- Day 1: Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 2/3/2024)
- Day 2: Lễ Khai Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Quán Âm Sơn Đạo Tràng, Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 2: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (thứ Bảy 3/3/2024)
- Day 3: Hội Thảo tại Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 3: Lễ Bế Mạc Đại Hội Tăng Già Thế Giới kỳ 11 tổ chức tại Chùa Pháp Tựu, Auckland, Tân Tây Lan (04/03/2024)
- Day 4: Bổ sung 2 tân thành viên vào Ủy Ban Hoằng Pháp thuộc Hội Tăng Già Thế Giới tại Đại Hội kỳ 11 tổ chức tại Auckland, Tân Tây Lan (05/03/2024)
- Báo cáo kết quả Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế Giới tổ chức tại Auckland, New Zealand
- Tuyên Bố Chung New Zealand của Đại hội lần thứ 11 của Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
- 6_Một quan điểm Phật Giáo về việc Bảo Tồn và Giữ Gìn Môi Trường
- 7_Tầm quan trọng của “Trái tim tinh khiết” trong Xã Hội Ngày Nay
- 8_Hài hòa Sinh Thái, Sự Sống còn của Nhân loại và Sự Ổn định
- 09_Phục hồi Môi trường để tạo sự Sống Chung Hài Hòa
- 10_“Phục hồi môi trường để tạo sống chung hài hòa”
- 11_Phục Hồi và Sống Hài Hòa với Môi Trường Thiên Nhiên
Tuyên Bố Chung New Zealand
của Đại hội lần thứ 11 của
Hội Đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới
vào ngày 5 tháng 3 năm 2024
Tăng đoàn khắp nơi trên thế giới tề tựu về Nam Bán Cầu,
Cùng nhau tạo nên nhân duyên sinh hài hòa;
Đây là Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên ở Auckland
Ý thức về việc cùng tồn tại sự bình đẳng của mọi chúng sinh.
Đại hội lần thứ 11 của Hội đồng Tăng Già Phật giáo Thế giới tại Auckland, New Zealand từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 3 năm 2024 với sự tham dự của 497 đại biểu Tăng đoàn Phật giáo và quan sát viên từ khắp nơi trên thế giới. Trong Đại hội, các đại biểu đã đạt được sự đồng thuận sau khi thảo luận về chủ đề đại hội và đưa ra tuyên bố chung như sau.
Mở đầu:
Thế giới ngày nay, con người đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khoảng cách giàu nghèo, phân biệt chủng tộc, xung đột chiến tranh và các vấn đề khác. Các hệ thống xã hội và môi trường mà con người dựa vào để tồn tại lành mạnh, có xu hướng xấu đi. Những thay đổi này đang đe dọa nghiêm trọng đến sự tồn tại và phát triển của con người.
Là một trong ba tôn giáo lớn của thế giới, Phật giáo chủ trương lý tưởng từ bi, bình đẳng và bao dung, cung cấp nguồn tư tưởng quan trọng để giải quyết các thách thức và đóng vai trò tạo nên vận mạng chung của nhân loại.
1/Trở về với thiên nhiên
Theo Phật giáo, con người là một phần của môi trường tự nhiên và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Đạo Phật nói về đạo lý nhân quả. Sự gây thiệt hại của con người đối với môi trường thiên nhiên cuối cùng sẽ trở lại gây hại cho chính bản thân họ.
Vì vậy, với tư cách là những người lãnh đạo tu tập trong cộng đồng Phật giáo, Tăng đoàn chúng ta nên kêu gọi Phật tử trên thế giới nêu gương quay về với thiên nhiên, tôn trọng thiên nhiên, yêu thích thiên nhiên và sống hòa hợp với thiên nhiên.
