Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cuộc Đàn áp Dã man tại Mông Cổ bởi Stalin Lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô Hàng vạn nhà sư bị giết hàng nghìn ngôi chùa đổ nát

06/09/202110:00(Xem: 3678)
Cuộc Đàn áp Dã man tại Mông Cổ bởi Stalin Lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô Hàng vạn nhà sư bị giết hàng nghìn ngôi chùa đổ nát

Cuộc Đàn áp Dã man tại Mông Cổ bởi Stalin Lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô 
Hàng vạn nhà sư bị giết hàng nghìn ngôi chùa đổ nát
(Их Хэлмэгдүүлэлт)

Cuộc Đàn áp Dã man tại Mông Cổ bởi Stalin Lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô Hàng vạn nhà sư bị giết hàng nghìn ngôi chùa đổ

Đàn áp Stalin tại Mông Cổ (Их Хэлмэгдүүлэлт) đề cập đến một thời kỳ bạo lực và khủng bố chính trị ở Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ từ năm 1937 đến năm 1939. 

Stalin là vị chúa tể độc tài đã từng cai trị Liên bang Xô Viết bằng bàn tay sắt trong suốt 30 năm trời (1922-1953). Ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, là Đại nguyên soái, Tổng tư lệnh tối cao các Lực lượng vũ trang Liên Xô.  

 

Các cuộc đàn áp là một phần của thanh trừng Stalin (còn được gọi là Đại thanh trừng) đang diễn ra trên khắp Liên Xô cùng lúc đó. Các cố vấn Bộ Dân ủy Nội vụ (Народный комиссариат внутренних дел, NKVD) của Liên Xô, dưới sự chỉ định danh nghĩa của Nguyên soái Khorloogiin Choibalsan (Хорлоогийн Чойбалсан), một lãnh tụ cộng sản của Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ, đã bức hại các cá nhân và tổ chức bị coi là mối đe dọa đối với cuộc cách mạng Mông Cổ. Như ở Liên bang Xô Viết, các phương pháp đàn áp bao gồm tra tấn, các vụ xử án, hành quyết và giam cầm trong các trại lao động cưỡng bức. Nạn nhân bao gồm những người bị buộc tội ủng hộ chủ nghĩa Lamaism (Phật giáo Tây Tạng), chủ nghĩa dân tộc Mông Cổ, Tu sĩ Phật giáo, quý tộc, giới trí thức, những người bất đồng chính kiến. Những người dân tộc Buryats và người Kazakh cũng bị tổn thất lớn do sự thù ghét của người Nga với các dân tộc này.

Sau cuộc Cách mạng Mông Cổ năm 1921, cuộc đấu tranh trong Đảng Cách mạng Nhân dân Mông Cổ (MPRP) đã dẫn đến một loạt các cuộc thanh trừng chính trị bạo lực. Vào tháng 8 năm 1922, Dogsomyn Bodoo (Догсомын Бодоо), Thủ tướng đầu tiên của Cộng hòa nhân dân Mông Cổ và 14 người khác đã bị xử tử bởi các điệp viên Liên Xô mà không bị xét xử. Hai năm sau, người tiếp quản Dogsomyn Bodoo, Chủ tịch của Đảng nhân dân cách mạng Mông Cổ (MPRP) Soliin Danzan, bị xử tử ngay trong Đại hội Đảng lần thứ 3. Năm 1928, một số thành viên Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (MPRP) nổi bật bao gồm Ajvaagiin Danzan, Jamsrangiin Tseveen, Tseren-Ochiryn Dambadorj, và Navaandorjiin Jadambaa, bị cầm tù hoặc bị đày trong một cuộc thanh trừng rộng rãi khi đất nước phát động đàn áp Giáo hội Phật giáo. Sau khi những biện pháp quyết liệt này dẫn đến những cuộc nổi dậy trên khắp đất nước, một số nhà cầm quyền cứng rắn nhất của MPRP bao gồm Zolbingiin Shijee, Ölziin Badrakh, và Thủ tướng Tsengeltiin Jigjidjav bị đổ lỗi và trục xuất khỏi đảng.

