Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Thực Của Đám Cưới Huyền Trân

10/08/201101:05(Xem: 3533)
Ý Nghĩa Thực Của Đám Cưới Huyền Trân


Ý NGHĨA THỰC CỦA ĐÁM CƯỚI HUYỀN TRÂN
Hồ Chung Tú


Lịch sử Phật giáo không có nhiều người tu hành đắc đạo, trong đó càng không có nhiều người từng là vua như Trần Nhân Tông. Và trong số đó càng không có nhiều vị vua hai lần trực tiếp cầm quân đánh tan xâm lược Nguyên Mông hùng mạnh từng chinh phục cả thế giới thời đó. Nhìn ở góc độ nào, thì việc mãi đến hôm nay mới làm lễ kỷ niệm, tưởng nhớ và đề nghị UNESCO công nhận Trần Nhân Tông danh nhân văn hóa thế giới là một thiếu sót và chậm trễ đáng tiếc. Và, cũng sẽ lại thêm một thiết sót đáng tiếc nữa nếu lần hội thảo khoa học về thân thế và sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông này, chuyện gả công chúa Huyền Trân cho Chế Mân đem về Châu Ô, Châu Lý vì một lý do nào đó lại không được đem ra nhìn nhận một cách thấu đáo.

Trong lịch sử mối quan hệ Việt Chăm có một thời kỳ vô cùng đặc biệt, đó là giai đoạn cùng nhau hợp tác chống lại quân Nguyên Mông. Sử ký Toàn thư và Cương Mục của Đại Việt chép lại thật ít các sự kiện này, thế nhưng trong các sách Trung Hoa, nhất là Nguyên sử, chúng ta tìm thấy nhiều chi tiết thật thú vị để từ đó có thể hiểu hơn việc Nước non ngàn dặm ra đi - cái tình chi - mượn màu son phấn - đền nợ Ô- Li... buồn hiu hắt trong câu ca Huế điệu Nam Bình.

Không được Đại Việt cho mượn đường bộ, năm 1282 Toa Đô dẫn 1.000 chiến thuyền tới cửa biển Chiêm Thành và chiếm thành Đồ Bàn, vua Chiêm là Indravarman phải rút chạy lên núi để cầm cự, cho đến năm 1285, khi Nhân Tông phản công, đánh bại Thoát Hoan, chém đầu Toa Đô, thì Chiêm Thành mới được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân Mông Cổ. Trước đó, năm 1284, Nguyên sử chép: Nhân Tông phản đối lời vu cáo nói rằng ông đã viện trợ cho Chiêm Thành và đã gởi hai vạn quân và 500 chiến thuyền cho Chiêm Thành: “Nếu xứ này không giữ hết bổn phận đối với thiên triều thì đó cũng không phải là một lý do để tôi giúp Chiêm Thành” (Nguyên sử. Dẫn lại theo G.Masperro: Vương quốc Chămpa, tr 184). Đọc lời phản đối này chúng ta hiểu quả thật Đại Việt đã giúp Chiêm Thành rất nhiều, và cũng là để bảo vệ chính mình, trước sự xâm lược của quân Nguyên.

Năm 1293, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, làm Thượng Hoàng và quyết chí tu hành. Năm 1301, ông đi vân du Chiêm Thành và ở lại đó đến 9 tháng. Cũng dễ để hình dung ông được Chiêm Thành kính trọng như thế nào. Mục đích chính của Nhân Tông là gì trong chuyến đi Chiêm Thành năm 1301 ấy sử sách chép lại thật ít; thế nhưng cứ suy từ tâm trí của một người đã dứt bỏ cả ngai vàng, quyết chí tu hành thì ta hiểu ông không có mục đích nào khác là tìm đạo. Phật giáo Đại Thừa lúc này đã phát triển mạnh ở Trung Hoa, tuy nhiêu điều đó dường như không làm ông vừa lòng. Chiêm Thành lúc này có nhiều tông thừa Phật giáo thế nhưng theo Pháp Sư Nghĩa Tịnh trong “Nam Hải Ký Quy Truyện” (thế kỷ 7) thì : “Trong xứ này, nhìn chung những người theo Phật giáo đều theo học kinh tạng Chính Lượng và kinh tạng Hữu bộ”. Chính lượng và Hữu Bộ là hai hệ phái gắn liền với Phật giáo Nguyên Thủy (Theravada), Tiểu Thừa. Bức tượng Trần Nhân Tông trong nếp áo Nam Tông tuy đã nói rõ hệ phái ông Tu tập, thế nhưng bên cạnh đó các yếu tố Đại Thừa từ Thần Thánh Tông đến Tuệ Trung Thượng Sĩ cũng rõ ràng không kém. Không xác định bức tượng đá tạc được tạc vào lúc nào nhưng các hoa văn gắn liền trên bệ tượng cho thấy tượng được làm từ thời Trần.

