Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông

14/11/202122:00(Xem: 2949)
Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông
(Exploring the origins of Eastern civilisation)

Gần đây Bảo tàng Quốc gia Bangkok vừa được tân trang, mời tất cả công chúng tìm hiểu về quá khứ, cùng chia sẻ từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 3

Hình 1: Tòa nhà Mahasurasinghanat trưng bày một bộ sưu tập đồ tạo tác có niên đại từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề. Ảnh: Apichart Jinakul

Khi Vương quốc Phật giáo Thái Lan chào đón du khách quốc tế đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa Covid-19 đến từ 68 quốc gia, Bảo tàng Quốc gia Bangkok vẫn là một trong những điểm thu hút nổi tiếng nhất với cảnh quan của thủ đô, bố cục và ánh sáng được cải thiện, cho phép du khách trải nghiệm khung cảnh mới, quan sát các triển đa dạng ở 360 độ.

Sau khi nâng cấp Tòa nhà Mahasurasinghanat, gần đây tòa nhà Mahasurasinghanat đã mở cửa trở lại để thu hút những người những người quan tâm đến lịch sử và nghệ thuật, như một phần của quá trình cải tạo Cung điện Hoàng gia Thái Lan ở Băng Cốc (พระบรมมหาราชวัง Phra Borom Maha Ratcha Wang) bắt đầu vào năm 2012. 

Tòa nhà hai tầng kiến trúc theo phong cách truyền thống Thái Lan này có 5 phòng, và triển lãm được chia thành các chủ đề khác nhau, để du khách thập phương hành hương có thể tìm hiểu về lịch sử, văn hóa và nghệ thuật của Vương quốc Phật giáo Thái Lan, thông qua bộ sưu tập đồ tạo tác, đồ trang sức và các đồ gốm quý hiếm từ thời tiền sử đến thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 2

Hình 2:  

Người phụ trách Nghệ thuật Tôn giáo Châu Á Suppawan Nongnut cho biết: "Việc cải tạo tòa nhà này và khi mở cửa cho công chúng vào tháng tới. Đây là một buổi khai trương với buổi tiệc nhẹ nhàng để tạo nên giai điệu cho phần còn lại của chương trình. Đồng thời các tòa nhà Phra Tamnak Daeng (the Red House) và Chao Phraya Yommarat (Kaew Singhaseni) dự kiến sẽ sớm mở cửa, để làm nổi bật Nghệ thuật vẽ tranh đỉnh cao của nữ họa sĩ Trung Quốc Vương Na (王娜), trong khi khung cảnh của sân cũng sẽ được nâng cao". 

 

Tòa nhà giới thiệu hệ thống một chiều cho chuyến tham quan đi bộ, và Phòng Nghệ thuật Châu Á được thiết kế giống như một viên nang thời gian, để đưa du khách thập phương hành hương trở về cội nguồn của nền văn minh phương Đông. Ở lối vào, một loạt các pho tượng Phật cổ với các thiết kế khác nhau, chứng tỏ ảnh hưởng văn hóa nghệ thuật của Hy Lạp-La Mã đã lan rộng đến Ba Tư và Ấn Độ như thế nào khi vị minh quân Hộ trì Phật pháp Alexander Đại đế (356 - 323 TCN) chiếm đóng các vùng của châu Á. 

Kết nối phương Tây và phương Đông, khu vực Nam Á đã là một cái nôi của nền văn minh, và du khách thập phương hành hương có thể nhìn thấy một loạt các pho tượng đầu Phật cổ được chế tác từ thế kỷ thứ nhất đến thế kỷ thứ 4 ở Hadda, Afghanistan, cũng như tượng Phật với búi tóc cuộc tròn tự nhiên, trông giống như Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp), đến từ Malakand, Ấn Độ.

Một pho tượng Phật ngồi từ Gandhāra, Pakistan và một pho tượng Phật trong tư thế đứng ban phúc cát tường, được chế tác theo phong cách của Trường phái Gupta Sarnath vào thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ thứ 6, và được vận chuyển từ Varanasi, Ấn Độ.

Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Gandhār là một trung tâm văn hoá nghệ thuật Phật giáo. Trong thế kỉ thứ 1, 2, Phật giáo Đại thừa cũng bắt đầu xuất hiện tại đây. Ngày nay, các đạo trường Phật giáo không còn bao nhiêu dấu tích vì bị phá hủy trong thế kỉ thứ 5. Theo ký sự của Huyền Trang thì đạo Phật tại đây đã bị hủy diệt trong khoảng thế kỉ thứ 7.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 1

Hình 3: Pho tượng Phật bằng gỗ nạm ngọc ở thành phố Phật giáo cổ đại Mandalay, Myanmar. Ảnh: Pattarawadee Saengmanee

Người phụ trách Nghệ thuật Tôn giáo Châu Á Suppawan Nongnut giải thích: "Pho tượng Phật trong tư thế ban phúc cát tường là một kiệt tác của Trường phái Gupta Sarnath. Pho tượng Phật chạm trổ rất tinh xảo và phần đầu phồng lên với búi tóc xoắn ốc, Dái tai dài, tất cả đều dựa trên những đặt điểm phúc tướng của những bậc vĩ nhân".

Bên trong, một bản đồ khổng lồ cho thấy, mạng lưới dọc theo Con đường Tơ lụa chạy trên đất liền và trên biển từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ 18, với sự giao lưu văn hóa diễn ra dọc theo tuyến thương mại hàng hải cổ đại. Bằng chứng khảo cổ học chỉ ra rằng, tiền nhân cổ đại đã sống trên lục địa này và xây dựng nền văn minh Lưỡng Hà ở Tây Á, và nền văn minh Trung Hoa ở Đông Á. 

Căn phòng trưng bày dành riêng cho bộ sưu tập các tác phẩm điêu khắc các pho tượng Phật và Bồ tát đáng cung kính, hầu hết từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Myanmar, Trung Hoa và Ấn Độ. 

Dựa trên niềm tin Phật giáo Đại thừa, các tác phẩm điêu khắc các pho tượng Phật và Bồ tát đáng cung kính từ Trung Hoa, Tây Tạng và Nepal đã được chế tác theo những thiết kế độc đáo. 

Ví dụ, pho tượng Thần hộ pháp Kim Cương Đại Uy Đức (yamantaka, 大威德金刚) kiểu Trung Hoa, minh họa một hoá thân phẫn nộ của Văn Thù Sư Lợi ( Bồ Tát của trí tuệ ), trong khi tác phẩm điêu khắc tượng Phật Thích Ca kiểu Nepal có mái tóc màu lapis lazuli thể hiện bầu trời đêm đen. 

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 5

Hình 4: Những con dấu vàng thời Đế quốc Tam Phật Tề (Srivijaya).

Các tác phẩm điêu khắc tượng Bồ tát Đại bi Quán Thế Âm được chế tác vào thế kỷ 17 đến thế kỷ 19, để đánh dấu sự phát triển huy hoàng của nghệ thuật và văn hóa trong Thời kỳ Edo (江戸時代) Nhật Bản, trong khi tác phẩm điêu khắc tượng Phật bằng gỗ nạm ngọc từ thành phố Phật giáo cổ đại Mandalay đã thể hiện tay nghề thủ công đệ nhất của Myanmar. Một pho tượng Phật đúc bằng vàng theo phong cách Pala của Ấn Độ, thực hiện tám phép lạ thần diệu, được kiến tạo vào thế kỷ thứ 9 tháp Phật theo phong cách kiến trúc Prang đẹp nhất ở Ayutthaya tọa lạc trong khuôn viên ngôi già lam cổ tự Wat Ratchaburana, khuôn viên khu công viên lịch sử Ayutthaya và được phát hiện vào năm `958, hình ảnh cũng đã được trưng bày. 

Căn phòng trưng bày cổ vật thời tiền sử có bộ sưu tập đa dạng gồm đá, đồng, thủy tinh, gốm sứ, đồ trang sức, dụng cụ săn bắn và dụng cụ nông nghiệp thể hiện sự phát minh và công nghệ cổ đại. 

