Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trao Tặng Thanh Văn Tạng cho Đại Học Hamburg, Đức Quốc

16/06/202307:06(Xem: 3351)
Trao Tặng Thanh Văn Tạng cho Đại Học Hamburg, Đức Quốc

TRAO TẶNG THANH VĂN TẠNG CHO ĐẠI HỌC HAMBURG

 

Ngày 14.06.2023 vào lúc 16:00, Hòa thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT) đã đến đại học Hamburg, Đức quốc để trao tặng 29 cuốn Kinh thuộc phần Thanh Văn Tạng của Đại Tạng Kinh Việt Nam đến Thư viện đại học để các nhà nghiên cứu và sinh viên có cơ hội tiếp xúc với Thánh điển Việt ngữ. Trước đó cư sĩ Nguyên Đạo trong Hội Ấn Hành Đại Tạng Kinh Việt Nam đã liên lạc và tìm hiểu, được biết rằng Thư viện Học viện châu Á và châu Phi thuộc Viện Đại học Hamburg (Universität Hamburg Asien-Afrika-Institut, Bibliothek) đã có đầy đủ mọi sưu tập Tam Tạng Kinh Điển bằng các ngôn ngữ khác trên thế giới như Tây Tạng, Nhật Bản, Trung Hoa v.v..., kể cả tiếng Mông Cổ nhưng chưa có Kinh điển hay Đại tạng tiếng Việt.

Do vậy các Giáo sư và Ban Giám đốc Thư viện rất vui mừng đón nhận Đại Tạng Kinh Việt Nam lần đầu tiên.

Trong buổi Lễ Tiếp Nhận, về phía Đại học Hamburg và quan khách có các vị:

- Bà Dr. Astrid Menz, Giám đốc thư viện.

- Bà Birte Plutat, Quản thủ thư viện, chuyên viên Ấn Độ học.

- Prof. Dr. Carola Roloff (tức Ni Sư Jampa Tsedroen) thuộc Trung tâm Numata về Phật học của Viện (Universität Hamburg - Numata Zentrum für Buddhismuskunde).

- Bà Denia Rositzki, đại diện Liên hội Phật giáo Hamburg (Buddhistische Religionsgemeinschaft Hamburg).

- Prof. Dr. Olaf Beuchling, giáo sư của trường IBA University Hamburg.

Về phía Việt Nam, tháp tùng cùng Hòa Thượng Chánh Thư Ký có một số trí thức Phật tử gốc Việt Nam sinh sống tại Hamburg và vùng phụ cận như bác sĩ Văn Công Trâm và phu nhân Nguyệt Hà, ông bà Nguyễn ngọc Tuấn và Nguyễn thị Thu Các, cư sĩ Nguyên Đạo.

Hòa Thượng Thích Như Điển đã trình bày sơ bộ về quá trình thành lập HĐPDTTLT dưới sự lãnh đạo của Hòa thượng Tuệ Sỹ và cố vấn của giáo sư Lê Mạnh Thát; cũng như các công đoạn hình thành phần đầu Tạng Thanh Văn cho đến nay, các chương trình phiên dịch và đào tạo qua các lớp Phạn ngữ ở Heidelberg Đức quốc. Mọi thành viên đều hớn hở xem các ấn bản Thanh Văn Tạng lần này và đón chờ các ấn bản sắp tới.

Sau đó bà Quản thủ Thư viện Plutat đã hướng dẫn phái đoàn đến tham quan thư viện của phân khoa. Nhân dịp này Hòa thượng Như Điển đã tặng cho thư viện tác phẩm mới nhất của Hòa thượng vừa xuất bản "Bàn về mối quan hệ giữa Tôn giáo, Giáo dục và Văn hóa" cũng như báo Viên Giác số 255 mới nhất.

Buổi Lễ Trao Tặng kết thúc vào lúc 18:00 giờ cùng ngày. Tất cả mọi tham dự viên đều vô cùng hoan hỷ.

Giáo sư khoa trưởng Michael Zimmermann ngay sau đó đã liên lạc xin phép đưa tin và hình trên trang nhà của Universität Hamburg - Numata Zentrum für Buddhismuskunde trong những ngày tiếp theo để các giáo sư và sinh viên cùng biết.

Văn phòng Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp sẽ tiếp tục liên lạc giới thiệu đến các đại học và thư viện khác tại nước Đức trong thời gian sắp tới.

