Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn

10/11/201223:11(Xem: 12362)
Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn
Có bổ sung - xin dùng bản nầy. Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn

Tran Quang Dieu <tranquangdieu@hotmail.com> Mon, Apr 28, 2014 at 6:24 PM
To: "ducchinhletterbox@gmail.com" <ducchinhletterbox@gmail.com>, "tvquangduc@bigpond.com" <tvquangduc@bigpond.com>, "baovechanhphap@googlegroups.com" <baovechanhphap@googlegroups.com>, "quangduc@quangduc.com" <quangduc@quangduc.com>
Chia sẻ về Lịch sử thành lập Giáo hội Lục hòa Tăng và Cổ Sơn Môn

Ngưỡng bái bạch chư tôn đức Tăng & Ni,
 
Kính thưa chư vị thức giả,
 
Kính thưa tiên sinh Lam Trần,
 
Tình cờ Trần Quang Diệu nhận và đọc được nội dung sau đây của tiên sinh Lam Trần, qua địa chỉ của Thượng Tọa Thích Nguyên Tạng chuyển đi trên diễn đàn "baovechanhphap@googlegroups.com": 
 

"Trên đường tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam, tôi đọc một số tài liệu có nói về hai hệ phái Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn và hệ phái Phật giáo Lục Hòa Tăng. Chỉ có thế thôi, tôi không tìm được tài liệu gì nói rõ hơn về nguồn gốc khai sơn, tôn chỉ, giáo pháp và hoạt động của hai hệ phái này. Nhiều năm rồi tôi cố tìm hiểu qua sách vỡ (như các tác phẩm của giáo sư Nguyễn Lang, Lê Mạnh Thát, Huỳnh Minh, …) nhưng cũng chẳng biết gì hơn dù trong long rất khao khát được hiểu về tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.

 

Qua nhiều bài viết đang trên trang web Quảng Đức, tôi nhận thấy có rất nhiều tăng ni cư sĩ trí giả, nên mạo muội xin chư vị niệm tình chỉ giúp.

 

Rất mong nhận được hồi âm.

 

Chúc chư vị tâm thân an lạc.

Lam Trần"
 
Kính thưa tiên sinh Lam Trần,
 
Nếu tiên sinh Lam Trần mà đọc tác giả Huỳnh Minh hay viết chủ đề về "Gia Định Xưa và Nay", "Tây Ninh, Hà Tiên, Vũng Tàu, Châu Đốc... Xưa và Nay" thì khó thỏa mãn, vì tác giả chỉ thoáng qua về một ít các giáo phái Phật giáo sinh hoạt tại mỗi địa phương mà tác phẩm của ông viết về địa phương đó.
 
Còn GS Lê Mạnh Thát thì có lẽ ông chỉ viết bộ Lịch sử Phật giáo Việt Nam đến giai đoạn năm 1945. Cho nên nếu có giáo phái Phật giáo nào thành lập sau thời gian đó thì không thể nào tiên sinh có thể truy cập.
 
Để có thể góp phần chia sẻ phần nào về lịch sử PGVN thời cận đại trong thế kỷ trước, con/tôi xin mạo muội nêu ra vài dữ kiện tài liệu lịch sử. Đồng thời cũng rất mong chư tôn đức Tăng & Ni, những học giả Phật giáo, các vị nhân sĩ trí thức nhã giám và có thể bổ sung, cho ý kiến, điều chỉnh.
 
Trong thế kỷ 20, phải nói đấy là thế kỷ phát sinh ra nhiều "đạo", nhiều giáo hội, giáo phái mà ở đấy ít nhiều đều mang những sắc thái ngay chính mạch lịch sử hoặc ít nhiều đều có mang âm hưởng từ Phật giáo. Thí dụ như Cao Đài, Hòa Hảo, Đạo Dừa, Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam, Lục Hòa Tăng, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Cổ Sơn Môn, GHPGVNTN v.v... mà ở đấy, nổi tiếng, quy tụ nhiều vị cao tăng thạc đức nhất là GHPGVNTN, hậu thân của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, được thành lập năm 1964 sau Pháp nạn nhà Ngô.
 
Tuy nhiên, câu hỏi ở đây của tiên sinh Lam Trần là: "về hai hệ phái Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn và hệ phái Phật giáo Lục Hòa Tăng".
 
Trước hết, về danh từ "Lục Hòa", có lẽ các vị hồi đó đã ý thức trách nhiệm tôn chỉ về 6 tiêu chuẩn này:
 
"Nhất giới hòa đồng tu
 
Nhị kiến hòa đồng giải
 
Tam thân hòa đồng trụ
 
Tứ lợi hòa đồng quân
 
Ngũ khẩu hòa vô tranh
 
Lục ý hòa hòa đồng duyệt". (?)
 
Danh xưng "Hội Lục Hòa" đầu tiên
 
Cùng danh xưng "Lục Hòa", nhưng khác với "Giáo Hội Lục Hòa Tăng", Sa môn Thích Thiện Hoa trong sách "50 Năm Chấn Hưng Phật Giáo" đã viết về "Hội Lục Hòa":
 

"A – Hội Lục Hòa Và Tạp Chí Pháp Âm:

 Đến năm 1920, tại miền Nam, quí Sư Cụ họp nhau lập “Hội Lục Hòa” (Không phải giáo hội Lục Hòa Tăng bây giờ), mục đích để đoàn kết và vận động Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo.

Đến tháng Giêng, năm Kỷ Tỵ, Tổ Khánh Hòa đích thân đi vận động hầu hết các Chùa lớn ở miền Nam, và Tổ còn cử một phái đoàn do Sư Thiện Chiếu hướng dẫn, ra Trung và Bắc để vận động Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo, được một số hưởng ứng. Tổ là người đầu tiên và có công lớn nhất trong “Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo” ở miền Nam nói riêng và Việt Nam nói chung. Mặc dù thân gầy nhiều bệnh, nhưng Tổ không lúc nào xao lãng Phật sự.

Tổ còn cho ra tạp chí Pháp Âm để cổ động cho Phong trào Chấn Hưng Phật-giáo. Phục lực với Thầy, Sư Thiện Chiếu cho xuất bản tờ Phật Hóa Tân Thanh Niên, để cổ động trong giới Thanh niên Tăng, Ni và Phật tử. Đây là hai tờ báo Phật-giáo đầu tiên bằng chữ Việt, mở đầu cho các tờ báo Phật học tạp chí bằng chữ Việt sau này. Ngoài hai tờ báo nói trên, sư Thiện Chiếu còn xuất bản một số Phật học tùng thư, được đa số trí thức hoan nghênh. 

 

– THIÊN THAI THIỀN GIÁO TÔNG VÀ TẠP CHÍ BÁT NHÃ ÂM:

Năm 1931 Ngài Hòa Thượng Huệ Đăng chùa Thiên Thai, thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông, Thiện Hữu Hội và cho xuất bản tạp chí Bác Nhã Âm là một cơ quan ngôn luận có nhiệm vụ truyền bá giáo lý trong toàn quốc một cách sâu rộng." http://phatviet.com/html/pgvn/50nam/50n044a.htm

 

(Trần Quang Diệu xin điều chỉnh cho đúng về đoạn kế trên mà có lẽ trang "http://phatviet.com" đã ghi sai chút đỉnh. Ghi đúng là thế này: Năm 1931 Ngài Hòa Thượng, Thượng Huệ Hạ Đăng chùa Thiên Thai thành lập "Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội" chứ không phải "Thiện Hữu Hội"! Tạp Chí Bát Nhã Âm của TTTGTLHH ra đời năm 1935). 

Giáo Hội Lục Hòa Tăng (Đến năm 1969, viết cho đủ là "Giáo hội Cổ truyền Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử Việt Nam")
 
 
Những vị sáng lập? Chúng ta hãy đọc phần Tiểu sử sau đây:
 

"Hòa thưng Thích Minh Ðức, thế danh Lê Minh Chánh, sinh ngày mùng 1 tháng 6 năm Nhâm Dần (1902) tại xã Phú Ðức, huyện Châu Thành, tỉnh Ðịnh Tường (nay là Tiền Giang). Ngài sinh trong gia đình thấm nhuần Nho giáo, hiểu thông y lý, và coù lòng kính tin Phật giáo. Năm 12 tuổi, Ngài theo cụ thân sinh là Lê Minh, pháp hiệu Như Lan, tự Hoằng Quang, học đạo nơi chùa Long Ðịnh, Trà Ðãnh, huyện Tri Tôn, tỉnh Long Xuyên. 

 

Năm Mậu Thìn (1928) khi thân phụ qua đời, Ngài tiếp tục nghề y dược của cha để tế độ quần sanh. Năm này, Ngài vừa 29 tuổi, đã ý thức được những gì là chân thực, huyễn tạm mà kinh Phật đã phân định. Do đó, Ngài chuyển thỉnh mẫu thân vào chùa Long Ðịnh (nơi người anh Ngài là Yết Ma Pháp Khánh đang trụ trì tại đó) để an dưỡng và tu học. Năm Quý Dậu (1933) khi mẹ qua đời, Ngài đã thực sự bước vào đường tu học bằng hình thức một người xuất gia.

 

Năm Giáp Tuất (1934), 32 tuổi, Ngài xin phép sư huynh lên đường tầm sư học đạo. Trước những biến động thời cuộc, Ngài tìm đến chùa Thiên Thai (núi Dinh - Bà Rịa) thọ giáo với Tổ Huệ Ðăng. Nơi Tổ đứng ra thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông Liên Hữu Hội năm 1935 coù tạp chí Bát Nhã Âm làm cơ quan ngôn luận ... đang náo nức hoạt động và danh tiếng lan xa.

 

Sau khi được Tổ Huệ Ðăng nhận làm đệ tử mới, và đặt cho đạo hiệu Thiện Mẫn, Ngài ở lại đây tu học. Cuối năm ấy Ngài được Tổ cho thọ tam đàn Cụ Túc giới tại giới đàn chùa Phước Hậu (thị xã Long Xuyên). Giới đàn này do chính Tổ Huệ Ðăng chứng minh, Ngài Yết Ma Pháp Cự làm Ðường đầu Hòa thượng.

 

Năm Bính Tý (1936), Ngài tham dự khóa hạ tại Tổ đình Long Hòa (Bà Rịa). Lúc mãn hạ có đàn thí giới, Tổ Huệ Ðăng chứng minh, Yết Ma Minh Tâm làm Ðường đầu Hòa thượng, Ngài được cử làm Ðệ nhất tôn chứng".

 

(...)

 

"Năm Ất Mùi (1955), Ngài về thăm lại quê xưa tại núi Nan Di, xã An Hão, huyện Tri Tôn, tỉnh Long Xuyên, nơi mà thuở ấu thơ Ngài đã xuất gia. Do chiến tranh tàn phá, chùa Long Ðịnh không còn, Ngài được cư dân chung quanh hỗ trợ chặt phá cỏ cây để sau đó xây lại ngôi Tổ đình Long Ðịnh đầy kỷ niệm này. Khi hoàn thành, Ngài cho tiếp độ Tăng chúng về tu học, xây Tháp cho Tôn sư và lập Bảo đồng cho cố mẫu.

 

Cũng trong thời gian này, do ảnh hưởng tình hình chung, Ngài được mời tham gia thành lập Giáo Hội Lục Hòa Tăng cùng với các Hòa thượng Thiện Tòng, Thành Ðạo, Pháp Nhạc..." - 

 

(...) 

 

"Năm Kỷ Dậu (1969), hai Giáo Hội Lục Hòa Tăng và Lục Hòa Phật Tử hợp thành Giáo Hội Phật Giáo Cổ Truyền, để huy động lực lượng đảm nhiệm vai trò mới. Ngài được cử làm Phó Chủ tịch Hội đồng Chỉ đạo Trung ương kiêm Viện trưởng Viện Hoằng Ðạo." http://www.tangthuphathoc.net/nvpg/tscvcaotang-706.htm ! ("Giáo hội Cổ truyền Lục hòa Tăng và Lục hòa Phật tử Việt Nam" nầy, không rõ rằng trước đó nữa có một giáo hội nào đã mang tên "Lục Hòa Phật Tử" hay không, để rồi sáp nhập với "Lục Hòa Tăng" ? - tqd).

 
Xin được phép mở ra cái ngoặc hơi dài một chút ở đây:
 
Như đã nói, trên đường tầm sư học đạo, Ngài Minh Đức đã tham kiến và thụ giáo với Tổ Huệ Đăng, thuộc Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán, đời 41, húy Thanh Kế.
 
Vậy, xin hiểu qua đôi điều về Tiểu sử của Ngài Húy Thanh Kế, Thượng Huệ Hạ Đăng:

Toát yếu:

(...)

"Năm 1901, Ngài được Bổn sư gởi đi tham học với Tổ Trí Hải ở chùa Thiên Thai Sơn Thạch Tự ở Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Ngài ở đây ba năm tinh tấn tu học, tỏ ra là người trí tuệ uyên bác, thông suốt các kinh, luật, luận. Rồi Ngài quay về chùa Long Hòa. Thấy đạo phong và trí huệ Ngài xứng đáng là người gìn giữ mối đạo tương lai, Tổ Hải Hội truyền trao Cụ Túc giới và ban pháp danh là Thanh Kế, đạo hiệu là Huệ Đăng." (Theo Thiền phái Lâm Tế Liễu Quán - "Tánh, Hải, Thanh, Trừng, Tâm, Nguyên, Quảng, Nhuận... tqd). 

 

(...)

