Chủ nghĩa Cộng sản và Đạo Phật
(Communism And Buddhism)
Vào thế kỷ 20, đạo Phật phải đối mặt với những thách thức lớn nhất, khi phần lớn các quốc gia châu Á, theo truyền thống đạo Phật, tham gia vào Chủ nghĩa Cộng sản. Mông Cổ là một trong những nước tại Châu Á đầu tiên trở thành quốc gia Cộng sản (1924), tiếp đến là Bắc Triều Tiên (1948), Trung Quốc (1949), Tây Tạng (1951), Việt Nam (1975), Campuchia (1975) và Lào (1975).
Cuộc Đối thoại ban đầu
Ở giai đoạn đầu cuộc đối thoại giữa đạo Phật và Cộng sản, hình như không thể đội trời chung, bất cộng đới thiên. Những người hy vọng về cùng sống hòa bình, đã suy đoán về những điểm tương đồng giữa Chủ nghĩa Cộng sản và đạo Phật: Người Phật tử và người Cộng sản đều không tin vào một đấng Thần linh sáng tạo thế giới vũ trụ muôn loài, và cả đạo Phật và Chủ nghĩa Cộng sản đều dựa trên tầm nhìn phổ quát của Chủ nghĩa Bình đẳng. Thậm chí trên thực tế Tăng đoàn Phật giáo (Sangha, 僧伽) còn được so sánh với một Xã hội Cộng sản.
Tuy nhiên, khả năng tương thích có vẻ bị che phủ bởi một số hệ tư tưởng xung đột. Chủ nghĩa Cộng sản dựa trên Chủ nghĩa duy vật lịch sử khẳng định tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, trong khi đạo Phật, tính ưu việt của thế giới vật chất bị phủ định để đạt đến cõi Niết Bàn (निब्बान, Nibbāna, 涅槃). Đối với những người Cộng sản cho rằng hoàn cảnh vật chất quyết định ý thức của con người, trong khi đạo Phật nhấn mạnh năng lực của cá nhân hành giả, vượt qua những giới hạn của con người thông qua tu luyện tinh thần. Ngoài ra, trong giáo lý cốt lõi của đạo Phật là bất bạo động và từ bi tâm, trong khi Chủ nghĩa Cộng sản lại tạo ra nền tảng cho sự xung đột giữa các tầng lớp xã hội khác nhau, và tán thành việc sử dụng bạo lực để hỗ trợ cuộc cách mạng vô sản, và chương trình nghị sự của Cộng sản.
Bất chấp những khác biệt này, Chủ nghĩa Cộng sản và đạo Phật đã cùng tồn tại trong một thời gian ngắn. Trong giai đoạn đầu, Chủ nghĩa Cộng sản được ủng hộ bởi vì nó đã được công nhận là phản đề sự thống trị của ngoại bang ở các quốc gia châu Á vào giai đoạn cuối cùng của lịch sử Đế quốc. Người dân Mông Cổ ủng hộ những người Cộng sản trong nỗ lực giải phóng đất nước thoát khỏi sự thống trị của Trung Quốc. Chủ nghĩa Cộng sản ở Bắc Triều Tiên giành được quyền lực, như một vùng đệm chống lại thực dân Nhật Bản, và Chủ nghĩa Đế quốc tư bản Mỹ.
Chủ nghĩa Cộng sản Trung Quốc tự thiết lập để chống lại mối đe dọa bởi sự xâm lược của các cường quốc phương Tây vào đầu thế kỷ 20.
Những người Cộng sản Việt Nam tự xưng là những người theo Chủ nghĩa Dân tộc, chiến đấu cho nền độc lập của Việt Nam thoát khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp và Đế quốc tư bản Mỹ.
Bởi vì truyền thống Phật giáo đã tồn tại Châu Á khoảng hai nghìn năm, những người Cộng sản có thể coi đạo Phật như một sự xác nhận bản sắc dân tộc, trong khi Chủ nghĩa Cộng sản được coi là một phương tiện bảo vệ chủ quyền một quốc gia, chống lại sự xâm lược của ngoại bang. Do đó, dường như có thể xảy ra là một liên minh giữa đạo Phật và Chủ nghĩa Cộng sản.
