Giữa Hồng Kông và Luân Đôn:
Phát hiện Chức nghiệp Tu tại Gia
Finding a Spiritual Vocation at Home)
Năm 1999, lần đầu tiên khi Thiền sư Thích Nhất Hạnh của các cây bút nổi tiếng trên thế giới, một trong số ít những vị lãnh tụ tinh thần nổi tiếng nhất thế giới đến viếng thăm Trung Quốc, Ngài đã mang theo cuốn sách bản dịch tiếng Trung "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds): Bước chân của Đức Phật như một món quà cho các Phật tử và thân hữu bạn bè của Ngài trong đó, sử dụng từ các nguồn cổ bằng tiếng Pali, tiếng Phạn và tiếng Hán, nội dung cuốn sách này trình bày nhưng câu chuyện cuộc đời và những kim ngôn khẩu ngọc của Đức Phật lịch sử, Siddhartha Gautama. Bản dịch tiếng Trung của tác phẩm "故道白雲" (Đường xưa Mây trắng) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀), được công nhận là trung thực với bản gốc cả về ý nghĩa và phong cách, đã được tái bản rộng rãi ở Trung Hoa đại lục, Hồng Kông và Đài Loan.
Bản thân nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi cũng không mong đợi bất kỳ những lời khen ngợi và công nhận mà bản dịch của bà đã thực hiện được mỹ mãn. Trước khi thực hiện dịch cuốn sách này, bà dành phần lớn cuộc đời trưởng thành của bản thân như người nội trợ, dành hết mình cho gia đình và nuôi dạy con cái. Bây giờ, khi nhìn lại, có vẻ tình cờ làm thế nào một ân sủng trong đạo Phật đã mở ra với bà. nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi (何蕙儀) sinh năm 1950 tại Hồng Kông, trong một thời kỳ và nền văn hóa mà người phụ nữ không được mong đợi có một sự nghiệp ngoài gia đình. Tuy nhiên, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi là một sinh viên rất thông minh và đã giành được một vị trí tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị tại London, Vương quốc Anh. Phụ thân của cô là nhà công nghiệp, nhà từ thiện và nhà sưu tập nghệ thuật Hà Diệu Quang (何耀光; 1907–2006) đã quá cố, cụ ông đã rất ủng hộ và tài trợ cho nghiêu cứu của cô con gái về kinh tế.
Sau khi tốt nghiệp tại London, Vương quốc Anh, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi trở về Hồng Kông và bắt đầu làm việc tại Ngân hàng. Trong khi bà có mọi điều kiện thuận lợi để phát triển sự nghiệp thành công, bà nghỉ việc sau một năm vì không thấy đây là một nghề có ý nghĩa. Có vẻ như lựa chọn duy nhất còn lại đối với bà là kết hôn lập gia đình, giống như các chị gái bà đã làm. Vì vậy bà ô kết hôn và chuyển về quê nhà Hồng Kông.
Lớn lên tại Hồng Kông, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi không xa lạ với đạo Phật. Phụ thân của bà đã phát tâm giúp Hòa thượng Định Tây Như Quang (定西如光和尚, 1895-1962) trùng tu Niệm Phật Đường Đông Lâm (東林念佛堂) và hỗ trợ xây dựng một ngôi già lam tự viện khác, Tinh Xá Hoằng Pháp (弘法精舍), được thành lập bởi gia đình của đối tác kinh doanh của cụ thân sinh của bà, cụ Hoàng Kiệt Vân (黃杰雲; 1875–1952), và thân sinh của bà, cụ Hà Diệu Quang (何耀光; 1907–2006) từng là Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Hiệp hội Phật giáo Hồng Kông.
Hình 2: Nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi tham quan Phòng trưng bày Tranh Trung Quốc và Thư pháp tại Bảo tàng Nghệ thuật Hồng Kông, The Chih Lo Lou Gallery (至樂樓藏中國書畫 - 香港藝術館). Bộ sưu tập The Chih Lo Lou Gallery được tập hợp bởi cụ Hà Diệu Quang và dòng họ Hà đã hiến tặng 363 tác phẩm cho Bảo tàng. Ảnh: Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi
Tuy nhiên, bản thân nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi chưa bao giờ tham gia vào bất kỳ hoạt động hoặc thực hành Phật giáo nào cho đến khi mẫu thân của bà đã từ giã trần gian vào năm 1987. Một nghi thức tưởng niệm 49 ngày theo nghi lễ đạo Phật tại ngôi chùa của Hòa thượng Vĩnh Lâm Vĩnh Tinh (演霖永惺, 1925–2016) và đệ tử của Hòa thượng Định Tây Như Quang (定西如光和尚, 1895-1962) và người sáng lập ngôi già lam Tây Phương Tự (西方寺). Trong khi chồng và con trai của bà không thể rời London, Vương quốc Anh và các anh chị em của cô phải tham gia công việc gia đình ở Hồng Kông, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đắm mình trong các nghi lễ đạo Phật kéo dài cả ngày, không bị gián đoạn trong 5 tuần lễ, tại một nơi tôn nghiêm tạm gát lại những mối quan tâm trần tục khác.
Thật vậy, tạm thời bị ngắt kết nối với vai trò là con gái, với trách nhiệm và bổn phận của một người vợ và một người mẹ, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đã có cơ hội kết nối lại với đạo Phật và ý thức cuộc sống của chính mình. Cô cảm thấy một sự cộng hưởng tâm linh đặc biệt với Kinh Kim Cương và yêu cầu một bản sao từ Hòa thượng Vĩnh Lâm Vĩnh Tinh (演霖永惺, 1925–2016), người sau này trở thành chỗ y chỉ sư nương tựa về tinh thần của bà. Sau khi nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi trở lại London, Vương quốc Anh, bà bước vào một giai đoạn mới của cuộc đời. Bà bắt đầu phát tâm công quả cho Đạo tràng Phật Quang Sơn London (London Fo Guang Shan Temple, 倫敦佛光山道場), phụ giúp việc tại lễ tân và phiên dịch các tài liệu khác nhau. Dần dần, cổ làm quen với cộng đồng Phật giáo Hoa kiều ở London, gặp gỡ những người sẽ trở thành đồng nghiệp và cộng tác viên của bà.
Lúc bấy giờ Pháp sư Tịnh Nhân (淨因法師) đang nghiên cứu sinh Tiến sĩ tại Trường Nghiên cứu Phương Đông và châu Phi (Soas university, trong Top 10 trường Đại học hàng đầu Vương quốc Anh), đã giới thiệu nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi về các tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh và khuyến khích bà chọn một tác phẩm để dịch. Khi chính Thiền sư Thích Nhất Hạnh đọc vài chương đầu của bản dịch "Đường xưa Mây trắng" (故道白雲, Old Path White Clouds) của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi, Ngài đã rất hài lòng. Thật trùng hợp, trong chuyến viếng thăm Trung Quốc, Ngài vừa xác nhận và mọi người tự hỏi liệu nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi có thể hoàn thành bản dịch trước chuyến viếng thăm Trung Quốc của Thiền sư Thích Nhất Hạnh hay không. Điều này có nghĩa là bà chỉ có quỹ thời gian bốn tháng tùy ý sử dụng, bao gồm cả thời gian để học gõ tiếng Trung trên máy tính.
Nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đã gặp ông bà Nữ sĩ Hoàng Đình Đình (Ms Cecilia T.T. Wong, 黃婷婷女士) đến từ Malaysia, người đã thành lập Tổ chức giáo dục Phật giáo Vương quốc Anh. Nhằm đáp ứng nhu cầu về một chương trình giảng dạy về tôn giáo ở Vương quốc Anh, tổ chức đã xuất bản sách giáo khoa Phật học Giai đoạn I cho học sinh từ 5-7 tuổi và sách giáo khoa Phật học Giai đoạn II cho học sinh từ 7-11 tuổi. Nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đồng tác giả với Pháp sư Tịnh Nhân (淨因法師) "Key Stage II" (Giai đoạn 2, thuật ngữ pháp lý cho bốn năm học tại các trường duy trì ở Anh và xứ Wales thường được gọi là Lớp 3, Lớp 4, Lớp 5 và Lớp 6, khi học sinh ở độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi.) và biên soạn hướng dẫn dành cho giáo viên trong khi nghiệp vụ Thư ký, Thủ Quỹ.
Hình 3: Buddhism Key Stage II and Teacher’s Guide. Ảnh: Nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi
Sau khi Pháp sư Tịnh Nhân (淨因法師) và gia đình ông bà Nữ sĩ Hoàng Đình Đình (Ms Cecilia T.T. Wong, 黃婷婷女士) rời London ngay sau thiên niên kỷ mới, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đảm nhận trách nhiệm phân phối tổng cộng 50.000 bản sách giáo khoa Phật học. Đây là một thách thức lớn đối với bất kỳ ai, bởi vì tổ chức phúc lợi từ thiện mới được thành lập bởi những người từ nước ngoài và hầu như không có mối liên hệ nào trong hệ thống giáo dục tại Vương quốc Anh. Bắt đầu từ con số không, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đã liên hệ với các cơ quan quản lý giáo dục trên toàn quốc. Nhà để xe của bà, trong đó các thùng sách giáo khoa được lưu trữ, là văn phòng của bà. Tại đây, bà viết thư mail, gọi điện thoại và đưa các bộ sách giáo khoa Phật học vào từng hộp với sự giúp đỡ của cậu con trai của bà, gửi các bộ sách giáo khoa Phật học cho các trường học và chuyển danh sách yêu cầu hàng loạt liệt kê cho đồng nghiệp Chris của bà, người đã lo hậu cần giao hàng. Cuối cùng, họ đã quản lý và phân phối tất cả sách giáo khoa Phật học đến 4.163 ngôi trường học trên khắp Vương quốc Anh thông qua các cơ quan quản lý giáo dục địa phương và tại yêu cầu của từng Ban giám hiệu của trường.
