CỦA DÂN TỘC VIỆT VÀ ĐẠO PHẬT
Giáo sư Tâm Tràng Ngo Trọng Anh
Tấc lòng cố quốc tha hương,
Đường kia, nỗi nọ ngổn ngang bời bời....
(Truyện Kiều)
A. Bảo vệ Đạo Pháp và Dân Tộc.
Chủ trương Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc ngày nay, nếu thiếu giải thích, có thể bị hiểu lầm vì thế giới khắp mọi nơi đều ngán chiến tranh, mặc dầu cục bộ, giữa các tôn giáo độc tôn và sắc tộc quá khích (ví dụ Aí Nhĩ Lan, Phi Châu, Kosovo, Kashmir, ĐôngTimor và ngay Tích Lan với dân tộc Tamil). Riêng đối với người Việt, một số cho rằng chủ trương này rất dễ lâm vào mê hồn trận của người cộng sản. Họ có sở trường đem chủ nghĩa dân tộc lạc hậu (chống người da trắng) và tuyên vận hô hào nào là: tình tự dân tộc, văn hoá dân tộc, Phật giáo dân tộc v.v. để cò mồi khống chế các hoạt động hộ pháp cứu dân tộc của Giáo Hội PGVNTN. Danh từ dân tộc được họ kiếm cách thay thế dần dần cho danh từ nhân dân ngày càng khó nghe (ví dụ ủy ban nhân dân, toà án nhân dân, công an nhân dân, kiểm sát nhân dân v.v..). Nếu chúng ta không đề phòng thì mai đây con cháu chúng ta sẽ hô to khẩu hiệu "Bảo Vệ Đạo Bác và Nhân Dân" thay vì "Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc". Lịch sử chúng minh điều này: Năm 1945 toàn quốc đã bị Hồ Chí Minh lừa bịp bằng khẩu hiệu Yêu Nước là Chống Ngoại Xâm để ngày nay cộng sản có thể dùng bạo lực công an khống chế toàn dân phục tùng khẩu hiệu: "Yêu Nước tức Yêu Xã Hội Chủ Nghĩa".
Để đóng góp một cách thiết thực vào công cuộc Bảo Vệ Đạo Pháp và Dân Tộc chúng ta chỉ cần trở về nguồn với truyền thống dung hóa của dân tộc Việt và tinh thần dung hóa của Đạo Phật. Chỉ có thế thôi. Nhưng phải nhớ: dung hóa phải trung thực; truyền thống dung hóa của dân tộc Việt không có nghĩa là dung túng những cái mệnh danh dân tộc của cộng sản để từ khước Tổ Hùng Vương và buộc dân Việt phải bái lạy tổ Mác-Lê(1). Truyền thống dung hóa của Đạo Pháp không có nghĩa là dung túng cái mệnh danh Phât giáo để vất bỏ Kinh Phật và chư Tổ xem như gánh nặng trên vai và xem Thượng Đế là bậc sinh ra người kể cả Bụt(2). Dung hoá đâu phải dung túng để đến nỗi bị cộng sản lợi dụng và thao túng lại.
B. Nguồn gốc văn hóa dân tộc Việt.
Các tư liệu nhân chủng học, khảo cổ học về nguồn gốc con người Đông Á và Đông Nam Á thu thập từ các cuộc nghiên cứu khoa học cuối thế kỷ 20 và dầu 21 và các khám phá mới theo Báo Cáo Khoa Học của Giáo Sư I.Y. Chu) (xem Tập san Tư Tưỏng số 7 trang 9 (4/99) bài của Nguyễn Đức Hiệp Ph.D.) cho biết một bộ phận con người thời tiền sử ở Việt Nam đã đi lên hướng Bắc vào địa phận Trung Quốc và đã góp phần dựng nên nền văn hóa cổ đại Trung Hoa. Giáo sư Joseph Needham trong bộ “sách Science and Civilization in China” cũng đã khẳng định điều đó. Trong bài Văn Hóa Đông Sơn (Tư Tưởng số 4 trang 26) Giáo Sư Cung Đình Thanh cho biết sử gia hàng đầu Trung Hoa Trương Quang Trực tóm lược bằng hai nhận xét sau (Archaelogy of Ancient China, 1977, trang 640):
- Nguồn gốc thực sự Hoa Hán chỉ là phần nhỏ, nhưng sau khi nhà Tần thống nhất thì dân tộc thống nhất ấy là dân tộc Trung Hoa
- Những nền văn hóa địa phương thời tiền sử, sau khi thống nhất, đã trở thành một bộ phận của văn hoá Trung Hoa.
