Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”

13/11/202417:00(Xem: 183)
10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
day 2-hoi thao (50)

“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
  
Bhikkhu Sanghasena, Sáng lập viên và Chủ tịch, Mahabodhi Trung Tâm Thiền Quốc tế Ladakh, India
Phó Chủ tịch, Hội Đồng Tăng Già Phật giáo (WBSC)


Tôi xin gửi những lời chào ấm áp nhất từ những dãy núi cao Hi Mã Lạp Sơn (Himalyas)!

Tôi xin cảm ơn văn phòng trung ương Hội Đồng Tăng Già Phật Giáo Thế Giới (WBSC) đã mời tôi viết một bài ngắn về đề tài “Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”. Tôi nghĩ răng WBSC đã rất sáng suốt và đúng dắn khi chọn vấn đề rất quan trọng này để nói về những thách thức rất nghiêm trọng mà thế giói ngày nay phải đối diện.

Đạo Phật có nhiều thành viên Tăng già được thụ phong nhất trên thế giới và chính vì vậy Đạo Phật có một sức mạnh và tiềm năng lớn lao để tạo ảnh hưởng và thay đổi cách ứng xử của con người và thái độ của họ với các vấn đề này.

Vì tôi tới từ Ladakh, nằm trên rặng Himalayas cao ngất, tôi muốn chia sẻ những thách thức cụ thể và nghiêm trọng mà chúng ta đang đối đầu trong một vùng quan trọng về mặt địa lý và có môi trường dễ bị tổn thương. “Him” có nghĩa là tuyết và “alaya” có nghĩa là núi. Những núi tuyết này cũng còn được gọi là “cực thứ ba” vì chúng là quần thể tuyết và nước đá lớn thứ ba trên hành tinh của chúng ta, sau Nam cực và Bắc cực.

Những sông băng đá (glaciers) của dãy Himalayas, "cực thứ ba", tiếp tế nguồn sống cho những con sông khổng lồ của Á Châu và  nuôi sống phân nửa nhân loại. Rặng Himalayas Lớn có khối nước đá lớn nhất ngoài những vùng Nam và Bắc cực và là nơi bắt nguồn của 10 con sông lớn nhất Á Châu: Amu Darya Indus, Ganges, Brahmaputra, Irrawaddy, Salween, Mekong, Yangtze, Yellow, và Tarim. Tính chung, các lưu vực này cung cấp nước cho khoảng 1.3 tỷ người và vô số súc vật.

Tại vùng Ladakh trên dãy Himalayas, thay đổi khí hậu có những hậu quả sâu xa. Tuyết và nước đá tan chảy là những nguồn nước duy nhất tại Ladakh, và 90% nông dân tùy thuộc vào lượng nước này để tưới ruộng vườn và sinh sống. Nông nghiệp cần nước đúng lúc đặc biệt trong mùa trồng trọt ngắn ngủi. Nước đá tan chảy từ rặng Himalayas là nguồn nước ngọt lớn nhất cho miền Bắc Ấn Độ và cung cấp hơn phân nửa số lượng nước của sông Ganges. Từ nhiều thế kỷ, tuyết và nước đá tan chảy đã giúp cho con người sống còn tại Ladakh.

Thay đổi khí hậu ảnh hưởng tới điều này! Các sông băng đá đã lùi lên ở các độ cao hơn, tại đó chúng chỉ bát đầu tan chảy vào giữa tháng Sáu. Kết quả là có một sự thiếu hụt nước trầm trọng  giữa những tháng Tư và tháng Bảy, điều này gây hậu quả tai hại cho nông nghiệp. Câu hỏi mà nhiều người đang hỏi là: điều gì sẽ xảy ra khi mà các sông băng đá cuối cùng biến mất? Bớt tuyết rơi cũng có nghĩa là ít có tuyết tụ lại trên các sông băng đá, và hậu quả là ít nước chảy trong suối hơn. Thời kỳ tuyết rơi ngắn hơn mà chúng tôi đang hứng chịu mỗi mùa đông ngăn ít tuyết nào còn rơi biến  thành tinh thể đá cứng. 

Do đó, có thêm lượng sông băng đá bị tan chảy khi cái nóng của mùa hè kéo tới. Thay đổi khí hậu cũng đưa đến mưa, hơn là tuyết, đổ trên những nơi ở độ cao hơn nữa. Điều này cũng làm cho các sông băng đá tăng tốc tan chảy. Trong khi đó, các cơn mưa lớn, trước dây không ai biết dến chúng trên vùng sa mạc ở độ cao Ladakh, đã trở nên thường xuyên hơn, gây ra ngập lụt chớp nhoáng, cuốn trôi nhà cửa vườn tược, cây cối và gia súc.