Người phụ trách Nghệ thuật Tôn giáo Châu Á Suppawan Nongnut nói: "Học cách điều chỉnh lửa là một yếu tố quan trọng giúp nhân loại tiến bộ. Đốt lửa là chìa khóa để phát triển một mối quan hệ. Con người đã tạo ra ngôn ngữ để giao tiếp sau khi tụ tập và ăn uống xung quanh đống lửa trại. Sau khi học cách quản lý nhiệt độ, họ đã tạo ra thiết bị để nấu ăn, săn bắn và canh tác nông nghiệp.

Thay vì sử dụng gỗ và đá, họ học cách sử dụng đồng, đồng và thiết để chế tạo các công cụ và vũ khí mạnh hơn. Ý tưởng này dẫn đến việc xây dựng các thành phố và đồng trở thành vật liệu trang sức phổ biến"

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 4

Hình 5: Đồ gốm và đồ trang sức bằng hạt từ thời tiền sử. 

Các mũi tên được tạo ra cách đây khoảng 1.500 đến 2.300 năm cũng được xếp thành hàng trong một góc của các dụng cụ bằng sắt được phát hiện tại địa điểm khảo cổ Ban Don Ta Phet, thành phố cổ Sab Champa và địa điểm khảo cổ Ban Chieng. Bên cạnh là một cửa hàng thời trang trưng bày một loạt các đồ trang sức cho thời gian, từ bộ sưu tập tư nhân của Bảo tàng Quốc gia Bangkok, có niên đại từ 1.500 đến 3.000 năm trước.

Đi sâu vào bên trong, du khách có thể nhìn thoáng qua một phòng trưng bày cổ mộ, quan tài bằng gỗ từ thời kỳ đồ sắt. Người ta chôn cỗ quan tài trong hang động và vách đá, có thể tìm thấy ở các nơi Mae Hong Son, Kanchanaburi và Chiang Mai.

Ngoài ra còn có một loạt các mộ cổ và quan tài tiền sử từ khoảng 1.800 đến 2.000 năm, và được phát hiện tại khu khảo cổ Ban Non Than của Surin. Trước đây, người ta đặt đồ tùy táng vào cỗ quan tài như lưỡi giáo, bình gốm có họa tiết hình học, và đồ trang sức để người chết được hưởng nơi thế giới vĩnh hằng. 

Một hành lang dài dẫn ra khỏi một ngôi cổ mộ, và được trang trí với một bộ sưu tập đồ đựng bằng đồng cổ, có niên đại từ 1.700 đến 2.000 năm trước. Nơi đây có đèn lồng La Mã bằng đồng từ Ai Cập, tác phẩm điêu khắc bằng đồng hình một con gà trống đang đứng trên lồng, và các vòng cổ hạt nhiều màu sắc được chế tác bằng đá quý và thủy tinh carnelian từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 11.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 6

Hình 6: Một thành phần kiến trúc bằng đá, miêu tả cảnh nàng Sujātā dâng món cháo sữa đến Đức Bồ Tát trước đêm giác ngộ.

Sau đó, du khách chúng ta đến phòng trưng bày văn hóa Vương quốc Dvaravati, nơi có tuyển chọn các biểu tượng Chuyển pháp luân lâu đời, bài vị nghi lễ và các thành phần kiến trúc khác từ thế kỷ thứ 5 đến thế kỷ 13. Văn hóa Vương quốc Dvaravati (อาณาจักรทวารวดี) mở rộng đến các thành phố như U Thong, Kampaeng Saen, Dong Lakhon, Khu Bua và Nakhon Pathom ở Thái Lan, nơi các di tích lịch sử, công trình kiến trúc đổ  cổ nát và các đồ tạo tác đã được tìm thấy. 

