Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa

13/11/202412:15(Xem: 165)
09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa


day 2-hoi thao (49)

Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa

(Environment Restoration for Harmonious Co-existence)


Trong những thập niên gần đây nhân loại đã chứng kiến những hậu quả tai hại của sự thoái hóa môi trường trên khắp mặt địa cầu. Sự thoái hóa này đe dọa không chỉ sự cân bằng của các hệ sinh thái mà ngay cả sự tồn tại của nhiều loài động vật trong đó có con người. Để đáp trả cuộc khủng hoảng này đã có một cuộc tập trung ngày càng lớn vào việc phục hồi môi trường: tiến triình sửa sang và làm sống lại những hệ sinh thái đã thoái hóa. Trong Đạo Phật quan niệm phục hồi môi trường có nguồn gốc sâu xa trong những nguyên tắc về phụ thuộc lẫn nha, từ bi và quan tâm. Trong bài này điểm chính là tìm hiểu những lời dạy của Đạo Phật về vấn đề phục hồi môi trường và cách mà những lời dạy đó đề cao sự sống chung với môi trường.

Điểm cốt lõi trong quan niệm Phật giáo về môi trường là quan niệm phụ thuộc lẫn nhau. Đạo Phật dạy rằng mọi chúng sinh đều liên hệ vói nhau và tùy thuộc lẫn nhau. Hạnh phúc của mỗi cá nhân nối kết mật thiết với hạnh phúc của tổng thể. Sự liên đới này cũng diễn ra nơi thế giới tự nhiên, nơi đó con người được coi như một phần nhất định của hệ sinh thái, hơn là tách rời khỏi hệ đó. Trong truyền thống Đại Thừa sự liên đới này được biểu lộ qua quan niệm “duyên khởi” (paticcasamuppāda), theo đó mọi hiện tượng phát sinh tùy vào những nguyên do và điều kiện. Hiểu được sự liên đới này là điều thiết yếu để tiếp cận việc phục hồi môi trường, vì điều đó cổ vũ một ý thức trách nhiệm và sự lo lắng cho thế giới tự nhiên.

Nguyên tắc Phật giáo về từ bi (Karunā) cũng đóng một vai trò đáng kể trang việc tái tạo môi trường. Tù bi trong khuôn khổ Đạo Phật kéo theo sự mong muốn làm giảm khổ đau cho mọi chúng sinh. Điều này bao gồm không chỉ con người mà cả các súc vật, cây cỏ và toàn bộ môi trường. Những lời dạy của kinh sách Phật giáo nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc thực hành từ bi cho mọi sinh vật, như vậy là bao gồm cả môi trường. Trong khuôn khổ phục hồi môi trường, lòng từ bi thúc đẩy các cá nhân hành động hướng tới việc chữa lành môi trường và bảo vệ mọi sinh vật sống nhờ vào đó. Khi nhận ra được nỗi khổ đau do thoái hóa môi trường gây ra, các Phật tử được khuyến khích hành động để phục hồi và bảo vệ thế giới tự nhiên.

Yathāpibhamarōpuppham - vannagandhamaheṭayampaletirasamādaya - evamgamēmuni care

Khi các thày tu vào làng để khất thực (pindapātha), như con ong hút nhụy hoa mà không làm hại bông hoa, thày tu phải ứng xử cách nào mà không ai bị tổn thương.                 (Dhammapada Câu 49)

Quan tâm là một quan niệm căn bản khác của Đạo Phật, khuyến khích mọi người ý thức những ý tưởng, câu nói và hành động của mình. Ý thức này bao gồm ảnh hưởng của các sinh hoạt của con người trên môi trường. Thực hành sự quan tâm thúc đẩy một mối liên kết sâu sắc với thế giới tự nhiên và khuyến khích mọi người xét đến hậu quả của các hành động của họ đối với môi trường.

Thông qua sự quan tâm các Phật tử được yêu cầu có những chọn lựa đầy ý thức, những chọn lựa giảm thiểu tối đa thiệt hại gây ra cho môi trường và gia tăng tối đa hạnh phúc của nhân loại. Phương pháp dựa trên sự quan tâm này nhằm phục hồi môi trường gồm có những cách thực hành như duy trì cuộc sống ổn định, các cố gắng bảo tồn và đề cao những sáng kiến thân thiện với hệ sinh thái.