Học giả người Nga (Chesnow, 1977 trang 133) nhận định: Trước nhà Thương, văn hóa Trung hoa được hình thành với sự bảo trợ (patronage) của văn hóa Phương Nam, và sau nhà Thương, là do văn hóa phương Tây...
Nói tóm, văn hóa Đông Sơn thời tiền sử đã hiện diện trước khi Trung hoa thống nhất, và văn hóa Phương Nam đã bảo trợ cho sự hình thành văn hóa Trung Hoa trước nhà Thương. Tất cả cho ta phép kết luận với GS Cung Đình Thanh rằng văn hoá Đông Sơn quả là văn hóa đã lên đến đỉnh cao của nó trong thời đại đồng thau, khi nhân loại bắt đầu dựng nước. Tại vùng đất nay là Việt Nam, văn hóa Đông Sơn đã tạo thành cái nền vô cùng vững chắc, từ đó các vua Hùng đã dựng nên nhà nước Văn Lang vậy.
C. Chủ trương hủy diệt văn hóa dân tộc để tiến tới văn hóa xã hội chủ nghĩa.
Ngay trong Tư øĐiển Tiếng Việt của cộng sản (Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, 1967, trang 1110) danh từ văn hóa có nghĩa là: Hệ thống tri thức mà loài người xây dựng nên, nhằm thoả mãn những nhu cầu về vật chất và tinh thần trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, ví dụ Văn Hóa VN, văn hoá Pháp, văn hoá XHCN.
Đó là một định nghĩa chết khô cốt làm mất sức sống của truyền thống văn hóa dân tộc để mở đường cho cái gọi là văn hóa xã hội chủ nghĩa duy vật VN. Văn hóa luôn luôn sống động với định nghĩa của Đào Duy Anh: văn hóa là văn vật và giáo hoá, Dùng văn tự mà giáo hóa cho người. Văn vật là những sản phẩm của văn hóa như lễ nhạc, chế độ v.v.
Nếp sống văn hóa luôn luôn diễn biến theo thời gian và không gian một cách liên tục như một con sông trôi chảy, không ngừng, quanh co uốn khúc tùy theo địa hình đôi bờ rộng hẹp. Làm sao mà chấm dứt bằng bạo lực duy vật một dân tộc Việt bốn ngàn năm văn hiến, một đất Việt bốn ngàn năm văn vật. Văn hóa dân tộc Việt Nam có thể tượng trưng bằng một chậu cây tinh thần được săn sóc (culture-giáo hóa) để đâm hoa nở trái văn vật-văn hiến với tên gọi chung là văn minh (civilization). Và văn minh vẫn theo theo Đào Duy Anh là ”cái tia của đạo đức, phát hiện ra ở nơi chính trị, pháp luật, học thuật, điển chương v.v. Phản đối với dã man”.
Không thể nào bứng cây văn hóa đạo đức Việt Nam để trồng cây văn hóa dã man Xã Hội Chủ Nghiã được. Muốn bứng cây dân tộc và tránh phản ứng đồng bào cộng sản VN dùng phương pháp vừa đốt nhà vừa la làng theo kiểu: làm kinh tế thị trường trong định hướng xã hội chủ nghĩa như sau: Một mặt cho thành lập Viện Khảo Cổ năm 1968 , mặt khác chủ trương hoặc dung túng cho đảng viên các cấp tha hồ đào bới mồ mả lăng tẩm để cướp cổ vật khắp nơi suốt 50 năm cho đến bây giờ. GS Nguyễn Hữu Thứ có viết một bài về vụ trộm vàng ngọc của lăng Thái Hậu Từ Dũ tại Huế do sự toa rập từ tên ăn trộm, qua công an cho đến toà án với sự chứng kiến của bà con hàng xóm láng giềng tại lăng. Nhà nước nhờ dân chúng giúp công an theo dõi rình bắt tên trộm tại trận giao tòa cùng tang vật rồi toà giam kẻ gian nhưng làm mất luôn tang vật không trả lại.