Một số hậu quả tàn phá dữ dội nhất do việc nước đá tan chảy xảy ra khi các hồ đóng băng tràn bờ và hiện tượng Ngập Lụt do Hồ Đóng Băng Tràn Bờ (( Glacial Lake Outburst Floods (GLOFs)) diễn ra. Khí hậu thay đổi do đó đầu tiên là dẫn tới ngập lụt khắp nơi, nhưng về lâu dài khi mà tuyết biến mất sẽ có hạn hán vào mùa hè. Tren sông Ganges, lượng nước do nước đá tan chảy bị mất đi làm giảm lưu lượng thấp trong các tháng Bảy - Chín dến hai phần ba, gây ra thiếu nước cho 500 triệu người và 37 phần trăm đất được tưới.

Theo Hội Đồng Liên Chính Phủ về Thay Đổi Khí Hậu (IPCC) “ các sông băng đá trên dãy Himalayas đang lùi dần nhanh hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới và nếu mức lùi hiện nay tiếp tục, khả năng chúng biến mất vào năm 2035, và có thể sớm hơn rất là cao nếu trái đất tiếp tục nóng lên theo mức hiện tại”. Theo báo cáo của IPCC diện tích tổng cộng các sông băng đá trên dãy Himalayas sẽ teo lại từ 1,930,051 dặm vuông xuống còn 38,000 dặm vuông. Việc thay đổi khí hậu có thể có những hậu quả nghiêm trọng trong vùng. Nếu không được xử lý nhanh chóng, điều này có thể là một thảm họa. Cuộc sống của hàng tỷ người đang lâm nguy!

Không có thách thức nào lớn hơn cho những thế hệ hiện nay và tương lai hơn sự thay đổi khí hậu. Khi ngập lụt tràn đến, mây bùng nổ, thay đổi khí hậu diễn ra, chúng ta gọi đó là thiên tai. “Những chúng không phải là thiên tai, chúng là tai họa do con người taọ ra! Mối đe dọa nghiêm trọng mà thay đổi khí hậu đặt ra cho chính sự sống còn của chúng ta  là kết quả trực tiếp của sự can thiệp của con người vào thiên nhiên. Trong cuộc theo đuổi không ngùng nghỉ những ham muốn của chúng ta, cố gắng thỏa mãn lòng tham của mình, ngưới ta đã và tiếp tục tàn phá không xót thương sự tinh khiết của thế giới tự nhiên: làm ô nhiễm nước và không khí, phá hủy rừng cây để nhường chỗ cho nông nghiệp thương mại và tạo ta những rừng già không tự nhiên với các tòa nhà cao tầng bằng thép, xi măng, nhựa và kiếng.

Tất cả chúng ta ý thức được nhu cầu phát triển. Mọi người, từ nghèo nhất đến giàu nhất, từ ngu dốt đến học thức thật cao, từ làng xóm hẻo lánh nhất đến các thành phố lớn nhất, đều mong muốn phát triển tiên tiến. Họ muốn “hoàn toàn nói đến Phát triển” như Nước Đức hay Nhật, nhưng phát triển thực sự là gì vẫn còn là một câu hỏi lớn. Chúng ta chưa học được cách phân biệt đúng đắn giữa ham muốn phát triển theo nhu cầu và phát triển theo lòng tham. Cái mà chúng ta gọi là “phât triển”, như thể các cao ốc, kỹ thuật phức tạp vân vân đã diễn ra với một giá phải trả rất cao cho môi trường tự nhiên, đó chắc chắn không thể được coi là “phát triển”: các hệ sinh thái và chổ ở của chúng ta trong thế giới tự nhiên đang bị đe dọa. Cộng đồng nhân loại cũng phân tán và suy sụp do chính sự tiến bộ mà chúng ta đang tìm kiếm, gây ra bất an, sợ hãi và tranh chấp trên khắp thé giới.

Vì con người đang ngày càng trở nên những bộ phận phụ của kỹ thuật tân tiến và thị trường thế giói, chúng ta đang đối diện một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng, sống còn trong khi chúng ta phải đấu tranh để xác định chỗ đứng và mục đích của mình “trong thế giới mới”. Sự thách thức căn bản truớc mặt chúng ta là thiết lập một sự cân bằng toàn diện và hài hòa giữa những gì bề ngoài có vẻ như những lực và ưu tiên đối chọi nhau, bồi đắp lập một sự cân bằng toàn diện và hài hòa giữa phát triển đạo đức, xã hội và tâm lý, trau dồi một sự cân bằng toàn diện và hài hòa giữa khoa học và tôn giáo.

Sự phát triển kinh tế không đúng đắn đang tàn phá cấu trúc của đời sống: không khí, nước, cây cối, đất. Bất cứ hình thức phát triển nào mà đe dọa cấu trúc cuộc sống không được coi là “phát triển”. Tất cả mọi cố gắng của chúng ta phải nhằm chận đứng kiểu “phát triển” như vậy.  

 

 

“Con đường Trung Đạo” của Đức Phật:

Đức Phật đã chứng tỏ là người bảo vệ môi trường và sinh thái vĩ đại nhất. Ngài được sinh ra dưới gốc cây và thực hành thiền trong rừng. Ngài đạt giác ngộ dưới gốc cây và sống suốt đời, cùng với hàng ngàn đệ tử dưới gốc cây. Ngài chứng tỏ sự tôn trọng cao độ đối với thiên nhiên: yêu thương súc vật và bảo vệ môi trường. Ngài dạy đệ tử không phung phì dù chỉ một giọt nước, không cắt dù chỉ một cái lá mà không có lý do thật chính đáng. Những lời dạy của Đức Phật trong Tứ Diệu Đế nằm ngay trong tâm điểm triết lý và cuộc sống giác ngộ. Đó là Trung Đạo (Majjhimā-patipadã) vì đường này tránh hai thái cực: một thái cực là đi tìm hạnh phúc qua khoái lạc của giác quan, điều này được coi là thấp kém, bình dân, không có lợi và là cách của những người tầm thường; thái cực kia là đi tìm hạnh phúc qua việc tự hành hạ thân xác và đi theo những hình thức khổ hạnh, điều này được coi như gây đau đớn, không đáng để làm và không có lợi. Sau khi chính mình đã trải qua những thái cực này và nhận ra chúng không có hiệu quả Đức Phật khám phá ra, một lần nữa bằng kinh nghiệm của chính bản thân, “Con Đường Trung Đạo”, con đường đưa đến tầm nhìn xa và hiểu biết, dẫn đến bình an, sáng suốt, giác ngộ, niết bàn. Con Đường Trung Đạo thường được gọi là Bát Chánh Đạo (Ariya Atthangika Magga) vì gồm có tám loại.

Đức Phật đạt đến Con Đường Trung Đạo thông qua chính kinh nghiệm sống của mình, đầu tiên là người thừa hưởng một ngai vàng, sống cuộc đời khoái lạc; về sau là con người tâm linh từng trải nghiệm khổ hạnh. Sau khi nhận ra là không có thái cực nào – buông thả lẫn tự chối từ thân mình – đem đến sự mãn nguyện, Ngài bênh vực cho Con Đường Trung Đạo, một cách tuyệt hảo, cân bằng bên trong mỗi con người với bên ngoài và một sự ôn hòa dựa trên sống theo Bát Chánh Đạo, điều này bao gồm đúng đắn trong nhận thức, chủ ý, lời nói, hành động, cuộc sống, cố gắng, quan tâm và tập trung. Nhận diện lòng tham, thù hận và hoang tưởng là những vấn nạn căn bản của cá nhân, gia đình và thế giới, Đức Phật ủng hộ cho vô ngã và việc trau dồi trí tuệ, lòng độ lượng và từ bi, coi đây như là nền móng cho hạnh phúc của nhân loại, trong khi những lời Phật dạy và “Con Đường Trung Đạo” hướng về giác ngộ của cá nhân. Những điều này cũng quan trọng và đóng vai trò thực tiễn trong việc thay đổi xã hội mà nhiều người thấy rất cần thiết ngày nay.

Những lời Phật dạy về bất bạo động, sự dung thứ, ôn hòa, rộng lượng và từ bi không chỉ giới hạn trong giới Phật tử. Những giáo lý và đạo đức trong “Con Đường Trung Đạo” áp dụng được và thích hợp cho toàn nhân loại. Học giả và thày tu người Mỹ Bhikkhu Bodhi viết:” Con Đường Trung Đạo” không phải là sự thỏa hiệp giữa hai thái cực mà là một con đường vươn lên cao bên trên hai thái cực đó, tránh những chỗ bẫy mà chúng đưa “Con Đường Trung Đạo” vào, con đường này là một lựa chọn khác thay cho những hệ tư tưởng cực đoan. Sự ổn định và hạnh phúc, theo định nghĩa, đòi hỏi sự cân bằng và ôn hòa, không thiên vị, dù cho đó là tiêu thụ nhiều quá hay ít quá, một nền kinh tế trì trệ hay tăng trưởng dồn dập.

