Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tin Tổng Hợp về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 33 và 10 ngày An Cư Kiết Hạ của Tăng Ni thuộc GHPGVNTNAC tại Khánh Anh đại tự vùng Evry, Pháp Quốc

22/07/202207:47(Xem: 1200)
Tin Tổng Hợp về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 33 và 10 ngày An Cư Kiết Hạ của Tăng Ni thuộc GHPGVNTNAC tại Khánh Anh đại tự vùng Evry, Pháp Quốc
Tin Tổng Hợp về Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 33 và 10 ngày An Cư Kiết Hạ của Tăng Ni thuộc GHPGVNTNAC tại Khánh Anh đại tự vùng Evry, Pháp Quốc
 

                                                                                                       Thích Như Điển

 

Hằng năm GHPGVNTNAC vẫn tổ chức khóa An Cư Kiết Hạ ngắn hạn trong vòng 10 ngày và đặc biệt là Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu cũng được tổ chức song song với việc tu tập hành trì của chư Tăng Ni trong Giáo Hội. Trong vòng hơn 2 năm qua vì nạn Covid 19, nên Giáo Hội đã không tổ chức được 2 khóa tu học trực tiếp mà phải qua hệ thống Zoom, và năm nay mặc dầu Covid vẫn chưa giảm trên các đại lục, nhưng Giáo Hội vẫn quyết định tổ chức KTHPPAC lần thứ 33 nầy và Thượng Tọa Thích Quảng Đạo, đương kiêm Trụ Trì chùa Khánh Anh đứng ra làm trưởng Ban Tổ Chức cho khóa học. Kết quả là có 36 Tăng, 35 Ni và hơn 246 cư sĩ Nam Nữ Phật Tử khắp Âu Châu về chùa Khánh Anh tham dự từ ngày 11 đến ngày 20 tháng 7 năm 2022 vừa qua.

 

Sáng ngày 12 tháng 7 năm 2022 sau thời khóa công phu khuya, chư Tôn Đức Tăng Ni vân tập nơi Chánh Điện để tác pháp An Cư trong 10 ngày và mỗi ngày có hai thời tụng Kinh Đại Bảo Tích vào buổi sáng và tối. Riêng buổi chiều thì chư Tăng Ni Hội Thảo về nhiều đề tài khác nhau cũng như hiện tình Giáo Hội của các châu và tình hình sinh hoạt chung của Phật Giáo ở trong và ngoài nước. Buổi chiều ngày 12 tháng 7 là phần Khai Thị của Hòa Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch, nhưng năm nay Hòa Thượng Đệ Nhị đã thay thế và đã đề cập đến Thanh Văn Tạng cũng như Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh và  những bộ Đại Tạng Kinh khác của Phật Giáo Việt Nam.

 

Về lớp học có chia ra nhiều lớp khác nhau như: lớp Oanh Vũ do các Huynh Trưởng GĐPTAC hướng dẫn. Lớp 1, lớp 2 và lớp 3 do chư Tôn Đức Tăng Ni trong Giáo Hội Hướng Dẫn và lớp 4 của Tăng Ni năm nay quy tụ được gần 10 vị xuất gia từ Sa Di, Sa Di Ni và Thức Xoa Ma Na Ni do chư Tôn Đức Tăng Ni hướng dẫn tu học theo tinh thần Kinh Di Giáo. Kết quá thật là khả quan.

 

Tối ngày 14 tháng 7 năm 2022 vừa qua Giáo Hội đã họp định kỳ thường niên, nhằm kiểm điểm lại những thành quả của những năm qua và chuẩn bị cho việc tu học trong năm 2023 sắp đến. Và đây là chương trình cụ thể:

 

Từ ngày 2 đến ngày 11.1.2023 An Cư Kiết Đông tại Khánh Anh Đại Tự, Pháp Quốc.

Từ ngày 24 đến ngày 2.8.2023 Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu kỳ thứ 34 và 10 ngày An Cư Kiết Hạ của Chư Tăng Ni Âu Châu tại trú xứ Khánh Anh Đại Tự, Pháp Quốc cũng như Đại Hội Khoáng Đại nhiệm kỳ VIII, bầu lại thành phần Hội Đồng Điều Hành của Giáo Hội nhiệm kỳ 2023-2027.

Ngày 12&13.8.2023 lễ khánh thành Tu Viện Lộc Uyển tại Rostock, Đức Quốc.

Từ ngày 17 đến 19.8.2023: Lễ húy kỵ lần thứ 10 cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm, Đại Giới Đàn Minh Tâm và Hiệp Kỵ Về Nguồn tại Pháp.