Sử Ký Toàn Thư năm 1304 cũng chép một câu rất ngắn, như là vu vơ và rất lạ theo truyền thống chép sử: “Sư Du Già nước Chiêm Thành sang ta, chỉ ăn sữa bò”. Không thấy sử chép Nhân Tông có mời hay có tiếp vị sư này, thế nhưng việc Sử Ký Toàn Thư chép lại, dù chỉ một câu, cho thấy có thể vị sư này là quốc khách.

Mối quan hệ, quan tâm của Trần Nhân Tông với hệ phái Phật giáo phương Nam, qua ngã Chiêm Thành là có thể hiểu được, ông dường như thực sự đã tìm thấy điều gì đó ở giáo lý tu tập hệ phái này. Và qua bài phú “Cư trần lạc đạo” nổi tiếng, tiêu biểu cho Trần Nhân Tông : “Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên, Đói đến thì ăn, mệt ngủ liền. Trong nhà có báu thôi tìm kiếm, Đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền” cũng thấm đẫm tinh thần giác ngộ của hệ phái Nguyên thuỷ, đó là đề cao nhận thức vạn pháp do duyên khởi, không đề cao Phật tánh như Đại Thừa, tức sự giác ngộ rốt ráo của thân và tâm, sống với sự nhận thức chứ không sống với sự giác ngộ, lấy đối cảnh vô tâm thay thế cho sự viên giác... Ngay trong bài kệ trước lúc nhập Niết Bàn cũng cho thấy tinh thần Nam Tông của ông là rất rõ: “Các pháp vốn không sinh/ Các pháp vốn không diệt/ Nếu hiểu rõ như thế/ Chư Phật thường hiện tiền…” Phật giáo Đại Thừa, hay chính xác hơn là Thiền Tông không đề cao sự HIỂU nào cả, mà ngược lại, lìa tri kiến mới khả dĩ nhập đạo.

Dài dòng ra ngoài bài một cái chuyện vô cùng to như vậy không nhằm chứng minh pháp môn chính thức của Trúc lâm Yên Tử là gì mà chỉ để góp phần hiểu mục đích thực sự Trần Nhân Tông trong chuyến vân du đến Chiêm Thành là thực sự vì đạo chứ không phải vì mục đích chính trị, và gả con gái Huyền Trân cho Chế Mân để lấy về Ô, Lý không phải là tâm thức, mục đích của người đã thực sự vì đạo như Trần Nhân Tông lúc ấy.

Và chúng ta hãy xem lại các hiện vật mới được tìm thấy trong các hố đào khảo cổ kinh thành Thăng Long. Theo cố giáo sư Huỳnh Ngọc Trảng (trong tạp chí Tia Sáng 5/2004) thì những hiện vật trong lớp văn hoá thời Lý Trần đều thấm đẫm dấu ấn văn hoá Chămpa. Đó là con ngan (vịt xiêm) trên các viên ngói Thăng Long (con vật mà theo truyền thống người Việt là con vật không may mắn, thấp kém) chính là con vịt thần Hamsa, vật cưỡi của Brahma, và cũng là con vật bạn của nữ thần thơ ca Srasvati; đó là cái đầu rồng thời Lý có môi trên cong dài không khác mảy may với con rồng Chămpa Makara; đó là chiếc mặt quỷ giống hệt với các Kala, thần Thời gian, nằm quanh chân tháp G1 ...! Và cũng năm 2003 ấy, tháp G1 ở Mỹ Sơn, tháp được xây dựng vào thời Nhân Tông vân du Chiêm Thành, các nhà khảo cổ đã lần đầu tìm thấy nhiều chữ Hán (như chữ Trần) được chạm vào các viên gạch, đá trong thân tháp.

Với cái nhìn đồng đại, lúc ấy, đất nước Chiêm Thành và văn hoá Chămpa không hề thua kém Đại Việt, nếu không nói là Thăng Long lúc ấy bị ảnh hưởng phương Nam nhiều hơn phương Bắc. Và việc gả công chúa Huyền Trân vì thế không phải là cái gì quá không hay cho quốc thể.

Việc hứa gả Huyền Trân của Nhân Tông là không kèm điều kiện mà thực sự xuất phát từ sự nhận thấy Chế Mân là khả ái. Theo Masperro, Chế Mân vì thấy triều đình do dự nên đã tự tăng quà sính lễ. Và với hai châu Ô, Lý; Trần Anh Tông đã đồng ý gả em gái.