Tờ Văn Hóa số 1720 ngày 20/12/99 có nhan đề hy hữu “Quốc Bảo VN Vuợt Biên sang Tàu, Tượng Phật Bà Ngàn Mắt Bị Trộm”(4)
Phạm Cao Dương trong đoạn “Làm gì được bây giờ?” (Tư Tưởng số 7, trang 15) viết: ”Người ta có thể hiểu được sự bê bối trong việc bảo tồn các cổ tích khiến cho 80% các di tích ở Hà Nội bị hư hại dần do việc lãnh đạo đất nước bởi những người có trình độ văn hóa kém, chỉ ham dùng bạo lực, đánh nhau giỏi ở trong rừng, ngoài ra không biết gì cả. Nhưng người ta không thể hiểu được bằng cách suy luận bình thường như là công dân một nước bình thường khi những pho tượng rất nặng vẫn có thể bị kẻ gian khiêng đi trong khi lực lượng công an nhân dân thì đầy rẫy. Bây giờ thì của đã mất, tìm lại được không phải dễ, rồi thu hồi lại được hay không lại là chuyện khác. Cái đau và cũng là điều mỉa mai đối với người Việt là rất nhiều những cổ vật này là thuộc nhiều trăm năm trước. Trải bao thời loạn lạc, tất cả vẫn còn đó và được chính người dân từ đời này sang đời khác nối tiếp nhau gìn giữ. (Lời bàn thêm: đạo đức văn hoá dân tộc VN tự do chính là ở đây). Các chính quyền bị gọi là phong kiến, tồi tệ xấu xa không hề đụng tới.
Người phương bắc và người phương tây cũng không đụng tới được. Bây giờ dưới một chính quyền được gọi là của nhân dân chúng ta bị cướp mất (Lời bàn thêm: đạo đức xã hội chủ nghĩa quốc tế phản dân tộc chính là ở đây). Cũng vậy, trải bao nhiêu thế kỷ, người ra ta rất sợ chuyện ăn chắp chuông chùa hay bất cứ cái gì của Phật của chùa thì bây giờ người ta ăn cắp hết, kể cả tượng Phật. Điều này cũng dễ hiểu vì tín ngưỡng con người đã bị phủ nhận. Nhưng đó chỉ là chuyện trộm cắp, còn chuyện bảo tồn gìn giữ và tu sửa các cổ tích thì sao?" (Lời bàn thêm: Viện Khảo Cổ được nhà nước thành lập năm 1968(3) (thay vì 1945 hay 1954) cốt để nhận tiền tài trợ của Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc và thu hút khách du lịch do quốc tế. Nhưng dầu sao viện này cũng là cái may cho dân tộc vì thà có còn hơn không (cộng sản theo Mao luôn luôn tàn phá di tích lịch sử dân tộc). Nhờ vậy mà những học giả Viện Khảo Cổ Hà Nội, những hạt kim cương trong đống rác khổng lồ cộng sản, đã chứng minh cụ thể và được các nhà khảo cổ kể cả Trung Hoa công nhận rằng: văn hóa Đông Sơn (thời Đồng Thau) là của dân tộc Việt không phải dân tộc Hán như đã hiểu lầm từ lâu).
D. Văn hóa dân tộc và chính trị.
Một sản phẩm của văn hóa dân tộc là chính trị hay chế độ cai trị một nước.Theo tựï điển Đào Duy Anh. Nhà Xuất Bản Minh Tân, trang 174, chính là ngay thẳng, đúng với sự thật, còn trị là sửa sai. Chính trị là gọi chung những việc sắp đặt và thi hành để sửa sai một nước. Đối với người dân thì sự sửa sai ấy là sự giáo hóa người dân bằng văn tự và vấn đề giáo dục con cái đứng hàng đầu đối mọi người Việt Nam. Tinh thần này được biểu lộ qua sự hiếu học của dân Việt tự do ở hải ngoại. Trong số 2000 bằng phát minh hay sáng chế được cấp tại Hoa Kỳ có 100 bằng thuộc dân Mỹ gốc Việt, nghĩa là tỷ lệ sáng chế của người Mỹ gốc Việt là 1/20 đối với 1/130 của người Mỹ toàn quốc. Tư tưởng nói chung của dân tộc Việt là dung hóa tất cả mọi văn hóa trung thực kể cả văn hoá Xã Hội Chủ Nghĩa trung thực Bắc Âu. Để đạt hạnh phúc cho dân họ chủ trương tự do bình đẳng, không đấu tranh giai cấp để thực hiện công bằng xã hội và nếu cần, họ chấp nhận luôn cả vua, nghĩa là quân chủ lập hiến theo nguyện vọng của nhân dân..
Chế độ mệnh danh Xã Hội Chủ Nghĩa ở VN là một quái thai bịp bợm phản dân tộc. Chính trị theo cộng sản “là quan hệ của một giai cấp này đối với giai cấp khác trong cuộc đấu tranh nhằm giành địa vị thống trị và chính quyền trong nước”. (Tư øĐiển Tiếng Việt. Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội. 1967 trang 206). Nhờ định nghĩa chính trị như vậy nên Xã Hội Chủ Nghĩa theo sự châm biếm của người dân là Xóa Học Con Nít, Xiết Họng Con Người Xuống Hố Cả Nước, Xếp Hàng Cả Ngày v.v. không thể nào khá được.
