Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp

24/01/202223:57(Xem: 3871)
Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp

Triết gia Edmund Husserl

Triết gia Edmund Husserl học Phật pháp 
(Ketika Edmund Husserl Belajar Dhamma)

Nhà triết học Đức, đã thiết lập nên trường phái hiện tượng học Edmund Husserl (1859–1938) đã viết rằng "Tôi không thể phát âm" khi đọc Kinh điển Phật giáo trong bản dịch tiếng Đức của Karl Eugen Neumann (1865–1915), người đầu tiên dịch phần lớn Kinh điển Pali về kinh Phật từ bản gốc Pali sang ngôn ngữ Châu Âu (tiếng Đức), một trong những người tiên phong của Phật giáo Châu Âu. 


Triết gia Edmund Husserl lập luận rằng phương pháp Phật giáo mà ông hiểu rất giống với phương pháp của ông. Tương tự như thế, nhà triết học người Đức Eugen Fink (905-1975), người từng là trợ lý cho Triết gia Edmund Husserl và được coi là người phiên dịch đáng tin cậy nhất của Triết gia Edmund Husserl, ông nói rằng: "Các giai đoạn khác nhau về cơ bản kỷ luật Phật giáo là các giai đoạn giảm thiểu hiện tượng học"


Sau khi đọc các kinh điển Phật giáo, Triết gia Edmund Husserl đã viết một bài Tiểu luận ngắn gọn với chủ đề "Kim ngôn Khẩu ngọc của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, On the Sermons of Gautama Buddha" (Über die Reden Gotomo Buddhos), trong đó có đoạn: "Một cách phân tích ngôn ngữ hoàn chỉnh của Kinh điển Phật giáo, cho chúng ta cơ hội hoàn hảo để khám phá thế giới hoàn toàn trái ngược với cách nhìn của người châu Âu, đặt bản thân vào quan điểm của họ và làm cho các kết quả năng động thực sự toàn diện, thông qua kinh nghiệm và sự hiểu biết. 


Đối với chúng ta, đối với bất kỳ ai, những người đang sống trong sự sụp đổ của nền văn hóa của chúng ta bị bóc lột và đang tìm cách để xem sự thuần khiết và chân lý của tâm linh nằm ở đâu, trong đó quyền thống trị đầy vui tươi của thế giới tự hiển hiện, thì thế giới quan "Phật giáo" này là một cuộc phiêu lưu phi thường". 


Phật giáo đồ

(Agama Buddha)


Đạo Phật - như được hiển hiện cho chúng ta từ nguồn gốc - giới luật, đạo đức học, tôn giáo thanh lọc, chuyển hóa tâm thức và hoàn thành địa vị cao nhất (Phật quả) - hiểu và tận tâm với thành quả bên trong nội tâm vững mạnh, bất khả tư nghì và cao thượng, sẽ sớm trở nên rõ ràng đối với bất kỳ độc giả nào dành cho tác phẩm. 


Chỉ có Phật giáo mới có thể so sánh được với hình thức triết học và lòng nhiệt thành tôn giáo cao nhất của nền văn hóa châu Âu của chúng ta. Bây giờ nhiệm vụ của chúng ta là tận dụng (đối với chúng ta) môn học tâm linh của Ấn Độ hoàn toàn mới này, ngược lại, đã được hồi sinh và củng cố. 


Giáo sư Fred J. Hanna, Ph.D., đồng thiết kế của Chương trình Tiến sĩ về Giáo dục, Cố vấn tại Đại học Adler, ở Chicago, Hoa Kỳ, Giáo sư danh dự Tiến sĩ Lưu Quốc Anh (劉國英) đều lưu ý rằng khi Triết gia Edmund Husserl gọi đạo Phật là "Siêu việt" (Transendental), ông so sánh với hiện tượng học siêu việt của mình. Ngoài ra, việc Triết gia Edmund Husserl gọi Phật giáo là một "cuộc phiêu lưu lớn" (petualangan besar) là rất quan trọng, bởi vì ông đã đề cập đến triết học của chính mình theo cách tương tự, cụ thể là như một phương pháp luận làm thay đổi mỗi người với cách nhìn nhận thực tại cũng mang lại sự chuyển hóa của cá nhân. 


Triết gia Edmund Husserl cũng viết về triết học Phật giáo, bản thảo chưa xuất bản với tựa đề "Sokrates - Buddha". Ở đây, ông so sánh lập trường triết học Phật giáo với truyền thống phương Tây, mà đại diện là Sokrates (470–399 trước Tây lịch), một triết gia người Hy Lạp cổ đại (Người Athens), một trong những người đã khai sáng nền triết học phương Tây, và nhà triết gia đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây. 


Triết gia Edmund Husserl đã nhìn thấy những điểm tương đồng giữa lối sống triết gia người Hy Lạp cổ đại Sokrates dựa trên câu ngạn ngữ "Hãy phản quan tự kỷ" (Kenali diri sendiri) và triết học Phật giáo. Ông cho rằng cả hai đều có cùng một lập trường, đây là sự kết hợp giữa bản chất của lý thuyết thuần túy khoa học và thái độ thực dụng hàng ngày. 


Lập trường thứ ba này dựa trên "một phương pháp thực dụng nhằm nâng cao con người, thông qua lý trí khoa học phổ quát. Triết gia Edmund Husserl cũng nhận thấy những điểm tương đồng giữa phân tích kinh nghiệm của Phật giáo và phương pháp phương pháp épochè (ngưng hãm) của riêng ông, đó là việc đình chỉ các phán đoán về các giả định siêu hình và các giả định về thế giới 'bên ngoài'" (các giả định mà ông gọi là 'thái độ tự nhiên')


Mặt khác, Triết gia Edmund Husserl cũng cho rằng, Phật giáo đã không phát triển thành một khoa học thống nhất, có thể thống nhất mọi tri thức bởi vì nó là một hệ thống đạo đức - tôn giáo và do đó không thể đủ tiêu chuẩn là một hiện tượng học siêu việt hoàn toàn. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: BuddhaZine)



facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/02/2023(Xem: 4641)
Chùa Hương Sen tổ chức Hành Hương Ấn Độ và làm từ thiện từ ngày 21/06 đến 18/07/2023
15/02/2023(Xem: 13066)
Sau hơn một năm hoạt động kể từ khi Hội Đồng Hoằng Pháp (HĐHP) được hình thành với sự tán trợ của Viện Tăng Thống GHPGVNTN, cùng với sự thành lập Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời (HĐPDTTLT, do Hòa thượng Tuệ Sỹ chủ xướng), Lễ Giới Thiệu Thành Tựu Sơ Bộ Công trình Phiên dịch và Ấn hành Đại Tạng Kinh Việt Nam sẽ được tổ chức qua hệ thống Zoom, vào ngày 17/7/2022 – 10 giờ sáng, giờ Việt Nam trên hệ thống trực tuyến toàn cầu ZOOM
18/10/2022(Xem: 4108)
Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hoà Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
08/10/2022(Xem: 3494)
Kính bạch Hòa Thượng Như Điển, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !
29/09/2022(Xem: 3404)
Trước khi bàn vào nội dung của đề tài này, chúng ta thử tìm hiểu xem thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay như thế nào. Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cái xấu mỗi lúc mỗi gia tăng thì chắc chắn xã hội đó có vấn đề. Sau đây là một số mặt không tốt của xã hội Việt Nam bây giờ: -Nạn đổ vỡ gia đình:
03/09/2022(Xem: 5844)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
26/08/2022(Xem: 4724)
Vào lúc 11 giờ 55 phút trưa, ngày thứ năm 25/8/2022, chúng con đang dùng cơm trưa thì nghe tiếng bấm chuông liên tục, cấp bách… ra coi thì 1 người chạy xe ngoài đường, dừng xe lại, đến bấm chuông báo tin và chỉ lên nóc chùa, thấy khói bóc ra, con liền kêu ngay cứu hoả… khoảng 10 phút sau thì đội cứu hoả đến, trong thời gian đó chùa cũng tận dụng những bình chữa lửa tại chùa đang có, kéo nước xịt nhưng không thấm thía vào đâu vì lửa bóc từ trong mái ngói mà ra…
22/08/2022(Xem: 2990)
Mình đã vừa mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo. Sách này được dịch Việt từ tiếng Anh do tác giả John Powers biên tập từ nhiều bài viết của các chuyên gia Phật học trên thế giới. Cảm ơn Thái Hà Books đã mời dịch giả và xuất bản cuốn này.
05/08/2022(Xem: 3230)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ & NEPAL Nov 2022 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 16 ngày Từ Tuesday, 01 November đến ngày Thursday, 17 November-2022 GHI DANH: 22 July 2022 Hạn chót là ngày 01-Oct- 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng.
02/08/2022(Xem: 3247)
Sam Lim, MP Australia Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]