 

"Hòa thượng Khánh Hòa thành lập hội Lưỡng Xuyên Phật Học năm 1934, Hòa thượng Trí Thiền thành lập Hội Phật Học Kiêm Tế năm 1937. Cùng chiều hướng này năm 1935, Ngài thành lập hội Thiên Thai Thiền Giáo Tông, đặt trụ sở tại chùa Long Hòa ở Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời Ngài cho xuất bản tờ Bát Nhã Âm để vận động phong trào chấn hưng Phật Giáo và hoằng dương chính pháp. Trường gia giáo cũng được khai giảng tại chùa Long Hòa, quy tụ hàng Phật tử xuất gia và tại gia về tu học ngày càng đông." http://giacngo.vn/mobile/default.aspx?CategoryID=230&GroupID=2330&ContentID=56D219

Theo tiểu sử, khí phách của chí sĩ Lê Quang Hòa (Ngài Huệ Đăng) lúc chưa đi tu, với gia phong là nghĩa quân tham gia phong trào Cần Vương (do vua Hàm Nghi xuất bôn xuống chiếu) kháng chiến chống Pháp, dưới sự lãnh đạo của người anh hùng Mai Xuân Thưởng. Và cũng dây dưa vì sứ mệnh kháng chiến chống Pháp này mà có số đệ tử của Ngài như nhà sư Thích Minh Nguyệt, Thích Thiện Hào... sau khi làm Chủ tịch Hội Phật giáo Cứu quốc Nam bộ rồi dính luôn từ Việt Minh vào MTGPMNVN, và bị bể ngay năm 1960. Nhà sư Thiện Hào thì tránh kịp thời vô bưng rồi được người ta đưa ra Bắc. Còn nhà sư Minh Nguyệt thì bị bắt và đày đi Côn Đảo từ năm 1960 đến sau Hiệp Định Paris 27.1.1973, qua năm 1974 mới được "4 bên" (Hoa Kỳ, Bắc Việt, VNCH và MTGPMNVN?) xúm trao đổi tù binh tại Lộc Ninh. 

 

Lịch sử có thể thấy được dễ dàng về trường hợp nhà sư Thích Minh Nguyệt này dính từ thời kháng chiến chống Pháp sang tới MTGPMNVN y hệt theo kiểu gia đình của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh là bà Nguyễn Thị Bình. Nguyễn An Ninh (cha của bà Bình) thì bị Pháp đày đi Côn đảo rồi chết tại đó. PG thì nhà sư Trí Thiền cũng bị Pháp đày và Ngài cũng gởi thân ở Côn Sơn.- http://vi.wikipedia.org/wiki/S%C6%B0_Tr%C3%AD_Thi%E1%BB%81n  cùng năm 1943 với Nguyễn An Ninh - .http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_An_Ninh .

 

Sách "Việt Nam Sử Lược", tập 3, chương 31 của tác giả Nguyễn Lang (xin xem phụ lục B) có viết đoạn này: 

"Những tổ chức Phật giáo cứu quốc được tiếp tục duy trì. Trụ sở của các tổ chức này có nơi đặt tại vùng kháng chiến, có nơi đặt tại vùng hồi cư. Tỉnh nào cũng duy trì một Ủy ban Phật Giáo Cứu Quốc. Không những chỉ có các tăng sĩ trẻ đứng ra đảm nhiệm công cuộc này mà những vị tôn túc nhiều khi cũng đã chịu đứng ra làm chủ tịch các ủy ban để các tăng sĩ trẻ tuổi dựa vào mà làm việc. Thiền sư Huệ Quang, một trong những cây cột chống của hội Lưỡng Xuyên Phật học, đã đứng ra làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh, đồng thời cũng là ủy viên xã hội của Ủy Ban Hành Chính tỉnh bộ Trà Vinh. Hồi ấy ông đã gần 60 tuổi. Thiền sư Pháp Dõng đứng ra làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Gia Định. Thiền sư Pháp Tràng là chủ tích Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Mỹ Tho. Thiền sư Pháp Long là chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Vĩnh Long. Chùa Ô Môi ở xã Mỹ Quý trong chiến khu Đồng Tháp Mười là trụ sở của hội Phật Giáo Cứu Quốc Nam Bộ(106).

Tham dự vào ban chấp hành có các thiền sư Minh Nguyệt, Huệ Phương, Viên Minh và Không Không. Tờ Tinh Tấn, nguyệt san của tổ chức có khi được phổ biến về tận Sài Gòn. Tại Liên Khu V, nơi cư sĩ Lê Đình Thám làm chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Miền Nam Trung Bộ, tăng sĩ và cư sĩ hoạt động mạnh mẽ trong Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc ở trung ương cũng như tại các tỉnh hệ thuộc. Các tăng sĩ trẻ như Tâm Hoàn, Kế Châu, Huyền Quang v.v… được sự cộng tác đắc lực của một số đoàn viên đoàn Phật Học Đức Dục cũ như Nguyễn Hữu Quán, đã gây được những sắc thái đặc biệt cho hoạt động của tổ chức Phật giáo trong liên khu."

Trong nội dung trên, các vị như Minh Nguyệt, Pháp Dõng, Pháp Tràng, Pháp Long (sư phụ Hòa thượng Bửu Huệ GĐ PHV Cao đẳng Huệ Nghiêm) là những đệ tử của Ngài Huệ Đăng. 

Cũng như không biết bao nhiêu gia đình Việt Nam trên khắp mọi miền đất nước, phần nhiều đều có những thân nhân ruột rà cầm súng nhả đạn vào nhau trong những khi màn đêm buông xuống, số đệ tử và đàn cháu của Ngài Huệ Đăng cũng không tránh được tình huống như vậy. Đồng thời, hàng đệ tử và cháu của Ngài Huệ Đăng cũng đều có mặt cả trong hai GHPGVNTN Ấn Quang lẫn Việt Nam Quốc Tự. Thí dụ:

- Hòa Thượng Thích Pháp Lan (rất thân với Ngài Quảng Đức mà nhà sư Thích Thông Bửu là người đệ tử thường xuyên chở đi đi lại lại để hai v thăm nhau) Chánh đại diện GHPGVNTN Tỉnh Gia Định, kiêm Chủ tịch "Ủy ban Phật giáo Vận động Phóng thích tù nhân" mà GS Vũ Văn Mẫu là Tổng thư ký.

 

- Hòa Thượng Thích Pháp Nguyên (có khi gọi là Phước Nguyên), Trụ trì "Sắc Tứ Châu Long Tự" là Chánh Đại Diện GHPGVNTN (Ấn Quang) Tỉnh Châu Đốc. Mà cũng là cháu kêu Ngài Huệ Đăng bằng Cậu. Hòa thượng Thích Phước Nguyên này, vào những năm đầu thp niên 1970 tuy là Chánh Đại Diện GHPGVNTN (Ấn Quang) nhưng lại cũng rất thân với các vị Tuyên úy thuộc Tiểu khu Châu Đốc như Thích Tịnh Viên, Thích Nhu Thuần. 

 

- Hòa Thượng Thích Bửu Huệ - Giám đốc Phật Học Viện Cao Đẳng Huệ Nghiêm là đệ tử của Ngài Hòa Thượng Thích Pháp Long, cho nên đứng về vai vế, Hòa thượng Bửu Huệ kêu Ngài Huệ Đăng bằng sư ông.

- Hòa Thượng Thích Pháp Chơn, trụ trì Chùa Hưng Thạnh (Phú Nhuận) có một đệ tử là thầy Thích Thiện Hưng - Đại úy Tuyên úy Phật giáo, và bị tại nạn xe chết năm 1973 gần Phi trường Tân Sơn Nhất. Nếu Ngài Đại úy Tuyên úy Thích Nhật Thạnh ở Mỹ hiện nay còn sống thì chắc chắn sẽ biết rõ hơn ai hết!

 

- Hòa Thượng Thích Thiện Hào lúc ra Bắc, nhưng ở tại miền Nam, ông có một đệ tử cũng Đại úy Tuyên úy Phật giáo, đó là thầy Thích Tâm Đạt. Sau năm 1975 cũng đi "học tập cải tạo" thấy mồ tổ chứ sư phụ không can thiệp gì được.

 

-....

 

Ngoài những hệ lụy đến chiến tranh phân hóa lâu dài bên này bên nọ trong thế kỷ hai mươi của thời chiến tranh Đông Dương lần thứ 2, Ngài Huệ Đăng có một vị đệ tử cầu pháp mà vị ấy có một hành trạng rất uy nghiêm và nổi tiếng vào đầu thế kỷ hai mươi trên Tạp chí Bát Nhã Âm, ấn bản năm 1935. Đó là Thiển sư Thích Minh Tịnh, nhà sư chu du tham vấn Phật tích ở Ấn Độ, Népal, Tây Tạng vào năm 1935 http://pgvn.vn/tu-vien/201303/Tieu-su-Thien-su-Minh-Tinh-12820/

 

 

Giáo Hội Cổ Sơn Môn

 

(...)

 

"Hòa thượng pháp hiệu là Trí Hưng, pháp tự Đạo Long, thế danh là Nguyễn Tăng. Sinh ngày mồng 8 tháng 7 năm Mậu Thân (1908) tại làng Thạch Trụ, xã Đức Mỹ, quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm quan triều đình và kính tin Phật pháp. Thân phụ Ngài là quan Đại thần Cần Chánh Đại học sĩ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Định. Song thân của Ngài bình sinh rất ngưỡng mộ đức độ vị Đệ tứ Tổ sư Tổ đình Thiên Ấn - Quảng Ngãi, thường hay đến hỏi pháp, nghe giảng, do đó Tổ Giác Tánh đã phú chúc cho hai người sau này có người con xuất gia học đạo. Với một gia đình tin hiểu Phật pháp thì lời phú chúc đó mang đến rất nhiều niềm hoan hỷ. Vì vậy sau khi sinh, thân mẫu đã bồng Ngài đến xin quy y với Tổ Hoằng Phúc (Đệ Ngũ Tổ Sư Tổ đình Thiên Ấn - Quảng Ngãi) được Tổ đặt cho Ngài pháp danh Chơn Miên."

 

(...)

 

"Tháng 3/1955 Chư sơn Quảng Ngãi cung thỉnh Ngài trở lại tỉnh nhà và trùng tu Tổ đình Thiên Ấn. Ngài chứng minh thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi để hợp pháp hóa việc hoằng đạo và tiến hành đại hội thành lập Phật Giáo Cổ Sơn Môn sau này. Dần dà Ngài tạo nhiều cơ sở như Tổ đình Bác Ái ở Kontum, kêu gọi những người có cảm tình với Sơn môn ủng hộ. Khi duyên hạnh tròn đầy, kể từ ngày có Đại hội Lục Hòa Tăng Sài Gòn ngày 01-10-1957, từ sự ủy nhiệm đặc trách Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung phần, được tư thế hợp pháp và sự chấp thuận của tỉnh đường Quảng Ngãi, Ngài triệu tập đại hội tại chùa Sắc Tứ Từ Lâm ngày 29-4-1958 để thay đổi danh hiệu hội và bầu Ban quản trị Tỉnh Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn, và Ngài được cử chức Tăng trưởng Tỉnh hội. Sau đó hàng trăm chi hội, tỉnh hội ở miền Trung được thành lập và thu nạp rất nhiều tín đồ." (xin xem phần phụ lục A).

 

 

Trên nguyên tắc danh xưng mà chúng ta nghe biết đến, Trần Quang Diệu chỉ nêu lên những dữ kiện như thế về Giáo Hội Cổ Sơn Môn. 

 

Tuy nhiên với đoạn này trong "Sáu Tháng Pháp Nạn" năm 1963 của Minh Không Vũ Văn Mẫu (xin xem phụ lục C) thì không biết là thành phần "Cồ Sơn Môn" nào: 

 

"Trong chương 4, tác giả đề cập những diễn biến từ lúc bản Thông cáo chung được công bố cho đến vụ tấn công các chùa đêm 20/8/63 và các hậu quả sau đó. Tác giả cho biết trong Tiết 1, dưới sự điều động của vợ chồng Ngô đình Nhu, nhà cầm quyền đã tổ chức một Tổng hội Phật giáo Cổ sơn môn để chống lại phong trào đấu tranh của Phật tử, dùng đoàn thể Thương phế binh giả và Thanh niên Cọng hòa để yêu cầu duyệt lại bản Thông cáo chung cũng như kế hoạch tiêu diệt Phật giáo đến tận gốc của Ngô đình Nhu (Kế hoạch Nước Lũ, Kế hoạch đảo chánh giả). Trong Tiết 2, tác giả ghi lại hai giai đoạn sôi nổi nhất vào dịp kỷ niệm một tháng ngày Ký Thông cáo chung và Lễ Chung thất (49 ngày) của HT Thích Quảng Đức. Trong tiết 3, tác giả nhắc lại các biến cố tại Huế sau cuộc tự thiêu của TT Thích Tiêu Diêu, việc các Giáo sư Đại học Huế từ chức để phản đối LM Cao văn Luận bị cách chức Viện trưởng."

 

Chúng ta chỉ biết thế này:

 

Trong sách “Công cuộc tranh đấu của Phật Giáo Việt Nam, từ Phật đản đến Cách mạng”, tác giả Quốc Tuệ, phát hành năm 1964. Khánh Anh Paris tái bản 1987, với bìa sách là “Phật giáo Việt Nam 1963”, trang 406, 407 viết:

“Để tiếp tục chính sách che mắt quần chúng và vu khống Ủy ban Liên phái, chính quyền một mặt phổ biến những tin tức bịa đặt với mục đích hạ uy tín của Ủy ban Liên phái “không phải Phật giáo chân chính” và thuần túy; mặt khác xúc tiến việc thành lập “một Ủy ban chân chính và thuần túy hơn” theo ý muốn của gia đình ông Diệm (để rồi co đầu thúc thủ trước việc nhà Ngô đàn áp? – tqd), lấy danh hiệu là “Ủy ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo Thuần túy” để lấp vào chỗ trống và đánh lừa quần chúng.

Đầu tiên, chính quyền dự định mua chuộc Thượng tọa Thích Quảng Liên nhưng Thượng tọa đã kiên quyết vạch trần âm mưu lợi dụng quỉ quyệt của họ. Rồi, lần lượt họ bị thất bại trước những tấm lòng quả cảm của chư Thượng tọa hiện đang sống trong tù đày.

Cuồi cùng, Chính quyền kiếm ra một người, người nầy trước đây cũng là một tu sĩ khổ hạnh, nhưng không rõ đã đến ngày đạo pháp suy vi hay là con người nầy chán mùi đạo lý nên quay chạy theo dục vọng trần tục? Con người nầy tên là Nhật Minh tức Đại giác.

Chỉ một sớm một chiều, Nhật Minh đã trở thành người đắc lực của chính quyền Ngô Đình Diệm, khiến biết bao Phật giáo đồ, biết bao Tăng, Ni hiện đang sống ngoài vòng kiểm soát của bạo quyền phải lâm vào vòng tù tội cũng vì người nầy.

Nhật Minh đã lợi dụng uy tín của Thượng tọa Thích Thiện Hòa, lập ra “Ủy ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo Thuần túy” để làm vừa lòng và đúng với kế hoạch của gia đình ông Diệm.