Cuộc xung đột
Các Phật tử đã sớm phải đối mặt với thực tế. Một khi các tổ chức Cộng sản chiến thắng trong các cuộc chiến, và các quốc gia Cộng sản bắt đầu hình thành, các Phật tử buộc phải nhận ra rằng, không thể thách thức sự đối kháng cơ bản của Chủ nghĩa Marxism đối với tất cả các tôn giáo. Trong triết học Marxist Tôn giáo là "Thuốc phiện của nhân dân" (the opium of the people). Những người Cộng sản coi Tôn giáo như một thứ ảo tưởng và mê tín dị đoan, khiến người ta mê muội về thực trạng xã hội của họ. Theo Chủ nghĩa Cộng sản, tôn giáo là một công cụ được sử dụng bởi giai cấp tư sản bốc lột giai cấp vô sản và do đó cản tiến bước cuộc cách mạng vô sản.
Chỉ một vài năm sau khi các quốc gia châu Á rơi vào tay Chủ nghĩa Cộng sản, ban đầu sự khoan dung đối với đạo Phật, đã được thay thế bằng sự đối kháng cực đoan. Các tổ chức đảng Cộng sản đã phát động các cuộc đàn áp nghiêm trọng đối với các Phật tử, và kích động việc xóa bỏ các truyền thống Phật giáo không thể khắc phục được. Vào cuối những thập niên 1930, gần 20 nghìn vị tăng sĩ Phật giáo ở Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã bị tuyên án là kẻ thù của nhà cầm quyền Cộng sản và bị trục xuất đến Siberia.
Trại lao động, một khu vực trại tập trung được xây dựng để làm một cơ sở giam giữ tù nhân và buộc những đối tượng này phải tham gia vào lao động hình sự (Lao động cưỡng bức), nơi họ đã sớm bỏ mạng vì đói và làm việc quá sức. Vào cuối những thập niên 1940, những người Cộng sản Bắc Triều Tiên đã tiến hành một hệ thống xóa bỏ tôn giáo khỏi xã hội, tiếp đến là xóa bỏ hoàn toàn tất cả hoạt động tôn giáo trong những thập niên 1960 và 1970.
Ngay sau khi giành Chính quyền năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không ngừng sử dụng các thủ đoạn nhằm phá hoại và tiêu diệt tôn giáo, từ bên ngoài lẫn bên trong, các cơ hội thực hành tôn giáo đã giảm đi, và việc xuất gia học Phật bị hạn chế.
Khi bắt đầu cuộc Cách mạng Văn hóa vào giữa những thập niên 1960, việc thực hành Phật giáo đã biến mất khỏi Trung Quốc.
Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản (無產階級文化大革命), một phong trào chính trị xã hội tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa diễn ra trong 10 năm từ tháng 5 năm 1966 tới tháng 10 năm 1976, gây tác động rộng lớn và sâu sắc lên mọi mặt của cuộc sống chính trị, văn hóa, xã hội ở Hoa lục. Ngoài ra, cuộc cách mạng này đã làm thay đổi quan niệm xã hội, chính trị, và đạo đức của quốc gia này một cách sâu sắc và toàn diện. Tuy nhiên, phong trào này cũng gây ra những vụ bạo động, sự hỗn loạn và tổn thất lớn. Cuộc cách mạng này được Mao Trạch Đông khởi xướng và lãnh đạo từ ngày 16 tháng 5 năm 1966, với mục tiêu chính thức là "đấu tranh với giai cấp tư sản trong lĩnh vực tư tưởng và sử dụng những tư tưởng và lề thói mới của giai cấp vô sản để thay đổi diện mạo tinh thần của toàn bộ xã hội".
Cuộc Cách mạng Văn hóa là một "thất bại nặng nề nhất và tổn thất nặng nề nhất mà Đảng Cộng sản, nhà nước và nhân dân phải gánh chịu kể từ khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". Tổng cộng 1,5 đến 1,8 triệu người Trung Quốc bị giết, tự sát hay chịu thương tật trong giai đoạn này, khoảng 20 triệu người bị đưa về nông thôn lao động cưỡng bức trong nhiều năm. Khoảng 200 triệu người bị thiếu ăn thường xuyên.
