Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hàn Quốc suy tôn Thiền sư Tính Ba ngôi Pháp vị Đại Tông sư đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê

19/12/202122:56(Xem: 3142)
Hàn Quốc suy tôn Thiền sư Tính Ba ngôi Pháp vị Đại Tông sư đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê

Hàn Quốc suy tôn Thiền sư Tính Ba ngôi Pháp vị Đại Tông sư
Hàn Quốc suy tôn Thiền sư Tính Ba ngôi Pháp vị Đại Tông
sư đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê 
 (韓國佛寶宗剎性坡大宗師被推戴為第15代宗正)

Vào ngày 13 tháng 12 vừa qua, tại tầng 4 Kỷ niệm quán Văn hóa Lịch sử Phật giáo Hàn Quốc, Trụ sở Trung ương Thiền phái Tào Khê, Seoul, sau khi bỏ phiếu bầu dân chủ, khi đã đắc cử, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Thiền sư Trung Phong Tính Ba được Tấn phong ngôi Pháp vị Đại Tông sư (법계 대종사, 法階大宗師) đời thứ 15 Thiền phái Tào Khê. Sau đó, vào lúc 15 giờ chiều cùng ngày, tại Đại hùng Bảo điển Tổ đình Tào Khê Tự, Seoul cử hành nghi thức Cáo Phật, dâng hương Ngũ phần, dâng trà thiền, dâng hoa Bồ tát Vạn hạnh cúng dường Tam bảo. 


Trung Phong Tính Ba Đại tông sư, Phương trượng Trụ trì Tổ đình Linh Thứu san Phật Bảo Thông Độ Tự, nơi tôn trí thờ Xá lợi của Đức Phật, Ngài đang trong quyết tâm thực tiễn bởi sự nghiệp giáo dục đào tạo vì tương lai thế hệ trẻ của Phật giáo Hàn Quốc, luôn quan tâm và chia sẻ những nỗi khổ niềm đau bởi những người bị nhiễm Covid-19 và những gia đình chẳng may có người thân qua đời vì đại dịch hiểm ác này. 


Ngài phát biểu rằng: "Hôm nay chư tôn giáo phẩm đã bầu chọn sơn tăng vô đức, tuy được sự ủng hộ, nhưng tông chính đại sư vẫn còn tại vị, vì vậy không cần phải nói tới nói lui nữa". Sau đó, Ngài bày tỏ cảm tưởng của mình: "Hãy tư duy bất cứ lúc nào bởi những kim ngôn khẩu ngọc của chư Phật, chư Tổ, không cần phải đa ngôn thuyết, ngôn hạnh tương ưng là thực tiễn trong tinh tấn tu hành. Ngày nay, trong bối cảnh xã hội đang đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức, vì vậy chúng ta nhất định hành trì đồng thể đại bi hòa cùng tư tưởng Phật giáo Đại Hàn Hộ quốc An dân. Chúc tất cả mọi người thân tâm thường an lạc".


Đồng thể từ bi (동체대비, 同體大悲). Quán tưởng tất cả chúng sinh với mình là cùng một thể tính mà sinh khởi tâm từ bi bình đẳng để cứu khổ, ban vui. Bồ tát Sơ địa trở lên, coi chúng sinh là chính mình, lấy nỗi khổ của chúng sinh làm nỗi khổ của chính mình mà sinh tâm thương xót. Kinh Đại bát niết bàn nói: "Ví như cha mẹ thấy con bệnh hoạn, sinh lòng buồn khổ, thương xót rầu rĩ, không lúc nào rời. Bồ tát ma ha tát ở giai vị này (Nhất tử địa) cũng lại như thế, thấy các chúng sinh bị bệnh phiền não làm khổ, sinh lòng buồn sầu, lo nghĩ như thương con đỏ, đến nỗi các lỗ chân lông đều rướm máu".


Ngài cầu nguyện đương nhiệm Tổng vụ Viện trưởng Thiền phái Tào Khê, trong kế sách sự nghiệp lãnh đạo "Hàng triệu nguyện lực kết thành Phật sự" (백만원력집결불사, 百萬願力集結佛事), hồi hướng viên mãn, và đã quyên tặng một trăm triệu won (100.000w). 