Năm 1933–34, trong những gì được xem như diễn tập cho các cuộc đàn áp 1937-1939, Tổng thư ký MPRP Jambyn Lkhümbe và các đảng viên khác, bị cáo buộc về âm mưu với gián điệp Nhật Bản. Hơn 1.500 người đã bị kết án và 56 người bị xử tử.

Đến năm 1934, Thủ tướng Mông Cổ Peljidiin Genden, mệt mỏi vì sự thống trị của Liên Xô, đã trì hoãn Hiệp ước song phương với Liên Xô, trong đó cho phép quân đội Liên Xô đóng quân trong nước Mông Cổ. Ông cũng chống lại áp lực của Moscow kêu gọi giết hơn 100.000 vị Lạt Ma Phật giáo của nước này, mà Stalin gọi là "kẻ thù nhân dân". Thất vọng bởi sự bướng bỉnh của Genden, Stalin đã ủng hộ tướng Khorloogiin Choibalsan làm Nguyên soái và đứng đầu Bộ Nội vụ. Vào tháng 3 năm 1936, Choibalsan dàn xếp việc loại bỏ Genden vì phá hoại các quan hệ Mông Cổ - Xô viết. Genden đã bị bắt và bị gửi đến Moscow, nơi ông bị xử tử một năm sau đó. Mặc dù Anandyn Amar đã trở thành Thủ tướng Chính phủ, nhưng Choibalsan lại trở thành người mạnh nhất trong cả nước.

Trong ba năm tiếp theo, những cố vấn của Liên Xô trong Bộ Nội vụ đã hướng dẫn Choibalsan lên kế hoạch và thực hiện các cuộc thanh trừng. Chẳng bao lâu sau đó, 23 vị Lạt Ma cấp cao Phật giáo Mông Cổ đã bị bắt. Sau một phiên tòa kéo dài một năm, họ đã bị hành quyết công khai vào đầu tháng 10 năm 1937. Khi Tổng trưởng Viện kiểm sát Mông Cổ phản đối việc truy tố các vị Lạt Ma, ông ta cũng bị bắt và sau đó bị bắn.

Vào tháng 8 năm 1937, Nguyên soái Demid, 36 tuổi, vị tướng có sự nổi tiếng mà Choibalsan luôn ganh ghét, đã chết trong đáng ngờ. Ngay sau đó, Choibalsan thâu tóm đồng thời cả chức Tổng tư lệnh quân đội Mông Cổ và Bộ trưởng Quốc phòng. Ngày hôm sau Choibalsan, với tư cách Bộ trưởng Nội vụ, đã ban hành Lệnh 366 tuyên bố rằng nhiều người ở Mông Cổ "đã bị ảnh hưởng bởi các điệp viên Nhật Bản." Cùng tháng đó Stalin đã ra lệnh đóng quân 30.000 quân đội Hồng quân ở Mông Cổ và phái một phái đoàn lớn của Liên Xô đến Ulaanbaatar dưới sự ủy thác của Mikhail Frinovsky. Frinovsky đã thực hiện rất hiệu quả đại thanh trừng ở Liên Xô. Việc bắt giữ 65 quan chức cao cấp và giới trí thức vào đêm ngày 10 tháng 9 năm 1937 báo hiệu sự ra đời của sự thanh trừng một cách nghiêm túc. Buổi thử nghiệm đầu tiên được tổ chức tại Nhà hát Trung tâm của Ulaanbaatar từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 10 năm 1937. 13 trong số 14 người bị cáo buộc đã bị kết án tử hình.