Một trong những cách thực hành chính trong Đạo Phật nhằm giải quyết việc phục hồi môi trường dựa trên quan niệm “Dāna,”, quan niệm này có nghĩa là hào phóng hoặc cống hiến. Hành động dāna có ý nghĩa vượt ra ngoài những của cải vật chất và bao gồm việc cống hiến thời gian, cố gắng và sự săn sóc của mình để giúp người khác.Trong khuôn khổ phục hồi môi trường, thực hành dāna gồm có đóng góp vào việc bảo vệ và làm sống lại môi trường thiên nhiên. Điều này có thể diễn ra dưới dạng tham gia các hoạt động dọn dẹp vệ sinh, trồng cây, hỗ trợ các dự án bảo tồn, hay đề cao các cách thức sống ổn định. Với tư cách là hiện thân của tinh thần dāna các Phật tử tham gia tích cực vào các hành động nâng cao hạnh phúc của môi trường, cổ vũ sự sống chung hài hòa với thế giới tự nhiên

Cách Đạo Phật giải quyết vấn đề phục hồi môi trường cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của cách cư xử có đạo đức với môi trường. Năm Lời Giáo Huấn, một bộ hướng dẫn đạo lý cho Phật tử bao gồm việc không làm hại các sinh vật và chỉ lấy những gì cần thiết. Những lời giáo huấn này cung cấp một khuôn khổ cho cách ứng xử có đạo đức cả trong cách đối xử với môi trường. Khi tuân theo lời giáo huấn không làm hại, Phật tử được yêu cầu tránh các hành động đóng góp vào sự thoái hóa của môi trường, như là ô nhiễm, phá rừng và khai thác các tài nguyên thiên nhiên. Thay vào đó họ được khuyến khích áp dụng một phương cách đầy quan tâm và từ bi trong các tương tác với môi trường, đặt trọng tâm và sự ổn định và bảo tồn.

Trong truyền thống Tiểu Thừa lẫn Đại Thừa, lý tưởng Bồ Tát và Phật tính tượng trưng cho quyết tâm phục vụ mọi chúng sinh, điều này bao gồm cả thế giới tự nhiên. Các Bồ Tát là các cá nhân đã nguyện đạt giác ngộ để phục vụ chúng sinh và đã thề làm việc không mệt mỏi để chấm dút khổ đau. Trong khuôn khổ phục hồi môi trường, lý tưởng Bồ Tát truyền cảm hứng cho các Phật tử để tiếp cận các vấn đề môi trường với một tinh thần vị tha và quên mình. Bằng cách kết hợp những đức tính từ bi, trí tuệ và khôn khéo, các Bồ Tát bắt tay vào các hoạt động đề cao việc chữa lành và phục hồi môi trường, đi đến sự sống chung hài hòa của mọi chúng sinh.

“ēkapuggalolokēuppajjamānouppajjatibahujanahitāyabahujanasukhāyalokānukampāya”

Có một người sinh ra để tạo cuộc sống tốt hơn và hạnh phúc cho nhiều người, để chứng tỏ từ bi cho thế giới hiện nay.  (AnguttaraNikāya – ēkakanipāta)

Nhãn quan Phật giáo về vô thường (aniccā) cũng cho thấy cách tiếp cận việc phục hồi môi trường. Phật tử hiểu rằng mọi hiện tượng, kể cả môi trường, đều chịu sự thay đổi và phân rã. Ý thức về vô thường này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc săn sóc và bảo vệ thế giới tự nhiên. Ý thức nhắc nhở mọi người về sự mong manh của môi trường và sự cần thiết phải hành động gấp rút để tái tạo và bảo tồn môi trường. Sự tôn kính quan niệm vô thường là một động cơ mạnh mẽ thúc đẩy Phật tử dấn thân vào các cố gắng bảo tồn thiên nhiên, công nhận bản chất ngắn ngủi của môi trường và nhu cầu bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.

Những lời dạy trong kinh sách Phật giáo đưa ra một khuôn khổ sâu sắc và toàn diện cho việc phục hồi môi trường và sự sống chung hài hòa với thế giới tự nhiên. Những nguyên tắc về liên kết, từ bi, quan tâm, dāna, cách cư xử đạo đức, lý tưởng Bồ tát, và vô thường tất cả đều hướng dẫn Phật tử trong cách họ tiếp cận việc chữa lành và phục hồi môi trường. Bằng cách vun đắp một ý thức trách nhiệm sâu xa, sự săn sóc và thái độ biết ơn đối với môi trường, Phật tử cố gắng tạo ra một sự sống chung hài hòa trong đó mọi chúng sinh có thể phát triển.

Chấp nhận những lời dạy trong kinh sách Phật giáo không chỉ đem lợi lộc cho thế giới tự nhiên mà còn thúc đẩy một ý thức sâu xa về sự liên kết, từ bi và quan tâm trong các cá nhân, cuối cùng đóng góp vào hạnh phúc của hành tinh và những con người sống trên đó.

Đại Đức Parawahera Chandarathana Thera

Trưởng Tăng già Nayaka tại Pháp

Một trong các phó chủ tịch WBSC                      

Trung Tâm Phật giáo Quốc tế tại Pháp

Việt dịch: Chơn Thanh Chu Bảo Cảnh 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5498)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5583)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5084)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13709)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10194)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5163)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4881)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12961)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5671)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5583)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]