Nhiệm kỳ mới với thời hạn 5 năm được bầu dân chủ của Trung Phong Tính Ba Đại tông sư sẽ bắt đầu vào ngày 26 tháng 3 năm 2022. 


Ngài sinh năm 1939 tại huyện Hapcheon, tỉnh Gyeongsangnam-do, Hàn Quốc. Ngài đảnh lễ ân sư Nguyệt Hạ Đại Tông sư (월하대종사, 月下大宗師) cầu xin thế phát xuất gia, và năm 1960 thụ giới Sa di tại Tổ đình Linh Thứu san Phật Bảo Thông Độ Tự do Ân sư Nguyệt Hạ Đại Tông sư đương vi Đàn đầu Hòa thượng; Năm 1970, Ngài thụ giới Tỳ kheo do Ân sư Nguyệt Hạ Đại Tông sư đương vi Đàn đầu Hòa thượng. 


Năm 1971, sau khi tốt nghiệp Đại học Tăng già tại Tổ đình Thông Độ Tự, Ngài đảm nhậm chức Tổng vụ Viện trưởng Xã hội, Viện trưởng Giáo vụ, Ủy viên Trung ương Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc, trụ trì Tổ đình Linh Thứu san Phật Bảo Thông Độ Tự và đã từng cống hiến Phật sự cho các chốn sơn môn cổ tự như Hy Dương sơn Phụng Nham tự (희양산봉암사, 曦陽山鳳巖寺), Gyeonggi-do, Hàn Quốc; Thiền viện Thái Cổ (태고원선, 太古禪院).


Năm 2013, được sự tôn kính của Tăng đoàn Thiền phái Tào Khê, Ngài được Tấn phong ngôi vị Nguyên lão (원로, 元老) bậc phẩm đức cao trọng vọng, Thành viên Hội đồng Trưởng lão Thiền phái Tào Khê liên khóa 5,6,7,8. 


Năm 2018, Ngài đảm nhậm Phương trượng Linh Thứu san Tòng Lâm Thông Độ Tự, bậc thiện tri thức, chỗ nương cho hàng hậu bối. 


Đặc biệt là trong sự nghiệp văn hóa giáo dục, văn hóa nghệ thuật, Ngài đã để lại rất nhiều thành tựu. Ngài là một vị học giả đã trải qua các chức vụ to trong Thiền phái Tào Khê, nhưng Ngài cũng được biết đến như vị Đại Tông Sư để lại dấu ấn trong nhiều thể loại văn hóa nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc. 


Năm 1980, ngay khi triển lãm tác phẩm "Kim Nê Tả Kinh Thi Hóa" (金泥寫經詩化, 금니사경전시회), như một điểm khởi đầu sự nghiệp của Ngài đã trải nghiệm gần nửa thế kỷ (40 năm). Thanh thản hồn nhiên từng bước chân an lạc trong sự nghiệp văn hóa nghệ thuật, Ngài không chỉ dừng lại một lĩnh vực mà còn tiếp tục khám phá nhiều thể loại nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc. 


Tại Thụy Vân Am (서운암, 瑞雲庵), Tổ đình Phật bảo Thông Độ Tự, Ngài đã chú thích và khắc một số trong Cao ly Bát Vạn Đại Tạng Kinh (고려팔만대장경, 金高麗八萬大藏經) sau đó nung chúng thành đồ gốm, hoa cảnh, tranh Phật giáo, truyện dân gian, thậm chí hình tượng của các vị hành giả đương đại theo nhiều cách khác nhau. Sau khi trở thành phương trượng Tổ đình Linh Thức San Phật bảo Thông Độ Tự, năm 1991, Ngài lui về Thụy Vân Am nghiên cứu Cao ly Bát Vạn Đại Tạng Kinh.


Thật khó có thể tin nổi bởi hành trình dài để chế tác các thể loại văn hóa nghệ thuật là sự thành quả của Ngài. Năm 1983, sau khi mở triển lãm cá nhân đầu tiên sử dụng sơn mài, Ngài đã tổ chức một số cuộc triển lãm kết hợp giữa sơn mài truyền thống và nghệ thuật Phật giáo ở trong và ngoài nước. Khách quan đánh giá rằng cả hai bức tranh thời Phật giáo Cao Ly và Triều Tiên đều được hồi sinh thông qua tranh sơn mài của Ngài. 


