặc biệt của Tổng Nha Thông Tin được loan tải là “Việt Cộng tung lựu đạn làm chết 7 người và bị thương 6 người. Phương tiện duy nhất mà cơ quan an ninh sử dụng để vãn hồi trật tự và ngăn ngừa Cộng sản chỉ là vòi xịt nước, loại thường, vòi cỡ 2 phân không có khả năng gây thương tích cho bất kỳ người nào. Hiện nay, tình hình đã yên tĩnh. Dân chúng rất phẫn uất về việc Việt Cộng lợi dụng lễ Phật đản để tàn sát, quấy rồi và chia rẽ đồng bào với chính phủ.”Bản thông cáo làm tại Sài Gòn ngày 9 tháng 5 năm 1963 được ký bởi ông Phan Văn Tạo, Tổng giám đốc Tổng nha Thông tin.

Thế là một ngày lễ Phật Đản bi thương của thành phố Huế đã đi qua. Máu của Phật tử chốn thần kinh đã đổ loang trong khuôn viên đài phát thanh, chảy dài xuống dòng sông Hương, thắm vào lòng đất. Thành phố Huế chìm trong tang tóc trong những ngày kế tiếp.

Hương Trà

(Theo các tư liệu của Bộ Ngoại Giao Mỹ đã bạch hóa)

Dẫn Chiếu:

[01] CIA Memorandum, “Tri Quang and the Buddhist Catholic Discord in South Vietnam,” September 19, 1964, LBJL, NSF, VNCF, box 9, vol. 18. (Bản ghi nhớ của CIA, “Trí Quang và mối bất hoà Phật giáo - Công giáo ở Miền Nam Việt Nam).

[02] James McAllister, “Thich Tri Quang and Viet Nam War”, Trần Ngọc Cư dịch từ tiếng Anh.

/D_1-2_2-135_4-11484_5-50_6-1_17-56_14-1_15-1/thich-tri-quang-va-chien-tranh-viet-nam.html

[03] An Analysis of Thich Tri Quang's Possible Communist Affiliations, Personality and Goals: Situation Report as of 27 August 1964 (assessment is that Tri Quang is not a Communist; he would like to establish a theocracy in South Vietnam). Intelligence Information Cable, TDCS 314/02342-64. Aug. 28, 1964. 8 p. Con fidential/No Foreign Dissem.Sanitized copy. Released May 24, 1976.http://library.usask.ca/vietnam/index.php?state=view&id=64

“Bản phân tích để xem - liệu Thích Trí Quang có liên hệ/hoặc là cán bộ cộng sản, Con Người và Mục Tiêu Đấu Tranh: Báo cáo tình hình cho tới ngày 27-8-1964 đánh giá rằng Trí Quang không phải là cộng sản, ông ta chỉ muốn thiết lập một chính quyền do thần quyền/tôn giáo lãnh đạo ở Miền Nam. Tin tình báo gửi bằng cable, TDCS 314/02342-64. August 28, 1964. 8 trang. Mật/Không phổ biến. Bản sao đã được tẩy sạch. Giải tỏa ngày 24 Tháng 5, 1976.”

[04] Foreign Relations of the United States (FRUS), 1961–1963 Volume III, Vietnam, January–August 1963, Document 112, PP. 277:

http://static.history.state.gov/frus/frus1961-63v03/medium/0303.png

http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d112

[05] Hồi ký bác sĩ Erich Wulff, Erich Wulff,

/D_1-2_2-135_4-12345_5-50_6-1_17-66_14-1_15-1/le-phat-dan-8-5-63-tai-hue.html

[06] Foreign Relations of the United States (FRUS), 1961–1963 Volume III, Vietnam, January–August 1963, Document 116, PP. 284-285

