Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tản mạn về Hạnh Phúc nhân ngày Hạnh Phúc Quốc Tế (International Day of Happiness)

19/03/202218:54(Xem: 2365)
Tản mạn về Hạnh Phúc nhân ngày Hạnh Phúc Quốc Tế (International Day of Happiness)

happy day

Tản mạn về Hạnh Phúc

Nhân ngày Hạnh Phúc Quốc Tế -- International Day of Happiness

20/3/2022

 

Năm nay giữa âm lịch và dương lịch có sự hòa hợp khá lý thú, ngày Hạnh phúc Quốc Tế hằng năm 20/3 lại đến trước ngày vía Quan Âm một ngày (19/2 âm lịch nhằm ngày 21/3). Theo thiển ý người viết cả hai đều cùng chung một ý nghĩa” ban vui cứu khổ hoặc chia sẻ niềm yêu thương đến người”.

 

Hẵng ai trong chúng ta đều nghĩ thầm ...dù quan niệm hạnh phúc như thế nào, bản năng của con người đều cần đến tình thương để phát triển và hoàn thiện .

 

Kinh sách và tâm lý học đều cho rằng ... chính con người là chủ nhân của Họa, Phúc cũng như bất hạnh hay an vui cũng do chính mình tạo lấy. Hơn thế nữa, trong tình thương giữa con người và con người đều xen kẽ tình thương vị kỷ và tình thương vị tha thì phải chăng Hạnh Phúc Chân Thường chỉ đến khi tình thương vị tha có thể lấp đầy hố sâu ngăn cách của vị kỷ?.

 

Nhưng trước hết chúng ta cùng tìm hiểu một chút về ngày hạnh phúc quốc tế này nhé...

 còn nhớ những ngày còn làm việc chúng tôi thường mặc đồng phục sắc màu cam gọi là sắc màu của  Harmony(sự hài hòa)vào ngày 20/3 hằng năm.

 

Ngày này (20/3 hàng năm ) sở dĩ được Liên Hiệp Quốc chọn làm ngày Hạnh phúc Quốc Tế vì nguyên nhân rất đặc biệt... theo đó đến ngày này mặt trời sẽ nằm ngang với đường xích đạo thì độ dài của ngày và đêm sẽ bằng nhau ( ngày xuân phân) và đó là biểu tượng cho sự cân bằng hài hòa của vũ trụ ( hay có thể gọi là sự cân bằng giữa âm và dương, của ánh sáng và bóng tối, của ước mơ và hiện thực). Đó là thông điệp  mà ngày này muốn truyền tải rằng:

 “Cân bằng hài hòa chính là chìa khóa mang đến Hạnh Phúc “.

 

Và cũng được lấy ý tưởng từ Vương Quốc Bhutan ( một quốc gia được đánh giá có chỉ số hạnh phúc cao dựa trên các yếu tố như sức khỏe, tinh thần, giáo dục, môi trường, chất lượng quản lý mức sống người dân). Và như thế Liên Hiệp Quốc nghĩ rằng nhu cầu về ngày hạnh phúc sẽ có thể là bước tiến để vượt lên trên sự khác biệt của nhiều quốc gia với con người trên toàn thế giới hầu liên kết và đoàn kết toàn nhân loại.

 

Hiện nay có hơn 193 quốc gia đã đồng ý nhất trí tôn vinh niềm hạnh phúc của nhân loại không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng đơn thuần trên mà còn là ngày tích cực nỗ lực hành động hơn để xây dựng thế giới đại đồng đem lại hạnh phúc cho mọi người trên thế giới.

Nhưng than ôi ....năm nay đã có bao triệu người đang khốn khổ vì chiến tranh tương tàn thảm khốc ?

 

Trộm nghĩ muốn sống an vui hạnh phúc tuy rằng chúng ta không quá lệ thuộc vào phương diện vật chất tài sản, nhưng....không thể KHÔNG CÓ TÀI SẢN và TIỀN BẠC vì nó là phương tiện để nuôi sống ta miễn là ta có công ăn việc làm theo chánh mạng và phải biết chi tiêu cân đối hài hòa.

 

Hơn thế nữa, đọc đâu đấy bài giảng của Đức Lạt Ma Thubten rằng :” Nếu muốn có hạnh phúc thì cơ thể bạn phải khỏe mạnh đó là điều rất quan trọng vì có một sự liên kết chặt chẽ giữ hệ thần kinh vật lý và tâm thức bạn. Sự nhiễu loạn trong hệ thống thần kinh bạn sẽ gây ra sự nhiễu loạn của Tâm và gây nên sự biến chuyển của Tâm thức vì Thân và Tâm luôn liên kết rất mạnh mẽ “.

