Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng: "Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần?"

14/11/202121:30(Xem: 2755)
Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng: "Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần?"

Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần 1 2
Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng:
"Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần?"
('Xi Jinping is my spiritual leader': China's education drive in Tibet)

Dưới bầu trời xanh, mây trắng bãng lãng bay cao, những đỉnh núi hiểm trở và Cung điện Potala ngoạn mục bởi được coi là biểu tượng kiến trúc, văn hóa, tôn giáo vĩ đại của Tây Tạng, một hình ảnh phổ biến tại thủ đô Lhasa của Cao nguyên Phật giáo Tây Tạng: chân dung đương kim lãnh tụ Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình và các lãnh đạo đồng cấp. 


Trong một chuyến công du hiếm hoi, và có sự giám sát chặt chẽ của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc tới khu vực này vào tháng 6 vừa qua, một phóng viên ký giả tờ Reuters đã nhìn thấy những bức chân dung lãnh tụ Trung Cộng trong học đường, cơ sở tôn giáo, nhà ở và phòng ngủ của một nhà sư Phật giáo Tây Tạng. 


Hơn một chục phóng viên ký giả khác cũng có mặt trong chuyến đi này. 


Nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc đang mở rộng chiến dịch giáo dục chính trị khi quốc gia Cộng sản này kỷ niệm 70 năm chiếm đóng và giành quyền kiểm soát Tây Tạng. 


Các quan chức nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc nói rằng, chiến dịch này là chìa khóa cho tương lai của Tây Tạng, một khu vực chiếm hơn 12% diện tích đất của Trung Quốc, nhưng chỉ là nơi sinh sống của 3,5 triệu người, chủ yếu là người dân tộc Tây Tạng. 


Thường dân và các nhân vật tôn giáo mà nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp xếp, để phỏng vấn trong chuyến đi 5 ngày đã cam kết trung thành với nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc và Tập Cận Bình. 


Khi được hỏi lãnh tụ tinh thần của ông là ai? Một nhà sư tại ngôi đại già lam cổ tự Đại Chiêu (Jokhang (ཇོ་ཁང།, 大昭寺), ngôi đại cổ tự Phật giáo Mật Tông Tạng truyền nằm tại quảng trường Bát Giác thuộc trung tâm phố cổ Lhasa, thủ phủ của Khu tự trị Tây Tạng, Trung Quốc trả lời: "lãnh tụ tinh thần của tôi là Tập Cận Bình".


Nhà sư tên Lhakpa nói: "Tôi không mê muội . . . Tôi đang nói chuyện thoải mái với bạn," nói tại trước sân tu viện có camera an ninh và quan sát viên của nhà cầm quyền ĐCSTQ. 


Chân dung lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình có thể nhìn thấy ở hầu hết các địa điểm mà các phóng viên ký giả Reuter ghé thăm trong chuyến đi đến Tây Tạng, nơi các nhà báo bị cấm ra ngoài các chuyến công tác như vậy. Không rõ các áp phích và cờ được treo lên khi nào. 


Robert Barnett, một học giả kỳ cựu về nghiên cứu về Tây Tạng tại the University of London's School of Oriental and African Studies. (Trường Đông Phương và Châu Phi Học thuộc Viện Đại học London), cho biết: "Các áp phích trùng hợp với một chương trình giáo dục chính trị được thực hiện trên diện rộng có quy mô lớn, gọi là 'cảm thấy tri ân đối với nhà cầm quyền ĐCSTQ'".


Bộ Ngoại giao Trung Cộng cho biết: "Nền kinh tế và xã hội Tây Tạng đã đạt được những thành tựu to lớn dưới sự chăm lo của Đảng, Nhà nước Trung Quốc và sự ủng hộ mạnh mẽ của mỗi người dân Trung Quốc.


Quyền tự do tôn giáo của tất cả các nhóm dân tộc Tây Tạng được bảo vệ bởi Hiến pháp và Pháp luật của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa". 


Trong chuyến viếng thăm, các quan chức nhà cầm quyền ĐCSTQ cho rằng, những hình ảnh như vậy cùng với những lá cờ Trung Quốc phất phới tung bay trên các đường phố là một dấu hiện của "lòng yêu nước" ở Tây Tạng. 


Nhà cầm quyền ĐCSTQ nói rằng họ đã: "Giải phóng một cách hòa bình" Tây Tạng vào năm 1951, sau khi quân đội Trung Quốc tiến vào đất nước này và tiếp quản chính quyền của nước này. 


Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần của nhân dân và Phật giáo Tây Tạng, đã rời khỏi quê hương vào năm 1959, sau một cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị hà khắc của nhà cầm ĐCSTQ đã bị thất bại, và kể từ đó Ngài đã thành lập một chính phủ lưu vong có trụ sở tại Dharamsala, thành phố nằm ở miền Đông Bắc Ấn Độ, thuộc tiểu bang Himachal Pradesh.


Chế độ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh coi Ngài là một người ly khai với mục đích tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc, và do đó rất muốn sự tái sinh kiếp sau của vai trò của Ngài phù hợp với mục tiêu chính trị của họ.


Trong chuyến công tác từ ngày 31/5 đến 5/6 vừa qua, Reuters không nhìn thấy bất kỳ hình ảnh nào của Đức Đạt Lai Lạt Ma, trước đây thường xuất hiện hình ảnh của Ngài tại các cơ sở tự viện Phật giáo và tại tư gia người dân trên khắp Tây Tạng. 


Theo các nhóm bảo vệ quyền lợi cho người Tây Tạng đã rời khỏi khu vực hiện nay, đã bị nghiêm cấm chụp ảnh nhà lãnh đạo tinh thần. 


Bộ Ngoại giao Trung Cộng lặp lại lập trường của Bắc Kinh rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang "cố gắng tách Tây Tạng ra khỏi Trung Quốc"


Ông Phạm Xuân Văn (范春文), Phó Giám đốc Ban Quy hoạch Phát triển Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng cho biết: "Từ khi Đạt Lai Lạt Ma đào tẩu, ông ấy đã không làm điều gì tốt cho người dân Tây Tạng".


Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần 1

Học Chính trị


Tại Phật học viện Tây Tạng (西藏佛學院, Tibet's College of Buddhism), một trường đào tạo tôn giáo lớn ở ngoại ô Lhasa, cờ Trung Quốc phất phới tung bay trên đỉnh các cơ sở tự viện Phật giáo Tây Tạng, và hình ảnh của lãnh tụ Trung Cộng Tập Cận Bình nổi bật xuất hiện trong mọi ký túc xá và học đường Phật giáo mà Reuter đã tận mắt thấy trong chuyến viếng thăm. 


Kelsang Wandui, Phó Hiệu trưởng Phật học viện Tây Tạng cho biết: "Chúng tôi đang sống ở Khu tự trị Tây Tạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tất nhiên, chúng toi phải học Chính trị".


Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần  4

Kelsang Wandui cho biết, khoảng 40% chương trình của Phật học viện Tây Tạng được dành cho giáo dục chính trị và văn hóa, đồng thời cho biết thêm các nhà sư sẽ tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7 năm 2021. 


Cơ quan Quản lý Trung ương Tây Tạng (CTA) danh xưng của Chính phủ Tây Tạng lưu vong, nơi giám sát trên 1.500 người Tây Tạng lưu vong cho biết: "Chiến dịch cải tạo chính trị của nhà cầm quyền ĐCSTQ được kích thích trở lại nhằm để Tây Tạng hóa Tây Tạng".


Trong một lớp học tư tưởng chính trị tại trường trung học Lhasa mà Reuter đến thăm, một giáo viên đã thuyết giảng về sự lợi ích của chính sách của nhà cầm quyền ĐCSTQ ở Tây Tạng và hướng dẫn học sinh hát bài ca đồng tình. 


Động lực Giáo dục của Trung Cộng tại Tây Tạng Tập Cận Bình là nhà Lãnh đạo Tinh thần  3

Ông Phạm Xuân Văn (范春文), Phó Giám đốc Ban Quy hoạch Phát triển Sở Giáo dục Khu tự trị Tây Tạng cho biết: "Những thế hệ trẻ của chúng tôi phải yêu mến và tôn trọng ĐCSTQ, lắng nghe ĐCSTQ và được sự lãnh đạo bởi nhà cầm quyền ĐCSTQ và trung thành với Tây Tạng mới tươi đẹp của chúng tôi"


Clip video

China expands Tibet's political education drive

https://www.youtube.com/watch?v=uq0tK3fWt80

Biên tập Anh ngữ: Jane Wardell

Biên dịch Việt ngữ: Thích Vân Phong

(Nguồn: Reuters)

 ***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2015(Xem: 8864)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 6459)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4263)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 6560)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 7864)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 5587)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 27727)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
22/10/2014(Xem: 6564)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
19/10/2014(Xem: 30758)
Cuốn PHẬT GIÁO KHẮP THẾ GIỚI, do Tỷ khưu Nguyên Tạng viết, là một đề tài hấp dẫn mà đáng lẽ phải có từ lâu. Ðối với người con Phật ở Việt Nam / châu Á thì sự kiện nổi bật nhất ở nửa cuối thế kỷ XX không hẳn là cuộc cách mạng Tin học, mà là sự phát triển ngoạn mục của Phật giáo tại Tây AÂu và Bắc Mỹ. Thực ra, cuộc cách mạng giác ngộ nhân chủ khởi nguyên từ hậu bán thế kỷ XVIII là do sự thức tỉnh của giới trí thức phương Tây sớm biết tìm đến với Ðạo Phật, và đã lái lịch sử thế giới đi vào con đường giải thoát thân phận con người khỏi khổ đau, mê tối, và giải phóng các dân tộc nhược tiểu thoát cảnh thù địch, lạc hậu – Phải chờ hơn hai thế kỷ.
16/10/2014(Xem: 9696)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567