E. Tinh thần dung hóa cuả tư tưởng dân tộc Việt.
Thông thường khi nghe đến hai chữ dung hóa của dân tộc Việt thì nhớ ngay câu Vạn Hạnh dung tam tế của Thiền Sư Vạn Hạnh thời nhà Lý, tức sự dung hóa Tam Giáo. Thật ra tư tưởng Việt đã có truyền thống dung hóa căn cứ trên huyền thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ, tập quán, phong tục, lễ hội và một số ít tài liệu khảo cổ. Học giả Cung Đình Thanh, trong khi chờ đợi sự đóng góp thêm của chư học giả bốn phương, tạm thời phác họa trong tạp chí Tư Tưởng số 8 tháng 6 năm 2000 (trang 5, 6) một đoạn gồm 5 tư tưởng dân tộc căn bản mà tôi xin tóm lượt như sau:
1. Tư tưởng bình đẳng ví dụ bình đẳng bẩm sinh (Rồng Tiên, 100 trứng Âu Cơ), bình đẳng hôn nhân ( trong lựa chọn: Sơn Tinh Thủy Tinh, trong đời sống Chủ Đồng Tử)
2. Tư tưởng đề cao tình gia đình vợ chồng, anh em (Trầu Cau), cha con (Chử Đồng Tử), tình thị tộc (Hồng Bàng Thị) và quốc gia.
3. Tư tưởng đề cao tinh thần dựng nước, giữ nước (Thánh Gióng),dựng nước (Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh), quản trị đất nước (Bánh Chưng, Bánh Dầy), đề phòng mất nước (Rùa Thần, Mỵ Châu- Trọng Thủy) được đưa thành đạo sống hiện tiền.
4. Tư tưởng chết là chưa hết đề cao đời sau hay dở tùy cái nhân đời trước (Chử Đồng Tử, Quả Dưa Đỏ).
5. Tư tưởng Đạo Ba (Thiên Địa Nhân, Trầu Cau Vôi) đặt người ngang hàng với trời đất (Bánh Chưng, Bánh Dầy), đi đến quan niệm Vạn Vật Đồng Nhất Thể (hai GS Nguyễn Đăng Thục và Kim Định thích món này lắm).
Tư tưởng bình dân giản dị nhưng sâu sắc của người nông dân Việt chất phác và hiếu hòa là sự chấp nhận mọi sự cai trị của ai đem lại cho họ một đời sống ổn định bình thường thanh đạm. Người ta đi cấy lấy công, tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề, trông trời trông nước trông mây, trông mưa, trông gió trông ngày trông đêm, trông sao chân chứng đá mềm, trời yên bể lặng mới yên tấm lòng.
Để đổi lại người nông dân này sẳn sàng thi hành đúng nhiệm vụ công dân đóng thuế thời bình và hy sinh đời sống khi có quốc biến: Một tay thì cắp hỏa mai, một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền. Thùng thùng trống đánh ngũ liên. Bướùc chân xuống thuyền nước mắt như mưa...
Nông dân Việtï không bao giờ đấu tranh giai cấp và tôn trọng những bậc đức rộng tài cao. Rủi gặp phải người cai trị xa dân, thiếu đức và bất tài, nhưng nếu đời sống bình thường không bị xáo trộn nhiều, họ vẫn thầm lặng nhẫn nhục chịu đựng. Họ biết chờ minh chủ lãnh đạo họ đứng dậy chống lại và sẵn sàng tha thứ nếu kẻ cai trị còn giữ liêm sĩ biết hối hận hay đầu hàng.
Trong những cuộc nội chiến giữa các “Nhà phong kiến” như Trịnh/ Mạc, Trịnh/Nguyễn hay Nguyễn Phúc và Nguyễn Tây Sơn, sự hận thù chỉ có giữa các “nhà” với nhau còn binh sĩ hay quan quân hai bên đều dược tha mạng hay sử dụng lại. Không bao giờ có vụ thanh toán tập thể người vô tội như cộng sản VN thực hiện trong vụ cải cách ruộng đất ngoài Bắc, vụ Tết Mậu Thân ở Huế hay vụ tàn sát các đạo Cao Đài/Hoà Hảo trong Nam. Đối với kẻ thù ngoại xâm thì dân tộc Việt chủ trương Tâm công:
Lấy Chí Nhân mà thay cường đạo. Lấy đại nghĩa mà thắng hung tàn.
