Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài nét chính của ba truyền thống PG

14/11/201212:09(Xem: 6187)
Vài nét chính của ba truyền thống PG

VÀI NÉT CHÍNH CỦA
BA TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO
Hoang Phong dịch

A.G. :Để có thể nắm vững hơn về Phật giáo trong tình trạng hiện nay, có thể chúng ta cần nói thêm về lịch sử Phật giáo và ba truyền thống chính là Phật giáo Nguyên thủy, Đại thừa và Kim cương thừa. Ông có thể giải thích thêm vài nét chính về các truyền thống ấy hay chăng ? Ta hãy bắt đầu với Phật giáo Nguyên thủy ?

O.GT: Phần cốt lõi phát xuất từ nước Ấn, nhưng sau đó chính khả năng thích ứng tuyệt vời của Phật giáo đã giúp Phật giáo hội nhập với các nền văn hoá khác. Thật ra, những dị biệt giữa các học phái, hay là giữa các thừa Phật giáo khác nhau, chỉ vỏn vẹn liên quan đến hai điểm : thứ nhất là truyền thống văn hoá của quốc gia mà Phật giáo phát triển, thứ hai là các văn bản mà các vị thầy đã sử dụng. Đối với trường hợp Phật giáo Nguyên thủy, các vị thầy căn cứ vào các văn bản tiếng Pa-li. Đối với Phật giáo Đại thừa, các văn bản sử dụng là tiếng Phạn. Và đối với Phật giáo Tan-tra, các văn bản lúc đầu là tiếng Phạn, nhưng ngày nay là tiếng Tây tạng. Nói như thế để hiểu rằng khi du hành trong các xứ đó, nếu có hai vị thầy gặp nhau, và khi họ gạt ra ngoài những tập quán văn hoá, thì cả hai đều nhận ra rằng họ đã cùng xuất phát từ một cội nguồn chung, đây quả thật là những gì hết sức tuyệt vời (4). Tuy thế, người ta vẫn phải thừa nhận trong thừa Tan-tra có nhiều điều thần bí, trong khi đó, thiền tông Zen chẳng hạn, lại tượng trưng cho những gì đơn giản nhất. Nhưng khi đã tu tập bằng thiền định, người ta cũng có thể hình dung bên trong mỗi người chúng ta những gì hiển hiện lên đều rất gần với nhau.

A.G. :Ông Christophe Boisvieux, ông cũng biết khá nhiều về Phật giáo Nguyên thủy, vậy ông có gì để trình bày thêm hay không ?

C.B.: Theo tôi thấy những gì lý thú và gây nhiều ấn tượng nhất trong Phật giáo Nguyên thủy, chính là sự kết hợp giữa tăng lữ và thế tục : tăng lữ không thể tồn tại nếu không có thế tục, toàn thể xã hội thế tục phục vụ cho tăng lữ, nhất là các phật tử cúng dường hàng ngày cho các nhà sư, đây là một giới hạnh được ghi chép từ những lời giảng huấn của Phật : một nhà sư, hay một tỳ kheo, phải tự mình khất thực. Giới hạnh này không thấy khuyến khích trong các truyền thống khác. Tôi nghĩ đến trường hợp của Kim cương thừa, đến Phật giáo Tây tạng chẳng hạn. Nhất định là có việc cúng dường cho tăng lữ, nhưng không phải dưới hình thức như trên đây. Cách cúng dường trên đây là một tập quán đã ăn sâu vào đời sống thường nhật, quả là những cử chỉ tuyệt đẹp. Thật hết sức xúc động khi nhìn thấy, vào buổi sớm tinh sương, các tín đồ đi chân đất để tỏ sự cung kính, đứng đợi trước ngưỡng cửa, chờ những nhà sư đi ngang để cúng dường thực phẩm.

A.G.: O.GT: Ông có thể cho chúng tôi biết các điểm đặc thù của Đại thừa hay chăng và nếu có thể, cả về Kim cương thừa nữa, Kim cương thừa có vẻ như là sự tiếp nối của Đại thừa ?

O.GT. :Điểm mới mẻ và nổi bật nhất của Đại thừa là sự xuất hiện của các vị Bồ-tát, đó là những sinh linh đã, hoặc có đủ khả năng để đạt được Phật tính, có nghĩa là thể dạng của Phật, nhưng họ lưu lại làm người để hướng dẫn kẻ khác trên đường đưa đến Giác ngộ và chấm dứt khổ đau. Vì thế, so với Phật giáo Nguyên thủy, đây là một hình ảnh mới được xuất hiện thêm. Nói như thế, nhưng người Phật giáo Đại thừa sẽ giải thích ngay cho chúng ta biết là chính Đức Phật đã thuyết giảng về Đại thừa trên đỉnh Linh Thứu, nhưng những lời thuyết giảng ấy được giữ bí mật (5), vì lẽ những người Phật giáo Đại thừa sẽ không chịu nhận là Phật giáo Tiểu thừa có trước. Đây chỉ là những tranh luận giữa các học phái có thể bỏ qua dễ dàng. Dù sao chăng nữa, trên bình diện tổng quát, người ta có thể bảo rằng hầu hết những biểu tượng trung gian là các thần linh, lần lượt được xuất hiện khi bước vào Đại thừa, và nhất là khi bước vào Kim cương thừa. Tuy nhiên, trong Đại thừa vẫn có những đường hướng tu tập hết sức đơn giản : đó là Thiền học. Thiền học xuất phát từ cách tu thiền trong Phật giáo gọi là định (dyana), từ đó phát sinh Thiền tông ở Trung quốc và học phái Zen ở Nhật bản, và cũng chính trong Thiền tông các biểu tượng trung gian trở nên kém quan trọng hơn, bởi vì phần chính yếu là đi tìm thực tính bên trong của mỗi người. Như quý vị thấy, tất cả những thứ này khá phức tạp, nhưng phần cốt yếu như đã nói trên đây, là những gì truyền thụ từ thầy đến đồ đệ, đó là những gì hệ trọng hơn tất cả những biểu tượng bên ngoài.

