Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

08/04/202407:29(Xem: 766)
Tuần 3

TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 3 THÁNG 4, 2024)
Diệu Âm lược dịch




HÀN QUỐC: Xá lợi Phật giáo hồi hương Hàn Quốc sau 85 năm ở Hoa Kỳ

SEOUL, Hàn Quốc – Các xá lợi Phật giáo từ thế kỷ 14 đã được ra mắt giới truyền thông vào ngày 19-4-2024, một ngày sau cuộc hồi hương lịch sử về Hàn Quốc sau 85 năm ở Hoa Kỳ.

Tông phái Jogye, Phật phái lớn nhất của Hàn Quốc, đã trưng bày xá lợi sau khi tổ chức một buổi lễ Phật giáo tại bảo tàng của Jogye ở trung tâm Seoul.
Sau khi được Bảo tàng Mỹ thuật, Boston, một trong 3 bảo tàng nghệ thuật uy tín nhất Hoa Kỳ lưu giữ suốt 85 năm, các xá lợi đã được một phái đoàn của Tông phái Jogye mang về nhà vào ngày 18-4. Việc hoàn trả được thực hiện theo một thỏa thuận mang tính bước ngoặt đạt được vào tháng 2, trong đó bảo tàng đồng ý tặng xá lợi cho giáo phái Jogye và thúc đẩy việc cho mượn hộp đựng xá lợi.

Xá lợi sẽ được chuyển đến di tích Chùa Heoam ở Yangju, tỉnh Kyunggi, nơi được cho là ban đầu lưu giữ các xá lợi này.
Người Hàn Quốc tin rằng xá lợi và hộp đựng thánh tích đã bị đưa ra khỏi đất nước một cách trái phép trong thời kỳ là thuộc địa Nhật Bản (1910-45) trước khi được bán cho bảo tàng Mỹ thuật Boston vào năm 1939.
(yna.co.kr – April 19, 2024)


tuan 3 thang 4
Các nhà sư Phật phái Jogye chiêm bái xá lợi của Đức Phật và 2 vị tôn sư - được lưu truyền từ triều đại Goryeo thế kỷ 14 (918-1392) - trong buổi lễ được tổ chức tại bảo tàng về lịch sử và văn hóa Phật giáo Hàn Quốc ở trung tâm Seoul vào ngày 19-4-2024, để đánh dấu sự trở lại của các xá lợi này từ Bảo tàng Mỹ thuật, Boston sau 85 năm

tuan 3 thang 4 (1)

Hình ảnh xá lợi của Đức Phật được công bố với giới truyền thông tại bảo tàng Phật giáo ở trung tâm Seoul vào ngày 19-4-2024

Photos: Yonhap




TÍCH LAN: Tiến sĩ A.T. Ariyaratne, người sáng lập Phong trào Sarvodaya, từ trần ở tuổi 93

Người sáng lập Phong trào Sarvodaya Shramadana của Tích Lan, Tiến sĩ A.T. Ariyaratne đã từ trần ở tuổi 93 vào ngày 16-4-2024 tại một bệnh viện tư ở Colombo.

Tiến sĩ A.T. Ariyaratne là Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự của Phong trào Sarvodaya Shramadana của Tích Lan, một tổ chức nhân đạo cấp cơ sở dựa trên khái niệm ‘chia sẻ lao động, tư tưởng và năng lượng để thức tỉnh tất cả mọi người’.
Phong trào Sarvodaya đã hoạt động trên khắp Tích Lan từ năm 1958, bất chấp nhiều khó khăn mà tổ chức này phải đối mặt trong nhiều năm qua.
Ngay từ khi thành lập, Tiến sĩ A.T. Ariyaratne đã gọi Phong trào Sarvodaya Shramadana là một sự thực hiện Lời dạy của Đức Phật vì sự Phát triển Bền vững và Hòa bình. Ông đã chứng minh trong Thực hành cách áp dụng Lời dạy của Đức Phật vào sự thăng tiến của đời sống Tâm linh, Đạo đức, Văn hóa, Xã hội, Kinh tế và Chính trị của cộng đồng.
Trong hơn 63 năm, Phong trào Sarvodaya đã tiếp tục phục vụ với tư cách là phong trào phi chính phủ lớn nhất ở Tích Lan, và Tiến sĩ Ariyaratne đã nhận được nhiều giải thưởng quốc gia và quốc tế để ghi nhận cam kết của ông đối với quốc gia và người dân nước này.
(adaderana.lk – April 16, 2024)



tuan 3 thang 4 (2)
Tiến sĩ A.T. Ariyaratne
Photo: adaderana.lk

HOA KỲ: Đại học Phật giáo Pháp Giới ở California được tái công nhận học thuật 8 năm

