Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến

31/10/202121:32(Xem: 2027)
Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến

Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến
Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng Tổ chức Thảo luận Trực tuyến
(भारत-तिब्बत मैत्री संघ ने की ऑनलाइन परिचर्चा)

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi (Kinnaur), chuyên gia văn hóa và tác giả duy nhất "Từ điển Tây Tạng-Hindi" (तिब्बती-हिंदी शब्दकोश), đã thuyết trình một đề tài liên quan đến vấn đề này vào ngày 22 tháng 8 vừa qua, trong một cuộc thảo luận trực tuyến do Hiệp hội hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tổ chức. Sự kiện do Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok chủ trì. 

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi, một sinh viên thâm niên tại Viện Nghiên cứu Phật học Cao cấp Tây Tạng, Sarnath (Varanasi) nhấn mạnh rằng, ba phần tư cuộc đời của Đức Đạt Lai Lạt Ma, 86 tuổi, đã sống và hoằng dương Phật pháp tại Ấn Độ, trên cơ sở này, Ngài tự coi mình là một "công dân Ấn Độ", coi mối quan hệ Ấn Độ-Tây Tạng như một mối quan hệ "guru-đệ tử" là quan trọng hàng đầu. Điều này đã mở rộng niềm tự hào của Ấn Độ trong thế giới Phật giáo. 

Điều thực tế quan trọng hơn nữa là Đức Đạt Lai Lạt Ma, và các vị Đạo sư Tây Tạng đã làm sống lại "Truyền thống Đại học Phật giáo Nālandā" (नालंदा परम्परा) của văn hóa giáo dục Phật học trong sáu thập kỷ lưu lại Ấn Độ. Điều này cũng làm tăng sự thân cận giữa các vùng khác nhau của dãy Hy Mã Lạp Sơn. 

Đại học Phật giáo Nālānda là một trung tâm nghiên cứu học tập xuất sắc, nơi đào tạo giáo dục toàn diện (Ngũ minh):

1. Thanh minh: Thuyết minh về ngôn ngữ văn tự, giống như ngôn ngữ văn tự học.

 2. Công xảo minh: Thuyết minh về mọi công nghệ, kỹ thuật, toán pháp, lịch số….

 3. Y phương minh: Thuyết minh về phương pháp trị bệnh giống như y học vậy.

 4. Nhân minh: Thuyết minh về lẽ chánh, tà, chân, ngụy. Đó là luận lý học như logic học của ngày nay vậy.

 5. Nội minh: Thuyết minh về tôn chỉ học phái mình, như Phật giáo lấy Kinh, Luật, Luận làm nội minh.

Minh có nghĩa là thuyết minh, chứng minh, Minh còn gọi tên khác của trí vì vậy mà các môn học trên được gọi là minh.

Sự phổ biến ngày càng tăng của triết lý phật giáo về cuộc sống, từ các ngôi già lam cổ tự ở những vùng không thể tiếp cận của dãy Hy Mã Lạp sơn hùng vĩ cao nhất hành tinh, đến các buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai mang tính quốc tế "Pháp thời luân kim cương" (དུས་ཀྱི་འཁོར་ལོ།) ở bang Karnataka, miền tây nam Ấn Độ, bang Andhra Pradesh, Ấn Độ, và việc tiếp tục các Viện nghiên cứu Phật học đã trở thành một yếu tố chính. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khuyến khích tôn giáo, cũng như đối thoại hài hòa với tất cả các tôn giáo, và điều này đã khuyến khích sự giao lưu giữa các dòng tâm linh của Ấn Độ. 

Cư sĩ Acharya Roshanlal Negi cho biết, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gìn giữ và phát huy Thông điệp về tâm linh, bất bạo động và tình bạn hữu luôn tuôn trào trong suối nguồn Từ bi tươi mát, ấm áp dưới ánh dương trí tuệ. Các khu nhà ở được xây dựng tại các vùng khác nhau cho cộng đồng người Tây Tạng, là những ví vụ sống động về cách sống bên nhau hòa bình và bất bạo động. Bất chấp những khó khăn về chính trị, lối sống của cộng đồng người Tây Tạng ở Ấn Độ, là sự kết hợp tuyệt mỹ giữa các thực hành tâm linh truyền thống, và các kỹ năng nghệ thuật hiện đại. Đức Đạt Lai Lạt Ma và cộng đồng người Tây Tạng đã truyền sức mạnh tinh thần cho lý tưởng của tinh thần “Vasudhaiva Kutumbakam” (Thế giới là một nhà), các phong trào bảo tồn thiên nhiên và ý thức môi trường trong nước và thế giới. 