Chữ Tâm Nguyễn Trải chính là chữ Tâm của Nguyễn Du:
Thiện căn ở tại lòng ta, Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ tài.
Theo Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh (1931. trang 242, Tập Hạ) chử Tâm có nghĩa là trái tim; nhưng theo Từ Điển Chuyện Kiều Đào Duy Anh (1974, trang 360) chữ Tâm có nghĩa là lòng xuất hiện 10 lần,ï đó là chữ Tâm Lạc Việt ví dụ: Lửa Tâm càng dập càng nồng, hoặc Ngày pho thủ tự, đêm nồi tâm hương. Chữ Tâm dân Việt không bao giờ là trái tim.
Sự cao thượng của người dân Việt Nam được trình bày với chữ lòng của Nguyễn Du và chữ lòng này xuất hiện 162 lần trong Truyện Kiều (Từ Điển Chuyện Kiều 1974, trang 223) và không có một chữ tim nào hiện diện trong toàn Truyện Kiều. Văn hóa mọi nơi đều “yêu bằng tim” văn hóa dân tộc Việt “yêu trong lòng”.
F. Bụng làm dạ chịu
Năm 1963, tôi được Hòa Thượng Đôn Hậu (5) kể câu chuyện: Một Tướng Hoa Kỳ đến viếng chùa Linh Mụ và hỏi Ngài tại sao bụng Đức Phật Di Lặc (nằm ngay trước chánh điện) quá lớn như vậy. Ngài trả lời rằng đức Phật Di Lặc cảm xúc bằng bụng (không bằng trái tim) và suy tư bằng dạ (không bằng bộ óc). Bụng làm dạ chịu. Tướng Hoa Kỳ đành lắc đầu không hiểu nổi. Làm sao mà con người có thể không tính toán hơn thiệt bằng bộ óc, cũng như không thương ghét giận hờn bằng trái tim. Làm sao mà Tướng Mỹ hiểu được ông Phật Việt Nam rộng bụng dung hóa mọi khác biệt thế gian với một nụ cười hồn nhiên hài hước.
Ngài Linh Mụ cười nói với tôi: Bụng làm dạ chịu là luật nhân quả, nôm na là cái
nghiệp, mình tạo nghiệp nhân thì mình lãnh nghiệp quả, nghiệp có truyền kiếp hay
không là do mình muốn chấm dứt hay không, đừng có kêu trời. Thật đúng với câu Kiều:
Đã mang lấy nghiệp vào thân,
Cũng đừng trách lẫn trời gần, trời xa.
Phạm Công Thiện trong tập Nguyễn Du, Đại Thi Hào Dân Tộc, có 4 đoạn nói về chữ Lòng, nhưng ở đây tôi chỉ trình đoạn 8 và 9:
1- ở đoạn 8 “Triết Lý Việt Nam về Chữ Lòng” tác giả chú trọng vào tư tưởng bất nhị không năng (chủ thể) và không sở (khách thể) của chữ Lòng để thẩm thấu ý nghĩa của chữ Trong (lòng) Trung Đạo. Tác giã chỉ ghi chữ lòng đầu tiên trong câu những điều trông thấy mà đau đớn lòng trong đời người (trăm năm trong cõi người ta) xem như đầy đủ,
2- và ở đoạn 9 “Chữ Lòng trong Ngôn Ngữ và Tư Tưỏng Triết Lý của Nguyễn Du” tác giả, tuy triết gia mà không-triết gia, có tiếng rắc rối nhất về ngôn ngữ để trình bày một cách sâu sắc những tư tưởng giản dị nhất về Cái, Con, Con Cái, v.v., đã cho rằng không phải dễ dàng hiểu được Nguyễn Du mặc dầu vị đại thi hào dân tộc này dùng một loại ngôn ngữ dễ hiểu mua vui cũng được một vài trống canh, và triết gia nhớ câu bất nhị không chủ thể khách thể, phi không/thời gian sau đây: Tưởng bây giờ là bao giờ, Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao. Triết gia nhớ tất cả chữ Lòng, bắt đầu với chữ Lòng vô thường là khổ: Những điều trông thấy mà đau đớn lòng, rồi kết luận với chữ Lòng Phật tại Tâm: Thiện căn ở tại lòng ta.
Xin mạn phép nhắc tác giả một chữ Lòng đặc biệt ở đoạn giữa:
Đêm thu khắc lậu canh tàn, Gió cây trút lá trăng ngàn ngậm gương.
Lối mòn cỏ lợt màu sương. Lòng quê đi một bước đường một đau..