 

Người viết cũng mạn phép tóm tắt lại cuộc đối thoại khá lý thú giữa Richard Gere và Mathieu Ricard  như sau :

---Hạnh phúc là một danh từ rất mơ hồ và ít ai quan tâm nhiều, nhất là trong giới trí thức

----Có một sự thật phải nhìn nhận rằng “ Người ta đã lẫn lộn giữa Hạnh Phúc đích thực và Cảm giác thích thú “ . Theo Ông người ta không bao giờ nghĩ rằng Hạnh Phúc là một Cách Sống mà họ chỉ nghĩ đến hạnh phúc là những điều yêu thích được thỏa mãn mà không biết rằng chúng lại tùy thuộc vào hoàn cảnh và dĩ nhiên sẽ bị điều kiện hóa.

Theo Mathieu Ricard thì HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC là cái Nhận thức bẩm sinh của chúng ta {không có một sự xung đột nào trong nội tâm cũng như không vướng mắc bởi một ràng buộc nào cả}

 

Phải giải quyết được sự khác biệt giữa hạnh phúc và thú vui để thấy ra Thiện là Sống Tốt – đó là hạnh phúc -là mục đích cuối cùng của cuộc sống.  

Có nghĩa là mình  cứ sống cho thật tốt còn những chuyện thị phi nhân ngã thì hãy để cho luật nhân quả trả lời không nên bận tâm, chúng ta cần có một nội tâm thật an bình và sáng suốt .

Bất cứ làm một việc gì nên thiện tâm, thiện chí, thiện nguyện lúc nào cũng trầm tỉnh tùy cơ ứng biến chứ không định sẵn theo một tiêu chuẩn quan kiến đúng, sai nào của mình là được.

 

 

Trước được học 5 nguyên tắc để có hạnh phúc

Một tập tha thứ, hai biết cho đi

Ba bớt lo lắng,

 bốn biết đơn giản mọi lúc mọi thì

Năm đừng cầu xin trông đợi ....

......thời thời sống tốt hành thiện.

 

Tùy duyên, tùy hỷ, tùy nghi khi cơ hội xuất hiện

Đôi khi cũng cần thay đổi quan điểm, tư duy

Chấp ngã, chấp thủ chẳng mamg thêm lợi ích gì

Từ Bi vị tha trong đời sống hàng ngày ....Kết quả !

  

Hạnh Phúc đích thực ...kính mượn lời học giả:

“HẠNH PHÚC LÀ CẢM GIÁC ĐẾN TỰ NỘI TÂM

LỜI NHẬN ĐỊNH MỘT AI KHÁC ...GHI NHẬN THẦM”

Nhưng tự hiểu ....Hạnh Phúc,  phải do mình tạo lấy!

 

Nhân ngày Hạnh Phúc Quốc Tế....

kính chúc mọi người bình đẳng tìm thấy  !!!!

( thơ Huệ Hương)

 

Nếu hiểu hạnh phúc cũng đồng nghĩa với đạo đức thì theo Phật Giáo đó là nếp sống đã được Đức Phật xây dựng trên căn bản hiếu hạnh và lòng từ bi vô ngã vị tha ( bố thí, trì giới)là tình người đích thực, không lạc vào hư tưởng nào.

 

 Cũng xin mạn phép ôn lại những điều hạnh phúc trong kinh MANGALA SUTTA mà Đức Phật đã đúc kết những phúc lành cao thượng trong đó (1-Không gần gũi kẻ ác. 2-Thân cận bậc trí hiền. 3-Cúng dường người đáng kính. 4-Ở trú xứ thích hợp. 5- Công đức trước đã làm. 6-Chơn chất hướng tự tâm. 7-Đa văn, nghề nghiêp giỏi. 8-Khéo huấn luyện học tập. 9- Nói những lời chân thật. 10-Hiếu thuận bậc sinh thành. 11-Chăm sóc vợ và con. 12-Sống bằng nghề lương thiện. 13-Bố thí hành đúng pháp. 14-Giúp ích hàng quyến thuộc. 15-Hành vi không lỗi lầm. 16-Xả ly tâm niệm ác. 17-Tự chế không say sưa. 18- Tinh cần trong thiện pháp. 19-Biết cung kính khiêm nhường. 20- Tri túc và tri ân. 21-Đúng thời nghe chánh pháp. 22-Nhẫn nhục tánh thuần hòa. 23-Thường yết kiến sa môn. 24-Tùy thời đàm luận pháp. 25-Thiền định sống phạm hạnh. 26-Thấy được Tứ thánh đế. 27-Chứng ngộ quả Niết Bàn. 28 Khi xúc chạm việc đời tâm không động không sầu. 29- Tự tại và vô nhiễm.  30- Các sở hành trên không thối thất nên đến nơi đâu cũng an lành ).