Đóng góp vào cuộc thảo luận, Giáo sư Tiến sĩ Ajay Khare (Rewa) của Samajwadi Jana Parishad (Hội đồng nhân dân xã hội chủ nghĩa), là một Đảng chính trị trong Ấn Độ, đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma sự thật là nhà lãnh đạo vĩ đại nhất, hòa hợp và bất bạo đông ở Ấn Độ thời hậu Thánh Mahātmā Gāndhī (1869-1948)".
 

Tiến sĩ xã hội học Manoj Kumar (Delhi) cho rằng: "Những lời giáo huấn của Đức Đạt Lai Lạt ma đã nâng cao nhận thức về sự hợp nhất của chúng sinh, và sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của cả nam lẫn nữ"

Diễn đàn Phụ nữ Ấn Độ, Reshbala (Jodhpur) ủng hộ Tây Tạng đã miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là người thúc đẩy tình hữu nghị Ấn Độ-Tây Tạng tuyệt vời"

Giám đốc Loknayak Jaiprakash Adhyayan Sansthan, Abhay Sinha (Faridabad), miêu tả: "Đức Đạt Lai Lạt Ma là sự kết hợp hấp dẫn của Chân lý, Bất bạo động và Từ bi tâm thời kỷ nguyên hiện đại"

Theo Sachin Ramteke (Nagpur): "Đức Đạt Lai Lạt Ma đã duy trì chiến dịch của Cha đẻ Hiến pháp Ấn Độ, luật gia, nhà kinh tế, chính trị gia và nhà cải cách xã hội người Ấn Độ, người đã truyền cảm hứng cho phong trào Phật giáo Dalit và vận động chống lại sự phân biệt đối xử của xã hội đối với những người không được chạm tới (Dalits), Tiến sĩ Babasaheb Bhimrao Ambedkar, người khôi phục Phật giáo ở Ấn Độ vào năm 1956 mà không xảy ra xung đột cộng đồng trong nhiều thập kỷ"

Tiến sĩ Rahul Mishra (Leh), Krishnavallabh Prasad Yadav (Nawada), Amrit Bansod (Bhandara), Brajesh Sharma (Sitamarhi), Shikha Ghosh (Bhagalpur), Utpal Kulkarni (Pune), Amit Jyotikar (Ahmedinabad), và cũng đã tham gia. 

Cư sĩ Jigme Tsultrim, Giám đốc Điều phối viên Văn phòng Điều phối Ấn Độ-Tây Tạng, New Delhi nói rằng: "Sự hợp tác của Ấn Độ trong việc Giải phóng Tây Tạng Sadhana là vô giá, và nói thêm rằng, sự tôn trọng to lớn dành cho Đức Đạt Lai Lạt Ma ở mọi cấp độ tại Ấn Độ, là cơ sở tự tin cho thế hệ thanh thiếu niên mới người Tây Tạng. Dẫu sao đi nữa, Ấn Độ có rất nhiều thiện cảm đối với người Tây Tạng. Điều này giữ niềm hy vọng tồn tại tự do của Tây Tạng". 

Hòa thượng Phó Chủ tịch Quốc hội lưu vong Tây Tạng, Acharya Yeshi Phuntsok, người tìm kiếm giải phóng Tây Tạng, trong khi hoan nghênh cuộc thảo luận về những cống hiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma, đã trích dẫn thiện cảm thiêng liêng và kiến thức mà Ngài nhận được từ các bậc Đại sư Ấn Độ Varanasi trong quá trình giáo dục, và nói rằng những người đàn ông và phụ nữ Tây Tạng sinh ra ở Ấn Độ nên được khuyến khích đến thăm Ấn Độ. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nêu gương truyền thống triết học tôn giáo Ấn Độ, và hiện đại đã nỗ lực nhằm tạo ra nền dân chủ trong mỗi buổi tuyên dương Diệu pháp Như Lai ở các quốc gia trên thế giới. Đó là lý do tại sao mọi người Tây Tạng xa xứ, kể cả Đức Đạt Lai Lạt Ma đều tự hào là Sứ giả của Ấn Độ. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: India Tibet Coordination Office)

 
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2018(Xem: 6783)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 11919)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 7417)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 15222)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 7347)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 39965)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8052)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 3492)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
18/10/2017(Xem: 6514)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
08/06/2017(Xem: 5652)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567