Người phụ trách Nghệ thuật Tôn giáo Châu Á Suppawan Nongnut nói: "Cac biểu tượng Chuyển pháp luân được tạo ra để đánh dấu các sự kiện tôn giáo quan trọng, trước khi Ấn Độ phát triển truyền thống điêu khắc để tỏ lòng tôn kính Đức Phật.

Nơi đây, du khách chúng ta sẽ thấy có biểu tượng Chuyển pháp luân lớn nhất, với mô tip phong cách Bảo tháp của Vương quốc Phật giáo Thái Lam, miêu tả cây Dương Xỉ. Ban đầu các nghệ nhân đã áp dụng nghệ thuật La Mã và lấy cảm hứng từ bánh xe chiến xa của nhà vua. Biểu tượng Chuyển pháp luân quay và tỏa chiếu ánh dương trí tuệ khắp muôn nơi, và suối nguồn Từ bi tâm tuôn chảy vô tận. Nó không giống như bánh xe ngựa, được liên kết với bạo lực chiến tranh và đổ máu"

Ngoài ra, trên khung cảnh còn có một cấu tạo kiến trúc cổ từ thế kỷ thứ 8 và 9, miêu tả một nhóm nhạc sĩ nữ, và một bia đá chạm khắc từ thế kỷ thứ 8, miêu tả hai phép lạ ở Xá Vệ quốc (Savatthi, kinh đô của nước Kosala) là một trong sáu đô thị lớn nhất Ấn Độ thời Đức Phật Thích Ca MâuNi còn tại thế và pho tượng đầu Phật.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 7

Hình 7: Một mô hình kiến trúc từ thế kỷ thứ 8 và 8, miêu tả nhóm nhạc sĩ nữ.

Chuyến tham quan của du khách chúng ta đã kết thúc tại phòng trưng bày văn hóa Vương quốc Dvaravati, nơi có thể được chia thành ba khu vực để miêu tả sự ảnh hưởng của Vương quốc Dvaravati mở rộng đến các thị trấn ven biển phía nam của Vương quốc Phật giáo Thái Lan. Ngược dòng lịch sử từ thế kỷ thứ 3 đến thế kỷ thứ 10, khu định cư dọc theo bờ biển của Vịnh Thái Lan, là trung tâm giao thương nổi bật cho các thương nhan trên biển của Ấn Độ và Trung Hoa, dẫn đến sự giao thoa văn hóa.

Theo bia ký, Vương quốc Dvaravati (อาณาจักรทวารวดี, 陀羅缽地) phát triển hùng mạnh tại Vịnh Thái Lan từ thế kỷ thứ 8 đến thế kỷ 13, và mở rộng lãnh thổ sang Đế quốc Tam Phật Tề (Indonesia ngày nay). 

Các nhà nghiên cứu lịch sử mỹ thuật đã phát hiện ra hàng loạt di chỉ với những đặc trưng riêng nhất định có liên quan tới mỹ thuật Phật giáo mà họ gọi là "phong cách Dvaravati", đặt theo tên của nền văn minh đã để lại những di chỉ này. Riêng về tên gọi Dvaravati thì sử gia Samuel Beal khi đối chiếu với kinh điển Phật giáo của nhà Đường có nhắc đến vương quốc 堕羅鉢底 (Đà La Bát Để) thì họ cho là phiên âm của người Hán để chỉ xứ Dvāravaṯī. Theo Ấn giáo thì Dvāravaṯī là một đô thị huyền thoại do thần Krishna xây dựng. 

Các điểm nổi bật bao gồm pho tượng Thần Vishnu giống như thật 1.200 tuổi với bốn tay, dòng chữ Wat Maheyong, niêm phong bằng vàng của Phật giáo, một tác phẩm điêu khắc Thần Gannesha bốn tay khổng lồ ngồi trên ngay, giống đầu lâu và một tác phẩm kiến trúc chạm khắc miêu tả nàng Sujata dâng bát cháo sữa lên đức Phật bên dòng sông Ni Liên, tất cả đều được chế tác thủ công từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 11. 