 

Riêng giới học giả phương Tây thì đề cao các phẩm chất như can đảm, chừng mực, thông thái, thân thiện, lòng tự trọng nhất là sự liên hệ giữa người và người có nghĩa là tự nhận thức rằng bổn phận của chính mình là phải trở thành nguồn hạnh phúc cho tất cả chúng sinh và không gây não hại đến cho ai . Trong tinh thần đó ta lại bắt gặp trong lời dạy của HT Thích Chơn Thiện ( 1942-2016) như sau: “ Nếu hạnh phúc là đối tượng mà nhân loại mãi vẫn đi tìm thì điều phải thấy được đó chính là Giới Luật. Giới luật là nền tảng của tất cả đức hạnh, muốn được hoàn toàn trong sạch người Phật tử phải biết kép mình trong kỷ cương của giới luật.

Đã đến lúc con người cần phải loại bỏ hết thảy những ngộ nhận về Giới của Giáo lý Phật Giáo để tiến gần hơn và nắm giữ Giới thật thân ái trên con đường đi tìm hạnh phúc. Đó là những gì mà xã hội và nhân loại đang cần.

  

Thay lời kết:

 

Hòa Thượng Thích Nhất Hạnh trong sách “Hạnh Phúc Đích Thực”đã chỉ rõ những yếu tố để  

 mang lại hạnh phúc như sau:

1-Hạnh phúc là một sự lựa chọn mà mỗi người phải tự quyết định cho dù phải đấu tranh nhiều thế nào .

2-Khoảnh khắc hiện tại luôn chứa đầy niềm vui và hạnh phúc, nếu thực sự quan tâm bạn có thể cảm nhận nó.

3-Hạnh phúc thực sự phải được tìm thấy trong sự bình an.

4- Niềm hạnh phúc đích thực phải đươc sẻ chia và khi chúng ta thực sự giúp người ưua hành động lời nói sẽ tác động lên cuộc sống người khác rất nhiều.

5- Hạnh phúc là một kiểu tư duy,  là cách bạn chào đón một ngày mới bỏ qua hết mọi lo lắng mà chỉ chú tâm vào những điều tốt đẹp xung quanh bạn .

6- Hạnh phúc là buông bỏ những điều không cần thiết .

 

Nhân ngày Hạnh Phúc Quốc Tế kính thân tặng các bạn hai câu danh ngôn mà mình tâm đắc nhất, đó là :

1-- HẠNH PHÚC KHÔNG PHẢI DO TÌM KIẾM MÀ CÓ ĐƯỢC, NÓ PHẢI DO CHÍNH MÌNH TẠO RA (No one has to right searching happiness without producing it ).

 

2—KHÔNG PHẢI AI SINH RA LÀ CÓ HẠNH PHÚC NGAY, NHƯNG CHÚNG TA AI CŨNG ĐỀU ĐƯỢC SINH RA VỚI KHẢ NĂNG TẠO ĐƯỢC HẠNH PHÚC (No one is born to be happy, but everyone is born with ability to create happiness )

 

Trong tâm tư người học Phật, xin kính tặng bạn một thiền kệ tìm thấy trong Vô Môn Quan:

 

Mặt trăng trên tầng mây vẫn là một

Núi và sông dưới lại hoàn toàn khác

Mỗi thứ đều hạnh phúc trong hòa hợp với muôn vẻ

 

Và một lời dạy của Ngài Nam Truyền đến đệ tử Triệu Châu:

 

Mùa Xuân trăm hoa đua nở.

Mùa Thu, trăng vằng vặc

Mùa hạ, cơn gió mát

Mùa Đông, tuyết sẽ rơi

Nếu điều vô dụng không vướng mắc tâm người

Bất cứ mùa nào cũng là mùa tốt cả!!!

   

Kính chúc bạn một ngày hạnh phúc nhất hôm nay.

Kính trân trọng,

 

Huệ Hương

Melbourne 20/3/2022

 

 

 

 

 



***
facebook

youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 12304)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8767)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9084)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 17294)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4627)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 5306)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 9505)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5777)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
19/12/2012(Xem: 5883)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]