http://static.history.state.gov/frus/frus1961-63v03/medium/0310.png

http://history.state.gov/historicaldocuments/frus1961-63v03/d116

MỤC LỤC
Đại Lễ Tưởng Niệm 50 Năm
Bồ Tát Thích Quảng Đức Tự Thiêu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/05/2012(Xem: 4418)
Lễ Bế Mạc Đại Hội Thành Lập Cộng Đồng Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ được tổ chức tại Hội trường Trung học Santa Ana vào lúc 4 giờ chiều ngày 21 tháng 9 năm 2008. Nhìn trên lễ đài hội trường, khách tham dự thấy ngay một thay đổi đặc biệt: thay vì “Cộng Đồng Phật giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ,” đã trở thành “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ.” Việc thay đổi danh xưng này đã được quyết định bởi toàn thể đại biểu tham dự Đại hội trong phiên Khoáng đại IV, Thảo luận và Thông qua Qui Chế, diễn ra đêm hôm trước tại hội trường Chùa Bát Nhã, Santa Ana, vào lúc 6 giờ chiều ngày 20 tháng 9 năm 2008.
01/05/2012(Xem: 5403)
Kể từ khi Giáo Chỉ số 9 của Viện Tăng Thống và Thông Bạch Hướng Dẫn Thi Hành Giáo Chỉ này của Viện Hóa Đạo GHPGVNTN ban hành, Phật Giáo Việt Nam tại hải ngoại đã rơi vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng chưa từng có trong lịch sử. Nó không chỉ làm dao động, hoang mang lòng người; cũng không chỉ gây bất ổn và phân hóa trong các tổ chức sinh hoạt Phật Giáo; mà còn tạo cơ hội cho một số người và những thế lực đen tối nổi lên đánh phá nhằm triệt hạ Phật Giáo bằng mọi cách và ở mọi nơi. Nạn nhân trực tiếp của tình trạng này là chư vị Tôn Đức Tăng Ni và các
26/04/2012(Xem: 19220)
Mùa Phật Đản 1963, có máu, lửa, nước mắt và xương thịt của vô số người con Phật ngã xuống. Nhưng từ trong đó lại bùng lên ngọn lửa Bi Hùng Lực của Bồ Tát Thích Quảng Đức
25/04/2012(Xem: 8508)
Đại lễ Phật đản 2508-1964 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng và mở ra một trang sử mới trong lịch sử Phật giáo Việt Nam - Nguyên Ly
07/04/2012(Xem: 7380)
Trong cuối kỷ nguyên hai mươi đầu thế kỷ 21 đầy biến động chính trị trọng đại trên thế giới cũng như ở nhiều quốc gia, mà chúng tôi chỉ trình bày với mức tối thiểu về một khía cạnh Tôn giáo trong những năm tháng gần đây, nhất là đối với Phật Giáo Việt nam ở hải ngoại. Còn đề tài trên chắc chắn phải dành một chỗ rộng hơn, hay là có nhiều bậc thức giả mổ xẻ nhiều hơn trong những dịp có thể.
06/04/2012(Xem: 3616)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam từ đầu kỷ nguyên dương lịch. Từ thời sơ nguyên ấy đến nay, trải bao triều đại suy-thịnh, phế-hưng, đất nước có khi đổi tên theo các triều đại, chính thể, nhưng Đạo Phật Việt vẫn là một dòng chảy nhất quán, bất tuyệt suốt 2000 năm. Nhất quán không phải là sự đồng nhất, không thay đổi nơi danh xưng tổng hội, giáo hội…; cũng không phải từ những ngôi vị tăng trưởng, đạo thống, tăng thống... Nhất quán là ở chỗ đồng tâm hiệp ý về bản hoài hoằng dương chánh pháp để phục vụ nhân loại và dân tộc. Nhờ bản hoài này mà Đạo Phật có thể song hành với đất nước và dân tộc một cách hài hòa, tương hợp theo chiều dài lịch sử.
29/01/2012(Xem: 16007)
Việt Nam, là một quốc gia nằm trong vùng Đông Nam Châu Á, Bắc giáp với Trung Hoa, Đông và Nam giáp với Biển Nam Hải, phía Tây giáp với Lào và Campuchia; diện tích: 329.556 km2, dân số 70 triệu người; mật độ dân cư: 224 người/km2; dân số dưới 15 tuổi: 39, 2%; tuổi thọ trung bình: 62,7 tuổi; tử suất trẻ em: 59%; học sinh cấp Trung học : 46,9%; tôn giáo chính: Phật giáo ( những tôn giáo nhỏ khác là Khổng, Lão, Cao Đài, Hòa Hảo, Ky Tô, Tin Lành…); thể chế chính trị: Cộng Sản; Lao động (nông & ngư nghiệp): 73% dân số; truyền thông đại chúng: 7 triệu máy radio, 3 triệu máy truyền hình, Nhật báo Nhân Dân phát hành 200.000 tờ mỗi ngày; thu nhập bình quân đầu người 113 đô la.
12/01/2012(Xem: 4523)
Từ Trần Nhân Tông (ở ngôi 1279-1293) cho đến nay, Phật giáo nước ta về cơ bản vẫn chịu những ảnh hưởng bởi những thiết định của nền Phật giáo do dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, trực tiếp là nhà vua-thiền sư Trần Nhân Tông, đệ nhất Tổ thiết lập. Chúng ta sẽ tìm hiểu thời kỳ này qua hai giai đoạn: giai đoạn từ vua Trần Nhân Tông đến chúa Nguyễn Phúc Chu và từ chúa Nguyễn Phúc Chu đến cận đại.
12/01/2012(Xem: 4008)
Đây là một thời kỳ đặc biệt của Phật giáo Việt Nam, và đỉnh cao của nó là sự thành lập các nhà nước Phật giáo thời Lý, Trần với các chiến công hiển hách không chỉ trong việc nhiều lần đánh bại đế quốc xâm lược Nguyên-Mông bảo vệ trọn vẹn ranh giới của Tổ quốc, mà còn vẻ vang trong sự nghiệp xây dựng đất nước và mở mang bờ cõi. Giai đoạn này đặc biệt sôi nổi với phong trào vận động xây dựng nền độc lập lâu dài cho nước ta, cùng với sự xuất hiện của các dòng Thiền lớn.
12/01/2012(Xem: 4334)
Phật giáo từ Ấn Độ du nhập Việt Nam đã trên hai ngàn năm. Ngay từ rất sớm, Phật giáo đã được tiếp nhận và trở thành một tư tưởng chủ đạo trong nền văn hóa dân tộc, dĩ nhiên là sau khi đã bản địa hóa Phật giáo. Suốt hơn hai ngàn năm lịch sử, Phật giáo luôn đồng cam cộng khổ với vận mệnh thăng trầm của xứ sở, trong công cuộc chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp dựng nước, mở mang bờ cõi, đánh bạt âm mưu xâm lăng và nô dịch về văn hóa của thế lực phương Bắc trong nhiều giai đoạn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]