Trung Quốc: Tượng Phật bằng Vàng và Đồng
thời Đông Hán tại Thiểm Tây
Tân Hoa xã, Tây An ngày 10 tháng 12 vừa qua, (ký giả Dương Nhất Miêu, Lý Nhất Bác) phóng viên từ Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc cho biết, tại thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây các nhà khảo cổ đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán, đã được khai quật có ý nghĩa quan trọng bởi giá trị nghiên cứu, phát hiện tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán.
Vào tháng 5 vừa qua, Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây đã khai quật mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán ở phía Đông Nam, làng Thành Nhậm, quận Vị Thành, thành phố Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây. Mộ địa này cách địa điểm thành phố Trường An của Cự Hán khoảng 15,7 km về phía nam. Sau ngôi mộ trong mộ địa gia tộc này an táng hình dáng, quy mô tương tự nhau, tọa lạc theo hướng Tây sang Đông, xếp cạnh nhau theo hướng Nam Bắc, cách nhau từ 15 đến 20 mét, đều là mộ dốc và một mộ trong hang động.
Theo lời giới thiệu của Lý Minh, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Khảo cổ học tỉnh Thiểm Tây, hai tượng Phật bằng vàng và đồng thời Đông Hán, được phát hiện trên mặt đất ở góc tây bắc của ngôi mộ chính mang số hiệu M3015, là di vật cuối thời Đông Hán. Một trong số đó là tượng Phật Thích Ca với tư thế đứng, mặc áo ca sa, cao 10,5 cm; các pho tượng còn lại là Ngũ Trí Như Lai (五智如來): Phật Lô Giá Na (盧遮那佛), Phật A Súc (阿閦佛) Phật Bảo Sinh (寶生佛), Phật A Di Đà (阿彌陀佛), Phật Bất Không Thành Tựu (不空成就佛) đều bằng đồng cao 15,8 cm, chính diện khắc phù điêu chạm nổi 5 vị với tư thế ngồi. Khuôn mặt, cách búi tóc, cách trang phục, hoa văn họa tiết đều mang phong cách đặc trưng của nghệ thuật Phật giáo Gandhāra (乾陀羅) của một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Sau khi phân tích, hai tượng Phật được làm bằng hợp kim đồng-thiếc-chì, quy trình sản xuất là đúc thủ công.
Chum gốm, kho gốm, thú gốm, lư đồng, gương đồng, máy bắn nỏ và các đồ tùy táng khác cũng được khai quật tại mộ địa của một gia tộc thời Đông Hán này. Trên bình gốm "Chu Thư Đào Quán" (朱書陶罐) khai quật từ ngôi mộ được đánh số M3019, có dòng chữ “延熹元年十一月廿四日”(Duyên Hy nguyên niên, ngày 24 tháng 11).
Lý Minh nói rằng bia ký có thể được sử dụng như một thước đo thời gian chôn cất dưới lòng đất của ngôi mộ gia tộc này, chủ nhân của mộ địa phải là vị Cư sĩ Phật tử, một quan chức hoặc địa chủ giàu có ở huyện An Lăng, hoặc huyện Tràng An vào thời Đông Hán, gia tộc có thế lực hoặc tiềm lực kinh tế nhất định. Trước đây được phổ biến mang tính độc lập, các pho tượng Phật phản ánh ý nghĩa của sự tín ngưỡng tôn giáo đã không chỉ xuất hiện cho đến thời kỳ Ngũ Hồ thập lục quốc. Lần này hai pho tượng Phật được khai quật, nâng cao giá trị của các bức tượng Phật bằng vàng và bằng đồng được khai quật trong khảo cổ học trong nước đến cuối thời Đông Hán, điều này có giá trị rất lớn đối với việc nghiên cứu sự du nhập và đa dạng hóa văn hóa Phật giáo.
Clip video
(天下財經) 陝西考古出土國內時代最早的金銅佛造像) CCTV財經
https://www.youtube.com/watch?v=RbMwL9GBjt8
https://tv.cctv.com/2021/12/10/VIDEWMEdG9zHP2G3P6cn5lHI211210.shtml
Thích Vân Phong biên dịch
(Nguồn: 新華社)