Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á

28/10/202110:30(Xem: 2833)
Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 2
Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ
và các Quốc gia Đông Nam Á
(Buddhism, the strongest bridge connecting India
and SEA countries)

Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia cho biết, mối quan hệ văn hóa lịch sử giữa Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Vương quốc Phật giáo Campuchia, được kết nối với nhau theo nhiều cách với chánh tín chánh kiến đạo Phật là cầu nối bền chặt nhất. Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cũng nhấn mạnh rằng, văn học và kinh điển Phật học từ các quốc gia khác nhau, đã ảnh hưởng như thế nào đến Văn hóa truyền thông Sống trong đạo Phật ở Đông Nam Á. 

Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cho biết điều này khi phát biểu tại Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC), Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề "Phật giáo trong văn học tại Đông Nam Á" (Buddhism in Literature in South East Asia) do Đại Sứ quán Ấn Độ tại Campuchia phối hợp với Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), đồng tổ chức vào hom thứ Hai, ngày 25 tháng 10 vừa qua. 

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 1

Hội thảo Khoa học Quốc tế được chủ trì bởi Thượng tọa Khy Sovanratana, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) và Hòa thượng Dhammapiya, Tổng Thư ký Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC).

Hội thảo Khoa học Quốc tế tập trung vào việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và ảnh hưởng đến Phật giáo trong các tác phẩm văn học của các quốc gia Đông Nam Á, bên cạnh việc khảo sát các ngôn ngữ trong văn học của các nước này liên quan đến văn học hệ Pali và hệ Sankrit.

Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ đề "Phật giáo trong văn học tại Đông Nam Á" đã được phát trực tiếp trên mạng xã hội, và có sự tham gia của các vị học giả và viện sĩ lỗi lạc từ nhiều Học viện Phật giáo trong khu vực như các quốc gia Phật giáo như Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia.

Hội thảo Khoa học Quốc tế do Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) Venarable Yon Seng Yeath và Ven Sovanratana chủ trì, đã mở ra cho những người tham gia về các khía cạnh khác nhau của Phật giáo. 

Nhịp cầu Kết nối Mạnh nhất giữa Phật giáo Ấn Độ và các Quốc gia Đông Nam Á 3


Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade cho biết, bà đánh giá cao việc duy trì các truyền thống, triết lý, giá trị và lý tưởng của Phật giáo, đồng thời kêu gọi các  diễn giả cống hiến công lao của Hội đồng Kinh doanh khu vực ASEAN (RBC) cho người dân Ấn Độ và các quốc gia Đông Nam Á.

Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade hy vọng những nỗ lực như thế trong tương lai, có thể ở định dạng ngoại tuyến, một khi tình hình đại dịch Covid-19 được cải thiện. 

Thay mặt Liên đoàn Phật giáo Quốc tế (IBC) có trụ sở tại Ấn Độ, Chính phủ Ấn Độ và Hội đồng Quan hệ Văn hóa Ấn Độ, Nữ Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia bày tỏ lòng tôn kính đối với Tam bảo (ba ngôi báu: Phật, Pháp, Tăng), và tỏ lòng tri ân đối với chư tôn giáo phẩm Phật giáo Ven Sovanaratana, Ven Seng Yeath, và Ven Sam Art Oeun của Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU), và tất cả chư tôn tịnh đức tăng già, giáo sư, diễn giả, và những người tham gia Hội thảo Khoa học Quốc tế.

Bày tổ niềm vui khi chủ trì buổi lễ bế mạc Hội thảo Khoa học Quốc tế, Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia trân trọng cám ơn các diễn giả về phạm vi và chiều sâu của các bài tham luận, không chỉ thể hiện phạm vi địa lý của ảnh hưởng Phật giáo đến từ Ấn Độ trên toàn Đông Nam Á, mà còn là sự giao lưu đồng điệu của các Phật tử, các giá trị và truyền thống thông qua nền văn hóa hiện có của khu vực. 

Một số khía cạnh về Phật giáo được đề cập trong Hội thảo Khoa học Quốc tế bao gồm "Kinh Pháp Cú chú giải" (Dhammapadatthakatha, 法句經註解): Khái niệm ảnh hưởng đến lối sống và hòa bình của đạo Phật ở Đông Nam Á; Các nguồn chính của việc tái sinh cho các sinh vật liên quan đến Văn học Thái Lan: "Biên Tả Đích Tam Giới Luận" (Traibhumikatha, ไตรภูมิพระร่วง, 編寫的三界論); Đóng góp của Phật giáo trong Văn học Khmer; Ảnh hưởng của đạo Phật đến văn hóa Lào; Nghiên cứu Phê bình về Lễ hội Phật giáo Pchum Ben (បុណ្យភ្ជុំបិណ្ឌ, 祖先節) của Campuchia với sự tham khảo đặc biệt của "Kinh Ngoài Bức Tường" (Tirokudda Sutta); Đóng góp của Văn học Pali ở Campuchia; và Chương trình Dịch thuật Văn bản Pala của "Chính pháp Phật giáo Cứu kính"  (Dhammavihari Buddhist Studies, 正法佛教研究).

Kết thúc Hội thảo Khoa học Quốc tế, Thượng tọa Tiến sĩ Khy Sovanratana, quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Phật giáo Preah Sihanouk Raja (SBU) cảm ơn Tiến sĩ Devyani Khobragade, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Ấn Độ tại Vương quốc Campuchia, các học giả và viện sĩ đến từ các quốc gia Đông Nam Á, đã triển khai về triết lý và giá trị phong phú của Phật giáo, hy vọng sẽ có những tương tác hữu ích hơn trong tương lai, khi Vương quốc Phật giáo Campuchia sẽ là Chủ tịch ASEAN vào năm 2022. 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Khmer Times)

 
***
facebook
youtube
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5576)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5071)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13668)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10188)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5154)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4876)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12955)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5664)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5580)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 5517)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]