Từ ngày 25 đến ngày 27.8.2023 Lễ Hoàn Nguyện Thư Viện chùa Thiện Minh Lyon, Pháp Quốc

Ngày 15.10.2023 Lễ Khánh Thành chùa Vạn Hạnh Hòa Lan.

 

Nhân dịp nầy Giáo Hội cũng đã xét đến việc tấn phong cho Quý Đại Đức lên hàng giáo phẩm Thượng Tọa đã thọ giới Tỳ Kheo vào những năm 2001 và 2002 như: ĐĐ Thích Tâm Nhựt, ĐĐ Thích Hạnh Định, ĐĐ Thích Hạnh Luận, ĐĐ Thích Hạnh Giới và ĐĐ Thích Hạnh Thức. Bên chư Ni có Quý Sư Cô được tấn phong lên hàng Giáo Phẩm Ni Sư như: Sư Cô T.N Huệ Thiện (Cô Huệ Thiện đã được Hòa Thượng Thích Tâm Châu tấn phong từ lâu; nhưng nay Sư Cô muốn gia nhập chính thức vào Giáo Hội Âu Châu; nên mong được tấn phong lại). Sư Cô TN Huệ Ngọc, Sư Cô TN Thông Nguyệt, Sư Cô TN Thông Nghĩa. Đây là thành quả tu học cũng như phục vụ cho Giáo Hội và các tự viện trong thời gian suốt 20 năm qua.

 

Cả ngày thứ Bảy (16.7.2022) Gia Đình Phật Tử Việt Nam Âu Châu và Hải Ngoại đã thực hiện những buổi lễ sau đây: Lễ thọ cấp Tập, cấp Tín và Cấp Tấn cho các Huynh Trưởng đã tham dự các trại huấn luyện Huynh Trưởng lâu nay. Buổi lễ Hiệp Kỵ chư Tôn Đức Tăng Ni, các Huynh Trưởng GĐPT và đặc biệt là lễ truy thăng cấp Dũng cho cố Huynh Trưởng Tâm Ngọc Lê Giao. Buổi tối cùng ngày làm lễ kết thúc bậc Lực của GĐPT trên thế giới cũng như công bố những thành quả và các Tiểu Luận của các Huynh Trưởng trong thời gian qua và được biết GĐPT Chánh Dũng, Huynh Trưởng Từ Lạc đã nhận được giải thủ khoa, Huynh Trưởng Tâm Tịnh GĐPT Chánh Niệm Berlin, lãnh giải Á Khoa và một Huynh Trưởng ở Úc cũng đã nhận giải Á Khóa. Ngoài ra còn ba bài văn viết về Thắng Man Phu Nhơn, tinh thần tu học cũng như Kinh Duy Ma Cật đã được các Huynh Trưởng của các GĐPT Chánh Dũng, Chánh Niệm được đọc lên bài viết của mình cho thính chúng các châu lục nghe. Hôm đó có cả các Huynh Trưởng tại Úc Châu, Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ tham dự để chứng minh và phát chứng chỉ tốt nghiệp của bậc Lực lần nầy. Không khí sinh hoạt trên Zoom thật thân thương và hài hòa, mặc dầu chúng ta đang sống ở nhiều nơi trên thế giới khác nhau về giờ giấc cũng như phương tiện.

 

Ngày 17 tháng 7 năm 2022 nhằm ngày 19 tháng 6 âm lịch năm Nhâm Dần là lễ vía Đức Bồ Tát Quan Thế Âm, ngày nầy trong khóa tu có một số Phật Tử phát tâm thọ Thập Thiện do Hòa Thượng Đệ Nhất truyền giới, trong khi đó Hòa Thượng Đệ Nhị và một số chư Tăng Ni cũng như Phật Tử tham dự chương trình ra mắt thành tựu sơ bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam thuộc Thanh Văn Tạng do Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ làm Chủ Tịch và Hòa Thượng Thích Như Điển làm Chánh Thư Ký (Quý Vị có thể xem thêm bài tường thuật của Cư Sĩ Huệ Hương đã đăng trên các trang nhà như: Quảng Đức, Hoằng Pháp, Viên Giác v.v…để hiểu rõ thêm nội dung của buổi lễ ra mắt nầy). Có gần 260 người tham dự, hơn 40 vị Chat và Livestream cũng như những phương tiện truyền thông khác. Kết quả sau hơn 3 tiếng đồng hồ nghe thuyết trình và cảm tưởng và Đạo từ của nhiều Cư Sĩ và nhiều bậc Tôn Túc ở các Châu Lục khác nhau; nên không khí của buổi lễ rất trang nghiêm và thành công mỹ mãn. Đây là dấu ấn ban đầu để nay mai sẽ tiếp tục phiên dịch và ấn hành Bồ Tát Tạng.