Chữ viết tắt:

- Cô A. Godefroy, nữ ký giả phụ trách chương trình

- Ông O. Germain-Thomas(1943…), nhà văn, đã xuất bản nhiều sách về Phật giáo, đồng thời cũng là ký giả và phụ trách thiết kế nội dung các chương trình phát thanh của đài Văn Hoá Nước Pháp (France Culture)

- Ông C. Boivieux(1960…), ký giả và nhiếp ảnh gia, từng chu du khắp thế giới, nhất là các nước Á châu, kể cả Việt Nam, đã xuất bản nhiều sách và hình ảnh về các chuyến du hành của ông, tác phẩm mới nhất là « Bénarès-Kyoto» cũng vừa trúng giải Renaudot năm 200

Trích từ sách:

NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2011(Xem: 3576)
Trước đây, chúng ta đã biết thống kê đầu tiên về tình trạng thiểu số hóa Phật giáo ở Việt Nam, đó là thống kê của Ban chỉ đạo Tổng điều tra dân số và nhà ở trung ương, công bố qua sách “Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009”, nhà xuất bản Thống kê xuất bản.
19/11/2011(Xem: 5527)
Trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông Internet đã có những bài viết và phim ảnh ngụy tạo nhằm đánh phá Phật Giáo một cách tinh vi và có hệ thống qua việc xuyên tạc và mạo hóa lịch sử. Sự thật của lịch sử Phật Giáo Việt Nam trong ngày 11/6/1963 đã bị các thế lực thù nghịch Phật Giáo bóp méo, đặc biệt là tuyên truyền chuyện “đốt Hoà thượng Thích Quảng Đức”, như một đoạn phim “Youtube.com”, diễn lại toàn cảnh Hoà Thượng Thích Quảng Đức “bị thiêu”.
10/10/2011(Xem: 14835)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
06/10/2011(Xem: 9452)
Không phải đến ngày 04.01.1964 khi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất được thành lập và công bố bản Hiến Chương GHPGVNTN thì mới có sự hợp nhất. Nguyện vọng thống nhất các tổ chức, hội đoàn Phật giáo toàn quốc đã được hoài bão từ lâu, chí ít là từ phong trào chấn hưng Phật giáo đầu thập niên 1930, và đã được hình thành bằng một tổ chức thống hợp vào năm 1951 với danh xưng Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, qui tụ 51 đại biểu của 6 tập đoàn Bắc, Trung, Nam.
15/09/2011(Xem: 3510)
Trên quả Đại hồng chung chùa Thiên Mụ đúc năm 1710, chúa Nguyễn Phúc Chu (1675 - 1725) đã cho khắc những dòng chữ như sau: “Quốc chúa Đại Việt Nguyễn Phúc Chu, nối dòng Tào Động chánh tông đời thứ 30, pháp danh Hưng Long đúc hồng chung này nặng 3.285 cân an trí ở chùa Thiên Mụ thiền tự để vĩnh viễn cung phụng Tam bảo. Cầu nguyện gió hòa mưa thuận quốc thái dân an, chúng sinh trong pháp giới đều hoàn thành Đại viên chủng trí. Năm Vĩnh Thịnh thứ 6, ngày Phật đản tháng Tư Canh Dần”(1).
10/08/2011(Xem: 6004)
Bài kệ "Hữu cú vô cú" đã có nhiều người dịch, ngoài các bản dịch còn có bản giảng giải của Hòa Thượng Thích Thanh Từ. Tuy nhiên theo thiển ý của tôi hầu hết các bản dịch cũng như lời giảng vẫn còn nhiều chỗ chưa rõ ràng, nhất quán và thỏa đáng. Vì vậy tôi xin dịch và giảng lại bài này trong cách hiểu biết của tôi.
10/08/2011(Xem: 3232)
Mỗi trang sử là một bài thơ hùng tráng, lẫm liệt, đôi khi lại là thất bại khổ đau, có sức mạnh làm rung động lòng người không ít. Nghiên cứu lịch sử là tìm hiểu về những hình ảnh, sự kiện và tư tưởng của từng thời đại; đón tìm một tia sáng bất diệt cho tương lai.
10/08/2011(Xem: 2800)
Nói đến nhà Trần, người Việt Nam thường liên tưởng đến chiến tích oai hùng của nước Đại Việt với ba lần đánh bại quân Mông - Nguyên (1258, 1285, 1288), nối tiếp cha ông làm dày thêm những trang sử chống xâm lược vẻ vang của dân tộc.
10/08/2011(Xem: 3104)
Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.
07/08/2011(Xem: 11541)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567