Lòng quê của dân tộc Việt luôn luôn Tưởng, Biết, Nhớ, Cảm Thấy rằng quê hương
đang mất dần vốn liếng gia tài bốn nghìn năm văn hiến để đến nổi ngày nay cảm thấy thân tàn trong nước và ma dại ngoài nước, dân tộc Việt lâm nạn đi một bước đường một đau. Đau nhất là quốc tế tài phiệt/mafia và cộng sản VN đang dùng thuốc độc đô la quyết giết lòng quê này. Nhưng Nhắc đến Nguyễn Du mà quên nói Nguyễn Trải là thiếu sót lớn, vì Tâm Công Bình Ngô Đại Cáo là quyếtø lấy lòng dân - bạn cũng như thù- tức lòng quê trước khi Truyện Kiều ra đời. Rồi cả hai Ngài trước sau đều được Cơ Quan Văn Hóa Liên Hiệp Quốc vinh danh (6) . Đó là việc lớn, còn việc nhỏ, nói đến Nguyên Tánh và nói đến thơ Kiều mà quên thi sĩ Thi Vũ thì cũng không ổn.
Lòng quê Võ Văn Ái đau lắm; vâng, khốn khổ trăm bề. Năm 1985, thi sĩ kêu gào thống thiết: Mở miệng ra chỉ nghe nói đến thanh danh các ông ấy (Platon, Aristote, Rousseau... Kant, Nietzsche, Marx, Lenine, Staline, Sartre, Heiđeger, Gasper v.v). Chẳng khác gì học giới trước kia, quất roi xuống là Khổng tử viết, Mạnh Tử viết... Cảnh huống này đưa tới phủ nhận: Việt Nam không có triết học! Việt Nam không có tư tưởng! Dù vẫn bô bo âđề cao “4000 năm văn hiến”. Không có tư tưởng, tất nhiên khi hành động, đành nhắm mắt, dựa lưng vào các triết gia ngoại quốc kia. Đương nhiên. Điều ấy thấy rõ qua cuộc tranh chấp Quốc - Cộng không lối thoát từ bốn mươi năm qua. Chúng ta đánh nhau, giết nhau, cải tạo nhau... không vì vua Hùng hay 5000 năm văn hiến Việt. Chúng ta thảm sát nhau vì một lý lẽ độc nhất: theo hay không theo ông Marx, ông Lénine! (Võ Văn Aí . Nguyễn Trải, Sinh Thức và Hành Động, trang 13. Gennevilliers, 1.10.85)
Năm 1990 ông viết tiếp: Chúng ta thường kêu gọi tới dân tộc tính, song triết học VN là gì? tư tưởng VN ở đây? Dường như chưa được nhiều người quan tâm. Chưa quan tâm tới tư tưởng Việt, thì dễ vọng ngoại, dễ ỷ lại tư tưởng nước ngoài. Như thế, khó giải quyết khủng hoảng văn hóa kéo dài ở nước ta từ hai thế kỷ qua. tại sao một dân tộc có năm nghìn năm văn hiến, mà trong sinh hoạt chỉ treo sinh mệnh mình vào hai thái độ nghịch lý nhưng song hành: bài ngoại và ỷ ngoại. Một mặt đả phá chửi chê mọi sự đến từ nước khác, dù đó là các nước láng giềng như Trung Quốc, Nhật Bản... hay xa ở các nước Âu Mỹ. Dương dương tự đắc cho người Việt là Nhất. Nhưng trong mọi sinh hoạt kiến quốc, từ chính trị đến tư tưởng, văn hóa và khoa học, lại ỷ y nô lệ nước ngoài. Chờ mãi những ngọn đèn xanh, không bật lên từ Sàigòn Huế, Thăng Long, mà bật lên từ Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, Paris, Washington, Vatican! Đây chính là nội dung khủng hoảng tư tưởng, khủng hoảng văn hóa nước ta, dẫn tới bế tắc chính trị gần năm mươi năm qua. Nguyễn Trải và Hành Động Việt ở thế kỷ XV đáng làm tiêu án cho chúng ta suy nghĩ để nắm
bắt vốn dân tộc đầu tư cho hiện tại hầu khai phóng tương lai. (Võ Văn Aí . Nguyễn
Trải, Sinh Thức và Hành Động, trang 6. Paris 12.12.90)
F. Phật Giáo và tư tưởng dân tộc Việt
