Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự

27/09/202120:26(Xem: 2656)
Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự 1
Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự
(Myanmar Monks March against Military Junta)

Rất nhiều vị tăng sĩ Phật giáo ủng hộ Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD), Hôm thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 vừa qua, chư tăng Phật giáo đã tập hợp xuống đường tại Mandalay là thành phố lớn thứ 2 tại Myanmar, phản đối chế độ độc tài quân sự, trong các cuộc biểu tình nhân dịp kỷ niệm 14 năm ngày nổi lên cuộc "Cách mạng áo Cà sa". Hồi năm 2007, giới tu sĩ Phật giáo đã biểu tình rầm rộ chống chính quyền quân sự Miến Điện và phong trào nổi dậy đã bị đàn áp đẫm máu. 

Quốc gia Phật giáo Myanmar rơi vào tình trạng hỗn loạn, và nền kinh tế của nước này bị tê liệt kể từ tháng 2 khi khi quân đội tiến hành đảo chính lật đổ chính phủ dân sự của bà Aung San Suu Kyi, chấm dứt cuộc thử nghiệm kéo dài 10 năm với nền dân chủ. 

Trên khắp đất nước, một cuộc kháng chiến chống quân phiệt đã bén rễ, khiến quân đội mở ra một cuộc đàn áp tàn bạo đối với những người bất đồng chính kiến. Theo một nhóm giám sát địa phương, hơn 1.100 thường dân đã thiệt mạng và 8.400 người bị bắt.

Trong lịch sử Myanmar, chư tôn đức giáo phẩm tăng già Phật giáo được coi là những người có thẩm quyền đạo đức tối cao, tổ chức các cuộc cộng đồng, và đôi khi vận động phản đối chế độ độc tài quân sự. Nhưng cuộc đảo chính quân sự đã phơi bày một cuộc chia rẽ trong giới cộng đồng tăng lữ Phật giáo, với một số vị giáo phẩm nổi tiếng lại chúc phúc cát tường cho một số tướng lĩnh quân đội, và những người khác lại ủng hộ những người biểu tình. 

Tăng sĩ Phật giáo Myanmar Tuần hành Phản đối Chế độ độc tài quân sự 2

Chiều hôm thứ Bảy, ngày 25 tháng 9 vừa qua, hàng chục nhà sư đã xuống đường đòi tập đoàn quân sự trao trả quyền lực lại cho người dân. Cuộc tuần hành diễn ra nhân kỷ niệm 14 năm ngày nổi lên cuộc "Cách mạng áo Cà sa", cuộc tuần hành qua các đường phố Mandalay với cờ, biểu ngữ và ném những chiếc cột màu trắng trên không trung.

Một nhà lãnh đạo cuộc biểu tình nói với AFP: "Thực sự các nhà sư yêu quý kính mến đứng về phía người dân".

Đoàn biểu tình của tu sĩ Phật giáo đã hô hào đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị, bao gồm cả các thành viên đảng chính trị của nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, đảng này đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 11 năm ngoái. 

Một số nhà sư mang bát khất thực lộn ngược, trong một biểu tượng phản đối bác bỏ chế độ độc tài quân sự, tự xưng là Hội đồng điều hành nhà nước (SAC) Myanmar.

Vị tăng sĩ trẻ 35 tuổi nói với AFP: "Chúng tôi phải chấp nhận rủi ro . . . để phản đối chế độ độc tài quân sự, bởi chúng tôi có thể bị bắt hoặc bị bắn chết bất cứ lúc nào. Chúng tôi không còn an toàn để sống sót trong tu viện của mình nữa".

Năm 2007, “Cuộc cách mạng áo Cà sa” do Chư tôn đức tăng già Phật giáo tiến hành nhằm phản đối việc chính phủ đột ngột tăng cao giá hàng hóa làm cho đời sống người dân khốn đốn. Đây là một thách thức đối với nhà cầm quyền sau cuộc nổi dậy đòi dân chủ năm 1988. Cả hai phong trào phản kháng trên đây đều bị thẳn tay đàn áp. 

Một cuộc đàn áp bạo lực vào tháng cuối cùng dập tắt cuộc nổi loạn, với hơn 100 người thiệt mạng. Con số chính thức của chính phủ vào thời điểm đó đưa nạn nhân đếm thấp hơn nhiều.

Trong vòng 20 năm dưới sự cầm quyền của quân phiệt Myanmar, hơn 2 triệu người Trung Quốc vào sống tại Myanmar. Trung Quốc vào Myanmar vì lợi nhuận kinh tế và dĩ nhiên, chuyện môi sinh ở Myanmar chẳng phải là điều Trung Quốc quan tâm đến. Trung Quốc dùng quyền phủ quyết tại Liên Hiệp Quốc trong việc tìm một giải pháp thoả đáng cho dân tộc Myanmar. Điều này làm cho người dân Myanmar lẫn những người trong quân phiệt Myanmar vô cùng bất mãn bởi họ mất cơ hội để ngồi lại nhằm tìm một giải pháp tốt đẹp cho dân tộc Myanmar.

Một thí dụ điển hình là nhà máy Thủy điện Myitsone tổng cộng số vốn là 3.6 tỷ gồm có phần hùn của Trung Quốc và Myanmar. Tuy nhiên, 90% điện sản xuất từ nhà máy này sẽ đưa qua bên Trung Quốc. Ảnh hưởng của môi sinh không làm cho Trung Quốc lo lắng bởi không phải là đất nước của họ. Dự án này đã xóa bỏ sau khi tân chính phủ của Myanmar cũng như dân Myanmar thấy sự vô lý là 90% điện phải đưa qua Trung Quốc.

Phải chăng giới quân phiệt Myanmar thấy rằng nhận sự giúp đỡ của Trung Quốc là giống như chơi với lửa và sẽ bị cháy bất cứ lúc nào? Điều này có lẽ đúng bởi vì thế mà nhà quân phiệt Myanmar chấp nhận thay đổi chính sách từ độc tài sang dân chủ để giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc.

Cuộc cách mạng áo Cà sa” đã đặt ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng về tính hợp pháp đối với chế độ độc tài quân sự Myanamar đến nay đã 35 năm, nó đã đáp trả bằng những cuộc đàn áp tàn bạo, khiến ít nhất 31 người thiệt mạng, và hàng trăm nhà sư bị tan xương nát thịt và bị bắt tù đày. 

Video

Monks Join Myanmar Anti-Coup Protests 27.2.2021

https://www.youtube.com/watch?v=rPgIrTaydck

Myanmar Buddhist group signals break with military, calls for end to violence against protesters 17.3.2021

https://www.youtube.com/watch?v=OmVbmryCYy4


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Barron's)


facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2020(Xem: 7555)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
22/03/2019(Xem: 6274)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 7746)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12802)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 8594)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 17452)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 8698)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42365)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9626)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 4034)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]