Đại học Phật giáo Pháp giới (DRBU), tọa lạc tại thị trấn Ukiah, bắc California, thông báo rằng trường đã được Ủy ban Đại học và Cao đẳng WASC cấp giấy tái công nhận học thuật 8 năm sau khi xem xét toàn diện, để ghi nhận cách tiếp cận mang tính thay đổi của trường đối với giáo dục đại học cũng như đối với đội ngũ giảng viên và nhân viên có trình độ cao.

Đại học Phật giáo Pháp giới lần đầu tiên được cấp chứng nhận học thuật vào năm 2018. Trường nhận thấy rằng việc tái công nhận được cấp vào tháng 3 năm nay đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển và trưởng thành của mình, vốn là nơi cung cấp các chương trình đại học, thạc sĩ và chứng chỉ, và là trường duy nhất được công nhận học viện 4 năm ở Quận Mendocino.
Đại học Phật giáo Pháp giới cung cấp trải nghiệm giáo dục độc đáo tập trung vào các văn bản cốt lõi của châu Á và phương Tây cũng như sự tích hợp của các bài tập chiêm niệm. Trường đại học này tìm cách thể hiện một truyền thống đặc trưng hóa bởi kiến thức về nghệ thuật và khoa học, tự trau dồi và theo đuổi trí tuệ.

Một nhóm từ Ủy ban Đại học và Cao đẳng đã đến thăm Đại học Phật giáo Pháp giới vào tháng 10 năm ngoái để tiến hành đánh giá kéo dài 3 ngày về học viện Phật giáo này cũng như về cơ sở vật chất và hoạt động học thuật của nó.
(Buddhistdoor Global – April 19, 2024)


tuan 3 thang 4 (3)
Đội ngũ giảng dạy và sinh viên trường Đại học Phật giáo Pháp Giới California
Photo: DRBU

TÍCH LAN: Đoàn thể Phật giáo Tích Lan yêu cầu ‘bảo vệ Phật giáo’ và ‘bảo vệ đất chùa’

Tuần trước Tăng hội Toàn Tích Lan Bala Mandalaya đã trình bày một loạt đề nghị, kêu gọi chính phủ Tích Lan “bảo đảm đất đai chùa và bảo vệ Phật giáo Nguyên thủy trong nước và quốc tế”.

Các tu sĩ Phật giáo đã trình bày các đề nghị này với Thư ký của Tổng thống, Saman Ekanayake, tại Cơ quan Chính phủ của Tổng thống và tuyên bố rằng có “mối liên hệ giữa việc giáo dục tôn giáo suy giảm và sự gia tăng tội phạm xã hội”.

Ban Truyền thông của Tổng thống Tích Lan chào mời các đề xuất này như một nỗ lực nhằm “nuôi dưỡng một xã hội đạo đức”.

“Thư ký Bộ Các vấn đề Tôn giáo và Văn hóa Phật giáo đã khẳng định sự phù hợp của các đề nghị với luật hiện hành và bảo đảm sẽ đệ trình lên Tổng thống Wickremesinghe”, Ban Truyền thông của Tổng thống lưu ý .

Đáp lại yêu cầu của họ, Thư ký Ekanayake đã đề cập đến các chương trình quốc gia đang diễn ra và nói rằng một ủy ban sẽ được thành lập để giải quyết những lo ngại của họ và một báo cáo sẽ được đệ trình lên tổng thống Ranil Wickremesinghe.