Trong 18 tháng, Choibalsan đã chấp thuận và thực hiện giết hại hơn 18.000 vị Lạt Ma. Các nhà sư không bị hành quyết đã bị đưa vào các lực lượng vũ trang Mông Cổ hoặc bị đưa vào trại lao động cưỡng bức trong khi 746 cơ sở tự viện Phật giáo của nước này bị phá hủy. Hàng nghìn các nhà trí thức, chính trị gia và bất đồng chính kiến ​​được gắn nhãn "kẻ thù của cuộc cách mạng", cũng như các dân tộc Buryats và Kazakh cũng bị giết. 25 người từ các vị trí hàng đầu trong đảng và chính phủ đã bị xử tử, 187 từ lãnh đạo quân sự, 36 trong số 51 thành viên của Ủy ban Trung ương bị giết. Theo mô hình Nga, Choibalsan đã mở các trại tù gulags ở nông thôn để bắt giam những người bất đồng chính kiến. Choibalsan thường xuyên bị say sưa bởi việc tra tấn và thẩm vấn những kẻ phản đối, bao gồm cả bạn bè và đồng chí cũ, khiến ông bị người dân Mông Cổ gọi là ''bạo chúa khát máu''.

Các cuộc thanh trừng tạm lắng vào tháng 8 năm 1938. Choibalsan trở nên điên loạn bởi giết chóc và phải trải qua sáu tháng (tháng 8 năm 1938 - tháng 1 năm 1939) hồi phục ở Moscow và Sochi, nơi ông được gặp Voroshilov, Yezhov, và Stalin. Khi trở về Mông Cổ, Choibalsan theo chỉ thị của Liên Xô lại thanh trừng thủ tướng Amar. Choibalsan tuyên bố Amar "đã giúp các nhà chống chính phủ, phản đối việc bắt giữ họ, và bỏ bê việc bảo vệ biên giới. Ông phản bội đất nước của mình và là kẻ phản bội cuộc cách mạng." Sau một chiến dịch tuyên truyền phối hợp, Amar bị bắt giữ 7 tháng 3 năm 1939 và được gửi đến Liên Xô, nơi mà sau này ông bị Troika của Liên Xô bị xử tử.

Với việc loại bỏ Amar, Choibalsan trở thành lãnh đạo lớn nhất Mông Cổ, giữ đồng thời chức Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Chiến tranh, và Tư lệnh trưởng các lực lượng vũ trang Mông Cổ. Để đảm bảo ở vị trí của mình, Choibalsan đã chối bỏ trách nhiệm về các cuộc thanh trừng, đổ lỗi cho thứ trưởng bộ nội vụ Nasantogtoh. Sau đó, đến lượt các tay chân của Choibasan bị bắt và bị giết, bao gồm Luvsansharav, Bayasgalan, Dashtseveg, và Luvsandorj. Dogsom và Losol, (hai thành viên sống cuối cùng của bảy thành viên sáng lập ban đầu của MPRP), cũng bị bắt. Dogom đã bị xử tử năm 1941. Losol qua đời trong một nhà tù của Liên Xô trước khi vụ án của ông được đưa ra xét xử.

Trước khi thanh trừng kết thúc vào đầu năm 1939, các tầng lớp xã hội Mông Cổ gần như bị phá tan bị trong khi phần lớn di sản văn hóa của Mông Cổ nằm trong đống đổ nát. Khoảng 18.000 vị Lạt Ma Phật giáo đã bị kết án tử hình trong khi hàng nghìn người khác bị buộc phải vào quân đội Mông Cổ. Hơn 700 cơ sở tự viện Phật giáo đã bị phá hủy. Tầng lớp người cách mạng cũ, được xem là người theo chủ nghĩa dân tộc chủ nghĩa, đã bị loại bỏ thay vào đó là những lãnh đạo tay sai của Liên Xô; 25 người từ các vị trí hàng đầu trong đảng và chính phủ đã bị xử tử (bao gồm cựu thủ tướng Peljidiin Genden và Anandyn Amar), 187 từ lãnh đạo quân sự, và 36 trong số 51 thành viên của Ủy ban Trung ương bị thanh trừng.