Công đức của TT Thích Trí Siêu (Lê Mạnh Thát) là vô lượng trong công cuộc sưu tầm lịch sử Phật giáo VN qua các thời đại 7. Tập I Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam (dày gần 900 trang của trọn bộ 3 tập) được Thượng Tọa giới thiệu như sau: Phật giáo tuy là một hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta, đã được nhân dân tiếp thu và vận dụng vào đời sống dân tộc và đóng một vai trò lịch sử nhất định trong công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Cho nên nghiên cứu kịch sử dân tộc không thể không nghiên cứu lịch sử Phật giáo. Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc... Theo chúng tôi, lịch sử Phật giáo Việt Nam có thể chia làm ba thời kỳ lớn: Thời kỳ thứ nhất, từ nguyên khởi cho đến khi Lý Bôn xưng đế lập nên Nhà Nước Vạn Xuân. Thời kỳ thứ hai, bắt đầu từ lúc dòng thiền Pháp Vân ra đời cho đến cuối đời Trần. Thời kỳ thứ ba, từ đầu đời Lê tới cận đại. Mỗi giai đoạn có mỗi nét đặc trưng và một quá trình phát triển tất yếu của nó. Thật ra thì dân tộc ta vốn có một nền tảng văn hóa có thể nói là bẩm sinh có tính chất đặc thù: dung hóa tất cả mọi hiện tượng văn hóa nước ngoài truyền vào nước ta. Những văn hóa ấy ngoài Phật giáo, như Lão giáo, Nho Giáo hay những tôn giáo khác sau này đều được dân tộc Việt đón tiếp với một tấm lòng bao dung để có thể tiếp thu và vận dụng được vào đời sống hằng ngày. Thượng tọa Trí Siêu đã làm một công trình vô cùng quí báu để chứng minh tại sao lịch sử Phật giáo lại trở thành một bộ môn của lịch sử dân tộc.
Mục đích hạn chế của bài này không cho phép theo rõi sự tiến triển lịch sử của mọi sựï dung hóa giữa tư tưởng dân tộc Việt và Phật giáo hay sự dung hóa vĩ đại với tất cả tôn giáo theo quan niệm Vạn Vật Đồng Nhất Thể. Bài này chỉ cố gắng trình bày một cách khiêm tốn lý do tại sao tư tưởng Phật giáo mới được truyền vào thì gắn bó ngay với tư tưởng dân tộc Việt một cách quá dễ dàng như vậy. Tôi trực nhận được điều này nhờ thi sĩ Phạm Thiên Thư, một tu sĩ hoàn tục, tác giả Kinh Ngọc, Kinh Vàng v.v.
Số là đầu thập niên 80 tôi đi hớt tóc ở vĩa hè gần Tân Sơn Nhất. Gặp anh thợ cúp râu tóc dài phủ vai không lấy gì làm sạch, nhưng không sao, thời buổi này tôi đâu dám đòi hỏi gì hơn. Bỗng tôi nghe giọng nói thỏ thẻ bên tai: Thầy cải tạo về khi nào? Đệ là Phạm Thiên Thư đây, thầy không nhìn ra đâu. Không dấu gì thầy, đệ đang phổ ra thơ tập Bát Nhã Tâm Kinh với tựa là Kinh Lòng hay Kinh Ruột, xin Thầy cho biết ý kiến. Tôi trả lời ngay: tôi hết ý kiến. Hay nói cho đúng hơn tôi muốn nói: Tôi mất thở. Cúp tóc xong, định trả tiền ra về nhưng thi sĩ khoát tay nói: Thầy hết ý kiến được miễn trả tiền, cám ơn thầy đã cho ý kiến!
Chỉ có thi sĩ kiêm tu sĩ mới trực nhận dễ dàng sự tương đồng của tinh thần Phật Giáo và tinh thần dân tộc Việt trong môi trường cộng nghiệp: Hai bên dung hóa hổ tương cho nhau, và đây là một ứng cảm tâm linh bất khả tư nghị. Chữ Tâm trong chú Bát Nhã Tâm Kinh tức chữ Tâm Hán tự (nửa vành trăng khuyết ba sao giữa trời) cũng như chữ Hridaya Phạn ngữ là trái tim (8) . Nhưng nông dân Việt khác với tất cả mọi người trên thế giới ở điểm này: chữ Tâm Bát Nhã vẫn ở trong lòng quê dân tộc. Năm ngàn năm văn hiến là ở nơi đây.
G. Mở rộng tấm lòng
Hoà Thượng Thích Đức Nhuận (9) giúp sinh linh rung động Kinh Lòng, cảm ứng Tâm Công Nguyễn Trãi và trực nhận Lòng Quê Nguyễn Du trong tác phẩm Phật Học Tinh Hoa, Một Tổng Hợp Đạo Lý (trang 30,31) như sau: Cũng nên nói: Đạo Phật là đạo của mọi người, của muôn loài, với giáo lý thực tiễn ba điều:
1- Mở rộng cõi lòng ....
2- Đưa sinh linh đến ánh sáng chân lý.
3- Xây dựng một xã hội công bình và hạnh phúc.
MỞ RỘNG CÕI LÒNG: Tất cả hiện tượng trong vũ trụ đều có mối tương quan mật thiết với nhau. Sở dĩ có sự riêng biệt là do sự mê chấp của từng cá thể, gọi theo danh từ Phật học là “chấp Ngã”. Bằng vào “Vô Ngã Pháp”, đạo Phật khuyên ta mở rộng hai tay ôm vũ trụ vào lòng, và đừng bao giờ con người khép kín tâm tư lại. Hãy sẵn sàng đón lấy nhân đạo và từ bi. Quên đi những cái “ta “ ích kỷ, nhỏ hẹp để được yêu vũ trụ rộng lớn...
Ngộ nhận một cái “ta” riêng biệt, tức là tạo một ung nhọt trong thân thể vũ trụ. Bởi nhận định như vậy, nên việc khuyên người Mở rộng cõi lòng nhận toàn thể là mình, đấy là công việc trước tiên của đạo Phật.
Hòa Thượng dạy đúng. Phải mở rộng cõi lòng mới có khả năng trí tuệ đưa sinh linh đến ánh sáng chân lý và có dũng tính để xây dựng một xã hội công bình và hạnh phúc. Và Ngài dạy đó là giáo lý thực tiễn. Người nông dân Việt rất thực tiễn, họ dung hóa ngay, nuốt giáo lý đó vào lòng, thuộc lòng.
Những đại sư ngày xưa tu cao, học rộng, đạo đức bình dân luôn luôn mỡ rộng tấm lòng nên được đồ chúng tôn kính. Để chấm đứt bài này tôi xin trình bày giai thoại bao gồm 12 Nhân Duyên và Bát Nhã Tâm Kinh bằng 4 câu thơ tứ tuyệt nôm na hài hước trong lòng 1 trái quít dân tộc Hương Cần, diễn đạt câu "Ai ăn ấy no, ai tu ấy chứng":
Số là các thiền sư dân tộc Việt thường là thi sĩ nên Sư Viên Thành chùa Tra Am (tức Công Tôn Hoài Trấp dòng Định Viễn) và Sư Giác Tiên chùa Trúc Lâm (xuất thân con nhà dòng dõi, tinh thông nho học) là bạn tu mà cũng là bạn thơ, thường bút đàm với nhau bằng thơ. Sau đây là bài tứ tuyệt viết trong giấy hoa tiên được Sư Viên Thành cho đệ tử chuyển sang Trúc Lâm với một trái quít Hương Cần:
Ngọt ngào không rõ đặng trong lòng,
Rõ đặng trong lòng, biết đục trong,
Biết đục trong? hãy xin nếm thử,
Hãy xin nếm thử, ngọt ngào không?
Đặc điểm của bài tứ tuyệt Bất khả tư nghị làm theo thể vòng tròn: các chữ cuối câu 1 trùng với các chữ đầu câu 2 và như thế, các chữ cuối câu 4 lại trùng với các chữ đầu câu
1. Sư Viên Thành muốn diễn tả trái quít tròn như bài tứ tuyệt, lẩn quẩn luân hồi như kiếp chúng sanh.
Đặc điểm của phong kiến dân tộc Việt là có trí tuệ trong bụng dạ bình dân nên có khả năng lãnh đạo mọi công cuộc dựng nước và giữ nước. Do đó dân tộc Việt từ cấp lãnh đạo đến nông dân cùng nhau suy tôn những bực tôn túc rộng cõi lòng, lên làm quốc sư cũng là việc dễ hiểu thôi.
Để chấm dứt bài này tôi xin nguyện cầu Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa trong Giáo Hội PGVNTN Hải Ngoại tiếp tục mở rộng cõi lòng theo tinh thần Chúc thư ngày 15-11-91 của Ngài Đôn Hậu, Chánh Thư Ký Xử Lý Viện Tăng Thống gởi Chư Tôn Hòa Thượng, Chư Thượng Tọa Trong Hội Đồng Lưỡng Viện GHPGVNTN như sau:
Tôi tuy xa cách quý vị, và sẽ còn xa cách vô hạn định (Ngài viên tịch ngày 23-4-92) nhưng chí nguyện của tôi vẫn luôn luôn gắn bó cùng quý vị trên bước đường phục vụ Đạo Pháp – Dân Tộc – Nhân Loại và Chúng sinh.
Gửi ý kiến của bạn