(TAMIL GUARDIAN - April 17, 2024)


tuan 3 thang 4 (4)tuan 3 thang 4 (5)

Các tu sĩ Phật giáo kêu gọi chính phủ Tích Lan “bảo đảm đất đai chùa và bảo vệ Phật giáo Nguyên thủy trong nước và quốc tế” tại Cơ quan Chính phủ

Photos:Tamil Guardian

THÁI LAN: Kỳ nghỉ Năm Mới của Thái Lan nhắc nhở lời kêu gọi mới nhằm chấm dứt thực hành phóng sinh của Phật giáo

Bên cạnh lễ đón năm mới truyền thống của Thái Lan được gọi là Songkran, Bộ Thủy sản Thái Lan đã đưa ra cảnh báo chống lại hoạt động thả cá và rùa vào các tuyến đường thủy địa phương.

Mặc dù tin rằng thực hành này mang lại công đức tốt cho người phóng sinh, các quan chức chính phủ vẫn cảnh báo rằng nó có thể dẫn đến thiệt hại về mặt sinh thái.

Bộ trưởng Bộ Thủy sản, ông Bancha Sukkaew, nhấn mạnh sự cần thiết phải tránh thả các loài không phải bản địa vào các vùng nước tự nhiên. Ông lưu ý rằng một số loài này có thể không phù hợp để tồn tại trong môi trường mới, trong khi những loài khác có thể phá vỡ hệ sinh thái hiện có.

Thả động vật về tự nhiên, thường được gọi là “phóng sinh”, là một thực hành phổ biến của các Phật tử trong các ngày lễ và sự kiện lớn, vì người ta tin rằng nó sẽ tạo ra công đức vốn có thể chuyển sang kiếp sau và hơn thế nữa. Tuy nhiên, những hành động như vậy có thể gây ra những hậu quả không lường trước được.

Trong khi một số người coi thả động vật là một hành động có công đức, thì những người khác lại tranh cãi rằng việc đưa động vật ra khỏi môi trường tự nhiên của chúng với mục đích thả lại là phi đạo đức.

Cuộc tranh luận này nhấn mạnh sự phức tạp xung quanh truyền thống làm công đức bằng cách phóng sinh động vật trong các ngày lễ Phật giáo ở Thái Lan.

(Buddhistdoor Global – April 16, 2024)


tuan 3 thang 4 (6)

Cá phóng sinh bị chết


tuan 3 thang 4 (7)

Một buổi phóng sinh cá tại Thái Lan
Photos: time.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 6494)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
06/01/2022(Xem: 3902)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 4920)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 2934)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
04/01/2022(Xem: 7542)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 4496)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
03/01/2022(Xem: 3409)
Lời Giới Thiệu: Bài viết “How a Vietnam War veteran became a Zen Buddhist monk” (Tiến trình một cựu chiến binh Hoa Kỳ thời Cuộc Chiến VN trở thành một Thiền sư Phật giáo) trên đài ABC Radio National là của hai tác giả Karen Tong và Meredith Lake viết cho mục Soul Search trên đài ABC Radio National. Bản dịch ra tiếng Việt do Nguyên Giác thực hiện như sau.
03/01/2022(Xem: 3241)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
30/12/2021(Xem: 3983)
Cư sĩ Salim Wijaya và Cư sĩ Julie Suwanto, những Phật tử Indonesia tài năng đang làm việc tại Công ty Signa Philippines, đã chính thức làm lễ Hằng thuận (kết hôn) tại Phật Quang Sơn Vạn Niên Tự, 656 Ocampo St, Malate, Manila, 1004 Metro Manila, Philippines vào ngày 23 tháng 12 vừa qua. Hai họ đã thành tâm cung thỉnh trụ trì Vạn Niên Tự Pháp sư Diệu Tịnh chứng minh hôn lễ, chúc phúc cát tường.
30/12/2021(Xem: 3147)
Kỷ niệm 120 năm (818-2018) ngày Quốc sư Minh Tịch Đạo Nghĩa (명적도의국사가, 明寂道義國師, 783-821) người đặt nền móng và sáng lập Thiền phái Tào Khê tại bán đảo Đông Bắc Á này, người đầu tiên dẫn mạch nguồn Thiền pháp Tào Khê từ Trung Hoa sang Hàn Quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567