(Tin và hình: Nguyên Đạo)




thanh van tang (1)thanh van tang (2)thanh van tang (3)thanh van tang (4)thanh van tang (5)thanh van tang (6)thanh van tang (7)thanh van tang (8)thanh van tang (9)thanh van tang (10)thanh van tang (11)thanh van tang (12)thanh van tang (13)thanh van tang (14)thanh van tang (15)thanh van tang (16)thanh van tang (17)thanh van tang (18)thanh van tang (19)thanh van tang (20)thanh van tang (21)thanh van tang (22)thanh van tang (23)thanh van tang (24)thanh van tang (25)thanh van tang (26)thanh van tang (27)thanh van tang (28)thanh van tang (29)thanh van tang (30)thanh van tang (31)thanh van tang (32)

 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/01/2022(Xem: 4096)
Ung Chính lên ngôi lấy hiệu "Thuận Trị Hoàng đế, 順治皇帝" từ nhỏ đã thích đọc kinh sách Phật giáo, quảng giao tăng chúng, tinh thông Phật lý. Vua học thiền với Quốc sư Chương Gia, được hướng dẫn Thiền tọa liên tục trong hai ngày, đương thời Quốc sư Chương Gia (章嘉國師) khen ngợi vua có Chủng Tính Tối Thượng Thừa, khuyến khích bế quan nhập Thất Thiền tu, 14 ngày đêm miên mật tham cứu công án thoại đầu...
08/01/2022(Xem: 6549)
Bengal cổ đại là một trung tâm chính của Phật học, nghệ thuật và chủ nghĩa đế quốc; quả thực, đạo Phật là nền tảng của di sản văn hóa và ngôn ngữ của Bengal - bài thơ đầu tiên ở Bengali là Charyapada, được sáng tác bởi Chư tôn thiền đức Tăng già Phật giáo thời bấy giờ. Các Charyapada là tập hợp các bài thơ Thần kỳ, những bài tán thán sự chứng ngộ trong Kim Cương thừa truyền thống của Phật giáo mật tông ở các nơi Assam, Bengal, Bihar và Orissa. Theo các học giả đương đại, thuật ngữ Dharma trong tiếng Bengal có nghĩa là "Bauddha Dharma" (Buddhadharma) hoặc Phật pháp (佛法) và thuật ngữ Dharmapuja có nghĩa là "Buddhapuja". Khi Phật giáo bắt đầu suy tàn ở nhiều nơi khác nhau của Ấn Độ, nơi trú ẩn cuối cùng của Phật giáo là ở Bengal.
08/01/2022(Xem: 7628)
Các trung tâm giáo dục Phật giáo ở Ấn Độ và Sri Lanka như Đại học Phật giáo Nālanda và Đại học Phật giáo Mahāvihāra đã đem lại một nguồn năng lượng trong sự nghiệp giáo dục tuyệt vời. Không chỉ duy trì mạng mạch Phật giáo, các trung tâm giáo dục Phật giáo còn tạo ra một xã hội hòa bình ở hầu hết các quốc gia châu Á trong hơn 25 thế kỷ qua.
06/01/2022(Xem: 5925)
Vương quốc Phật giáo Bhutan là quốc gia duy nhất đặt hạnh phúc vào cốt lõi cấu trúc chính sách công. “Tổng Hạnh phúc quốc gia” (GNH) không chỉ mang tính kế thừa ấm áp trong ánh dương trí tuệ và tươi mát, trong suối nguồn từ bi Phật giáo; mà còn là tiêu chí không thể thiếu đối với an ninh văn hóa, và chính trị của quốc gia.
06/01/2022(Xem: 7353)
Phong trào Thanh niên Hồi giáo Malaysia hay Angkatan Belia Islam Malaysia (ABIM) đã cung thỉnh nhà lãnh đạo tinh thần lưu vong của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia diễn đàn về các vấn đề biến đổi khí hậu tại một cuộc đối thoại được tổ chức từ ngày 15 đến 16 tháng 1 năm 2022, theo đưa tin từ thestar.com.my ngày 3 tháng 1 vừa qua. Ngài sẽ cùng tham gia với các học giả đa ngành nổi tiếng trong các lĩnh vực nghiên cứu Hồi giáo, Phật giáo, đạo đức sinh học và khoa học môi trường.
06/01/2022(Xem: 3645)