“Con Đường Trung Đạo” của Đức Phật nhấn mạnh sự chủ ý đúng: những hình thức đạo đức như sự rộng lượng, từ bi và trí tuệ soi sáng quá trình quyết định về những vấn đề phát triển, sản xuất và tiêu thụ tân tiến, bao gồm việc sử dụng các kỹ thuật tân tiến, những ký thuật thân thiện với môi trường và tốt cho hệ sinh thái, nói cách khác là “ổn định”. Chúng ta hãy áp dụng công thức trong “Tứ Diệu Đế” của Phật (CattariAriyasaccâni) vào vấn đề trọng đại là thay đổi khí hậu và sự hủy hoại  môi trường:

Thánh đế thứ nhất là đau khổ

Thánh đế thứ hai là nguyên nhân của đau khổ

Thánh đế thứ ba là sự chấm dứt đau khổ

Thánh đế thứ tư là con đường hay cách dẫn đến chấm dứt đau khổ

Giờ đây, sự đau khổ của thời đại chúng ta là thay đổi khí hậu và sự hủy hoại môi trường; đây là thánh đế đầu tiên. Thánh đế thứ hai, lý do của khủng hoảng môi trường hay đâu khổ, là sự tham lam của con người. Khi cố gắng thỏa mãn lòng tham con người đang làm ô nhiễm và tàn phá môi trường tự nhiên. Thánh đế thứ ba là sự bảo đảm có một giải pháp giúp loại bỏ cuộc khủng hoảng môi trường của chúng ta và mọi đau khổ nảy sinh từ cuộc khủng hoảng đó.

Khủng hoảng thay đổi khí hậu bao vây thế giới là do con người tạo ra. Do đó, bất kỳ điều gì được con người tạo ra có thể được chận lại và chúng ta có khả năng để chận chúng lại. Thánh đế thứ tư là con đường, kỹ thuật hay những cách và phương tiện dùng để chận những cách ứng xử của con người đang tạo ra khủng hoảng thay đổi khí hậu. Để hiểu cách dẫn đến chỗ chấm dút sự hủy hoại môi trường và thay đổi khí hậu chúng ta cần phân biệt giữa lòng tham và nhu cầu chân chính. Chúng ta cần hiểu là lòng tham/ích kỷ luôn luôn là nguyên do của đau khổ.. Sự đau khổ của chúng ta giờ đây là sự thay đổi khí hậu và sự hủy hoại môi trường do lòng tham của con người. Do đó, mọi hoạt động phát triển gây ra thay đổi khí hậu và hủy hoại môi trường phải được chận đứng ngay tức khắc.

 

Cầu xin nền đạo đức, sự mãn nguyện và lòng độ lượng phổ biến và lan tỏa

Cầu xin con ma lòng tham và mọi hoạt động không thân thiện vói môi trường và sinh thái chấm dút và biến mất

Cầu xin mọi người thực sự phát tâm tôn trọng, chăm lo, thương yêu, mở rộng lòng độ lượng và từ bi với mẹ trái đất, nước, cây và súc vật

Cầu xin mọi người không bao giờ sử dụng các tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn thật sự cần thiết

Cầu xin trí tuệ phổ biến rộng khắp cho mọi người cùng làm việc để cứu hành tinh đẹp đẽ này!

Cầu xin những mục tiêu của Thượng Đỉnh Phát Triển Ổn Định 2015 thành công!

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với cơ thể mạnh mẽ

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với tinh thần chói sáng

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với nền văn hóa giàu có

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với tinh thần đạo đức đồ sộ

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với giác ngộ tâm linh

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với hài hòa xã hội

Cầu xin cho nhân loại lớn lên với vật chất phồn thịnh

Cầu xin cho nhân loại lớn lên trong tình thân thiện trên khắp trái đất

Cầu xin cho nhân loại lớn lên trong môi trường hòa bình

 

Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh chuyễn ngữ

 

***HẾT***

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 4126)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 6585)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
08/01/2022(Xem: 7673)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
06/01/2022(Xem: 6009)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7479)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 3686)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
04/01/2022(Xem: 9288)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5414)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
03/01/2022(Xem: 4491)
Lời Giới Thiệu: Bài viết “How a Vietnam War veteran became a Zen Buddhist monk” (Tiến trình một cựu chiến binh Hoa Kỳ thời Cuộc Chiến VN trở thành một Thiền sư Phật giáo) trên đài ABC Radio National là của hai tác giả Karen Tong và Meredith Lake viết cho mục Soul Search trên đài ABC Radio National. Bản dịch ra tiếng Việt do Nguyên Giác thực hiện như sau.
03/01/2022(Xem: 5626)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]