Tại Việt Nam, Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, Ngày giải phóng miền Nam, Thống nhất Đất nước, bắt đầu cuộc đàn áp đạo Phật đang diễn ra rất trầm trọng tại miền Nam. Chính quyền Cộng sản đã bắt giam hàng trăm vị tăng ni, hàng trăm cơ sở giáo dục Phật giáo, cơ sở từ thiện xã hội Phật giáo, tự viện Phật giáo bị tịch thu rồi biến thành cơ quan hành chính. Một số tượng Phật bị hạ xuống để đập phá. Không được tổ chức Đại lễ Phật đản như một ngày Quốc lễ.
Năm 1975, khi Vương quốc Phật giáo Campuchia lần đầu tiên trở thành một quốc gia Cộng sản, Chế độ Đảng Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ) của Pol Pot đã giết hại từ 1,5 tới 2,3 triệu người trong giai đoạn 1975-1979, trong tổng dân số gần 8 triệu. Mục tiêu của chế độ là các nhà sư Phật giáo, những trí thức có ảnh hưởng phương tây, những người trí thức. Đóng cửa các chùa chiền Phật giáo, đuổi sư sãi đi làm lao động nông nghiệp.
Ngoài việc giết hại các nhà sư Phật giáo, Quái thai Cộng sản Campuchia (Khmer Đỏ) của Pol Pot còn bãi bỏ mọi tôn giáo và giải tán các nhóm thiểu số, cấm họ nói những ngôn ngữ của họ cũng như thực hiện các lễ nghi theo phong tục. Đến năm 1982, số lượng Sư sãi tại Campuchia chỉ còn 23.000 Sư sãi Phật giáo, giảm mạnh so với trước đó có 60.000 Sư sãi Phật giáo.
Tình hình tại Tây Tạng duy nhất những người Cộng sản không phải là người Tây Tạng mà là người Trung Quốc, họ đã tuyên bố Tây Tạng là lãnh thổ của họ. Trước khi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc xâm lược, tại Tây Tạng có hơn sáu nghìn tu viện Phật giáo; sau cuộc đàn áp của Đàng Cộng sản Trung Quốc, Tây Tạng đã giảm số lượng cơ sở tự viện Phật giáo rất nhiều. Lãnh tụ tinh thần Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã buộc phải chạy khỏi Trung Quốc sang tỵ nạn ở Dharamsala, Ấn Độ, sau thất bại của cuộc nổi dậy năm 1959 chống ách đô hộ Trung Quốc.
Khi tiến quân vào Tây Tạng, lãnh tụ Đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã giương cao khẩu hiệu "Lạt Ma hãy về nhà!" Thời điểm bấy giờ có đến khoảng hơn 110.000 vị tăng ni Phật giáo Tây Tạng. 10.000 người đã phải bỏ trốn ra nước ngoài. Số còn lại bị bắt phải hoàn tục, trở về với cuộc sống bình thường. Chỉ còn khoảng 7.000 người được cho phép ở lại trong các tu viện.
Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc rất mạnh tay trong việc đốt phá, hủy hoại cơ sở tự viện Phật giáo, văn vật. Từ chỗ có hơn 2.600 ngôi già lam tự viện Phật giáo, Tây Tạng chỉ còn lại khoảng 70 ngôi tu viện Phật giáo.
Trong 10 năm "Đại Cách mạng Văn hóa Giai cấp Vô sản" (1966-1976), Phật giáo Tây Tạng bị tổn thất rất năng nề. Cơ sở tự viện Phật giáo bị phá hủy. Các nhà sư và ni cô bị cưỡng ép phải hoàn tục, kết hôn, bị buộc phải di ngược lại với thanh quy giới luật nhà Phật, và niềm tin của họ, thậm chí bị tra tấn, giam vào ngục thất.
