Việt dịch: Sa môn Thích Bảo Lạc
Chùa Pháp Bảo Sydney và Chùa Viên Giác Đức Quốc xuất bản PL. 2552 DL 2008
Thiên Thai giáo quán tông
Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư.
Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
Trí Giả truyền xuống Chương An Quán Đảnh Phi Phàm là tổ thứ năm, Phi Phàmtruyền cho Pháp Hoa Trí Uy là tổ thứ sáu, Trí Uy truyền cho Thiên Cung Huệ Oai là tổ thứ bảy, Huệ Oai truyền cho Tả Khê Huyền Lãng Huệ Minh là tổ thứ tám. Huyền Lãng truyền xuống Kinh Khê Trạm Nhiên là tổ thứ chín, Trạm Nhiên truyền xuống Quốc Thanh Đạo Toại Hưng Đạo là tổ thứ mười, Hưng Đạo truyền cho Quốc Thanh Quảng Tu Chí Hành là tổ mười một. Chí Hành truyền cho Vật Ngoại Chánh Định là tổ mười hai. Chánh Định truyền cho Nguyên Tú Diệu Thuyết là tổ mười ba, Diệu Thuyết truyền cho Thanh Tủng Cao Luận là tổ mười bốn. Cao Luận truyền cho Loa Khê Nghĩa Tịch Thường Chiếu là tổ mười lăm, Thường Chiếu truyền cho Minh Châu Bảo Vân - Nghĩa Thông Tánh Viễn là tổ mười sáu. Tánh Viễn truyền cho Tứ Minh Tri lễ Ước Ngôn Pháp Trí là Tổ mười bảy. Pháp Trí truyền cho Nam Bình Phạm Trăn là Tổ mười tám. Phạm Trăn truyền cho Tùng Giản Từ Biện là Tổ mười chín. Từ Biện truyền cho Xa Khê Trạch Khanh là Tổ 20, Trạch Khanh truyền cho Trúc Am Nghi Ông Khả Quán là Tổ 21. Khả Quán truyền cho Bắc Phong Nguyên Thật Tông Aán là Tổ 22, Tông Aán truyền cho Phật Quang Pháp Chiếu là Tổ 23. Pháp Chiếu truyền cho Tử Đình Sư Huấn là Tổ 24, Huấn truyền cho Đông Minh Huệ Nhựt là Tổ 25. Huệ Nhựt truyền cho Phổ Trí Vô Ngại là Tổ 26, Vô Ngại truyền cho Nam Thiên Trúc Lâm Huệ là tổ 27. Lâm Huệ truyền cho Đông Thiền Nguyệt Đình Đức là Tổ 28, Đức truyền cho Tôn giả Diệu Phong Chân Giác Bách Tùng là Tổ 29. Đó là thời trung hưng của Giáo Quán Tông.
Kệ truyền pháp của Thiên Thai Giáo Quán như sau:
Chân truyền chánh thọ
Linh nhạc tâm tông
Nhứt thừa đốn quán
Ấn định cổ kim
Niệm khởi tịch nhiên
Tu tánh lãng chiếu
Như thị trí đức
Thể bổn huyền diệu
Nhân duyên sanh pháp
Lý sự tức không
Đẳng danh vi hữu
Trung đạo viên dung
Thanh tịnh phổ biến
Cảm thông ứng thường
Quả huệ đại dụng
Thật tướng vĩnh phương.