Tuy đã thành lập xong Ủy ban Liên hiệp nhưng hành vi của chính quyền và ủy ban nầy chỉ là trò hề đối với quần chúng.” 

 

Qua các dữ kiện nêu trên, nếu “Thư viện Gia đình Phật tử” gì đây http://thuviengdpt.info/kho-tai-lieu-tong-hop/tai-lieu-phat-giao/phat-giao-viet-nam-tai-lieu-tham-khao/tranh-dau- mà viết như thế này là vô tránh nhiệm đối với lịch sử:

““Tổng Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn” hay “Hội Phật Giáo Lục Hòa Tăng”; “Hội Phật Học Lục Hòa Tăng Saigon”… là tên gọi một “Giáo Phái” được hình thành trong những ngày tháng 6, tháng 7 năm 1963 dưới sự “đạo diễn”, cổ súy và “tài trợ” hào phóng của nhà cầm quyền lúc bấy giờ nhằm mục đích đối đầu, bôi nhọ, vu cáo Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và đáp trả cuộc vận động cho 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ toàn quốc.”

 

Sao lại có thể nói được là những giáo phái đó “hình thành trong những ngày tháng 6, tháng 7 năm 1963 dưới sự “đạo diễn” cổ súy và tài trợ hào phóng của nhà cầm quyền…”?

 

Nói theo kiểu đó chả khác gì “Bạch Thư” của Hòa Thượng Thích Tâm Châu phủ trùm lung tung chuyện chỉ tổ gây nghi ngờ và phân hóa nội bộ những người con Phật với nhau chứ không lợi ích gì hết.

 

Chuyện một “đĩa máu” với “con dao” gì đó?

 

Tại sao nhà Ngô có thể gù rú được ông sư “Nhật Minh, tức Đại giác” (giáo phái nào?) gì đó để lập ra cái gọi là “Ủy ban Liên hiệp Bảo vệ Phật giáo Thuần túy” . Nhà Ngô cho Mật vụ cạo đầu làm sư. Năm 1966 “Nguyễn Cao Kỳ lôi kéo được thầy Thích Tâm Châu cho nên thầy Tâm Châu mới cho người đến chiếm Việt Nam Quốc Tự” v.v... (theo Tướng Trần Văn Đôn) mà “một đĩa máu” lại không thể do chính những bàn tay lông lá chính trị thời cuộc thò vào để gây bao nỗi nghi ngờ và đổ vỡ cho nhau?

 

Chuyện chắc chắn là nhà Ngô đang hồi đàn áp Phật giáo, và bị chống đối quyết liệt, chế độ đã lôi kéo được một hai người hư đốn nào đó làm tay sai rồi tung lên bằng “hội”, “giáo hội”, “tổng hội”, rồi cũng “Ủy ban…” này nọ nhằm che mắt đồng bào ở tỉnh và quốc tế chứ thực chất không thể có “Tổng hội Cổ Sơn Môn” hay “hội”, “Giáo hội Lục Hòa Tăng” nào lại “hình thành trong những ngày tháng 6, tháng 7 năm 1963” do nhà Ngô cả - mà là năm 1955.

 

Tôi cũng rất lấy làm lạ về hai văn bản:

 

1) Hồi đó, với một điện tín gởi cho Phật giáo Tích Lan mà nếu không qua âm binh nhà Ngô thì đâu dễ trót lọt?

 

Và nếu căn cứ vào thư phúc đáp của vị sư Tổng Thư Ký Trung Tâm Điểm Phật Giáo Thế Giới Tại Tích Lan W. P. DALUWATTE sao lại không nêu đích danh một vị sư nào đứng tên trên điện tín khi từ Việt Nam gởi sang Tích Lan mà chỉ ghi là “Hội Phật Giáo Lục Hòa Tăng Sài Gòn”? Một văn bản, một điện tín của một tổ chức mà không có người chịu trách nhiệm đứng ký tên thì văn bản đó có giá trị gì không? Hay đám Mật vụ nhà Ngô ba chớp để rồi sinh ra chuyện ba trợn?

 

Điện tín khi Phật giáo Quốc tế ở Tích Lan nhận được từ Việt Nam có phải người ký tên là một trong 3 vị đại diện “Phái đoàn Phật giáo Cổ Sơn Môn” gì đó được ghi trong “Bản Thông Cáo Chung” hay không?

 

2) Mặc dù nội dung của “Bản Thông Cáo Chung” là đoàn kết, là tốt. Thế nhưng căn cứ vào lời mào đầu do người đăng tải (?) rằng““Tổng Hội Phật Giáo Cổ Sơn Môn” hay “Hội Phật Giáo Lục Hòa Tăng”; “Hội Phật Học Lục Hòa Tăng Saigon”… là tên gọi một “Giáo Phái” được hình thành trong những ngày tháng 6, tháng 7 năm 1963 dưới sự “đạo diễn”, cổ súy và “tài trợ” hào phóng của nhà cầm quyền lúc bấy giờ nhằm mục đích đối đầu, bôi nhọ, vu cáo Ủy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo và đáp trả cuộc vận động cho 5 nguyện vọng của Phật Giáo Đồ toàn quốc.” thì nó lại vốn sai từ thời điểm thành lập, “tay sai” cho nhà Ngô, để rồi cuối cùng làm như “nịnh” sau khi nhà Ngô sụp đổ, và GHPGVNTN thành lập?

 

Trong khi, đối với nhà sư Thích Minh Đức đệ tử của Ngài Huệ Đăng thì huynh đệ với các sư như Minh Nguyệt, Pháp Long, Pháp Tràng, Thiện Hào, Pháp Dõng (như tác giả Nguyễn Lang đã đề cập) thì hoạt động từ thời kháng chiến với Phong trào “Hội Phật giáo Cứu quốc”, rồi dính luôn theo MTGPMNVN, đối nghịch hoàn toàn với nhà Ngô, mà như sư Minh Nguyệt chỉ vừa bị bể năm 1960 và bị nhà Ngô đày đi Côn đảo như đã nói thì khó có thể nói do nhà Ngô “thành lập và đạo diễn”. Có nghĩa, các vị sư nói trên can lụy vào MTGPMNVN để rồi sau năm 1975 bị người ta cho ra rìa như con của nhà Cách Mạng Nguyễn An Ninh - bà Nguyễn Thị Bình, như Trần Văn Trà, Nguyễn Hộ… chứ không thể nào là thủ hạ của nhà Ngô “bôi nhọ” Ủy ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo. 

Kinh nghiệm cho thấy, sau những lúc Tăng già và Phật giáo đồ đã đổ xương máu ra để bảo vệ lý tưởng. Đến khi thành lập nên GHPGVNTN không bao lâu, thì cũng lại bị người ta thò tay gây phân hóa. Như vậy, ngày nay, nếu kết án, đổ lỗi, chúng ta nên hết sức cẩn trọng. Nếu không, chả khác nào những âm binh ngoại đạo tà giáo đã hùng hổ tố cáo nhà sư Thích Trí Quang là “tội đồ dân tộc”, biến những người quớt lớt, không truy tầm, và không suy nghĩ chin chắn để hóa ra thành kẻ vong ân đối với các thế hệ tiền bối, mà thực chất tâm của họ đã từng đặt tròn vào quan điểm chỉ vì quê hương đất nước, vì quốc gia dân tộc 

và đạo pháp. 

 

Khể thủ

Trần Quang Diệu

 



Phụ lục:
A) Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam 
Phật Lịch 2539 – 1995 
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP I 
Thích Đồng Bổn Chủ biên 
Th� nh Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn h� nh 
HÒA THƯỢNG 
THÍCH TRÍ HƯNG 
(1908 - 1986)

Hòa thượng pháp hiệu là Trí Hưng, pháp tự Đạo Long, thế danh là Nguyễn Tăng. Sinh ngày mồng 8 tháng 7 năm Mậu Thân (1908) tại làng Thạch Trụ, xã Đức Mỹ, quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình nhiều đời làm quan triều đình và kính tin Phật pháp. Thân phụ Ngài là quan Đại thần Cần Chánh Đại học sĩ, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Định. Song thân của Ngài bình sinh rất ngưỡng mộ đức độ vị Đệ tứ Tổ sư Tổ đình Thiên Ấn - Quảng Ngãi, thường hay đến hỏi pháp, nghe giảng, do đó Tổ Giác Tánh đã phú chúc cho hai người sau này có người con xuất gia học đạo. Với một gia đình tin hiểu Phật pháp thì lời phú chúc đó mang đến rất nhiều niềm hoan hỷ. Vì vậy sau khi sinh, thân mẫu đã bồng Ngài đến xin quy y với Tổ Hoằng Phúc (Đệ Ngũ Tổ Sư Tổ đình Thiên Ấn - Quảng Ngãi) được Tổ đặt cho Ngài pháp danh Chơn Miên.

Lúc trẻ Ngài được theo học trường Quốc học Khải Định và trường nhà Dòng Pellerin ở Huế đến hết bậc Trung học. Trong thời gian này, Ngài vẫn thường xuyên theo cha mẹ đến chùa lễ Phật và nghe pháp. Tuy nhiên, do sinh trưởng trong gia đình quý tộc và chịu nhiều ảnh hưởng bởi nghi thức triều đình, nên năm Đinh Mão (1927) Ngài buộc phải lập gia đình khi vừa 19 tuổi.

Năm Canh Ngọ (1930) lúc 22 tuổi, Ngài nhất quyết cắt ái ly gia, chọn đồi núi Đá Đen thuộc thôn Cổ Lủy, tỉnh Quảng Ngãi, lập một thảo am lấy hiệu là Thạch Liêm, để làm nơi tu dưỡng và nghiên cứu giáo lý. Trong vòng hai năm tự tu học tại đây, Ngài được sự hỗ trợ, chỉ giáo thường xuyên của Hòa thượng Diệu Nguyên.

Năm Quý Dậu (1933) Ngài thọ Sa Di giới với Hòa thượng Hoằng Thạc, trụ trì chùa Sắc Tứ Thạch Sơn, được Hòa thượng phú pháp tự là Đạo Long. Từ đấy Ngài ở chùa này hành đạo cho đến năm Giáp Tuất (1934) thì thọ Tam đàn Cụ túc giới, cũng tại giới đàn chùa Thạch Sơn. Năm Ất Hợi (1935), Bổn sư Hoằng Thạc xét thấy đức hạnh và tài năng của Ngài khả dĩ làm nhiều lợi ích cho Phật pháp ngày mai nên phú pháp hiệu Trí Hưng và truyền y bát. Liền sau đó, Ngài được Hòa thượng cùng toàn thể sơn môn cử đảm đương chức vụ Giám viện chùa Sắc Tứ Thạch Sơn. Trong thời gian điều hành, Ngài đã cho sửa sang lại trượng thất và giảng đường, nhờ vậy ngôi Tổ đình Sắc Tứ Thạch Sơn càng thêm trang nghiêm, tráng lệ.

Năm Mậu Dần (1938), Chư tôn Hòa thượng hiệp cùng chư sơn thuộc sáu phủ huyện trong tỉnh cung thỉnh Ngài giữ chức Kiểm Tăng tỉnh Quảng Ngãi.

Năm Kỷ Mẹo (1939), Ngài được chính thức cử giữ chức trụ trì chùa Sắc Tứ Thạch Sơn thay Hòa thượng Hoằng Thạc đã già yếu. Chính vì nhiệm vụ này nên Ngài không thể tiếp tục đảm nhận chức Kiểm Tăng và định thoái thác, nhưng Chư sơn tỉnh Quảng Ngãi và Tăng Cang Diệu Quang nhận thấy Ngài có đức độ và khả năng, ân cần mời Ngài đảm đương Kiểm Tăng Sơn môn lần thứ hai. Lần này Ngài đã lập bản Tăng ước, chỉnh đốn hàng ngũ Tăng Ni và tiến hành làm lý lịch Tăng tịch. Bên cạnh đó, Ngài còn đề xuất với chính phủ xin xác nhận các danh lam cổ tự trong tỉnh. Hơn 500 Tăng Ni cùng hàng vạn tín đồ của hơn 100 ngôi chùa trong tỉnh đã hỗ trợ Ngài một cách triệt để. Ngài cũng đã từng làm Chứng minh, Chủ hương, Hóa chủ rất nhiều trường hạ từ Trung vào Nam. Ngoài ra, Ngài còn tìm mọi cách hỗ trợ, giúp đỡ Chư sơn trong tỉnh trùng tu, kiến tạo hoặc chứng minh nhiều ngôi chùa, Tổ đình. Tổ Phước Huệ (chùa Thập Tháp Bình Định) cảm mến công đức ấy, đã tặng Ngài bức hoành với 4 chữ “Giác Hoàng Tứ Nhơn”.

Năm Mậu Dần (1938), Hội An Nam Phật Học tỉnh Quảng Ngãi được thành lập do Bác Sĩ Lê Đình Thám và Bác Sĩ Hoàng Mộng Lương chủ xúy ở Huế và Quảng Ngãi, Ngài cùng Đại lão Hòa thượng Hoằng Thạc và Tăng Cang Diệu Quang được cung thỉnh làm Chứng minh Đạo sư kiêm cố vấn đạo hạnh cho Tỉnh hội. Ngài đã kêu gọi khắp nơi ủng hộ cho hội trong bước mở đầu nhưng quan trọng trong lịch sử Phật Giáo nước nhà. Năm này, Ngài hợp cùng Tăng Cang Diệu Quang trùng tu chánh điện Tổ đình Thiên Ấn. Cũng năm này, chùa Phước Sơn huyện Bồng Sơn, tỉnh Bình Định khai đại giới đàn thỉnh Ngài làm Đệ thất Tôn chứng.

Năm Kỷ Mão (1939), chùa Từ Lâm do Ngài kiến tạo được triều đình sắc tứ biểu ngạch và Ngài được sắc chỉ chuẩn phong Tăng Cang.

Năm Giáp Thân (1944), Ngài chứng minh Giới đàn tại chùa Thiên Phước, quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, do Ngài Yết ma Khánh Hạ tổ chức. Những năm kế tiếp, Ngài đảm nhận chức Kế Tổ Thiên Ấn. Chùa Thiên Đức ở Gò Bồi (Bình Định) khai Đại giới đàn, cung thỉnh Ngài chứng đàn. Rồi chùa Thiên Ấn bị bão lụt tàn phá, Ngài đứng ra đảm trách trùng tu lại.

