Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đại học Phật giáo Nam Hoa một trong 100 trường đại học "Xanh" nhất thế gới về Bảo vệ Môi trường

22/12/202122:42(Xem: 3033)
Đại học Phật giáo Nam Hoa một trong 100 trường đại học "Xanh" nhất thế gới về Bảo vệ Môi trường

logo Đại học Phật giáo Nam Hoa
Đại học Phật giáo Nam Hoa một trong 100 trường đại học "Xanh"
nhất thế giới về Bảo vệ Môi trường
(南華大學連續六年蟬聯世界前百大綠色大學 廢棄物處理並列全球第一)

Trãi qua sáu năm liên tiếp, Đại học Phật giáo Nam Hoa (NHU) vẫn trong top 100 trường Đại học "Xanh" nhất thế giới! Đêm 14 tháng 12 vừa qua, Tổ chức xếp hạng Đại học phát triển bền vững thế giới (UI Greenmetric World University Ranking‎) đại diện hơn 20 quốc gia thế giới có Văn phòng đặt tại Indonesia đã công bố Bảng xếp hạng Đại học Thế giới GreenMetric năm 2021 (GreenMetric World University Ranking), Đại học Phật giáo Nam Hoa đứng vị trí 64 toàn cầu và đứng hàng thứ 6 toàn quốc, theo bảng xếp hạng toàn cầu có cải thiện 32 bậc so với năm ngoái. 


Năm 2016, Đại học Phật giáo Nam Hoa đạt thành tích tối ưu kể từ khi Đại học này tham gia vào năm 2015, và dự án xử lý chất thải đã giành được vị trí đệ nhất toàn quốc, được liệt vào hàng đệ nhất toàn cầu, điều này cho thấy Đại học Phật giáo Hoa Nam đã không tiếc công sức trong việc thúc đẩy, thực hiện tính bền vững về môi trường và quan tâm yêu mến, chăm sóc trái đất. 


Tổ chức xếp hạng Đại học phát triển bền vững thế giới (UI Greenmetric World University Ranking‎) đại diện hơn 20 quốc gia thế giới có Văn phòng đặt tại Indonesia, vừa công bố các Trường đại học phát triển bền vững trên thế giới khởi xướng từ năm 2010. Tổ chức UI Greenmetric World University Rankings đã tiến hành đánh giá ở góc độ phát triển bền vững của các cơ sở đào tạo. Dựa vào các tiêu chuẩn như, tỷ lệ không gian xanh trong khuôn viên đào tạo; cơ sở hạ tầng; xử lý năng lượng; biến đổi khí hậu; quản lý chất thải; hệ thống nước; hệ thống giao thông; năng lực đào tạo và nghiên cứu về phát triển bền vững.


Năm 2021, tổng số 956 trường đại học từ 80 quốc gia sẽ tham dự vào bảng xếp hạng này. Do tác động đáng kể đối với thế giới bởi bệnh viêm phổi virus corona (covid-19), cuộc khảo sát mới này về các kế hoạch phòng chống dịch và các biện pháp giảng dạy, nhằm ứng phó với đại dịch Covid-19 đã được thêm vào. Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên toàn toàn, trong 6 năm liên tiếp Đại học Phật giáo Nam Hoa đã lọt vào danh sách 100 trường Đại học "Xanh" nhất thế giới, cho thấy những nỗ lực và hiệu quả của trường này trong việc thực hiện bền vững môi trường và phòng chống dịch bệnh đã được quốc tế khẳng định. 


Đại học Phật giáo Nam Hoa 2Đại học Phật giáo Nam Hoa 1

Đối với những thành tựu nổi bật của Đại học Phật giáo Nam Hoa, Cư sĩ Lâm Thông Minh, Hiệu trưởng (NHU) Đại học  cảm ơn sự phối hợp của Phòng R&D và các đơn vị của trường liên quan vì sự hợp tác và toàn tâm toàn lực cống hiến. Ngoài ra, Cư sĩ Lâm Thông Minh cho biết, do ảnh tình hình dịch Covid-19 hoành hành, vào tháng 5 vừa qua, toàn quốc đã bước vào mức báo động 3 trong phòng chống đại dịch. Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh trong khuôn viên trường, nhà trường, việc triển khai đầy đủ các hoạt động giảng dạy từ xa và tổ chức các hội thảo, tọa đàm, giảng dạy từ xa, bảo vệ quyền học tập của sinh viên, thông qua việc tạm dừng các lớp học và các lớp tiếp đang học, đặc biệt tri ân Hiệp hội Quốc tế Phật Quang Sơn đã quyên tặng 5 tòa trí tuệ phòng chống dịch. Tăng cường hiệu quả phát hiện, để duy trì sức khỏe và sự an toàn của giảng viên, sinh viên của trường. 