Bảo tàng Quốc gia Bangkok mở cửa từ 9 giờ sáng đến 16 giờ chiều, từ thứ Tư đến Chủ nhật. Vé vào cửa là 30 baht cho người Thái và 200 baht cho du khách nước ngoài. Để biết thêm thông tin, hãy liên lạc số điện thoại 02-224-1333.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 9

Hình 8: Biểu tượng Chuyển pháp luân cổ từ thời Vương quốc Dvaravati.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 8
Hình 9: Một bức tượng Bồ tát Liên Hoa Sinh (蓮花生大士) được tạo ra từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ thứ 10.


Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 10
Hình 10: Một bức tượng Phật trong tư thế ban phúc cát tường là một kiệt tác từ Trường phái Gupta Sarnath.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 11
Hình 11: Một cỗ quan tài bằng gỗ.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 12

Hình 12: Một tác phẩm điêu khắc tượng Đức Phật Thích Ca theo phong cách Nepal với mái tóc màu lapis lazuli. Ảnh: Roparat Sukapirom


Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 13
Hình 13: Tượng Phật theo phong cách Ấn Độ-Pala bằng vàng thực hiện Phép lạ thần diệu thứ tám.

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 14

Hình 14: Một bức tượng Yamantaka, là một hoá thân phẫn nộ của Văn Thù Sư Lợi (Bồ Tát của trí tuệ) kiểu Trung Hoa. 

Khám phá Nguồn gốc nền Văn minh phương Đông 15

Hình 15: Một loạt các công cụ săn bắn và nông nghiệp từ thời tiền sử.


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Bangkok Post)