Để ghi nhận những cống hiến của Ngài trong việc phát triển văn hóa, nghệ thuật truyền thống Hàn Quốc như tranh sơn mài, tranh dân gian, thư pháp, nhuộm màu thiên nhiên, năm 2017, Ngài đã nhận "Huân chương Ngọc Quán Văn Hóa" (옥관문화훈장, 玉冠文化勳章). 


Ngoài ra, vì sự phát triển văn học, năm 1984, Ngài đã nhận giải thưởng Giải thưởng Quốc gia về Văn học Nghệ thuật (한국시조문학상, 韓國時調文學賞). Từ năm 1985, Ngài đã tổ chức Hội Bách Nhật Trường (백일장, 白日場), đã mở rộng nó và vận hành nó như một cuộc thi cấp quốc gia. 


Vào năm 2018, thay cho Lễ bổ nhiệm trụ trì Tổ đình Linh Thứu san Phật Bảo Thông Độ Tự, Ngài đã quyên góp 50 triệu won cho trẻ em bị ung thư; Ung thư trẻ em là bệnh lý ác tính hiếm gặp hơn so với người lớn.


Trong một cuộc phỏng vấn đặc biệt với tạp chí ibulgyo (불교신문) vào dịp Đại lễ Phật đản, Ngài đã khuyến tấn chư tăng ni và các cư sĩ Phật tử nên cố gắng hết sức trong cương vị của mình. 


Ngài nói: "Chư tăng ni và các cư sĩ Phật tử chúng ta cần biết cách làm giảm thiểu những nỗi khổ niềm đau của chúng sinh và làm những điều có thể khiến cho họ tăng thêm sự an lạc hạnh phúc trong cuộc sống". Khi đó, Ngài cũng nêu rõ việc các cư sĩ Phật tử tích cực hỗ trợ để duy trì các đạo tràng thanh tịnh, hòa hợp như một lời nhắn nhũ trong ngày Đại lễ Phật đản. 


Ngoài ra, vào năm 2000 trên khu đất rộng hơn 50.000 mét vuông xung quanh Thụy Vân Am, Ngài đã kiến thiết Vườn Thiền, ươm mầm Hoa Bát Nhã, thường niên, nhiều người được mời đến để tổ chức lễ hội văn hóa Hoa thơm Cỏ lạ. Hằng năm vào cuối tháng 5, tại Thụy Vân Am Ngài tổ chức một lễ hội để tái hiện kỹ thuật nhuộm truyền thống và nhận thức về giấy truyền thống của Hàn Quốc. 


Năm 2013, Cao ly Bát Vạn Đại Tạng Kinh được tái tạo bằng gốm sứ và bộ Cao ly Bát Vạn Đại Tạng Kinh gồm mười sáu vạn (160.000) Tranh gốm sứ ghép mảnh đã được hoàn thành, Ngài đã được trao tặng Huân chương Quốc công của Đại Hàn Dân Quốc. 


 Chính Tông

(종정, 宗正)


Danh xưng "Chính Tông" (종정, 宗正) hay "Tông đoàn" (종단, 宗團), "Thần thánh" (신성, 神聖), "Tông thống" (종통, 宗統).v.v biểu trưng cho sự thiêng liêng của Thiền phái Tào Khê và có quyền hành, trên cương vị cao nhất để kế tục Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc. Chính tông của Thiền phái Tào Khê là nhà lãnh đạo xuất sắc nhất, đại diện cho Phật giáo Hàn Quốc. Trên ngôi pháp vị này với nhiệm kỳ 5 năm và có thể bầu cử dân chủ và suy tôn lại một lần. 


"Nghê hạ" (예하, 猊下) là một danh hiệu cao quý được tôn kính, để tôn vinh trên ngôi vị Chủ tịch Hội đồng Giám luật Thiền phái Tào Khê, có nghĩa là Liên hoa ngự của Đức Phật hoặc bậc Đại đạo sư. 