 

Suốt ngày 18 tháng 7 năm 2022, cả chư Tăng Ni và Phật Tử luân phiên niệm Phật, kinh hành từ 9 giờ sáng đến 17 giờ chiều qua 4 nhóm khác nhau và mỗi nhóm trì tụng hồng danh của Đức Phật A Di Đà trong vòng 2 tiếng đồng hồ. Tuy bên ngoài trời Paris nóng bức lên đến 41, 42 độ C, nhưng trong thâm tâm của mọi người con Phật đều vô cùng an lạc.

 

Ngày hôm sau lẽ ra lễ bế giảng tổ chức vào buổi chiều, nhưng vì trời nóng quá nên Hòa Thượng Đệ Nhất Chủ Tịch đề nghị nên cử hành lễ giải chế An Cư Kiết Hạ 10 ngày và Khóa Tu Học Phật Pháp Âu Châu vào buổi sáng, để bưổi chiều khi trời mát, các học viên còn giúp dọn dẹp các lớp học để trả lại nơi chốn sinh hoạt của chùa như xưa.

 


khoa tu 33 (1)khoa tu 33 (2)khoa tu 33 (3)khoa tu 33 (4)khoa tu 33 (5)khoa tu 33 (6)khoa tu 33 (7)khoa tu 33 (8)khoa tu 33 (9)khoa tu 33 (10)khoa tu 33 (11)khoa tu 33 (12)khoa tu 33 (13)khoa tu 33 (14)khoa tu 33 (15)khoa tu 33 (16)khoa tu 33 (17)khoa tu 33 (18)khoa tu 33 (19)khoa tu 33 (20)khoa tu 33 (21)khoa tu 33 (22)khoa tu 33 (23)khoa tu 33 (24)khoa tu 33 (25)khoa tu 33 (26)khoa tu 33 (27)khoa tu 33 (28)khoa tu 33 (29)khoa tu 33 (30)khoa tu 33 (31)khoa tu 33 (32)khoa tu 33 (33)khoa tu 33 (34)khoa tu 33 (35)khoa tu 33 (36)khoa tu 33 (37)khoa tu 33 (38)khoa tu 33 (39)khoa tu 33 (40)khoa tu 33 (41)khoa tu 33 (42)khoa tu 33 (43)khoa tu 33 (44)khoa tu 33 (45)khoa tu 33 (46)khoa tu 33 (47)


Tối hôm bế giảng ngày 19 tháng 7 năm 2022, Thượng Tọa Thích Viên Giác, tức nhạc sĩ Phi Long đã điều hợp một chương trình văn nghệ cuối khóa hơn hai tiếng đồng hồ rất thành công viên mãn. Những lời ca tiếng hát, những điệu múa câu hò đã mang mọi người về lại với quê hương Việt Nam trong muôn thuở. Đặc biệt các em Oanh Vũ do các Anh Chị Trưởng đã tập cho một màn kịch để nhớ về quá khứ là: Tại sao ta có mặt ở chốn nầy? Có lẽ đây là màn kịch hay nhất và có ý nghĩa nhất trong đêm văn nghệ hôm đó.

 

Sáng hôm sau ngày 20 tháng 7 năm 2022 mọi người đã lần lượt ra về, để trả lại không gian yên tĩnh của Đại Tự Khánh Anh, vì hơn 300 người hiện diện trong 10 ngày đã làm cho khung cảnh Thiền Môn nầy đã chuyển mình để tùy duyên thâu nạp mọi thành phần và mọi thuận duyên cũng như nghịch cảnh. Trong 10 ngày nầy có độ 10 vị nhiễm Covid; nhưng Thầy Tri Sự và TT Trụ Trì đã khéo cho những vị nầy di chuyển sang Tháp Quan Âm, nơi Sư Ông Minh Tâm đang an nghỉ mà Thầy Quảng Đạo gọi là Tháp Sinh và Tháp Địa Tạng, nơi để tro cốt của các Phật Tử gọi là Tháp Tử. Âu đó cũng là nhân duyên, cũng là sự thể hiện tinh thần Bồ Tát Đạo để chia xẻ sự khổ đau với mọi người trên quả địa cầu nầy.