***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/10/2022(Xem: 3289)
Từ hơn 10 ngày nay được thông báo Hoà Thượng sẽ thuyết giảng tại Chùa Pháp Hoa Nam Úc liền sau một ngày bế mạc Lễ Hiệp kỵ Lịch Đại Tổ Sư Ngày về nguồn Kỳ 12 (14-15-16/10/2022 ) tại Tu Viện Quảng Đức- Melbourne con đã thầm nghĩ Ngài thật có một năng lực hiếm có vì Đạo pháp không hề biết mệt nhọc chăng, mặc dù tuổi thọ đã qua thất thập.
08/10/2022(Xem: 2693)
Kính bạch Hòa Thượng Như Điển, con xin dành những câu hỏi rất thiết thực và tiêu biểu cho những thắc mắc để được đưa vào lời kết để chứng minh về biện tài nhạo thuyết của Ngài mà con đoan chắc có biết bao người đã và đang tự hỏi mà chưa có lời đáp thỏa đáng thì nay HT đã mang tất cả những gì từ tuệ giác Ngài giải đáp cũng như khi Ngài kết thúc bài giảng bằng những lời nhắn nhủ rất tha thiết rằng ...” Lịch sử là một dòng chảy thế cho nên mình không thể kết luận một chế độ nào xấu hay tốt, không thể phán đoán một cách vội vàng ...nếu như Vua Gia Long khi lên ngôi đã cho nhà Tây sơn khởi nghĩa là Ngụy Tây sơn nhưng không nhớ lại chiến công hào hùng đại thắng quân Thanh thì có lẽ ta đã bị đô hộ thêm mấy trăm năm nữa rồi, Ôi một tấm lòng đại lượng và cao cả quá !
29/09/2022(Xem: 2608)
Trước khi bàn vào nội dung của đề tài này, chúng ta thử tìm hiểu xem thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay như thế nào. Quốc gia nào cũng vậy, bên cạnh những cái đẹp vẫn có cái xấu. Nếu cái tốt nhiều, cái xấu ít thì không đáng lo ngại. Nhưng nếu cái xấu mỗi lúc mỗi gia tăng thì chắc chắn xã hội đó có vấn đề. Sau đây là một số mặt không tốt của xã hội Việt Nam bây giờ: -Nạn đổ vỡ gia đình:
03/09/2022(Xem: 5028)
Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, trong lời mở đầu của Hiến Chương, đã nêu rõ: “Công bố lý tưởng hòa bình của Giáo lý Đức Phật, các tông phái Phật giáo, Nam Tông và Bắc Tông tại Việt nam, thực hiện nguyện vọng thống nhất thực sự đã hoài bão từ lâu để phục vụ nhân loại và dân tộc: đó là lập trường thuần nhất của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
26/08/2022(Xem: 3906)
Vào lúc 11 giờ 55 phút trưa, ngày thứ năm 25/8/2022, chúng con đang dùng cơm trưa thì nghe tiếng bấm chuông liên tục, cấp bách… ra coi thì 1 người chạy xe ngoài đường, dừng xe lại, đến bấm chuông báo tin và chỉ lên nóc chùa, thấy khói bóc ra, con liền kêu ngay cứu hoả… khoảng 10 phút sau thì đội cứu hoả đến, trong thời gian đó chùa cũng tận dụng những bình chữa lửa tại chùa đang có, kéo nước xịt nhưng không thấm thía vào đâu vì lửa bóc từ trong mái ngói mà ra…
22/08/2022(Xem: 2269)
Mình đã vừa mua cuốn sách Thế Giới Phật Giáo. Sách này được dịch Việt từ tiếng Anh do tác giả John Powers biên tập từ nhiều bài viết của các chuyên gia Phật học trên thế giới. Cảm ơn Thái Hà Books đã mời dịch giả và xuất bản cuốn này.
05/08/2022(Xem: 2624)
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH HƯƠNG CHIÊM BÁI PHẬT TÍCH ẤN ĐỘ & NEPAL Nov 2022 Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật THỜI GIAN HÀNH HƯƠNG: 16 ngày Từ Tuesday, 01 November đến ngày Thursday, 17 November-2022 GHI DANH: 22 July 2022 Hạn chót là ngày 01-Oct- 2022 NGƯỜI HƯỚNG DẪN : Tỳ Khưu Thích Tánh Tuệ (Chùa Vạn Phước- Sandiego) & Chư Tôn Đức Tăng Ni - Có chương trình thuyết giảng và hành lễ riêng.
02/08/2022(Xem: 2552)
Sam Lim, MP Australia Sam Lim, tân đại biểu Quốc hội Úc châu khóa 47, đã làm được một bước lịch sử: Sam Lim hôm Thứ Ba 26/7/2022 đã trở thành người đầu tiên tuyên thệ vào Quốc hội Úc bằng lời thề đặt tay trên kinh Phật. Đó là cuốn kinh được đọc nhiều nhất - Kinh Pháp Cú.
23/07/2022(Xem: 2219)
Chùa Phước Sơn tọa lạc tại số 1623 Saint Francis Avenue, thành phố Modesto, tiểu bang California đã tổ chức Đại lễ Trai đàn Giải oan Bạt độ; chư thai nhi sút sảo; chư hương linh bất phân tôn giáo chủng tộc; nạn nhân Covid 19; Trai Tăng cúng dường; phát quà từ thiện; chẩn tế cô hồn nguyện cầu âm siêu dương thới.
20/07/2022(Xem: 2769)
Để rồi TT Tổng Vụ Trưởng Thích Đạo Nguyên cũng họa lại bài thơ ấy như sau: Nhiệm mầu thay Phật giáo Úc Châu Tứ chúng đồng tu dựng ban đầu Trải qua năm tháng bao thử thách Một lòng quyết chí vượt thương đau Đại hội kỳ này quá thành công Phật tử Tăng Ni quyết một lòng Chung tay thắp sáng nguồn đuốc tuệ Cùng nhau tự tại bước thong dong Sau đó TT Tổng Vụ Trưởng đã tóm tắt diễn tiến những buổi họp mặt vào ngày 17/6/22 - 25/6/22 để thu thập ý kiến của thành viên và sau đó gửi thành phần nhân sự và kế hoạch đến hội đồng điều hành GHPGVNTN Úc Châu và Tân Tây Lan thì đến ngày 1/7/2022 thì TT đã nhận được bức thư do Hội Chủ TT Thích Tâm Minh ấn ký và quyết định chuẩn y thành phần nhân sự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567