Với tư cách: Trình độ chuyên môn từ 45 năm trong sự nghiệp lãnh đạo và trên 70 tuổi, là vị Đại Tông sư "nắm giữ hệ thống Pháp luật" (법계, 法系) truyền thừa mạng mạch của Phật pháp. Trên ngôi pháp vị Đại Tông sư biểu tượng cho việc nắm giữ hệ thống Phật luật, truyền thừa mạng mạch của Phật pháp, trên ngôi pháp vị này không tham gia vào việc quản lý Thiền phái, nhưng có quyền can thiệp và hòa giải khi có sự cố xung đột trong Tăng đoàn, đưa ra các quyết sách chỉ thị cho Tăng đoàn về các sự kiện và các đại lễ, v.v trên cương vị "nắm giữ hệ thống Pháp luật" truyền thừa mạng mạch của Phật pháp có thẩm quyền ân xá, giảm nhẹ và phục hồi giới pháp cho những người phạm tội, ban hành giáo chỉ, phê duyệt ký quyết định tấn phong các hàng giáo phẩm, khen thưởng và kỷ luật theo quy định của Thiền phái Tào Khê. 


Ngôi pháp vị này đầu tiên là Hiểu Phong Học Nột Đại Tông sư (효봉 학눌대종사, 曉峰學訥大宗師, 1888-1966) chính thức bắt đầu từ năm 1962 khi Thiền phái Tào Khê thống nhất suy tôn với bầu cử dân chủ. Kế tiếp đời thứ hai là Thanh Đàm Thuần Hạo Đại Tông sư (청담순호대종사, 靑潭淳浩大宗師,  1902-1971), đời thứ 3, 4 là Cổ Am Tường Ngạn Đại Tông sư (암상언 대종사, 古庵祥彦大宗師, 1899-1988), đời thứ 5 là Tây Ông đường Thượng Thuần  Đại Tông sư (서옹당 상순대종사, 西翁堂 尙純大宗師, 1912-2003), đời thứ 6, 7 là Thoái Ông đường Tính Triệt Đại Tông sư (퇴옹당 성철대종사,退翁堂 性徹大宗師, 1912-1993), đời thứ 8 là Tây Am đường Hồng Căn Đại Tông sư (서암당홍근대종사, 西庵堂 鴻根大宗師, 1917-2003), đời thứ 9 là Lão Thiên đường Nguyệt Hạ Đại Tông sư (노천당 월하대종사, 老天堂 月下大宗師, 1915-2003), đời thứ 10 làTuệ Am đường Tính Quán Đại Tông sư (혜암당 성관대종사, 慧菴堂 性觀大宗師, 1920-2001), đời thứ 11, 12 là Đạo Lâm đường Pháp Truyền Đại Tông sư (도림당 법전대종사, 道林堂 法傳大宗師, 1925-2014), đời thứ 13, 14 là Chân Tế Pháp Viễn Đại Tông sư (진제법원 대종사, 眞際 法遠大宗師) và đời thứ 15 đương nhiệm Trung Phong Tính Ba Đại Tông sư (중봉성파대종사, 中峯性坡大宗師).


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 불교신문사)