Dịch nghĩa:
Chân truyền chánh pháp
Linh nhạc ấn tâm
Nhứt thừa giáo quán
Xưa nay hướng chân
Khởi niệm lắng trong
Tự tánh sáng soi
Trí đức làu thông
Thể tánh thậm thâm
Nhân duyên sanh pháp
Sự lý đều không
Sẵn danh là hữu (có)
Trung đạo viên dung
Thanh tịnh vô cùng
Mọi nơi cảm thông
Trí huệ diệu dụng
Thật tướng hằng luôn…
Lại lập kệ tiêu biểu thực hành như:
Phật pháp rộng truyền
Tổ đạo sâu hoằng
Thành lập tôn chỉ
Năng sở tịnh nhiên
Công hành thật hiển
Thông tỏ hẳn yên
Vạn pháp biến hiện
Hai, ba tinh chuyên
Ngộ nhập pháp môn
Giáo hóa đồng hành
Ta, người lợi lành
Rốt ráo sáng thanh
Khai thông nguồn mạch
Chỉnh đốn cương lãnh
Đời đời giữ thường
Luôn làm thuyền nương…
Từ đây trở xuống các phái khá phức tạp, nay chỉ lục ghi một chi của Linh Phong. Ngài Bách Tùng truyền Thiên Thai cho U KhêVô Tận Truyền Đăng là tổ thứ 30, Đăng truyền xuống Hiểu Phong Linh Phong Ngẫu Ích Trí Cưu Tố Hoa là Tổ 31. Phái Linh Phong giáo quán biệt xuất kệ như sau:
Trí sáng chân như hiện
Bản tánh khởi thật tu
Gốc chính phân ngăn dứt
Nguồn chân biển giác lưu
Giữ tín bồi nhân tốt
Nguyện rộng đạo càng sâu
Luật lệ bàn qui tắc
Đạo pháp vững ngàn thu…
Trí Cưu truyền Thương Huy Tịnh Thạnh, Tịnh Thạnh truyền cho Cảnh Tu Chân Minh, Chân Minh truyền cho Lý Nguyên Như Hồng. Như Hồng truyền cho Tố Liên Hành Châu, Hành Châu truyền cho Huệ Giác Toàn Thành. Toàn Thành truyền cho Hoằng Hải Tánh Phô. Từ Long Thọ trở đi đây là đời Tổ 37.
Đây lược tựa Thai giáo Chánh Tông Nguyên Ủy, những phái khác khá phức tạp không tiện đăng tải rõ từng phái một được.
- Chứng nghĩa ghi rằng, Thai Tông Nguyên Lưu một cuốn và Chỉ Nguyên Tập, các Tổ đều có tiểu truyện. Chỉ có Tổ thứ 28 trong sách Nguyên Lưu là Thiền truyện Minh Ông, trong sách Chỉ nguyên là Nguyệt Đình Đức Công. Căn cứ theo Đông Thiền Minh Ông mất vào năm Vạn Lịch nguyên niên. Bách Tùng sanh năm Đinh Dậu đời Gia Tĩnh, năm 22 tuổi tới chùa Đông Thiền nghe kinh Pháp Hoa. Tuy cùng một thời nhưng Đông Thiền là chủ giảng còn Nguyệt Đình là pháp sư (người giảng pháp) không phải là Minh Ông. Nên sách Chỉ Nguyên tập cho rằng Bách Tùng xuất phát từ cửa của Nguyệt Đình Đức Công. Chỉ có sách Nguyên Lưu nêu trực tiếp Minh Ông là đời thứ 29; cần phải quyết nghi đã. Khảo cứu lại chùa Lâu Trạch ở Gia Hưng có xuất bản một cuốn sách Thế phổ Thiên Thai tông đi thẳng cho Diệu Phong Bách Tùng là Tổ thứ 18. Ở trên trực tiếp Tứ Minh lấy nối hưng thạnh Tông Thiên Thai làm giao tiếp vậy. Nhiều đời nhìn chung rất xa cháu con không được ghi chép, cho chí mạch nguồn không theo khảo sát kỹ. Việc này không riêng Thai Tông như vậy. Ngày nay pháp mạch Đài Tông đều truyền bá thạnh hành các nơi. Có những cuốn như Chỉ Nguyên tập, Thế Hệ Nguyên lưu… cần nên tham khảo, vì để tiếp nối dòng pháp. Nên phải tùy lúc, tùy nơi lưu tâm ghi lại để duy trì về lâu về dài. Thậm chí kệ truyền pháp của Bách Tùng xử dụng để định danh; tiêu biểu hạnh dùng để lập hiệu. Vì thế pháp mạch chân truyền tức tiêu biểu hạnh của giáo pháp. Pháp tiêu biểu cả hai không trước và cũng không sau vậy.