2/Chung sống hài hòa
Lời dạy của Đức Phật về “sự đồng nhất của chúng sinh và hoàn cảnh bên ngoài” trong nhiều kinh cho thấy Phật giáo tin vào vận mạng chung của con người và thiên nhiên. Do đó, rất rõ ràng rằng lý tưởng chung sống hài hòa giữa con người và thiên nhiên luôn được Phật giáo chủ trương. Những lý tưởng từ bi, bình đẳng và bất bạo động của Phật giáo có thể hướng dẫn con người tôn trọng thiên nhiên, yêu thiên nhiên và chung sống hài hòa với thiên nhiên.
Chúng tôi kêu gọi Phật tử mọi giới trên thế giới tích cực thực hành lý tưởng chung sống hài hòa, thúc đẩy sự hiểu biết và bao dung giữa các nền văn hóa, tôn giáo và chủng tộc, phản đối chiến tranh, bảo tồn môi trường tự nhiên mà chúng ta đang phụ thuộc vào để sinh tồn, xây dựng vận mạng chung của nhân loại, và nỗ lực đạt được cõi Tịnh độ trên hành tinh này.
3/Hành động thiết thực
Để hiện thực hóa mục tiêu quay về với thiên nhiên và chung sống hòa hợp, chúng tôi kêu gọi Phật tử trên thế giới thực hiện những điều sau:
1) Tích cực tuyên truyền và thực hành lý tưởng Phật giáo trong đối thoại về môi trường, bảo tồn trái đất, tăng cường trao đổi và hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn trong đối thoại về môi trường, đồng thời cùng nhau nâng cao năng lực và trình độ trong công tác đối thoại về môi trường.
2) Ủng hộ tinh thần từ bi, bình đẳng và bao dung, đồng thời thúc đẩy trao đổi và hợp tác giữa các nền văn hóa, tôn giáo và chủng tộc khác nhau.
3) Tích cực tham gia các hoạt động phúc lợi xã hội, giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, góp phần xây dựng mái nhà tươi đẹp, nơi con người và thiên nhiên cùng tồn tại hài hòa.
Chúng ta hãy chung tay và cùng nhau xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn! Cầu nguyện hết thảy chúng sinh được giải thoát mọi đau khổ và đạt được an lạc hạnh phúc.
1
Anh-Hoa ngữ: Dr.Chen-Huang Cheng
Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
New Zealand Declaration of the 11th General Conference of
the World Buddhist Sangha Council
on 5th March 2024
Sangha from all parts of the world gather in south hemisphere,
And, create jointly the harmonious dependent co-arising;
This is the first ever general conference in Auckcland
Which realizes the co-existence of living beings’ equality.
The 11th General Conference of the World Buddhist Sangha Council in Auckland, New Zealand from the 3rd to 5th March 2024 was attended by 497 Buddhist Sangha delegates and observers from all over the world. During the conference, the delegates reached a consensus after in-depth discussion on the conference theme, and, issued a declaration as follows.
Foreword
In today's world, human beings are facing serious challenges such as climate change, environmental pollution, wealth gap, racial discrimination, war conflicts and other problems. The social and environmental systems on which people rely for a healthy existence tend to deteriorate. These changes pose a serious threat to the survival and development of human beings.
As one of the three major religions of the world, Buddhism advocates the ideals of compassion, equality and tolerance, provides an important ideological resource for solving the challenges, and plays a role in creating the common destiny of mankind.
1/ Return to nature
According to Buddhism, human beings are part of the natural environment, and are closely related to it. Buddhism talks about the principle of cause and effect. The human’s damage to the natural environment will ultimately harm themselves in return.
Therefore, as leaders of practice in Buddhist community, all of we sangha should call on Buddhists around the world to set an example of returning to the nature, respecting the nature, loving the nature, and living in harmony with the nature.
2/ Harmonious co-existence
The Buddha’s teaching of "the non-duality of sentient beings and external circumstance" in many sūtras indicates that Buddhism believes in the common destiny of human beings and the nature. It is, therefore, very clear that the ideal of harmonious co-existence between human beings and the nature has always been advocated by Buddhism. The Buddhist ideals of compassion, equality and non-violence can guide people to respect the nature, to love the nature, and to co-exist harmoniously with the nature.
