Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Chống Quân Xâm Lăng Nhà Nam Hán Của Ngô Quyền (939 - 967)

17/05/201320:01(Xem: 7785)
Cuộc Chống Quân Xâm Lăng Nhà Nam Hán Của Ngô Quyền (939 - 967)



suviet-bia

ĐẠO PHẬT VÀDÒNG SỬ VIỆT

Hòa Thượng Thích Đức Nhuận

a của Họa Sĩ Phượng Hồng,
Trình Bày: Duy Nhiên, Phật Học Viện Quốc Tế California Hoa Kỳ ấn hành 1998

---o0o---



CUỘC CHỐNG QUÂN XÂM LĂNG
NHÀ NAM HÁN CỦA NGÔ QUYỀN
(939 - 967)

Ngô Quyền1người ở Đường Lâm (cùng quê với Phùng Hưng), một dòng dõi quý tộc, cha là Mân làm quan Bản Châu, ông có chí lớn, mưu cao, tài kiêm văn võ, khi quân Nam Hán còn ngấp nghé bên ngoài bờ cõi, ông đã sửa soạn công cuộc ứng chiến, và việc trước hết là chiếm lấy thành Đại La, giết tên phản chủ bán nước Kiều Công Tiễn để trừ nội họa; ổn định tình hình trong nước.

Cuối năm 938, vua Nam Hán ra lệnh cho hàng trăm vạn quân, do thái tử Lưu Hoằng Thao chỉ huy, ồ ạt kéo sang xâm chiếm nước ta. Trận chiến oanh liệt diễn ra trên sông Bạch Đằng, Hoằng Thao bị chết, còn quân giặc phần bị giết, phần bị chết chìm hoặc bị bắt, thiệt hại quá nửa. Hán chủ đành phải nuốt hận thu tàn quân về Tàu, chấm dứt thời kỳ mất nước kéo dài 1031 năm (một nghìn không trăm ba mươi mốt năm).

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, thành lập một quốc gia độc lập, đóng đô ở Cổ Loa (tỉnh Phú Yên) ở ngôi mới được sáu năm thì mất. Đáng lẽ ngôi cửu ngũ phải về tay Ngô Xương Ngập, con trưởng Ngô Quyền, nhưng Dương Tam Kha (em vợ Ngô Quyền và là con trai Dương Đình Nghệ)lại đoạt mất và xưng vương. Năm 950, Ngô Xương Văn là em Ngô Xương Ngập, nhờ có Dương Cát LơÏi và Đỗ Cảnh Thạc giúp sức, liền từ Sơn Tây kéo quân về vây thành và bắt được Tam Kha, nhưng vì nể tình cậu cháu tha cho Tam Kha tội chết. Khi đã chiếm được chính quyền, Ngô Xương Văn tự xưng Nam Tấn Vương và cho người đi triệu anh là Ngô Xương Ngập, tức Thiên sách Vương về kinh để cùng coi việc nước. Nhưng tình hình lúc ấy rối loạn, cuối đời nhà Ngô, anh em Ngô xương Văn và con cháu bất lực nên mới có cảnh Thập nhị sứ quân2.

Mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng đất, xây thành đắp lũy, nhằm thôn tính lẩn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hai mươi hai năm (945-767), gây ra không biết bao là tổn thất về nhân mạng và tài sản; dân tình phải chịu cực khổ lầm than. Sự sống còn của một dân tộc không thể để tình trạng ấy kéo dài thêm nữa; hoàn cảnh và lịch sử đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nội loạn, thống nhất đất nước về một mối.

(Đạo Phật Việt Nam từ thời Bắc thuộc thứ II qua thời Lý Nam Đế và suốt thời Bắc thuộc thứ III tuy có phát triển nhưng chưa được hưng thịnh như các triều đại ĐINH - LÊ - LÝ - TRẦN sau này).




---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2010(Xem: 6649)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
30/10/2010(Xem: 8415)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 3305)
QUYẾT ĐỊNH chuẩn y của Hội Đồng Giáo Phẩm về thành phần nhân sự Hội Đồng Điều Hành nhiệm kỳ II
19/10/2010(Xem: 4196)
Suốt bốn mươi năm qua, khi đề cập đến sinh hoạt của Phật Giáo Việt nam, chúng ta không thể không nói đến GHPGVNTN. Bởi vì trong bốn thập niên đó, GHPGVNTN đã đóng góp xứng đáng công sức của mình cho sự nghiệp hoằng dương Chánh Pháp và phát triển đất nước. Chính vì vậy mà GHPGVNTN đã nghiễm nhiên trở thành là một thực thể xã hội trong cộng đồng dân tộc Việt nam. Do đó, trải qua gần ba thập kỷ, mặc dù đảng cộng sản Việt nam đã sử dụng biết bao phương chước để tàn hại Giáo Hội, vẫn không làm sao có thể tiêu diệt được. GHPGVNTN vẫn tồn tại với bi nguyện và hùng lực của truyền thống lịch sử Phật giáo Việt nam. Để có cái nhìn quán triệt hơn về GHPGVNTN chúng ta cần lược qua bối cảnh lịch sử hình thành và những cuộc vận động của Giáo Hội từ bốn thập kỷ nay.
11/10/2010(Xem: 6311)
Hạnh phúc tôi nhỏ nhoi Một góc đời xa lạ Như một thoáng môi cười Ngọt ngào xanh mắt lá.
09/10/2010(Xem: 6357)
Tinh thần khoan dung của Phật giáo đã có tác dụng làm mềm hoá lịch sử, đồng thời cho thấy những “đúng - sai”, “công - tội” nơi mỗi con người không phải là điều bất biến.
04/10/2010(Xem: 5303)
Lời Sám Nguyện: ST.NS: Chúc Linh: Lời: Tâm Nguyệt: Pháp Danh: SDNTN:Nhuận Hải: CS: Lâm Minh Chi. http://www.quangnghiemtu.com
03/10/2010(Xem: 8922)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
30/09/2010(Xem: 3725)
Chân dung toàn cảnh về Học phái Phật giáo cho chúng ta cái nhìn mà qua đó Phân kỳ Phật giáo có thể chia làm 3 thời kỳ, đó là Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo Phát triển...
26/09/2010(Xem: 6479)
Phật Quốc Ký Sự
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567