 

Ai đến cũng vui và khi ra về có một cái gì đó dường như còn luyến tiếc. Đó là đạo tình và đạo vị của Thượng Tọa Trụ Trì Thích Quảng Đạo và Tăng Ni Chúng cũng như Phật Tử tại Bổn Tự Khánh Anh. Đồng thời những học viên và chư Tăng Ni phải niệm ân đến các Ban Trai Soạn của chùa Phổ Hiền, Ban Trai Soạn của các Phật Tử đến từ Hòa Lan và Ban Trai Soạn địa phương đã không ngại gian nan, chẳng từ khó nhọc đứng trong bếp suốt 10 ngày như thế, trong khi bên ngoài, trời đã chẳng có một giọt mưa, thay vào đó là những giọt mồ hôi nhễ nhại với cái nóng trên 40 độ C là một sự kham nhẫn phi thường. Xin cúi đầu thâm tạ và hẹn lại tất cả Quý Vị vào khóa An Cư Kiết Đông vào đầu năm dương lịch 2023 sắp đến.

 

Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát. 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/03/2011(Xem: 12181)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
04/03/2011(Xem: 4023)
Từ trước đến lúc bấy giờ, Phật Giáo được truyền bá qua Tây Phương thường qua các công trình của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đông phương và các triết gia. Chưa có người Phật tử da trắng nào nghiên cứu đạo Phật và thực hành chánh pháp để truyền bá sang Tây phương, nói chi là cộng đồng ‘Phật tử’.
27/02/2011(Xem: 5906)
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng...
19/02/2011(Xem: 3990)
Hiện nay Phật giáo được xem là tôn giáo phát triển nhanh nhứt ở Tây phương và theo những thống kê gần nhất, số người hành trì theo đạo Phật trên toàn thế giới có thể vượt qua cả con số tín đồ Ky Tô. Quan trọng nhất là đạo Phật được nhiều học giả nghiên cứu tôn giáo công nhận là tôn giáo hoà bình vĩ đại nhất của nhân loại.
18/02/2011(Xem: 4268)
Đại ý:Không phải chỉ có Phật giáo mà thiên văn, toán học và y khoa tạo nên mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Trung Hoa và Ấn Độ. Qua thời gian, sự hợp tác đa dạng này bị chìm vào lãng quên. Hiện nay, mối quan hệ này được xiết chặt trở lại, và hai nước có nhiều cơ hội tốt đẹp để học hỏi lẫn nhau. Trung Hoa có thể học hỏi hệ thống dân chủ đa đảng, phương tiện truyền thông đại chúng và các biện pháp cải thiện y tế công cộng tại Ấn Độ. Ngược lại, Ấn Độ sẽ học hỏi được những thành công vượt bực về các biện pháp cải cách kinh tế của Trung Hoa. Tinh thần vô úy trước bạo lực, nhiệt tình thảo luận công khai trước những bất đồng, sẵn sàng chấp nhận phê bình để sửa sai là một trong những truyền thống đặc sắc của Phật giáo mà Trung Hoa có thể học hỏi và áp dụng vào những cải cách chánh trị trong tương lai. (Người dịch)
16/02/2011(Xem: 3625)
Trong suốt thời kỳ Đại Cách mạng Văn hoá (1966 -1976), Phật giáo Trung Quốc đã hứng chịu một thảm họa kinh hoàng: chùa chiền bị triệt phá, đất chùa bị chiếm dụng, và tăng ni bị đẩy đến các nông trường. Tuy nhiên sau đó vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế và hiện đại hoá, mở cửa với thế giới - một chính sách đưa đến sự tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, giúp Trung Quốc trở thành một năng lực kinh tế mạnh mẽ của thế giới và sau đó gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001.
11/02/2011(Xem: 3755)
Mùa xuân tuy không có pháo như truyền thống, nhưng bù lại tiếng vỗ tay của hội chúng cũng gây ấn tượng phần nào chào đón xuân sang.
19/01/2011(Xem: 14733)
Lời cầu nguyện cho Bồ đề tâm sanh ra và tăng trưởng : “Cầuchonguyện vọng quý giá đạt đến Giác Ngộ nảy sanh khắpnơi chỗ nào nó chưa có, và phát triển không bao giờ lui sụtở nơi nào nó đã có.” Bao giờ hư không vẫn còn tồn tại, Bao giờ vẫn còn dẫu một chúng sanh, Nguyện rằng tôi còn ở lại đời đời Để chấm dứt khổ đau cho thế giới. (Bài kệ kết thúc Diễn văn Nobel Hòa Bình)
13/01/2011(Xem: 3667)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
09/01/2011(Xem: 6692)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567