Năm 2005, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi quyết định hồi hương Hồng Kông để lo phụng dưỡng vị cha già kính yêu và gần gũi với anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên, sự nghiệp giáo dục Phật giáo của bà vẫn tiếp tục. Bà từng làm quản lý Trung tâm Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Hồng Kông cho đến khi bà nghỉ hưu vào năm 2010. Tuy nhiên, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi rất khiêm tốn và tích lũy âm đức tuyệt vời, ngay cả các thành viên của cộng đồng Phật giáo ở Hồng Kông cũng biết rất ít về những cống hiến trong quá khứ và lai lịch gia đình của bà. Giống như một phụ nữ truyền thống của Trung Hoa cổ đại, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi rất khiêm cung độ lượng và dành phần lớn cuộc đời với trách nhiệm bổn phận đối với gia đình. Hơn nữa, bà cũng được thừa hưởng những giá trị tinh hoa của Trung Hoa từ nhị vị song thân phụ mẫu đã hướng dẫn bà trong suốt cuộc đời: trung thực, công bằng, ngay thẳng và sẵn sàng cho đi nhiều hơn. Bất cứ khi nào bà cần, bà sẽ làm hết sức mình trong bổn phận vì tha nhân, chẳng màng đến tư lợi.
Hình 4: Nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi ngồi phía trước, bên trái, trong buổi lễ Tốt nghiệp tại Trung tâm Nghiên cứu Phật học thuộc Đại học Hồng Kông năm 2010. Ảnh: Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi
Là một cư sĩ Phật tử tại gia, việc thường nhật trong thực hành Phật giáo, nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi đã mở rộng từ việc thụ trì đọc tụng kinh Kim Cương Bát Nhã, nghiên tầm tam tạng giáo điển và tu tập thiền định. Mặc dù thuê người giúp việc gia đình ở Hồng Kông là phổ biến, nhưng bà vẫn tiếp tục làm các công việc gia đình của riêng mình và phong cách sống giản dị, mộc mạc chân tình, bà thường khôi hài rằng "chủ nghĩa tu tại gia". Truyền thống Phật giáo Trung Hoa cổ đại, mỗi người có con đường tiến bộ tâm linh của riêng bản thân, tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh của mỗi cá nhân. Một số chỉ chuyên trì niệm danh hiệu của Đức Phật A Di Đà (Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang, Vô Lượng Công Đức), trong khi những người khác có thể hoàn toàn gác lại cuộc sống thế tục và một số áp dụng lý tưởng Bồ tát đạo, phát Bồ đề tâm quên mình vì người, làm lợi ích cho mọi người trong các ngành nghề khac nhau. Các bạn có thể chia sẻ Phật pháp với bao nhiêu các bậc Thầy tùy thích, nhưng không ai thúc ép hoặc kiểm soát các bạn, Chúng ta phải dựa vào sự tự nguyện của mình, nhận thức và nỗ lực trong hành trình hướng đến giác ngộ giải thoát.
Tôi hỏi nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi, với tư cách là một người mẹ và một nhà giáo dục hiện ở tuổi thất thập cổ lai hy (70 tuổi), bà có những lời nhắn nhủ gì cho các thế hệ trẻ ngày nay. Bà nhận xét rằng những thanh thiếu niên ngày nay có chỉ số IQ cao hơn, nhưng lại tập trung rất nhiều vào sự cạnh tranh bên ngoài thay vì hướng vào nội tâm và suy ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống. Càng có nhiều kinh nghiệm trong cuộc sống, bà càng tìm thấy chân sự thật trong khái niệm nguyên lý vô thường của đạo Phật. Bà khuyên các bạn trẻ suy ngẫm về các sử dụng thời gian, sức lực và tài năng của họ và thường "Sinh hoạt trong Thiền định" với phương châm "Giác ngộ nhân sinh, phụng hiến nhân sinh" (覺悟人生奉獻人生). ** Điều này boa gồm những bài thuyết giảng của Trưởng lão Hòa thượng Tịnh Tuệ Diệu Tông (淨慧妙宗長老和尚; 1933–2013) được phát triển thêm từ Phật giáo Nhân gian. Theo quan điểm của nữ Cư sĩ Dorothy Hà Tuệ Nghi, thường "Sinh hoạt trong Thiền định", có liên quan và có thể áp dụng vào cuộc sống thường nhật, hướng dẫn thiết thực cho những ai khát khao nhìn thấy thực tế đích thực và sống một cuộc đời phụng sự và cống hiến.
Tác giả Guoying Stacy Zhang
Biên dịch Thích Vân Phong
(Nguồn: 佛門網)