Bắt đầu từ khi cuộc đàn áp của chính quyền Cộng sản, các Phật giáo đồ đã nhanh chóng phản kháng lại việc gây tổn thương xúc phạm đến người khác. Các nhà sư Việt Nam đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của chính quyền Cộng sản. Sau cuộc điều tra về bi kịch tự thiêu tập thể tại chùa Dược Sư, Cần Thơ, bất đồng giữa chính quyền Cộng sản Việt Nam và khối Phật giáo Ấn Quang, Sài Gòn ngày càng gia tăng.
Vào tối ngày 6 tháng 4 năm 1977, sau khi tịch thu Cô Nhi viện Quách Thị Trang vào tháng 3 trước đó, công an đã bố ráp Tổ đình Ấn Quang với khoảng 200 vị tăng sĩ Phật giáo đang tu tập tại đây.
Trong cuộc bố ráp này các vị trưởng lão Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thích Thanh Thế, Thích Thiện Minh, Thích Thuyền Ấn, Thích Thông Huệ và nhiều vị tăng sĩ khác bị bắt.
Năm 1978, Chánh Thư ký Viện Tăng thống GHPGVNTN, Trưởng lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu, viết thư gửi chính quyền Cộng sản Việt Nam phản đối "Những vụ bắt bớ, giam cầm nhiều vị Hòa thượng, Thượng tọa trong Hội đồng lãnh đạo của GHPGVNTN và trong các Ban Đại diện Phật giáo tỉnh" trong suốt 2 năm trời, mà không được trả tự do, cũng không xét xử vì tội trạng giam gữ. Đặc biệt là vụ công an bắt giam và tra tấn Hòa thượng Thích Thiện Minh cho đến chết.
Trong nửa thế kỷ qua, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã kêu gọi thế giới giúp người Tây Tạng thoát khỏi sự đau khổ, tàn phá Phật giáo bởi nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc, riêng các Phật tử Tây Tạng đã từ chối việc dùng bạo lực để giải quyết những bi kịch quốc nội Tây Tạng.
Thông điệp của đạo Phật đã phản ánh việc bất bạo động, đã mang lại sự nhận thức cho thế giới về tầm quan trọng của việc giải quyết hòa bình, những xung đột và tính cấp thiết của các vấn đề nhân quyền. Thông qua lòng trung thành với giáo lý đạo Phật và niềm tin vào giá trị đạo đức nhân văn của họ trong thời kỳ đau khổ, chư tôn tịnh đức tăng ni và những cư sĩ Phật tử ở các quốc gia bị đàn áp, đã có thể chứng minh giá trị của tôn giáo trong xã hội loài người.
Cuối thế kỷ 20 vào những thập niên 1990, chính phủ các quốc gia Cộng sản bắt đầu thể hiện sự khoan dung tương đối với đạo Phật, và các hoạt động tôn giáo bắt đầu nổi lên khi các cơ sở tự viện Phật giáo được trùng tu tái tạo, các cổ vật Phật giáo được công nhân là bảo vật quốc gia. Tại Tây Tạng nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn nghiêm khắc với việc người dân Tây Tạng tôn thờ Đức Đạt Lai Lạt Ma, và tiếp tục từ chối cho phép Ngài hồi hương.
Ở những quốc gia mà đạo Phật phải đối mặt với sự phục hưng vì vẫn còn những trở ngại cần phải vượt qua. Sau nhiều thập kỷ bị bắt bớ và hạn chế việc thế độ xuất gia, truyền thụ giới pháp, một thế hệ tăng ni trẻ đã không xuất hiện kế tục các vị tiền bối. Làm thế nào để phục hưng Phật giáo, lấp đầy khoảng trống và bù đắp cho những thập kỷ mất mát vẫn chưa rõ ràng.
Tài liệu tham khảo:
Benz, Ernst. Buddhism or Communism: Which Holds the Future of Asia?, tr. Richard Winston and Clara Winston. Garden City, NY: Doubleday, 1965.
Bstan 'dzin rgya mtsho (Dalai Lama XIV). Freedom in Exile: The Autobiography of the Dalai Lama. New York and San Francisco: Harper, 1990.
Harris, Ian. "Buddhism in Extremis: The Case of Cambodia." In Buddhism and Politics in Twentieth-Century Asia, ed. Ian Harris. London and New York: Pinter, 1999.