Để thực hiện việc sử dụng bền vững tài nguyên, tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu carbon, nhà trường biến chất thải thành các tác phẩm nghệ thuật và nhà hàng của trường không cung cấp bộ đồ dùng một lần; lá rụng và chất thải nhà bếp được tái sử dụng để làm phân trộn hoặc ủ lên men thành phân hóa lỏng; chuyển chất thải thực phẩm thành phân bón nông nghiệp hữu ích để đạt được lợi ích của nông nghiệp tuần hoàn; về mặt tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu carbon, các cơ sở tiết kiệm nước được áp dụng đầy đủ trong khuôn viên trường, nước mưa được xử lý và tái sử dụng để tưới vườn hoa, nước cho cây vành đai xanh và bổ sung hồ chứa nước tạo thêm cảnh quan. 


Đồng thời hệ thống quản lý tài nguyên năng lượng ISO 50001 đã được thiết lập và các biện pháp tiết kiệm năng lượng thông minh đã được thúc đẩy để đạt được hiệu quả của việc tiết kiệm năng lượng và nước cũng như sử dụng bền vững tài nguyên nước. Đồng thời, nó đã đạt chứng nhận kép về "Tổ chức Giáo dục Môi trường", "Cơ sở và trang Web Giáo dục Môi trường", cũng như hỗ trợ các trường tiểu học, trung học và các tổ chức trong quận hoặc các quận, huyện, thành phố lân cận tiến hành nghiên cứu giáo dục môi trường, để khái niệm giáo dục môi trường có thể được thúc đẩy và thực hiện. Năm nay, một lần nữa Đại học Phật giáo Nam Hoa vẫn trong top 100 trường Đại học "Xanh" nhất thế giới! Điều này thực sự đúng như danh hiệu đã đạt được. 


Những năm gần đây, Đại học Phật giáo Nam Hoa thường xuyên giành được các giải thưởng. Các giải thưởng về phát triển bền vững bao gồm "Giải thưởng Mô hình Thực hành Chất lượng Xuất sắc Mạng Chất lượng Châu Á", "Giải thưởng Chất lượng Quốc gia-Giải thưởng Mô hình Phát triển Bền vững", và trong ba năm liên tiếp "Giải Vàng Bảo vệ Môi trường Doanh nghiệp Quốc gia", "Giải thưởng Doanh nghiệp Môi trường Danh dự", Giải thưởng Chương trình USR (thực hành trách nhiệm xã hội của Đại học), "Thousand Cities Strategic Algorithms" (TCSA), vinh danh trong "Top 50 Doanh nghiệp Lợi nhuận xuất sắc Đài Loan", "Giải thưởng doanh nghiệp phát triển bền vững Đài Loan", "Giải thưởng Viện hành chính quốc gia phát triển bền vững", "Giải thưởng Hiệp hội Tiêu chuẩn xuất sắc phát triển bền vững Anh quốc BSI", "Giải thưởng Trách nhiệm Xã hội học đường Hồng Kông hàng tháng" và Bảng xếp hạng Tác động Đại học Thế giới 2020-2021 hai năm liên tiếp. Các giải thưởng liên quan đã khẳng định. 


Hiệu trưởng lâm Thông Minh cho biết, Đại học Phật giáo Nam Hoa đã tích hợp 17 chỉ số bền vững vào trục chính và chương trình giảng dạy của sự phát triển trường học, như các mục tiêu thực hành và hướng tới phát triển bền vững, đã ký tuyên bố "Văn phòng Xanh" vào ngày 12 tháng 5 vừa qua, để đáp ứng chính sách của chính phủ "Sinh hoạt Xanh cho toàn dân". Chính sách này mong muốn các giảng viên và nhân viên cùng làm việc để tiết kiệm năng lương và giảm thiểu carbon, xây dựng một khuôn viên carbon thấp, để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và hướng tới sự bền vững về môi trường. 


Đại học Nam Hoa (NHU) được thành lập năm 1996 tại Gia Nghĩa, Đài Nam với diện tích 63 ha. NHU thuộc hệ thống Trường Đại học xuyên quốc gia với khoảng hơn 5,500 sinh viên theo học trong đó bao gồm: 78% sinh viên đại học và 22% sinh viên sau đại học.


Đại học Nam Hoa (NHU) được thành lập năm 1996 bởi Đại sư Tinh Vân. Đây là trường đại học đầu tiên được thành lập bởi tổ chức phật giáo Phật Quang Sơn. NHU là thành viên của Hiệp hội Đại học Quốc tế Phật Quang Sơn, hệ thống trường đại học xuyên quốc gia đầu tiên của đất nước.


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 佛光山人間通訊社)

facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5586)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5092)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13750)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10200)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5168)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4882)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12965)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5680)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5586)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5529)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]