 
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2020(Xem: 10928)
Sau khi Đức Phật thành đạo, ánh sáng giác ngộ của Ngài đã chiếu khắp mọi nơi, hàng vạn người dân Ấn, từ sĩ, nông, công, thương, mọi tầng lớp của xã hội Ấn đều thừa hưởng được kết quả giác ngộ của Ngài. Đến cuối đời của Ngài, Chánh pháp đã có mặt ở khắp Ấn Độ và lan tỏa đến các quốc gia láng giềng. Từ hạ lưu của sông Hằng đi về phía Đông, phía Nam tới bờ sông Caodaveri, phía Tây tới bờ biển Á-rập, phía Bắc tới khu vực Thaiysiro, đâu đâu cũng có sự ảnh hưởng của giáo lý Phật-đà, và người dân nơi ấy sống trong sự hòa bình và hạnh phúc. Trong triều đại của Hoàng Đế Asoka thuộc Vương Triều Maurya (thế kỷ thứ III trước TL), Phật giáo đã bắt đầu truyền bá sang các vùng biên giới của đại lục.
22/01/2020(Xem: 6546)
Cuộc Triển lãm Kinh sách Phật giáo hai nghìn năm tuổi tại Thư viện Anh Quốc, khai trương vào ngày (25 tháng 10 – 23 tháng 02 năm 2020), sẽ khám phá nguồn gốc, triết lý và sự phù hợp đương đại của Phật giáo từ khi bắt đầu phía bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Tây lịch để có hơn 500 triệu Phật tử trên khắp thế giới ngày nay.
22/01/2020(Xem: 17428)
Đạo Phật và Dòng Sử Việt (sách pdf, tác giả HT Thích Đức Nhuận)
19/01/2020(Xem: 4380)
Vấn đề trên vẫn còn trong vòng tranh cãi về tính lịch sử và tính xác thực của sự kiện. Liệu đây là sự thật lịch sử hay chỉ là dã sử, huyền thoại được các nhà sử học thêm vào 2 bộ sử liệu trong các lần biên tập theo thời gian. Lần đầu tiên, Đức Phật đến Mahinyangana của đảo quốc - nơi tụ lạc Yaksa vào tháng Duruthu (tháng Giêng) ngày rằm (1 B.E hay 528 B.C) sau 9 tháng Ngài thành đạo. Tại đây, Đức Phật đã chiến thắng và quy y cho những yaksa cũng như vua Rồng Maniakkhika từ Kelaniya đến Mahinyangana để diện kiến và quy y theo Phật.
13/01/2020(Xem: 7790)
Danh hiệu "TAM TẠNG" là một danh vị vô cùng cao quí được trao tặng cho các vị tỳ khưu chuyên sâu về Pháp Học được tuyển chọn từ 500.000 chư đại đức tăng thành viên của giáo hội Tăng già trên khắp nước Miến.
13/01/2020(Xem: 4063)
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế thường niên 2004, có khoảng 0,2% dân số của nước Cộng hòa Uzbekistan là Phật tử. Đa số là người Hàn Quốc. Chính thức chỉ có một Phật giáo được đăng ký tại Uzbekistan, có một cơ sở tự viện Phật giáo tại Tashkent.
07/01/2020(Xem: 4802)
Chúng ta cùng suy nghĩ về tác động lịch sử của Phật giáo trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử Hàn Quốc. Cũng như các quốc gia châu Âu, có thể được xem như là sản phẩm của các truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo; Đông Á có thể được xem như là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nó đã được nói lên rằng, bất kể sắc tộc tôn giáo chính thức của họ, tất cả người Hàn Quốc (và có lẽ tất cả người Đông Á) đều ảnh hưởng truyền thống Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng nó sẽ chính xác hơn với quốc gia mà tất cả người Hàn Quốc, cho dù họ thừa nhận hay không thừa nhận mình là phật tử.
07/01/2020(Xem: 4117)
Sinh nhật vào ngày 16 tháng 05 năm 1971, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) được liệt kê là Tổ chức Sinh viên Phật tử lâu đời nhất tại Indonesia nếu tính từ giữa thế kỷ 20. Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) là một tổ chức Sinh viên Phật hoạt động tử ngoài trường trong lĩnh vực Xã hội & Quốc tịch dựa trên tinh thần đạo đức và tinh thần bất bạo động của Phật giáo. Là một tổ chức độc lập, Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (Himpunan Mahasiswa Buddhis Indonesia) chưa từng bao giờ liên kết với bất kỳ tổ chức chính trị hoặc đảng phái nào. Vì vậy, trong các hoạt động và hành động của mình, tổ chức Sinh viên Phật tử này không thể bị can thiệp bởi bất kỳ bên nào.
07/01/2020(Xem: 3920)
Hằng năm, các nhà lãnh đạo Phật giáo ở Los Angeles, Hoa Kỳ, nhiều người trong số họ sẽ không bao giờ gặp nhau ở châu Á, vì đã cùng nhau tham dự Đại lễ Vesak, kỷ niệm ngày Phật Đản. Trong khi nghi thức Tắm Phật bằng các loại nước hoa thơm, được quan sát chủ yếu bởi những người Phật tử ở Đông Á, thì chư tôn tịnh đức tăng già và các Phật tử Phật giáo Nguyên Thủy từ Nam Á về Los Angeles, Hoa Kỳ tham dự với niềm tôn kính, mỗi người đều dùng nước hoa thơm Tắm Phật. Chư tôn tinh đức tăng già đều là thành viên của Hội đồng Tăng thân Phật giáo Nam California, Hoa Kỳ. Một hội đồng Tăng già Phật giáo như vậy là một cái gì đó tương đối mới trong lịch sử lâu dài của Phật giáo.
07/01/2020(Xem: 5063)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]