Ling, Trevor. Buddha, Marx, and God: Some Aspects of Religion in the Modern World. New York: St. Martin's Press, 1979.
Nhat Hanh, Thich. Vietnam: Lotus in a Sea of Fire. New York: Hill and Wang, 1967.
Queen, Christopher S., and King, Sallie B., eds. Engaged Buddhism: Buddhist Liberation Movements in Asia. Albany: State University of New York Press, 1996.
Schecter, Jerrold L. The New Face of Buddhism: Buddhism and Political Power in Southeast Asia. New York: Coward-McCann, 1967.
Schwartz, Ronald D. "Renewal and Resistance: Tibetan Buddhism in the Modern Era." In Buddhism and Politics in Twentieth-Century Asia, ed. Ian Harris. London and New York: Pinter, 1999.
Tiến sĩ Jin Y. Park (박진영, 朴眞暎), Giáo sư, Chủ nhiệm Khoa Triết học và Tôn giáo tại Đại học Hoa Kỳ. Bà cũng là Giám đốc Chương trình Nghiên cứu Châu Á từ 2013-2020. Giáo sư Jin Y. Park chuyên về Phật giáo Đông Á, Phật giáo và Đạo đức học so sánh, Triết học liên văn hóa, và Triết học Đông Á hiện đại.
Nghiên cứu của Giáo sư Jin Y. Park tập trung vào giới tính, bạo lực, chính trị phân biệt đối xử và thuyết minh triết học. Cận biên đã là một chủ đề nhất quán trong học thuật của bà, đề cập đến vấn đề bên lề của phi phương Tây và phi triết học phương Tây, triết lý của phụ nữ và một số hình thức triết học, tiết lộ cấu trúc quyền lực trong triết học, hướng đến tiếng nói và được lắng nghe giao dịch ký quỹ.
Nghiên cứu Phật giáo của Giáo sư Jin Y. Park tập trung về Thiền tông và Hoa Nghiêm tông của Phật giáo Đông Á về ngôn ngữ, bạo lực và đạo đức. Trong phương pháp nghiên cứu so sánh, Bà suy ngẫm sâu sắc về Thiền tông và Hoa Nghiêm tông cùng với tư tưởng hậu hiện đại trong triết học Lục địa, đặc biệt tập trung vào sự giải cấu trúc của nhà triết học người Pháp Jacques Derrida’s.
Nghiên cứu của Giáo sư Jin Y. Park về triết học Đông Á hiện đại, xem xét buổi bình minh của triết học Đông Á, và trong bối cảnh này cuộc gặp gỡ giữa Đông và Tây.
Trong sách chuyên khảo về Phật giáo và Hậu hiện đại của Giáo sư Jin Y. Park: "Thiền tông, Hoa Nghiêm tông và thực trạng của Đạo đức Phật giáo-Hậu hiện đại" (Zen, Huayan, and the Possibility of Buddhist-Postmodern Ethics) (2008), bà thảo luận với các chủ đề về Phật giáo và triết học lục địa, trong những đề tài khác như bản ngã, ngôn ngữ và bạo lực. Trong cuốn sách này, Giáo sư Jin Y. Park đưa ra "sự căng thẳng của Triết học Đạo đức" (ethics of tension) như một mô hình tiềm năng Triết học Đạo đức được rút ra từ Phật giáo và triết học hậu diện đại.
"Những tư duy về Thiền tông Phật giáo của vị Ni sư" (어느 수도인의 회상, Reflections of a Zen Buddhist Nun) (2014), bản dịch của một tác phẩm Phật giáo được xuất bản bằng tiếng Hàn vào năm 1960 của Ni sư Wonju (元周) tục danh Kim Iryŏp (金一葉, 1896-1971), một nhà văn, nhà quyền phụ nữ thế hệ đầu tiên, nhà triết học người Hàn Quốc. Ni sư Wonju đã đưa ra cách diễn xuất sáng tạo về triết lý và thực hành Phật giáo.
Tác giả Tiến sĩ Jin Y. Park
Biên dịch Lê Phúc Tuệ
(Nguồn: Encyclopedia.com)