We call upon Buddhists all over the world to actively practice the ideal of harmonious co-existence, promote understanding and tolerance among different cultures, religions and races, oppose war, conserve the natural environment on which we depend for our survival, construct a common destiny of mankind, and strive for the realization of the pure land on earth!
3/ Practical Action
In order to realize the goal of returning to the nature and living in harmonious co-existence, we call on Buddhists around the world to take the following actions:
1) To actively propagate and practice the Buddhist ideal of environmental conversation, to conserve the earth, to strengthen exchanges and co-operation, to share experiences and practices in environmental conversation, and to jointly improve the capacity and level of environmental conversation work.
2) To advocate the spirits of compassion, equality and tolerance, and to promote exchanges and co-operation among different cultures, religions and races.
3) To participate actively in social welfare activities, help the disadvantaged groups, and contribute to the construction of a beautiful home where people and nature can co-exist harmoniously.
Let us join hands and work together to build a better world! May all sentient beings be freed from suffering and attain happiness.
世界佛教僧伽會第十一屆大會紐西蘭宣言
2024年3月5日
第十一屆世界佛教僧伽會詮體會員會議於 2024 年 3 月 3 日至 5 日在紐⻄蘭奧克蘭舉行, 來自世界各地的 497 多名佛教僧伽代表參加了會議。會議期間,與會代表圍繞主題進行了深 入研討,達成共識,並發表宣言。宣言內容如下:
前言
當今世界,人類面臨著嚴峻的挑戰,譬如氣候變化、環境污染、貧富差距、種族歧視、戰爭衝突等問題日益嚴重,人們賴以健康生存的社會環境系統開始出現了問題,並開始有惡化的趨勢,這些變化給人類的生存和發展帶來了嚴重的威脅。
作為世界三大宗教之一的佛教所倡導的慈悲、平等、包容的理念,為解決人類面臨的挑戰提供了重要的思想資源,可以為提倡人類命運共同體起到應有的作用。
一、回歸自然
佛教認為,人類是自然環境的一部分,與自然息息相關。佛教講因緣果報,人類對自然環境的破壞,最終將反過來傷害自身。
因此,作為佛教界修行的領導者,我們所有僧伽應當呼籲世界各地的佛教徒,要以身作則,回歸自然,尊重自然、愛護自然,與自然和諧共生。
二、和諧共生
佛陀在諸多經典中提到「依正不二」,這表明佛教認為人與自然是一個生命共同體,因可見,倡導人與自然和諧共生的理念是佛教的一貫主張。佛教的慈悲、平等、非暴力等理念, 可以引導人們尊重自然、愛護自然,與自然和諧共生。
我們呼籲世界各地的佛教徒,要積極踐行和諧共生的理念,促進不同文化、不同宗教、 不同種族之間的理解與包容,反對戰爭,共同保護我們所賴以生存的自然環境,構建人類命運共同體,為實現人間淨土而努力!
三、如法踐行
為了實現回歸自然、和諧共生的目標,我們呼籲世界各地佛教徒共同採取以下行動:
1. 積極宣傳和踐行佛教的環保理念,保護地球家園,加強交流與合作,分享環保經驗和做法,共同提高環保工作的能力和水平;
2. 倡導慈悲、平等、包容的精神,促進不同文化、不同宗教、不同種族之間的交流與合作;
3. 積極參與社會公益活動,幫助弱勢群體,為建設人與自然和諧共生的美好家園做出貢獻。
讓我們攜手合作,共同努力,為構建一個更加美好的世界而努力!願一切眾生離苦得樂。
Day 2: Opening ceremony
Day 2:
Day 3:
Day 3: Closing ceremony:
Day 4: Oneness temple: