Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khai mạc Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul

11/11/202117:20(Xem: 2148)
Khai mạc Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul

Khai mạc Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul 
(2021 서울릴랙스위크 명상컨퍼런스 개막)

Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn này, do báo ibulgyo.com (불교신문) thuộc Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc và báo Bulgwang Media (불광미디어가) đồng đăng cai tổ chức, đã long trọng khai mạc vào ngày 5 tháng 11 vừa qua. 

Khai mạc Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021 1

Hình 1: Chia sẻ trực tuyến giữa các diễn giả Thượng tọa Misan, Tiến sĩ Megan Sweet và Susan Kaiser Greenland tại Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021, khai mạc vào ngày 5 tháng 11 năm 2021

Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn năm nay, đề xuất việc đưa thiền định Phật giáo vào đại chúng hóa giáo dục, sẽ tiếp tục trong ba ngày tại Spiegel Hall, quận Gangnam, Seoul cho đến ngày thứ 7. Các bạn có thể dự hội thảo ngoại tuyến cũng như trực tuyến (Hội thảo trên Zoom Webinar). 

Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul với chủ đề "Thiền Chánh niệm trong Học đường" (마음챙김이 있는 교실, Mindfulness in Education). Mục đích là để quảng đại và phổ biến Thiền Chánh niệm, vốn chỉ giới hạn việc thực hành cá nhân và phát triển bản thân, vào lĩnh vực giáo dục cộng đồng. 

Điều chú ý sự thu hút bởi các diễn giả linh hoạt phong phú đa dạng. Có đến nhà tổ chức Thiền Phật giáo quốc nội và ngoại quốc đứng trên bục giảng, bao gồm 6 diễn giả ngoại quốc đã giới thiệu thành công Thiền Chánh niệm vào giáo dục cộng đồng ở Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, và tám diễn giả đang dẫn đầu việc quảng bá phổ cập Thiền Chánh niệm tại Hàn Quốc.

Khai mạc Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021 3

Bắt đầu trình tự của Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul, khai mạc vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 5 tháng 11 vừa qua, tổ chức hội thảo trực tuyến. Với sự tham gia của Thượng tọa Tiến sĩ Misan, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khoa học về Thiền định thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST); nữ Phật tử Tiến sĩ Megan Sweet, một nhà tư tưởng, nhà giáo dục, Giám đốc Senior, Giám đốc Cấp cao về Chương trình và Tác động của Trung tâm Thiền Chánh niệm (Mindfulness), Hoa Kỳ, người giám sát việc phát triển và đánh giá các chương trình lý thuyết và thực hành về giáo dục Thiền Chánh niệm (Mindfulness), 'Stop, Breathe, Think' một ứng dụng giáo dục Thiền Chánh niệm dành cho trẻ em; nữ Phật  tử Susan Kaiser Greenland, tác giả, diễn giả trước công chúng, nhà giáo dục người Mỹ đã từng tham gia cuộc hội thảo “Phát triển Chánh niệm cho trẻ”  tại Trung tâm Thiền New York.

Các diễn giả đã trao đổi ý kiến về hiện trạng giáo dục tại Hoa Kỳ và Hàn Quốc, và nhấn mạnh sự cần thiết của việc giáo dục cho trẻ em, các giáo viên và các phụ huynh cùng một tiếng nói. Buổi thuyết trình thứ hai tràn ngập các bài thuyết trình của Thượng tọa Tiến sĩ Misan. Ngài đã giới thiệu thành tựu bởi nội dung "Làm Trái Tim Em Mỉm Cười" (Make My Heart Smile), một chương trình Thiền Chánh niệm dành cho con người hiện đại mà Ngài đã sáng tạo. 

Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021 ngày thứ hai, (6/11), với chủ đề "Thiền Chánh niệm cho Trẻ em" (어린이를 위한 마음챙김 명상), chúng ta sẽ tìm hiểu về phương pháp giáo dục thiền định Phật giáo, nhằm phá triển nhân cách và khả năng cảm xúc của trẻ sơ sinh và trẻ em. 

Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn 2021 tại Seoul ngày thứ hai, (6/11), với chủ đề "Thiền Chánh niệm cho Trẻ em" (어린이를 위한 마음챙김 명상), đưa ra các phương pháp Thiền định Phật giáo để các thanh thiếu niên tự chăm sóc bản thân, rèn nhân cách sống, lòng tự trọng, sự đồng cảm và các mối quan hệ xã hội. 

Khai mạc Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021 2

Với các diễn giả, Cư sĩ Phật tử Karen Bluth, trợ lý giáo sư tại Đại học Y khoa Bắc Carolina, người phát triển chương trình giảng dạy về Thiền Chánh niệm và Từ bi tâm với bản thân dành cho thanh thiếu niên và trẻ em; và nữ Phật tử Tiến sĩ Amy Saltz, người đã phát triển Chương trình "Nơi Tĩnh tâm, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, sinh viên thực tập Thiền Chánh niệm, nhằm giảm bớt căng thẳng và cảm xúc khó chịu (A Still Quiet Place presents an eight-week mindfulness-based stress reduction, MBSR). 

Các bạn có thể lắng lòng nghe các buổi thuyết trình của các nhà lãnh đạo Thiền Phật giáo nổi tiếng ở nước ngoài như nữ Phật tử Tiến sĩ Amy Saltzman, giáo thọ sư chuyên giảng dạy Thiền Chánh niệm, người có tầm nhìn xa và tiên phong trong các lĩnh vực tư duy cho các vận động viên, huấn luyện viên, những người có thành tích cao, cũng như trẻ em, thanh thiếu niên, phụ huynh, giáo viên.v. v; Giáo thọ sư Thiền Chánh niệm Oren Jay Sofer, người dẫn đầu các khóa tu thiền định Phật giáo, và hội thảo về nghệ thuật giao tiếp trong Thiền Chánh niệm, và giảng dạy thiền Phật giáo tại các trung tâm nhập thất và cơ sở giáo dục trên khắp Hoa Kỳ. 

Khai mạc Hội thảo Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021 4

Hình 2: Cư sĩ Kyung Seung Kim, Chủ tịch Hiệp hội Thiền Phật giáo Hàn Quốc thuyết trình đề tài "Thiền Chánh niệm cho trẻ em"

Nhiều chuyên gia Hàn Quốc cũng đã tham gia. Yongsil Kwon (권용실), chuyên gia về lĩnh vực Y học sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên, Giáo sư Tâm thần học tại Đại học Đại học Korea Catholic (CUK); Kyung-seung Kim (김경승), Chủ tịch Hiệp hội Thiền Phật giáo Hàn Quốc; Kwak Young-sook (곽영숙), giáo sư danh dự Khoa Chấn thương Chỉnh hình, Đại học Quốc gia Jeju, Hàn Quốc; Thượng tọa Tiến sĩ Hyeju (혜주스님), Trợ lý Giáo sư Khoa Giáo dục Trẻ em và Thanh thiếu niên (Khoa Chăm sóc Trẻ em Phật giáo), Đại học Dongguk, Seul, Hàn Quốc; Thượng tọa Seo Kwang (서광스님), Giám đốc Viện Nghiên cứu Tâm lý Trị liệu Phật giáo Hàn Quốc; Thượng tọa Hyorim (효림스님), Phó Chủ tịch Viện Tư vấn Tâm lý và Thiền Phật giáo Hàn Quốc; 'Nhà thiết kế đối thoại không bạo lực' Shin Hoseung (신호승) sẽ xuất hiện trên bục phát biểu.

Đặc biệt, ưu điểm của Hội thảo Quốc tế Tuần lễ Thiền Thư giãn tại Seoul 2021, các bạn có thể trực tiếp trải nghiệm tác dụng của công phu tu tập thiền định Phật giáo, chứ không chỉ là những bài giảng lý thuyết chung chung. Tiếp theo Hội thảo Quốc tế này, từ ngày 10 tháng 11, một chương trình thực hiện hội thảo do các diễn giả dẫn dắt sẽ được vận hành. Là một chương trình thực tế, 5 loại chương trình trực tuyến và ngoại tuyến đã được chuẩn bị. 


Clip video

서울의 여유를 찾아서 2021서울릴랙스위크마음 쉬는 ’ 11 내내 개최

https://www.youtube.com/watch?v=jGNHFHK-LO8

(BBS뉴스) 명상교육 현주소는?...'서울릴랙스위크 명상컨퍼런스' 오늘 개막

https://www.youtube.com/watch?v=2UZc0Iwm02A

(BBS뉴스) 서울릴랙스위크 명상교육..."학교 확대 계기"

https://www.youtube.com/watch?v=sxy_RSdTSwo


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: 불교신문)


 ***
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/04/2015(Xem: 8846)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 6449)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4260)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 6552)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 7851)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 5582)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 27681)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
22/10/2014(Xem: 6548)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
19/10/2014(Xem: 30729)
Cuốn PHẬT GIÁO KHẮP THẾ GIỚI, do Tỷ khưu Nguyên Tạng viết, là một đề tài hấp dẫn mà đáng lẽ phải có từ lâu. Ðối với người con Phật ở Việt Nam / châu Á thì sự kiện nổi bật nhất ở nửa cuối thế kỷ XX không hẳn là cuộc cách mạng Tin học, mà là sự phát triển ngoạn mục của Phật giáo tại Tây AÂu và Bắc Mỹ. Thực ra, cuộc cách mạng giác ngộ nhân chủ khởi nguyên từ hậu bán thế kỷ XVIII là do sự thức tỉnh của giới trí thức phương Tây sớm biết tìm đến với Ðạo Phật, và đã lái lịch sử thế giới đi vào con đường giải thoát thân phận con người khỏi khổ đau, mê tối, và giải phóng các dân tộc nhược tiểu thoát cảnh thù địch, lạc hậu – Phải chờ hơn hai thế kỷ.
16/10/2014(Xem: 9685)
Chaman Lan và một số học giả Hoa Kỳ cho rằng không phải ông Columbus đầu tiên tìm ra Châu Mỹ mà chính những người di dân Hindu từ Ấn Độ. Lý luận mới lạ này được dựa vào một số truyền thống thịnh hành ở Trung Mỹ và Mexico. Nhưng giả thiết này thiếu sự ủng hộ của bằng chứng văn học. Tuy nhiên chúng ta cũng có ít nhất là một điểm được ghi lại trong lịch sử Trung Hoa nói đến một đoàn tu sĩ Phật Giáo đến Châu Mỹ vào thế kỷ thứ 5 sau Tây lịch và đã đưa Phật Giáo vào dạy cho những người dân ở đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567