Nhiều đánh giá khác nhau về cuộc hôn nhân này cho đến tận hôm nay; nhưng cho dù thế nào chăng nữa thì điều đó cũng ở ngoài ý nghĩ của người tạo nên cuộc hôn nhân đó, tức Trần Nhân Tông.

Hồ Trung Tú
(giaodiem online)



11-28-2008 09:23:13

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/01/2011(Xem: 5148)
Hôm nay là 30-4, ngày kỷ niệm chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam. Năm ngoái, anh đã có một bài trò chuyện với VietnamNet. Năm nay, chúng tôi cũng mời anh tiếp tục chuyện trò như thế, không phải vì một mục tiêu chính trị nào, mà để góp phần vào việc nghiên cứu nghiêm túc các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam cũ, nghiên cứu sử hiện đại. Đề nghị anh nói về phong trào Phật giáo, tuy biết anh rất ngần ngại. Tại sao anh ngần ngại?
25/12/2010(Xem: 9480)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5283)
Phật giáo Việt-Nam trải qua nhiều bước thăng trầm. Đời Lý, Trần Phật giáo cực thịnh, là quốc đạo. Triều Lê Phật giáo bắt đầu suy vi. Đến triều Nguyễn Phật giáo sa sút, mất hẳn vị trí trong chính trị văn hóa và xã hội ở Việt-Nam.
24/12/2010(Xem: 6343)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
18/12/2010(Xem: 17115)
Từ thơ ấu, Tuệ Trung đã được khen là thông minh và dịu dàng. Giữ chức Thống Đốc Hồng Lô (bây giờ là tỉnh Hải Dương), ngài đã hai lần đẩy lui quân Mông Cổ xâm lược, và được thăng chức Tiết Độ Sứ trấn cửa biển Thái Bình.
14/12/2010(Xem: 19085)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập.
25/11/2010(Xem: 26675)
Trần Thái Tông là vị vua đầu của triều Trần. Ngài là đệ tử của thiền sư Viên Chứng trên núi Yên Tử. Ngài vừa làm vua vừa thực tập thiền. Ngài cũng từng thực tập thiền công án. Đây là 43 công án Vua đưa ra để cùng thực tập với tăng thân của Vua, gồm có giới xuất gia và tại gia. Thầy Làng Mai đã dịch những công án này ra tiếng Việt và tiếng Pháp năm 1968. Bản dịch tiếng Pháp xin xem ở phần phụ lục cuốn Clé Pour Le Zen, tác giả Nhất Hạnh, do nhà xuất bản JC Lattes ấn hành. Bản Hán Việt có trong Thơ Văn Lý Trần quyển II (Quyển thượng, trang 108-121), NXB Khoa Học Xã Hội.
15/11/2010(Xem: 7411)
Năm 938 Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng kết thúc 1000 năm Bắc thuộc, bắt đầu thời kì tự chủ tiến tới xây dựng nền độc lập cho nước ta. Tuy nhiên tinh thần độc lập của nước Việt không phải bắt đầu từ sau chiến thắng ấy, mà nó đã tồn tại trong suốt thời gian Bắc thuộc, được thể hiện qua các cuộc khởi nghĩa của bà Trưng, bà Triệu cho đến Phùng Hưng, rõ ràng tinh thần quyết dành độc lập của dân Việt luôn được nuôi dưỡng, chắn chắn đó là đề tài luôn được người dân Việt bàn bạc sau lũy tre làng, trên những cánh đồng hay trong những câu chuyện đêm đêm bên bếp lửa. Tuy nhiên do chưa có một nhà nước để thống nhất các lực lượng, nên đã có nhiều nhóm hoạt động chứ không phải chỉ có phe nhóm của Ngô Quyền,
06/11/2010(Xem: 12118)
Ngày20 tháng tư nhuận năm Quí Mão(11/6/1963) trong một cuộc diễnhành của trên 800 vị Thượng Tọa, Ðại đức Tăng, Ni đểtranh đấu cho chính sách bình đẳng Tôn giáo, cho lá cờ quốctế không bị triệt hạ: tại ngã tư đường Phan Ðình Phùng,Lê Văn Duyệt ( Sài Gòn), lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng QuảngÐức phát nguyện tự tay châm lửa thiêu thân làm ngọn đuốc“ thức tỉnh” những ai manh tâm phá hoại Phật giáo. Dướiđây là tiếng nói tâm huyết cuối cùng của Ngài gửi lạicho đời.
04/11/2010(Xem: 7355)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]