Tổng công ty phát triển du lịch Telangana (Telangana Tourism Development Corporation), có trụ sở tại bang Telangana, miền trung Ấn Độ đã công bố kế hoạch cập nhật trong việc phát triển Sriparvatarama hay Buddhavanam – công viên chủ đề di sản Phật giáo, công viên chủ đề Phật giáo đầu tiên ở Ấn Độ với những tổ hợp miêu tả các sự kiện lớn trong cuộc đời Đức Phật cũng như các câu chuyện tiền thân Đức Phật. Buddhavanam tọa lạc tại Nagarjunasagar cách Hyderbad khoảng 159 km về phía đông nam, đã tiết lộ một kho tàng di tích Phật giáo cổ đại, dự kiến mở cửa sớm, mặc dù ngày khánh thành vẫn chưa được công bố.
04/01/2022(Xem: 9222)
Đại Bảo tháp tại Sanchi được kiến tạo vào thời trị vì của vị minh quân thánh triết Ashoka, nhân vật vĩ đại trong lịch sử của Ấn Độ, vị vua Phật tử hộ trì chính pháp Phật đà, người đã có công trải rộng và phát triển giáo pháp đức Phật trong suốt những năm ông ta trị vì; và luôn luôn mong mỏi được truyền bá khắp 5 Châu 4 bể. Một cấu trúc vòm bằng gạch, được xây dựng theo kiểu mẫu vũ trụ Phật giáo. Xuyên qua tam vòng tròn là một cột trụ vươn lên, qua đỉnh vòm, tượng trưng cho cột đỡ vũ trụ. Trên cùng của nó là 3 đĩa tròn, biểu thị Tam bảo (ba ngôi báu, Phật, Pháp, Tăng), được xem là một trong những khu kiến trúc bằng đá cổ nhất Ấn Độ, những di tích Phật giáo tại Sanchi là những miêu tả kinh điển cho nghệ thuật và kiến trúc của triều đại Maurya dưới hình thức Bảo tháp (Stupa), những ngôi tự viện linh thiêng của đạo Phật.
04/01/2022(Xem: 5392)
Ngôi già lam cổ tự Ta Som (tiếng Khmer: ប្រាសាទតាសោម), ngôi chùa nhỏ ở trong quần thể Thánh địa Phật giáo Angkor, Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kiến tạo vào cuối thế kỷ 12 cho Quốc vương Jayavarman VII (tại vị: 1181-1215?). Ngôi già lam cổ tự tọa lạc tại dông bắc của Angkor Thom và ngay phía đông của Neak Pean ("con rắn quấn") tại Angkor, một hòn đảo nhân tạo với một chùa trên một đảo hình tròn ở Preah Khan Baray được xây trong thời kỳ trị vì của đức Quốc vương Jayavarman VII vị anh minh Phật tử hộ pháp Đại thừa Phật giáo, vị vua thần hộ trì chính pháp đầy nhân ái, người đã xả thân lưu lại trần gian vì lợi ích của muôn dân. Đức Quốc vương Jayavarman VII còn có công xây dựng vô số bệnh viện khắp đất nước Campuchia.
03/01/2022(Xem: 4427)
Lời Giới Thiệu: Bài viết “How a Vietnam War veteran became a Zen Buddhist monk” (Tiến trình một cựu chiến binh Hoa Kỳ thời Cuộc Chiến VN trở thành một Thiền sư Phật giáo) trên đài ABC Radio National là của hai tác giả Karen Tong và Meredith Lake viết cho mục Soul Search trên đài ABC Radio National. Bản dịch ra tiếng Việt do Nguyên Giác thực hiện như sau.
03/01/2022(Xem: 5462)
Lần đầu tiên tôi được cảm giác "Hòa bình"*, như một câu khẩu hiệu nhóm nhạc, trở lại vào sau giữa thế kỷ 20 thập niên 1950 từ các nhạc sĩ be-bop trong làng nhạc jazz khu vực Toronto, Canada, những người đã quen với việc giao tiếp bằng biệt ngữ Tiểu văn hóa (Hipster) và được mã hóa. "Hòa bình" biểu thị việc cố gắng không trở nên nổi khùng trong thế giới điên cuồng thát loạn, tàn nhẫn, bất cần. Chúng tôi đang tổn thương tâm lý và chúng tôi cần được an ủi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]