Năm Đinh Hợi (1947), khi vừa đặt chân đến Huế để an dưỡng, ngày 12-4 Ngài được Sơn môn tỉnh Thừa Thiên mời giữ chức Tổng Thư Ký Hội đồng Trị sự Sơn môn, tiếp theo đó là chức Tòng Lâm Thuyền Chủ của tổ chức Chư Sơn Thuyền Lữ, trụ sở đóng tại chùa Ngự Chế Diệu Đế. Đến ngày 2-7, Ngài lại được cung thỉnh trụ trì Tổ đình Huệ Lâm. Từ đó, Ngài vẫn nguyên chức Tòng Lâm Thuyền Chủ kiêm Hội trưởng Sơn môn Tăng Già Trung Việt.

Năm Nhâm Thìn (1952),đáp lời mời của Phật giáo miền Bắc, ngày 5-3 Ngài ra thăm Hà Nội. Ngài đã đến viếng Tổ Vĩnh Tường tại chùa Thần Quang Ngũ Xã, Tổ Thuyền gia Pháp chủ Mật Ứng tại chùa Hòa Giai, Sư cụ chùa Bà Đá và chiêm bái các danh lam thắng tích của miền Bắc.

Tháng 3/1955 Chư sơn Quảng Ngãi cung thỉnh Ngài trở lại tỉnh nhà và trùng tu Tổ đình Thiên Ấn. Ngài chứng minh thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi để hợp pháp hóa việc hoằng đạo và tiến hành đại hội thành lập Phật Giáo Cổ Sơn Môn sau này. Dần dà Ngài tạo nhiều cơ sở như Tổ đình Bác Ái ở Kontum, kêu gọi những người có cảm tình với Sơn môn ủng hộ. Khi duyên hạnh tròn đầy, kể từ ngày có Đại hội Lục Hòa Tăng Sài Gòn ngày 01-10-1957, từ sự ủy nhiệm đặc trách Trung Nguyên và Cao Nguyên Trung phần, được tư thế hợp pháp và sự chấp thuận của tỉnh đường Quảng Ngãi, Ngài triệu tập đại hội tại chùa Sắc Tứ Từ Lâm ngày 29-4-1958 để thay đổi danh hiệu hội và bầu Ban quản trị Tỉnh Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn, và Ngài được cử chức Tăng trưởng Tỉnh hội. Sau đó hàng trăm chi hội, tỉnh hội ở miền Trung được thành lập và thu nạp rất nhiều tín đồ.

Ngày 11-4-1960 (Canh Tý), Ngài tổ chức khánh thành trùng tu chùa Sắc Tứ Từ Lâm rất trọng thể. Năm Tân Sửu (1961), Ngài khai trường hạ tại đây do Ngài làm chứng minh và hóa chủ. Đến ngày 6-7-1961, Ngài lại khai giới đàn 3 ngày đêm cũng tại chùa Sắc Tứ Từ Lâm. Tại giới đàn này Ngài được tấn phong Hòa Thượng (53 tuổi, 27 hạ lạp). Do đó, đây là lần đầu tiên Ngài thí giới theo nguyện vọng của Tăng tín đồ khắp nơi. Giới đàn này được nhiều vị danh Tăng toàn quốc tham dự chứng minh cũng như giảng dạy.

Ngày 6-6 năm Nhâm Dần (1962), toàn thể Chư sơn tỉnh Quảng Ngãi cùng môn đệ của Ngài khởi công xây cất ngôi bửu tháp bên cạnh chùa Sắc Tứ Từ Ân lấy tên là Linh Sơn Bửu Tháp để lưu niệm và tỏ lòng tôn kính công đức vô biên của Ngài. Sau đó Ngài vào Sài Gòn để cùng Chư tôn đức khác vận động thành lập Trung ương Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn Việt Nam. Đại hội thành lập được tiến hành ngày 12-6-1963 tại Tổ đình Giác Lâm, Phú Thọ Hòa-Gia Định. Trong Đại hội này, Ngài được cử giữ chức Phó Tăng Thống Quản Tăng Trung ương GHPGCSMVN, Hòa thượng Huệ Tâm là Tăng Thống, Hòa thượng Huệ Minh là Tăng thống Hành chính. Thời gian tiếp theo, Ngài cùng các cấp lãnh đạo Giáo Hội đi xuống các tỉnh miền Tây phát triển cơ sở hạ tầng. Sau đó Ngài trở về Quảng Ngãi, rồi vào Tổ đình Linh Sơn Trường Thọ Tự, núi Tà Cú tỉnh Bình Tuy chứng minh công việc xây cất tượng đức Bổn Sư nhập diệt (dài 59 thước). Ngày 8 tháng 2 năm Giáp Thìn (1964) nhân Đại Hội Chu Niên, Văn phòng Trung Ương Giáo Hội Cổ Sơn Môn chia ra làm hai Viện: Viện Đạo Thống và Viện Hành Đạo, Ngài được cử làm Phó Đạo Thống (thuộc Viện Đạo Thống).

Ngày 13 tháng 2 năm Ất Tỵ (1965), Ngài được mời trụ trì chùa Thiền Lâm số 570/2 đường Lục Tỉnh, Phú Lâm, Chợ Lớn.

Ngày 26 tháng 9 năm 1966, Đại hội đại biểu Phật giáo toàn quốc quyết nghị sát nhập 2 Viện Tăng Thống và Hành Đạo thành một viện duy nhất là Viện Tăng Thống. Ngài được cử giữ chức Phó Tăng Thống kiêm hành chánh và điều hành Giáo Hội. Từ chức vụ này, Ngài tiếp kiến nhiều vị danh Tăng nước ngoài như Đại Đức Narada Maha Théra (Tích lan), Thượng Tọa Yoshioka (Phật giáo Tăng Già Nhật Bản), Ngài Hội trưởng Phật Giáo Nam Hàn...

Ngày 15 tháng 2 năm Bính Thìn (1976), Ngài khai mở trường Hương tại chùa Thiền Lâm, quy tụ hơn 100 giới tử từ các tỉnh hội.

Tuổi già sức yếu sau hơn 50 năm hành đạo, hoằng pháp lợi sanh rộng khắp Trung, Nam, ngày 14 tháng 9 năm Bính Dần nhằm 17-10-1986 Ngài đã viên tịch tại chùa Thiền Lâm, thọ thế 79 năm, được 57 tuổi hạ . http://cusi.free.fr/lsp/danhtvn/danhtang1-giaidoan6-82.htm




B) VIỆT NAM PHẬT GIÁO SỬ LUẬN

Nguyễn Lang

---o0o---

 

TẬP III

  

CHƯƠNG XXXI

XÂY DỰNG LẠI CÁC CƠ SỞ HÀNH ĐẠO 

KHUYNH HƯỚNG THÂN KHÁNG CHIẾN CỦA CÁC TỔ CHỨC PHẬT GIÁO

Mặt trận kháng chiến Sài Gòn rồi Hà Nội và Huế tan vỡ; tang tóc gieo trên quê hương càng lúc càng nhiều. Một số tăng sĩ và cư sĩ làm việc trong kháng chiến rút theo về các căn cứ chiến khu. Những tăng sĩ và cư sĩ khác tại các địa phương tản cư cũng cùng với đồng bào từ từ hồi cư tìm về nơi trú cũ.

Nhiều nơi nhà cửa tan hoang và chùa chiền đổ nát. Quân đội viễn chinh Pháp lập đồn lũy khắp nơi. Đó là vào khỏang cuối 1947. Chùa chiền được quét dọn, mở cửa. Những lễ cầu siêu và cầu an được tổ chức. Tâm hồn nặng trĩu đau thương và tang tóc, Phật tử đổ xô về chùa để tìm nguồn an ủi. Đau thương càng nhiều thì đức tin tôn giáo càng mạnh. Biến chuyển càng nhiều thì giáo lý vô thường càng được nhìn nhận rõ ràng. Phật giáo thời gian ấy là Phật giáo của niềm an ủi vỗ về, là giọt nước cam lộ từ bi trên nhành dương liễu.

Tuy đã bắt đầu tổ chức guồng máy kiểm soát trong các thành phố nhưng thực dân và những người tay sai vẫn không có cách gì ngăn cản được sự liên hệ giữa quần chúng hồi cư và những căn cứ kháng chiến. Bề ngoài ai nấy đều có vẻ sống yên lặng, nhưng ý thức về cuộc kháng chiến thì rất tỏ rõ. Tại các chùa, nơi phòng khách, người ta thường đọc một bản yết thị nhỏ dán trên tường: “Đây là thiền môn, không nên luận bàn về chính trị”. Những yết thị đó, ai cũng biết là chỉ để dành cho những người do thám cho guồng máy thực dân. Những tăng ni trẻ tuổi ở các chùa vẫn có liên lạc với các đồng liêu của họ trong vùng kháng chiến và nhiều vị vẫn lén về khu kháng chiến một cách đều đặn. Chính trong thời gian này mà nhiều tăng ni bị bắt giam hoặc bị sát hại. Ít có chùa nào ở những vùng núi non và thôn quê mà không có liên lạc để giúp đỡ công cuộc kháng chiến.

Những tổ chức Phật giáo cứu quốc được tiếp tục duy trì. Trụ sở của các tổ chức này có nơi đặt tại vùng kháng chiến, có nơi đặt tại vùng hồi cư. Tỉnh nào cũng duy trì một Ủy ban Phật Giáo Cứu Quốc. Không những chỉ có các tăng sĩ trẻ đứng ra đảm nhiệm công cuộc này mà những vị tôn túc nhiều khi cũng đã chịu đứng ra làm chủ tịch các ủy ban để các tăng sĩ trẻ tuổi dựa vào mà làm việc. Thiền sư Huệ Quang, một trong những cây cột chống của hội Lưỡng Xuyên Phật học, đã đứng ra làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Trà Vinh, đồng thời cũng là ủy viên xã hội của Ủy Ban Hành Chính tỉnh bộ Trà Vinh. Hồi ấy ông đã gần 60 tuổi. Thiền sư Pháp Dõng đứng ra làm chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Gia Định. Thiền sư Pháp Tràng là chủ tích Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Mỹ Tho. Thiền sư Pháp Long là chủ tịch Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc tỉnh Vĩnh Long. Chùa Ô Môi ở xã Mỹ Quý trong chiến khu Đồng Tháp Mười là trụ sở của hội Phật Giáo Cứu Quốc Nam Bộ(106).

Tham dự vào ban chấp hành có các thiền sư Minh Nguyệt, Huệ Phương, Viên Minh và Không Không. Tờ Tinh Tấn, nguyệt san của tổ chức có khi được phổ biến về tận Sài Gòn. Tại Liên Khu V, nơi cư sĩ Lê Đình Thám làm chủ tịch Ủy Ban Hành Chánh Miền Nam Trung Bộ, tăng sĩ và cư sĩ hoạt động mạnh mẽ trong Ủy Ban Phật Giáo Cứu Quốc ở trung ương cũng như tại các tỉnh hệ thuộc. Các tăng sĩ trẻ như Tâm Hoàn, Kế Châu, Huyền Quang v.v… được sự cộng tác đắc lực của một số đoàn viên đoàn Phật Học Đức Dục cũ như Nguyễn Hữu Quán, đã gây được những sắc thái đặc biệt cho hoạt động của tổ chức Phật giáo trong liên khu.

Tại khu cực miền Bắc Trung Phần gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, sự có mặt của thiền sư Mật Thể đại biểu Quốc Hội và của những vị khác như Giác Phong, Trí Độ v.v… dã tạo được ít nhiều sinh lực.

Tại các chiến khu miền Bắc, tăng sĩ và cư sĩ tham dự đắc lực vào việc xây dựng vùng giải phóng, sản xuất kinh tế, chăm nom giáo dục và nuôi nấng thiếu nhi. Cư sĩ Thiều Chửu và hơn năm mươi em cô nhi của chùa Quán Sứ đã định cư luôn trên vùng giải phóng. Thiền sư Thế Long, trụ trì chùa Cổ Lễ ở Nam Định là người tiêu biểu nhất cho giới tăng sĩ tham dự cách mạng. Ông đã hoạt động hết lòng tại các vùng kháng chiến và đã kêu gọi thanh niên tăng tạm thời ngừng việc tu học để góp phần vào cách mạng. Gần ba mươi thanh niên tăng kể cả các vị sư trú tại chùa Cổ Lễ đã nghe theo lời gọi của ông đi vào vùng kháng chiến.

Phần lớn, tăng sĩ ở các khu vực giải phóng đều làm việc lao động khai phá đất đai, trồng mía, trỉa bắp, liên lạc, tiếp tế hoặc những công tác xã hội và giáo dục khác.

Tại các vùng hồi cư, điều kiện đã có đủ cho sự tạo dựng lại cơ sở. Khắp nơi tăng sĩ và cư sĩ tìm về với nhau để tổ chức lại sự tu học. Một số Phật học đường được mở cửa và các tổ chức tăng già và cư sĩ được tái lập. Công việc Phật sự tiến hành rất mau chóng bởi vì quần chúng Phật tử đi chùa và tham dự Phật sự rất đông đảo.

Tại Trung Phần, thiền sư Trí Thủ vận động mở cửa lại Phật học đường Báo Quốc vào năm 1947. Hội Việt Nam Phật Học, hậu thân của hội An Nam Phật Học cũng được thành lập vào tháng Sáu năm 1948 đặt trụ sở tại số 1B đường Nguyễn Hoàng, Huế. Cư sĩ Chơn An Lê Văn Định đứng làm hội trưởng. Hội bắt đầu liên lạc và tái lập các tỉnh hội và chi hội ở miền Trung.

Các huynh trưởng Gia Đình Phật Hóa Phổ cũng quy tụ thanh thiếu niên Phật tử lại và đoàn ngũ hóa tổ chức. Chỉ trong vòng một năm thôi, hội Việt Nam Phật Học đã thiết lập được cơ sở hành đạo vững vàng tại miền Trung.

Tổ chức “Sơn Môn Tăng Già” cũng được thành lập tại chùa Thừa Thiên và dần dần tại các tỉnh. Thiền sư Tịnh Khiết được suy tôn làm Tùng Lâm Pháp Chủ của Sơn Môn Tăng Già Trung Việt. Vào năm 1947, trụ sở của Sơn Môn Tăng Già Trung Việt đặt tại chùa Linh Quang Huế.

Về phương diện báo chí, một tạp chí Phật học được xuất bản, lấy tên là Giác Ngộ, do một số thanh niên tăng sĩ và cư sĩ chủ trương, trong đó có Võ Đình Cường, Cao Khả Chính, Trương Tú, Trịnh Tiên, Phạm Đăng Trí và Trúc Diệp v.v… Sau đó, tờViên Âm được tục bản với sự chăm sóc của thiền sư Trí Quang, làm cơ quan ngôn luận chính thức của hội Việt Nam Phật Học.

Tại Bắc Phần, một số tăng sĩ triệu tập đại hội chư tăng tại chùa Quán Sứ vào ngày 20.8.1949 để thành lập hội Tăng Ni Chính Lý Bắc Việt và bầu thiền sư Tố Liên làm hội trưởng. Một Phật học đường cho tăng sinh do thiền sư Tuệ Tạng đứng làm đốc giáo được khai giảng tại chùa Quán Sứ vào tháng Chính 1949 và một Phật học đường cho ni sinh cũng được khai giảng tại chùa Vân Hồ cũng vào tháng Chín 1949. Đến ngày 9.9.1950, đại hội “Tăng Ni Chỉnh lý” họp tại chùa Quán Sứ và danh xưng được đổi lại là “ Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt”. Tháng Tư năm 1951, thiền sư Mật Ứng được suy tôn làm Thiền gia pháp chủ. Bán nguyệt sanPhương Tiện được xuất bản, do thiền sư Tố Liên đảm nhiệm với sự cộng tác của các thiền sư Trí Hải, Vĩnh Trường, Quảng Hằng và Ngọc Bảo.

Đồng thời hội Việt Nam Phật Giáo cũng được thành lập tại chùa Quán Sứ, với cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm hội trưởng. Một hội khác tên là hội Phật Tử Việt Nam được thành lập tại chùa Chân Tiên.

Tại Nam Phần, các thiền sư Trí Tịnh và Quảng Minh thành lập Phật học đường Liên Hải tại Chợ Lớn vào năm 1946. tiếp đến, thiền sư Huyền Dung mở Phật học đường Mai Sơn. Phật học đường này sau được dời về chùa Sùng Đức Chợ lớn. Năm 1949, thiền sư Trí Hữu thành lập Phật học đường Ứng Quang, cũng ở Chợ Lớn. Tại Trà Vinh, thiền sư Thiện Hoa cũng mở cửa lại Phật học đường Trà Vinh, thiền sư Thiện Hoa cũng mở cửa lại Phật học đường Trà Vinh từ 1946 và thu nhận học tăng mới.

Năm 1950, các thiền sư Trí Hữu, Thiện Hòa, Nhật Liên, Huyền Dung, Trí Tịnh và Quảng minh họp tại chùa Ứng Quang và quyết định thống nhất các Phật học đường Liên Hải, Mai Sơn và Ứng Quang lại. Kết quả là Phật học đường Nam Việt được thành lập tại chùa Ứng Quang. Thuận theo ý thiền sư Nhật Liên, chư tăng đồng ý đổi danh xưng Ứng Quang thành Ấn Quang,

Năm 1953, Phật học đường Phật Quang cũng gia nhập Phật học đường Nam Việt và thiền sư Thiện Hoa được mời về chùa Ấn Quang để cộng tác.

Trong những vị cư sĩ ủng hộ việc thành lập Phật học đường Nam Việt, có vị tên là Mai Thọ Truyền, pháp danh là Chánh Trí. Thấy các miền Trung và miền Bắc đã có cơ sở tu học vững chãi cho người cư sĩ, ông Mai Thọ Truyền vận động với các thân hữu để thành lập hội Phật Học Nam Việt. Hội này ra đời ngày 25.2.1951 tại Sài Gòn, đặt trụ sở tại chùa Khánh Hưng ở Hòa Hưng, và sau đó ít lâu dời về chùa Phước Hòa ở Bàn Cờ. Hội trưởng niên khóa đầu tiên là cư sĩ Nguyễn Văn Khỏe, một cư sĩ từng hoạt động đắc lực cho hội Lưỡng Xuyên Phật Học. Sau nhiều năm hoạt động, hội Phật Học Nam Việt dựng chùa Xá Lợi để làm trụ sở.

Ngày 5.6.1951 một cuộc đại hội của chư tăng tại chùa Hưng Long đã đi đến sự thành lập Giáo Hội Tăng Già Nam Việt, trụ sở đặt tại chùa Ấn Quang. Thiền sư Đạt Từ làm trị sự trưởng của Giáo Hội và thiền sư Nhất Liên đảm nhận trách vụ tổng thư ký. Thiền sư Đạt Thanh (chùa Giác Ngộ) được suy tôn làm pháp chủ lâm thời. Đại hội ngày 8.3.1953 của Giáo Hội Tăng Già Nam Việt bầu thiền sư Thiện Hòa làm trị sự trưởng và suy tôn thiền sư Huệ Quang làm pháp chủ.

Như vậy là Bắc Trung Nam đã có đủ các tập đoàn tăng sĩ và cư sĩ. Ba tập đoàn tăng sĩ và ba tập đoàn cư sĩ này năm 1951 đã họp hội đồng tại Huế và thành lập một tổ chức Phật giáo thống nhất lấy tên là Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam.

Đứng về phương diện hình thức, các tổ chức Phật giáo nói trên đều tuyên bố là không mang màu sắc chính trị, nghĩa là tránh không đả động tới vấn đề thời cuộc. Điều này có tính cách dễ hiểu, bởi vì những tổ chức này được thiết lập và hoạt động trong những vùng “quốc gia”, những vùng được cai trị và bảo vệ bởi một “chính quyền quốc gia” với sự kiểm soát của quân đội thực dân Pháp. Tuyên bố công khai rằng họ chống thực dân và chính quyền bù nhìn do thực dân đặt ra, đó là việc những tổ chức Phật giáo ấy không thể làm được, bởi vì nếu làm như thế thì bị đóng cửa và đàn áp ngay từ buổi đầu. Điều họ có thể làm được, do đó, là tuyên bố tính cách phi chính trị của họ và như vậy có thể từ chối những áp lực của thực dân và các chính quyền tay sai biến mình thành những yếu tố chống kháng chiến. Tuy nhiên, thực hiện được điều này cũng là một công trình vất vả. Áp lực của chính quyền thường xuyên đè nặng trên họ, và khi chống lại áp lực này, họ trở thành những tổ chức không được chính quyền tin cậy. Trái lại, họ còn bị nghi ngờ, nhất là khi một số tu sĩ và cư sĩ trong các tổ chức Phật giáo bị bắt vì lý do hoạt động bí mật cho kháng chiến. Lợi dụng những tổ chức này vào mục tiêu chính trị không được, chính quyền bèn xoay sang nâng đỡ những thành phần tăng sĩ và cư sĩ “thân hữu” để giúp họ thành lập những tổ chức Phật giáo có tính cách thân chính. Do đó, những tổ chức như Phật Giáo Thuyền Lữ (ở Trung) và Phật Giáo Cổ Sơn Môn (ở Nam) ra đời. Tuy vậy, những tổ chức này không hữu hiệu và không lớn mạnh được(107)

Đứng về phương diện nội dung, các tổ chức Phật giáo nói trên, ít nhất là trong giai đoạn 1948-1950, đều có khuynh hướng thân kháng chiến. Khuynh hướng này được trông rõ rệt trong giới trẻ tuổi của các tập đoàn Phật giáo, tăng sĩ cũng như cư sĩ. Từ 1949, tổ chức Gia Đình Phật Hóa Phổ đã được thành lập và phát triển mạnh ở miền Bắc rồi và đạo Phật ở Việt Nam hòi đó không còn là đạo của riêng những người lớn tuổi nữa. Chùa chiền ở thành thị (và ở cả thôn quê nữa) đều thấp thoáng bóng người trẻ tuổi và vang vang tiếng hát của họ. Nhiều phần tử tăng sĩ và cư sĩ trẻ tuổi bí mật tham dự kháng chiến và bí mật liên lạc với bạn bè của họ trong vùng kháng chiến. Họ đồng nhất “chính nghĩa độc lập” với đạo Phật và họ gọi con đường tranh đấu cho độc lập quốc gia của những người kháng chiến là “chính đạo”. Hãy nghe một thanh niên Phật tử ở Hà Nội cầu nguyện trong đêm giao thừa Canh dần, đem 16 thángHai năm 1950:

“Đêm giao thừa Canh dần! Giờ phút thiêng liên này đã đánh dấu một năm khói lửa mịt mù trên giang sơn nước Việt, một năm chiến tranh tàn khốc từ Bắc chí Nam, từ Đông sang Tây, trên bán đảo chữ S, một năm đầy dẫy những giết chóc, đấnp, thiêu hủy, gây nên biết bao nỗi đau thương tang tóc!… nhưng cũng là là một năm mà dân tộc Việt Nam đã trưởng thành, một năm mà dân tộc Việt Nam đã hy sinh xương máu để dành Độc Lập, Tự Do cho Tổ Quốc. Biết bao nhiêu chiên sĩ và nạn nhân chiến tranh đã bỏ mình nơi chiến địa! Biết bao cơ nghiệp bị phá hủy! Sự hy sinh của cả một dân tộc thật là vô bờ bến.

“Trong giờ phút thiêng liêng của lễ giao thừa, tất cả hàng Phật tử lên khóa lễ tụng kinh niệm Phật để tâm hồn được yên tĩnh mà tưởng niệm đến những người thân yêu, giờ này đang còn tranh đấu, còn đang chịu cực khổ lầm than ở khắp nơi từ thành thị thôn quê đến tận bên giời góc bể, để tưởng niệm đến những bà con họ hàng thân thích đã bao thu biệt vô âm tín, hiện nay còn sống hay đã ngã quỵ trước mũi tên hòn đạn nơi sa trường!

“Ngoài trời tối đen như mực, gió bấc vi vút từng cơn, hật mưa xuân lạnh buốt càng gợi cho ta nhớ đến các bà con, anh em, chú bác, cô dì, con cháu thân yêu của chúng ta giờ đây ở những nơi xa xăm mù mịt,đang lo lắng làm tròn phận sự của một đệ tử Phật chân chính đang nổ lực hoạt động cho hòa bình chóng trở lại với giang sơn đất nước…

“Chiến tranh tàn sát sẽ chấm dứt!

“Chính nghĩa, chính đạo phải được tôn trọng!

“Xa xa tiếng chuông chùa vọng trong không trung như nhắn nhủ các hàng đệ tử Phật hãy kiểm điểm mình, kiểm điểm công việc mình làm trong năm vừa qua và hãy nương ánh hào quang chư Phật soi sáng cho con đường “chính đạo” để sang năm mới, cá bạn mạnh dạn tiến bước, tăng trưởng đạo tâm và cương quyết giữ vững tinh thần”(108).

Trong một tạp chí xuất bản ở thành thị mà viết được như thế, tưởng cũng là rõ rệt và can đảm. Chúng ta hãy để ý đến danh từhòa bình dùng trong bài. Danh từ này còn có nghĩa là “độc lập”.

Cũng như trong một ý niệm về “hòa bình” tương tự, một Phật tử ở Sài Gòn viết vào tháng Tám năm 1950 đề nghị một chương trình tám điểm, hai điểm đầu như sau:

“Điều thứ nhất: gấp gấp ngừng chiến tranh. Nên tôn kính chủ quyền của dân tộc. Phải giải phóng các dân tộc thuộc địa, lập thành quốc gia mà chủng tộc của họ tự chủ lấy. Không được tham dự vào việc chính trị tự chủ của các quốc gia…”

“Điều thứ hai: Quân đội viễn chinh phải trở về bổn quốc, không được đình trú trên địa phận một quốc gia nào. Các giới tư nhân trung lập như thương gia, kỹ nghệ gia v.v… phải có điều kiện thỏa thuận mưói có thể lưu trú được(109).

Tính cách “phi chính trị” có vẻ hình thức của các tập đoàn Phật giáo hồi đó, thực ra, chỉ là một hình thức tự vệ. Giới Phật tử tuổi trẻ, bằng hành động và phát biểu của họ, đã nói được khuynh hướng thân kháng chiến của các tổ chức trên.

 

ĐẠO PHẬT XOA DỊU ĐAU THƯƠNG

 

Nhưng không phải tất cả mọi người trong các tổ chức Phật giáo đều có hoạt động và tư tưởng thân kháng chiến. Rất đông những người tới chùa hồi đó là những người đã từng chịu đựng tai ách chiến tranh: thân nhân của họ từng bị sát hại hoặc tù đày hoặc mất tích, cơ nghiệp của họ từng bị tan tành vì bom đạn. Họ đến chùa để tìm sự an tĩnh cho tâm hồn, để được an ủi, để được chở che.

Nữ sĩ Tâm Tấn viết năm 1949 tại chùa Báo Quốc trong dịp lễ Vu Lan: 

A Di Đà Phật, mõ rền chuông nổi

Tôi đắm chìm trong thế giới trầm hương

Bỗng nghe vang lời cầu nguyện bi thương

Chợt tỉnh, lặng ngắm nhìn tín đồ nam nữ:

Đây là vợ khóc chồng đày xa xứ

Đây là chồng khóc vợ tử biệt ly

Cha có con khổ bệnh đến quy y

Cảnh oàn oại trong vòng vô lượng khổ

Trí vang ngân lời kinh siêu độ

Từng nhịp lòng nhân ái gửi theo chuông

Trong phút giây, tôi sống giữa hai đường

Phật bất diệt và trần gian tiêu diệt…”(110) 

Có những người đến chùa để vừa tìm nguồn an ủi, vừa để cầu nguyện cho người thân đã mất hoặc đang chiến đấu gian khổ ở xa xôi. Những có những người đã quá đau khổ vì chiến tranh chỉ muốn đến chùa để được an ủi, và không muốn nghe chuyện chiến tranh và chính trị ở chốn thiền môn dù tình cảm của họ vẫn thiên về bên kháng chiến. Cũng có người nhất quyết bảo vệ tính cáh “phi chính trị” của tổ chức Phật giáo: họ chống chuyện làm chính trị trong tổ chức Phật giáo dù trong thâm tâm, họ không có ác cảm gì với kháng chiến.

Trong số những người này, ta nhận diện được một số người có mặt trong guồng máy quản trị của các hội Phật giáo: họ chống lại bất cứ hành động nào có thể gây nguy hại đến tổ chức họ về phương diện pháp lý, và cố nhiên là họ không đi đôi với giới thiên tả. Những người này thường thường là những cư sĩ có đôi chút địa vị trong xã hội. Họ có được thể xem là “cánh hữu” của các tổ chức Phật giáo. Những thành phần này có thể là những Phật tử thành thực và có đức tin nơi đạo Phật; tuy nhiên điều ấy đã không ngắn cấm được họ sử dụng địa vị của họ trong đoàn thể Phật giáo để củng cố địa vị của họ trong xã hội. Tính chất bảo thủ của họ đã làm trì trệ bước tiến của Phật giáo không phải là ít.

 

PHẬT TỬ ĐI TÌM MỘT CON ĐƯỜNG MỚI 

Trong khoảng thời gian từ 1945 đến 1950, giới Phật tử yêu nước không tìm thấy con đường nào có thể phục vụ được cho nền độc lập quốc gia ngoài con đường tham dự vào cuộc kháng chiến bạo động. Nhưng trong quá trình tham dự này, họ dần dần nhận thức được những điều sau đây:

1- Các đảng phái đối lập buổi đầu trong phong trào về sau thanh toán nhau không nương tay.

2- Phật tử bị bắt buộc phải chọn lựa giữa những đảng phái này và bị lôi cuốn vào guồng máy.

3- Trong các khu giải phóng, Phật tử không có điều kiện tổ chức sinh hoạt tôn giáo của mình.

4- Tuy mệnh lệnh chính thức của chính quyền cách mạng là tôn trọng tự do tín ngưỡng, nhưng khuynh hướng hạn chế về Phật giáo đó đây vẫn còn bộc lộ.

5- Ám sát, đặt mìn, cầm súng không thích hợp với tinh thần bất bạo động của Phật tử.

Những nhận đình này bắt đầu chín muồi vào khoảng cuối năm 1950. khi các tổ chức Phật giáo Bắc, Nam, Trung đã trở thành những lực lượng xã hội đáng kể và đã bắt đầu gây ảnh hưởng trực tiếp với thời cuộc. Ý niệm đi tìm một con đường tranh đấu thích hợp với tinh thần Phật giáo được hình thành trong mọi tổ chức Phật giáo thời đó, và đã thúc đẩy sáu tập đoàn Phật giáo đi tứoi sự triệu tập đại hội vào năm 1951 để thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Bản Tuyên Ngôn của Tổng Hội công bố ngày Phật Đản năm 1951 tại Huế đã nói lên được ý nguyện này:

Hỡi toàn thể Phật tử Việt Nam! Chúng ta hãy san phẳng những hình thức sai biệt, cùng chung sức chung lòng để làm tròn sứ mạng kiến tạo hòa bình, gây mầm an lạc, và nêu cao ngọn đuốc trí tuệ của đức Thế Tôn(111).

Con đường mới tuy đã tìm thấy, nhưng chưa phải là một con đường thênh thang. Những Phật tử còn chiến đấu trong hàng ngũ kháng chiến vẫn kiên trì trên con đường gian khổ của họ. Tại các vùng “quốc gia” kiểm soát, Phật tử nỗ lực củng cố và phát triển tổ chức mình. Ý niệm “đạo pháp gắn liền dân tộc” được hình thành và hoài vọng của một cuộc tranh đấu bất bạo động cho hòa bình và cho chủ quyền dân tộc được khơi mở. Sự thống nhất của Phật giáo Việt Nam năm 1951 đã làm phát sinh một niềm tin mới.

Những chương sau đây sẽ nói về những hoạt động chấn hưng và phát triển của các tập đoàn Phật giáo từ 1948 trở đi.


 

(106) Gọi là chùa Ô Môi vì trước chùa có một hàng cây ô môi dài. Hiện chưa tìm được tên chữ của chùa

(107) Tổ chức Phật giáo Thuyền Lữ được thiền sư Trí Hưng đứng ra chủ xướng. Thiền sư Trí Hưng tên là Nguyễn Tăng người quận Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Là tăng cương chùa Từ Lâm, ông cũng kiêm nhiệm trách vụ kiểm tăng ở ba quận miền Nam tỉnh Quảng Ngãi là Tư Nghĩa, Mộ Đức và Đức Phổ. Ông là con thứ mười ba của một nhân sĩ thân Pháp tên là Nguyễn Thân vì vậy thường được gọi là “cậu mười ba”. Ông thường dựa thế quan tuần vũ Quảng Ngãi là Võ Chuẩn để gây thanh thế trong tỉnh. Sau Cách Mạng 1945 ông phải bỏ ra Huế, cùng với một số tăng sĩ chùa Hải Đức và chùa Phổ Thiên, ông đã lập hội Phật giáo thuyền lữ và cho ra tập san Thuyền Lữ. Tổ chức này sống không quá 4 năm. Ông bỏ vào Sài Gòn và cùng với thiền sư Trung Nghĩa lập tổ chức Phật giáo Cổ Sơn Môn đặt trụ sở tại chùa Giác Lâm ở Phú Thọ, sau đó lại dời về chùa Phụng Sơn.

(108) Trúc Đông, viết trong bán nguyệt san Bồ Đề, Hà Nội, số 11, ra ngày 17.2.1950.

(109) Cư sĩ Lục Hòa, viết trong bán nguyệt san Bồ Đề số 24, ra ngày 28.8.1950

(110) Tâm Tấn: Hương Đạo Hạnh, Liên Hoa Huế, 1856.

(111) Bản Tuyên Ngôn thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam .

 

---o0o---

[ Mục Lục tập III]

[Chương XXVI ] [Chương XXVII ] [Chương XXVIII ]

[Chương XXIX ] [Chương XXX ] [Chương XXXI]

 [Chương XXXII ] [Chương XXXIII ] [Chương XXXIV ]

[Chương XXXV ] [Chương XXXVI ] [Chương XXXVII ]

 [Chương XXXVIII ] [Chương XXXIX ] [Chương XXXX ]

---o0o---

[ Mục Lục ][ Tập I ] [ Tập II ] [ Tập III ]

---o0o---

C) SÁU THÁNG PHÁP NẠN 1963

 

của Minh Không Vũ Văn Mẫu

 

 

 

Minh Nguyện

 

 

 

blank

 

 

Đây là hồi ký của Cố Giáo sư Vũ văn Mẫu (1914-1998) về những diễn biến tại miền Nam Việt Nam từ vụ triệt hạ cờ Phật giáo tại Huế (8/5/1963) đến ngày đảo chánh 1/11/1963 lật đổ chế độ Ngô đình Diệm. Ông sinh năm 1914 tại Hà Đông, Bắc Việt Nam, tốt nghiệp Thạc sĩ Luật khoa Đại học Paris, Pháp. Về nước ông làm giáo sư tại Đại học Luật khoa Sàigòn và giữ chức vụ Bộ trưởng Ngoại giao VNCH từ năm 1955 đến 1963. Sau đó ông là Đại sứ tại Anh, Bỉ và Hòa Lan từ 1964 dến 1972, trước khi đắc cử vào Thượng nghị viện Sàigòn, liên danh Hoa Sen. Hồi ký được in Ronéo trong nước vào năm 1984, Giao Điểm in lại năm 2003 tại Hoa kỳ,- PO BOX 2188, Garden Grove, CA 92842,- sách dày 505 trang.

Giáo sư Vũ văn Mẫu đã gây tiếng vang lớn trong và ngoài nước khi cạo trọc đầu và đệ đơn từ chức Bộ trưởng ngoại giao để phản đối hành động tấn công các chùa đêm 20/8/63 và xin đi hành hương Phật tích tại Ấn độ.

 

blank

GS Vũ Văn Mẫu (1914-1998)

link: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_V%C4%83n_M%E1%BA%ABu

 

Trong lời nói đầu , tác giả viết: “Mặc dù báo chí ngoại quốc và quốc nội đã đề cập sâu rộng đến những vấn đề xoanh quanh 6 tháng Pháp nạn, nhưng có thể nói rằng một tấm màn bí mật vẫn còn bao phủ nhiều biến cố quan trọng và bao nhiêu thắc mắc cùng hoài nghi vẫn còn đè trĩu trên dòng lịch sử…Dân tộc ta đã trãi qua một cơn ác mộng hãi hùng. Chúng ta bị dồn đến bước hiểm nghèo mà may thay đã tránh được không sa vào vực thẳm của sự chia rẽ tôn giáo. Sau phút hiểm họa, toàn dân vẫn đoàn kết, triệu người như một, không phân biệt tôn giáo và tín ngưỡng. Đó là một điều vinh hạnh cao qúy cho nền văn minh dân tộc đã tiếp nối truyền thống tự ngàn xưa tôn trọng quyền căn bản của con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng. Ghi chép lại các biến cố trong Pháp nạn năm 1963, tác giả không ngoài ý nghĩ nêu lên một vết xe đổ, để bước đường nguy hiểm không còn ai dẫm phải trong tương lai”.

Trong chương 1, tác giả đề cập đến chính sách thiên vị Thiên chúa giáo của chế độ Ngô đình Diệm trên phương diện pháp lý và tinh thần (dụ số 10, Hiến pháp 1956) cũng như trong các lãnh vực hành chánh, xã hội và kinh tế (chương trình di cư và định cư, chương trình Dinh diền và Khu trù mật, quốc sách Ấp chiến lược).

Trong chương 2, tác giả đã đưa ra những tài liệu khác nhau về vụ triệt hạ cờ Phật giáo tại Huế và thảm sát tại đài Phát thanh Huế đêm 8/5/63, về quan điểm của Tổng Giáo hội Phật giáo Việt Nam được trình bày trong Tâm thư ngày 9/5/63, bản Tuyên ngôn ngày 10/5/63 và các bản Phụ đính; Quan điểm của chính quyền được phản ảnh trong hai tài liệu đề ngày 9/5/63 trong Thông cáo của Tòa Hành chánh tỉnh Thừa Thiên và bản phúc trình của ông Ngô Ganh, quản đốc đài Phát thanh Huế. Sau khi phân tích các lời tường thuật của các nhân chứng như Tổng giám mục Ngô đình Thục, bác sĩ Erich Wulff, Linh mục Cao văn Luận (Viện trưởng viện Đại học Huế), ông Nguyễn khắc Từ, một huynh trưởng Gia đình Phật tử, tác giả đã nêu ra câu hỏi: Đâu là sự thực? Thực sự ai là người có trách nhiệm chính trong việc gây ra vụ thảm sát. Tác giả đã đưa ra chứng từ của ông Trần hữu Thế (nguyên Bộ trưởng Giáo dục) về trách nhiệm của TGM Thục như sau:

Chính tối hôm Phật đản cũng đã có một bữa tiệc tại nhà Ngô đình Cẩn với sự hiện diện của TGM Thục, một số bộ trưởng và nhiều nhân vật cao cấp trong chính phủ. Đang giữa bữa ăn thì Tỉnh trưởng Nguyễn văn Đẳng và Phó Tỉnh trưởng Đặng Sĩ hốt hoảng xin vào trình bày tình hình rất căng thẳng vì mấy ngàn Phật tử đang tụ họp trước Đài Phát thanh. Vì phụ trách các vấn đề an ninh, Thiếu tá Đặng Sĩ xin chỉ thị để đối phó.

Ngô đình Cẩn ngồi yên không nói gì, hay không muốn nói có lẻ vì đã đoán trước được ý kiến của ông anh Ngô đình Thục thế nào cũng chống đối thái độ hòa hoãn của ông ta trong vụ này. Sau báo cáo của Đặng Sĩ, TGM Ngô đình Thục đang ăn bổng ngưng lại, giơ tay ra hiệu cho Thiếu tá Đặng Sĩ “Dẹp…!”. Tỉnh trưởng và Phó Tỉnh trưởng lãnh chỉ thị lui ra. Sau đó thì các sự việc xãy ra như bác sĩ Erich Wulff đã tường thuật rõ ràng các điều mắt thấy tai nghe tại chỗ” (tr.215-216).

 

blank

TGM Ngô Đình Thục với TT Ngô Đình Diệm, gia đình Cố vấn Ngô Đình Nhu.

Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%C3%AAr%C3%B4_M%C3%A1ctin%C3%B4_Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Th%E1%BB%A5c

 

Trong chương 3, tác giả đề cập đến cuộc tranh đấu của Phật giáo và sự thành lập Ủy ban Liên phái, ngọn lửa Bồ tát Thích Quảng Đức và việc ký Thông cáo chung ngày 16/6/63. Về việc này, tác giả cho biết (trang 278-279) : “1 giờ 30 sáng ngày 16/6/63, sau khi bản Thông cáo chung được ký kết, vì đã lấy chữ ký của Hòa thượng Thích Tịnh Khiết, Hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam, Phó Tổng thống Nguyễn ngọc Thơ đem ngay vào dinh Gia Long để lấy chữ ký của Tổng thống Ngô đình Diệm thì một khó khăn bất ngờ khiến ông Nguyễn ngọc Thơ phải thất vọng. Đọc đi đọc lại bản Thông cáo mà chính ông trước đây đã chấp thuận từng điểm trong mỗi giai đoạn thương thuyết, ông Diệm, chẳng hiểu chuyện gì đã xãy ra trong thâm tâm, bổng không chịu ký nữa. Đến 5 giờ sáng, ông Diệm nói với ông Nguyễn ngọc Thơ cứ để hồ sơ lại rồi về nhà nghỉ.

Sau khi ông Thơ ra về, trong dinh Gia Long đã có một ‘Hội đồng gia đình’ bàn về vấn đề này gồm có ông Diệm và hai vợ chồng ông Nhu. Cuối cùng, sau khi cả gia đình suy tính kỹ, bà Nhu đã khuyên ông Tổng thống: “Không ký ngang hàng với Hòa thượng Thích Tịnh Khiết mà ký ngay ở trên góc trái, ngay trang đầu của bản Thông cáo chung và thêm vào một câu trên chữ ký: “Những điều được ghi trong Thông cáo chung này thì đã được tôi chấp thuận nguyên tắc ngay từ đầu”. Ông Diệm đã nghe theo lời khuyên này và ký ở trang đầu của bản Thông cáo với câu ghi trên.

Tại sao bà Ngô đình Nhu lại có quyết định như vậy? Theo ý kiến của bà Nhu, ký ở trên đầu trang là tỏ rằng Tổng thống Diệm ở trên hết. Còn câu ghi trên đây có hai ý nghĩa: theo nghĩa đen, câu đó tỏ rằng các nguyện vọng của Phật giáo không có chủ đích, vì đều đã được Tổng thống chấp thuận nguyên tắc ngay từ đầu; nhưng theo nghĩa bóng, thì bản Thông cáo chung sẽ không được thực thi vì Tổng thống chỉ chấp nhận nguyên tắc mà thôi. Hậu ý phá hoại việc thi hành bản Thông cáo chung ngày 16/6/63 đã nẩy ra trong thâm tâm vợ chồng Ngô đình Nhu ngay từ lúc chữ ký của Tổng thống Diệm trên bản Thông cáo chung còn chưa ráo mực”.

Trong chương 4, tác giả đề cập những diễn biến từ lúc bản Thông cáo chung được công bố cho đến vụ tấn công các chùa đêm 20/8/63 và các hậu quả sau đó. Tác giả cho biết trong Tiết 1, dưới sự điều động của vợ chồng Ngô đình Nhu, nhà cầm quyền đã tổ chức một Tổng hội Phật giáo Cổ sơn môn để chống lại phong trào đấu tranh của Phật tử, dùng đoàn thể Thương phế binh giả và Thanh niên Cọng hòa để yêu cầu duyệt lại bản Thông cáo chung cũng như kế hoạch tiêu diệt Phật giáo đến tận gốc của Ngô đình Nhu (Kế hoạch Nước Lũ, Kế hoạch đảo chánh giả). Trong Tiết 2, tác giả ghi lại hai giai đoạn sôi nổi nhất vào dịp kỷ niệm một tháng ngày Ký Thông cáo chung và Lễ Chung thất (49 ngày) của HT Thích Quảng Đức. Trong tiết 3, tác giả nhắc lại các biến cố tại Huế sau cuộc tự thiêu của TT Thích Tiêu Diêu, việc các Giáo sư Đại học Huế từ chức để phản đối LM Cao văn Luận bị cách chức Viện trưởng.

Thuật lại buổi bàn giao chức vụ cho tân Viện trưởng là ông Trần hữu Thế, tác giả cho biết (trang 386-387): “Linh mục Cao văn Luận nói: ‘Lúc này, muốn làm văn hóa đắc lực, người lãnh đạo Viện Đại học phải là người có cái THẾ chính trị. Về phương diện này, thiết tưởng không ai hơn ông tân Viện trưởng Trần hữu Thế, là người như tên đã định, có thế hơn ai hết, vừa có thế của Tổng thống tức là thế của chính phủ, vừa có thế của Tổng Giám mục Huế tức là thế của mấy trăm ngàn giáo dân, Viện Đại học Huế nhờ vậy sẽ có một tương lai vô cùng tốt đẹp!’. Ông Thế mặt tái xanh, nhưng cũng gượng đứng dậy đáp từ cho biết đã cố gắng xây dựng ngay từ khi còn làm Bộ trưởng Giáo dục (trước ông Nguyễn quang Trình)…

Sau buổi lễ bàn giao, ông Trần hữu Thế đã thấy bị đặt vào một tình thế vô cùng khó khăn. Ông đã nhờ người đưa đi thăm chùa Từ Đàm và đã được chứng kiến tinh thần tranh đấu của Phật tử rất cao, ông càng hoảng sợ. Ngày 19/8, khi ông Trần hữu Thế đến Viện Đại học, tất cả sinh viên đã tề tựu, đứng chờ đợi im lặng trong sân. Bác sĩ Lê khắc Quyến, đại diện giáo sư Đại học, vào phòng Viện trưởng đưa cho ông Thế đơn từ chức của các giáo sư Đại học. Sau đó, một đại diện sinh viên trình ông Thế một bức Tâm thư yêu cầu ông Thế từ chối chức vụ Tân Viện trưởng Viện Đại học Huế. Ông Thế đáp: “Tôi xin nhận thư này và tôi sẽ chuyển lên cấp trên”. Sau đó, quá hoảng sợ, ông Thế đã muốn rút lui bằng ngõ sau. Nhưng ông Âu ngọc Hồ, Tổng thư ký Viện khuyên ông nên đi ngõ trước để giữ thể diện Viện trưởng. Ông đành nghe theo và sinh viên đã rẽ ra để dành đường cho ông rời khỏi Viện. Sau đó, ông Trần hữu Thế hiểu rõ không thể nào tuân theo lệnh ông Ngô đình Thục để giữ chức Viện Trưởng tại Huế, đã lẻn về Sài gòn và đến cầu cứu tôi xin chiếu khán xuất ngoại để trở về ngay Manille, không dám lại cáo biệt cả Tổng thống Ngô đình Diệm”.

Sau khi đề cập vụ tấn công chùa Xá lợi và các chùa khác trong đêm 20/8/63, tác giả đã thuật lại phiên họp Nội các lúc 5 giờ rưỡi sáng ngày 21/8/63 và quyết định từ chức như sau:

Đúng 11 giờ sáng ngày 22/8/63, tại Dinh Gia Long đã diễn ra lễ trình Ủy nhiệm thư của Đại sứ Anh. Tôi đứng cạnh Tổng thống Diệm trong buổi lễ một cách điềm nhiên, không một ai có thể đoán được sau buổi lễ này, trưa hôm ấy, tôi sẽ cạo đầu và từ chức vào buổi chiều. Tôi đã nhận thấy cần phải từ chức vào ngay chiều ngày 22/8/63, trước khi tân Đại sứ Hoa kỳ Cabot Lodge tới, anh em ông Diệm sẽ xuyên tạc sự thật và tuyên truyền rằng tôi chỉ là một con bài của Mỹ và sự từ chức của tôi là do Mỹ xúi, có tính cách hoàn toàn chính trị chứ không phải vì vấn đề bảo về Đạo pháp.

Tác giả cho biết (trang 408-409): “Từ chức là một quyết định đã đến với tôi từ sáng ngày 21/8, sau buổi họp Hội đồng nội các. Nhưng tôi đã suy nghĩ về một vấn đề tế nhị: cần từ chức dưới một hình thức nào để vượt các khó khăn về sau.

a. Tổng thống Diệm có rất nhiều cảm tình đối với tôi, là nhân viên cũ duy nhất còn lại trong Chính phủ sau bao nhiêu lần thay đổi Nội các trong chín năm vừa qua. Trong cơn khủng khoảng chính trị đang diễn ra vào tháng 8 này, chắc chắn Tổng thống Diệm càng kiếm cách giữ tôi lại để vượt qua những phút khó khăn do vụ tấn công chùa chiền gây ra.

b. Cần phải tìm một hình thức từ chức thế nào để có thể nói rõ lên được mục đích là để bảo vệ Phật Pháp và phản đối chính sách kỳ thị và đàn áp Phật giáo. Cần cho dư luận trong nước và dư luận quốc tế không bị Chính phủ Ngô đình Diệm lừa dối bằng cách xuyên tạc mục đích của sự từ chức với các mánh khóe gian xảo trăm khôn nghìn khéo!

May thay, ngọn lửa thiêng của Đạo Pháp soi sáng tâm trí của tôi trong giờ phút nghiêm trọng và gấp rút này, để nhìn thấy ngay hình thức từ chức tốt nhất: Chỉ có cách cạo đầu từ chức, đi hành hương tại Ấn độ để nguyện cầu cho Đạo Pháp, cho tự do tín ngưỡng và dân tộc đoàn kết.

Ba giờ rưỡi chiều, tôi đến tiệm hớt tóc để cạo đầu. Sau khi ở tiệm hớt tóc về Bộ, tôi đã thảo đơn từ chức gửi đến Tổng thống Ngô đình Diệm.

 

blank

GS Vũ Văn Mẫu xuống tóc tranh đấu cho Hoà Bình, Dân Chủ, Tự Do.

Link: http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_V%C4%83n_M%E1%BA%ABu

 

Sau khi tiếp các Đại sứ các nước Phật giáo châu Á, tác giả đã họp toàn thể nhân viên trong Bộ Ngoại giao cũng để giải thích về ý nghĩa quyết định từ chức. Tin tác giả cạo đầu từ chức đã bay khắp Sàigòn như làn gió mạnh. Nguyên cả tối 22/8, nhiều nhân viên cao cấp của chính quyền và ngay chính ông Ngô đình Diệm đã điện thoại để cố thuyết phục tác giả không từ chức hay ít nhất hoãn vài tháng. Sáng thứ bảy ngày 24/8, sinh viên hội họp tại trường Luật để tiếp đón tác giả. Vào lúc 9 giờ, GS Vũ văn Mẫu vừa bước xuống xe hơi là được sinh viên công kênh lên vai. Trong sân trường Đại học, sinh viên ngồi xúm xít dưới đất để nghe Ông nói: “Tôi đến đây với các anh em không nhân danh là Bộ trưởng Ngoại giao vì chức vụ đó tôi đã chấm dứt bằng cái cạo trọc đầu của tôi rồi. Tôi đến đây nhân danh là một người bạn để cùng với các anh em khơi nguồn lửa thiêng chiến đấu, bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất của con người...” Ngay trưa hôm đó, tác giả đã bị giam lỏng tại nhà và ông Ngô đình Nhu gọi điện thoại với giọng hằn học và doạ nạt, khuyên nên ở nhà, không được ra trường Luật nữa.

 

blank

Cố vấn Ngô Đình Nhu,

link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%B4_%C4%90%C3%ACnh_Nhu

 

Chiều ngày 26/8, tác giả đã bị chận lại không cho ra phi trường để lấy máy bay sang Ấn độ hành hương. Sau này tác giả mới biết được lý do như sau (trang 420-421): “Mãi đến năm 1964, khi tôi làm Đại sứ Việt Nam tại Anh quốc, tôi có dịp được tiếp Tổng Giám mục Asta – vào năm 1963 giữ chức Khâm Mạng đại diện Tòa thánh Vatican tại Sàigòn - Tổng Giám mục mới cho biết những việc đã xãy ra chiều ngày 26/8/63. Nguyên ngày hôm nay đó, biết được tin tôi lên đường, Ngoại giao đoàn đã tới đông đủ tại phi cảng Tân sơn nhất để tiễn tôi đi hành hương sang Ấn độ, nhưng chờ mãi đến giờ phi cơ cất cánh mà cũng vẫn không thấy tôi tới, đột nhiên, có một phóng viên ngoại quốc từ Sài gòn đến phi cảng và cho biết tin tôi bị bắt đưa đi đâu không biết. Ngoại giao đoàn khi đó rất xúc động và đồng ý cử Niên trưởng là ông Viên Tử Kiên (Yuen Tse Kien), Đại sứ của Trung hoa dân quốc, đến gặp Tổng thống Diệm để thỉnh cầu trả lại tự do cho tôi. Khi ấy, TGM Asta đã lanh lẹ đề nghị nhận trách nhiệm tế nhị này thay cho ông Niên trưởng Viên Tử Kiên. Ngoại giao đoàn đồng ý vì TGM Asta là đại diện của Giáo hoàng, lời thỉnh cầu chắc chắn có hiệu quả hơn đối với một người ngoan đạo như Tổng thống Diệm. TGM Asta đã trở về Dinh Gia Long và gặp ngay Tổng thống Diệm. Và chính nhờ cuộc gặp gỡ với TGM Asta, tôi mới hiểu rõ tại sao tôi được trả tự do nhanh chóng như vậy”.

Sau đó tác giả được loan báo là có thể khởi hành cùng với gia đình sang Ấn độ bằng chuyến máy bay Air France chiều ngày 29/8. Trước khi rời đất nước, tác giả đã đến cáo biệt Tổng thống Diệm và Cố vấn Ngô đình Nhu: “Gặp Ngô đình Nhu, tôi vẫn giữ vẻ thản nhiên, chỉ chào từ biệt mà không nhắc gì đến việc cảnh sát đã bắt đưa tôi về trại Lê văn Duyệt hôm 26/8, nhưng Ngô đình Nhu đã không dấu được sự ngượng ngập, và chính Nhu đã nói đến vấn đề này, như xin lỗi một cách gián tiếp: ‘Câu chuyện xẩy ra hôm 26/8 là do một sự hiểu lầm. Người ta đã báo cáo lên Tổng thống rằng anh xuất ngoại mà không có chiếu khán xuất cảnh’…Trong cuộc yết kiến Tổng thống Diệm, ông Diệm không dấu được sự xúc động, lấy tày áo quẹt mắt rớm lệ và nói: “Xin đừng quên nhau”. Rồi tôi đến chào Phó Tổng thống Nguyễn ngọc Thơ. Ông Thơ lắc đầu nói, xin đừng quên nhau, ông Già nói chi mà gở vậy! Anh nhớ hôm lễ Song Thất 7/7/63, lễ kỷ niệm ngày ông Diệm về chấp chánh, ông Già cũng nói những câu gở không? Tôi cũng chợt nhớ lại câu ông Diệm nói hôm đó làm hai chúng tôi rất ngạc nhiên: “Chẳng lẽ công trình xây dựng trong bao lâu, bổng chốc biến thành mây khói!” Tôi bắt tay ông Thơ ra về, cả hai ngậm ngùi. Kẻ ở người đi, chưa biết khi nào sẽ có dịp tái ngộ.

Ngày 29/8/63, GS Vũ văn Mẫu đáp chuyến bay Air France tại Tân sơn Nhất để đi hành hương. Cùng đi chuyến bay này có GS Bửu Hội, được nhân viên chính phủ tiễn đưa sang Mỹ để bênh vực trước Liên hiệp quốc về lập trường của chính phủ Ngô đình Diệm trong vấn đề đàn áp Phật giáo. Một chuyến tàu, hai con đường khác… Tại Ấn độ, GS Vũ văn Mẫu đã được tiếp đón trọng thể và nồng hậu, có các cuộc hội kiến với Tổng thống Ấn độ Radhakrishnan, Thủ tướng Nehru và Bộ trưởng Ngoại giao bà Lakshmi Menon. Sau đó một chương trình hành hương các thánh địa Phật giáo đã được hoạch định như Bénarès, Sarnath, Bodhigaya, Sanchi, Ajanta, Ellora… Tác giả bày tỏ nỗi vui mừng khôn tả khi đến Bồ đề đạo tràng (Bodhigaya) nơi Đức Thế Tôn thành đạo dưới gốc Bồ Đề. Tại đấy, bất ngờ tác giả lại được hạnh ngộ với các Thượng tọa Thích Minh Châu, Thích Thiện Châu và Thích Huyền Vi khi ấy đang ở Ấn độ. (Xin xem bài tường thuật của TT Thích Thiện Châu được tác giả trích đăng lại trong hồi ký từ trang 428-436 và trang nhà Khuông Việt số 8, Mừng Xuân Giáp Thân phổ biến lại theo địa chỉ www.khuongviet.com).

Ngày chủ nhật 15/9/63, sau khi hoàn tất cuộc hành hương, tác giả rời Ấn độ sang Pháp. Trước khi rời Ấn độ, tác giả đã gửi thư về cho Tổng thống Diệm xác định dứt khoát quyết tâm từ chức. Nội dung bức thư như sau:

New Delhi, ngày 15 tháng 9 năm 1963.

Vũ văn Mẫu, Bộ trưởng Ngoại giao hiện nghỉ phép.

Kính đệ Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, Sàigòn.

Kính thưa Tổng thống, Sau khi đi hành hương chiêm bái các nơi Phật tích ở Ấn độ và thấu hiểu thêm được đạo lý, chúng tôi trân trọng xin Tổng thống chấp thuận cho chúng tôi từ nay được từ chức. Chúng tôi lúc nào cũng cầu nguyện cho toàn dân được hòa bình và nhất trí đoàn kết. Chúng tôi xin Tổng thống nhận nơi đây lòng thành kính của chúng tôi.

Ký tên: Vũ văn Mẫu”.

Trong chương 5, tác giả đề cập đến dư luận và ủng hộ của Tòa thánh Vatican, của các nước theo Phật giáo và các chính phủ Âu Mỹ. Trong chương cuối, tác giả tổng kết như sau (trang 489-491): “Ba nhân tố chính yếu đã đưa chế độ đến sự suy tàn:

1. Ngô đình Diệm đã quá nhu nhược trước các hành động thao túng của gia đình, từ Ngô đình Thục đến vợ chồng Ngô đình Nhu và Ngô đình Cẩn, dung túng gia đình lạm dụng quyền thế, bóc lột tài nguyên quốc gia, đàn áp tàn bạo những phần tử yêu nước phản đối các hành vi bất chính.

2. Ngô đình Thục quá thiết tha với tham vọng làm Hồng Y giáo chủ và mang ảo vọng muốn biến Việt Nam thành một nước hoàn toàn theo Thiên Chúa giáo.

3. Vợ chồng Ngô đình Nhu nung nấu tham vọng kế vị Ngô đình Diệm và không sờn lòng lùi bước trước bất cứ hành vi và mưu kế tàn bạo nào để thực hiện cho được mưu đồ ấy.

Thu thập một số tài liệu lịch sử trong vụ Pháp Nạn này, từ nguyên nhân đến quả báo, chúng tôi nhắm một mục đích duy nhất: Nêu lên một cây tiêu để đánh dấu vết xe đổ và tha thiết ước mong – như chúng tôi đã cầu nguyện 20 năm trước tại Bồ Đề đạo tràng trước Đài Kim Cương, nơi Đức Thế Tôn thành đạo, rằng trong tương lai không bao giờ còn có một chính phủ nào nghĩ đến sự đàn áp tôn giáo, và không bao giờ quốc dân còn bị chia rẽ vì tôn giáo. Tôn trọng các tôn giáo trên căn bản tự do tín ngưỡng và công bằng xã hội là tôn trọng các quyền linh thiêng nhất của con người mà bản tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế của tổ chức Liên hiệp quốc đã xác nhận. Vi phạm vào các quyền này là chà đạp lên nhân phẩm, dấn thân vào con đường phân hóa quốc dân và phản bội lại truyền thống cao quý của dân tộc.

Bến nghé, ngày Khánh Đản 15/4 năm 2525 Phật lịch (15/5/1984),

Minh Không Vũ văn Mẫu

 

Trong lời giới thiệu cuốn Hồi ký, Hoà thượng Thích Mãn Giác, Los Angeles, Hoa kỳ viết về Giáo sư Vũ văn Mẫu như sau: “Trong mắt tôi, ông là một kẻ sĩ khí phách hiếm hoi của miền Nam, một người làm chính trị chân thực và có lòng, một nhà mô phạm chừng mực và trong sáng, một Phật tử hộ Đạo thiết tha. Toàn thể con người đó ảnh hiện trong lời trong chữ của tập sách cuối đời phản ảnh một giai đoạn trầm trọng của sự nghiệp riêng và của đất nước chung.”

Hoà thượng cũng cho biết thêm rằng, năm 1988, trước khi rời Việt Nam đi Pháp, Giáo sư Vũ văn Mẫu đã đích thân mang tặng Hoà thượng Thiện Siêu ở chùa Từ Đàm Huế một tập với lời dặn dò “xin Chùa tuỳ nghi sử dụng trong việc giữ gìn và phổ biến tác phẩm nầy cho thế hệ tương lai”. Với bản in này được phổ biến rộng rãi tại hải ngoại, thiết nghĩ ý nguyện đó của Giáo sư được thực hiện trọn vẹn. Xin trân trọng giới thiệu đến quý vị độc giả gần xa.

 

Minh Nguyện,

tháng 1/2004; bổ túc tháng 5/2013.



From: tvquangduc@bigpond.com
To: baovechanhphap@googlegroups.com; quangduc@quangduc.com
Subject: Xin duoc hoc hoi ve ----> He phai Co Son Mon va Luc Hoa Tang o VN, trang quangduc van chua tai lieu ve 2 phai nay
Date: Wed, 23 Apr 2014 20:14:36 +1000





---------- Forwarded message ----------
From: Lam Trần <ducchinhletterbox@gmail.com>
Date: 2014-04-23 12:46 GMT+10:00
Subject: Tham vấn
To: quangduc@quangduc.com


Kính thưa chư tăng/ni

 

Trên đường tìm hiểu lịch sử Phật giáo Việt Nam, tôi đọc một số tài liệu có nói về hai hệ phái Giáo hội Phật giáo Cổ Sơn Môn và hệ phái Phật giáo Lục Hòa Tăng. Chỉ có thế thôi, tôi không tìm được tài liệu gì nói rõ hơn về nguồn gốc khai sơn, tôn chỉ, giáo pháp và hoạt động của hai hệ phái này. Nhiều năm rồi tôi cố tìm hiểu qua sách vỡ (như các tác phẩm của giáo sư Nguyễn Lang, Lê Mạnh Thát, Huỳnh Minh, …) nhưng cũng chẳng biết gì hơn dù trong long rất khao khát được hiểu về tiến trình lịch sử Phật giáo Việt Nam.

 

Qua nhiều bài viết đang trên trang web Quảng Đức, tôi nhận thấy có rất nhiều tăng ni cư sĩ trí giả, nên mạo muội xin chư vị niệm tình chỉ giúp.

 

Rất mong nhận được hồi âm.

 

Chúc chư vị tâm thân an lạc.

Lam Trần
 
 
==
 
 
 
 
 
 
 
南無阿彌陀佛
S
enior Venerable Thich Nguyen Tang
Quang Duc Buddhist Monastery
105 Lynch Road
Fawkner, VIC 3060. Australia
Tel: 61. blank412 794 254
Email:
quangduc@quangduc.com
Website: http://www.quangduc.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/03/2021(Xem: 10748)
Sách này sẽ được ghi theo hình thức biên niên sử, về các sự kiện từ ngày 8/5/1963 cho tới vài ngày sau cuộc chính biến 1/11/1963, nhìn từ phía chính phủ Hoa Kỳ. Phần lược sử viết theo nhiều tài liệu, trong đó phần chính là dựa vào tài liệu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ “Foreign Relations of the United States 1961-1963”, một số tài liệu CIA lưu giữ ở Bộ Ngoại Giao, và một phần trong sách “The Pentagon Papers” của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, ấn bản Gravel Edition (Boston: Beacon Press, 1971). Vì giờ tại Việt Nam và Hoa Kỳ cách biệt nhau, cho nên đôi khi ghi ngày sai biệt nhau một ngày.
18/01/2021(Xem: 7546)
Trong cộng đồng nhân loại, bất cứ chủng tộc nào, có tinh thần độc lập, có ý chí tự cường, có lịch sử đấu tranh lâu dài thì chủng tộc đó nhất định có sáng tạo văn hóa để thích ứng với mọi hoàn cảnh địa lý, với những điều kiện thực tế để tự cường, sinh tồn và phát triển. Dân tộc Việt Nam là một chủng tộc có ngôn ngữ riêng biệt thuần nhất, có nền văn hóa nhân bản đặc thù, siêu việt và nền văn hóa này có khả năng chuyển hóa, dung hợp tinh ba của tất cả nền văn hóa nhân loại biến thành chất liệu sống và ý nghĩa sự sống bồi dưỡng cho sanh mệnh dân tộc mang tánh chất Rồng Tiên nẩy nở phát triển và trường tồn bất diệt trải dài lịch sử hơn bốn ngàn năm văn hiến kể từ khi lập quốc cho đến ngày nay. Đặc tánh Rồng Tiên, theo Hai Ngàn Năm Việt Nam Và Phật Giáo của Lý Khôi Việt, trang 51 giải thích: Rồng tượng trưng cho hùng tráng dũng mãnh tung hoành, Tiên biểu tượng cho thanh thoát cao quý, hòa điệu. Vì có khả năng chuyển hóa và dung hợp của nền văn hóa Việt Tộc (Chủng Tộc Việt Nam), dân tộc Việ
15/09/2020(Xem: 9957)
Chùa tọa lạc ở số 01 đường Sư Liễu Quán, phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mặt chùa quay hướng Nam. Bên trái chùa, có chùa Linh Quang và đền thờ cụ Phan Bội Châu. Chùa được Thiền sư Minh Hoằng Tử Dung dựng vào cuối thế kỷ 17 tại ngọn đồi thấp Hoàng Long Sơn, có tên thiền thất Ấn Tôn. Năm Nhâm Thìn (1712), ngài Thiệt Diệu Liễu Quán, quê ở Phú Yên là đệ tử đắc pháp của Sơ tổ Minh Hoằng Tử Dung, được ngài truyền tâm ấn, trở thành đệ nhị Tổ. Ngài Thiệt Diệu Liễu Quán đã phát triển dòng thiền Lâm Tế cho đến ngày nay.
13/09/2020(Xem: 11261)
Thiền viện tọa lạc dưới chân núi Bạch Mã, khu vực hồ Truồi, xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở độ cao 1.450m, cách biển Đông 5km đường chim bay, nhiệt độ trung bình 200C, Bạch Mã là nơi có khí hậu mát mẻ, lý tưởng cho việc tu tập của Tăng, Ni, Phật tử và các chuyến tham quan, chiêm bái của du khách. Tên thiền viện lấy theo tên núi Bạch Mã. Chữ “Trúc Lâm” hàm ý đến dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử, một dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và mang tính nhập thế.
09/04/2020(Xem: 5583)
Thành phố Sa Đéc hiện có trên dưới 48 cơ sở thờ tự (đình, chùa, miếu, nhà thờ họ,…) và trong đó không ít những ngôi chùa, đình có niên đại trên 100 tuổi (chùa Phước Hưng xây dựng vào 1838 tính đến nay 177 năm, chùa Quảng Phước xây dựng vào 1858, tuổi thọ cũng gần 160 năm, đình Tân Quy Tây thờ vị thần hoàng khai khẩn đất đai Võ Ngọc Minh được xây dựng vào năm 1812, hơn 200 tuổi…). Bài viết của chúng tôi tập trung giới thiệu 3 trong số quần thể di tích chùa, đình cổ ở đây với số lượng văn bản Hán Nôm vượt trội, cũng như lịch sử lâu đời: Chùa cổ Phước Hưng, chùa Bà Thiên Hậu của công đồng người Hoa và đình Vĩnh Phước.
05/03/2020(Xem: 6733)
Trong những quốc gia nói tiếng Tây Ban Nha, Phật Giáo nằm ngay giữa bối cảnh lịch sử Thiên Chúa Giáo. Mối quan hệ giữa hai nền văn hóa tôn giáo – Phật Giáo và Thiên Chúa Giáo – phủ lên một hình ảnh bao quát: từ chủ nghĩa bài xích nhau đến đối thoại hiệu quả, chuyển qua các cấp độ đa dạng của sự lãnh đạm nhau. Liên quan đến hai truyền thống tâm linh, Ana Maria Schlüter Rodés biểu hiện những gì bà gọi một cách chính xác là “song ngữ tôn giáo.” Trong cuộc phỏng vấn với Daniel Millet Gil từ Buddhistdoor Global được dịch sang Anh ngữ và đăng trên trang mạng www.buddhistdoor.net hôm 27 tháng 2 năm 2020, Ana Maria nói về con đường tâm tinh và thực hành Thiền của bà trong bối cảnh Thiên Chúa Giáo.
20/02/2020(Xem: 4666)
Lịch sử Phật Giáo thường rất mù mờ. Hơn nữa, những chuyện của khoảng 2 ngàn năm trước đã quá xa xưa, rất khó kết luận chắc nịch được.
13/02/2020(Xem: 9008)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 14092)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
08/11/2019(Xem: 9969)
Như có một cái gì sống lại khi ngồi viết bài này về dòng Thiền Trúc Lâm và núi Bạch Mã. Sự kết hợp giữa tâm linh và thiên nhiên đưa ta vào một khoảnh khoắc tuyệt vời huyền bí khi cảm nhận. Một dòng thiền Việt Nam do ông vua tài giỏi sáng lập và đắc đạo, một núi cao 1450 mét có mây trắng quanh năm trên đỉnh, dưới chân dòng nước lững lờ trôi của hồ Truồi trứ danh yên tịnh. Hai cảnh trí tạo ra cho người đến đây tự hỏi: Ngàn năm mưa gió vẫn bay Trăm năm có đứng chỗ này hay chưa?!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567