Vào thời điểm qua đời vào năm 1952, Choibalsan được coi một anh hùng, một người yêu nước. Sự giận dữ của công chúng đối với bạo lực của thanh trừng rơi chủ yếu vào Liên Xô và Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD), với Choibalsan họ dành cho ông cái nhìn thông cảm như một con rối với ít sự lựa chọn nhưng phải làm theo chỉ dẫn của Moscow. Tuy nhiên, với sự kết thúc của chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa vào năm 1990, nhiều sự thật phơi bày đã chứng tỏ Choibalsan thực chất là một lãnh đạo khát máu, trực tiếp thực hiện thanh trừng nhưng sau đó chối bỏ trách nhiệm. Năm 1991, hàng loạt các ngôi mộ tập thể được phát hiện gần Mörön, và năm 2003 ở Ulaanbaatar. Xác chết của hàng trăm vị Lạt Ma và thường dân đã được khai quật, tất cả đều bị giết chỉ bằng một cú bắn vào sọ. Đồng thời, đã có những nỗ lực phối hợp của nhiều nhóm khác nhau để khôi phục lại nhiều ngôi chùa và tu viện bị phá hủy trong các cuộc thanh trừng.

Cuộc Đàn áp Dã man tại Mông Cổ bởi Stalin Lãnh tụ Đảng Cộng sản Liên Xô Hàng vạn nhà sư bị giết hàng nghìn ngôi chùa đổ


Kể từ khi cuộc Cách mạng Dân chủ 1990 tại Mông Cổ (Ардчилсан хувьсгал), đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể trong việc xem xét, và phân tích việc đàn áp chính trị. Tuy nhiên, nhiều thắc mắc vẫn chưa được giải đáp. Vấn đề quan trọng và khó giải quyết nhất là ai là thủ phạm, trách nhiệm của họ phải làm gì. Để tìm câu trả lời cho những câu hỏi này, cần phải tăng cường nghiên cứu và trước hết là cung cấp quyền truy cập miễn phí vào các kho lưu trữ. 

Điều này sẽ giúp xác định tội lỗi của cá nhân, Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (MPRP) và Đảng Cộng sản Liên Xô. Liên quan đến vấn đề này, cần phải tổ chức một cuộc hội thảo khoa học công khai rộn rãi về quá khứ lịch sử tội ác của bành trướng Cộng sản Liên Xô. Điều này sẽ cho phép người dân Mông Cổ hiểu rõ hơn về lợi ích của một xã hội dân chủ. Đảng Dân chủ Mông Cổ (Ардчилсан Нам), nổi lên từ các cuộc biểu tình năm 1990, có thể chịu trách nhiệm dẫn đầu cuộc tham vấn cộng đồng. Đến nay Đảng Dân chủ Mông Cổ đã mắc phải sai lầm trong việc đánh giá những sai lầm trong quá khứ của Đảng Nhân dân Cách mạng Mông Cổ (MPRP), và trong việc phân tích sự đàn áp chính trị dã man do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Stalin cầm đầu. Khi Đảng Dân chủ nắm quyền Mông Cổ, có thể tăng cường công việc này. Ví dụ, Ủy ban Xã hội Dân sự của Bang Atonement, khi đó đã có cơ hội được chuyển đổi thành một Ủy ban độc lập. 

Về hoạt động và tổ chức của Ủy ban, quý vị có thể xem công việc của Ủy ban xét duyệt tài liệu của Bộ Quốc phòng Đức tại Đức Quốc. Roland Young, Chủ tịch của tổ chức, nói về bản chất công việc của tổ chức: "Chúng ta càng hiểu rõ về chế độ Cộng sản độc tài, chúng ta càng có thể xây dựng nền dân chủ tốt hơn". Ở đây cần lưu ý rằng kể từ khi cuộc Cách mạng Dân chủ 1990 tại Mông Cổ cho đến nay, nhưng từ dân chủ vẫn không mất đi ý nghĩa đối với đất nước con người Mông Cổ. Việc kiểm điểm vụ đàn áp chính trị vẫn chưa kết thúc. Cần phải tổ chức công việc này như một quá trình quy mô lớn có sự tham gia của xã hội. 


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Konrad Adenauer Stiftung)

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/12/2015(Xem: 4819)
Hôm thứ Sáu, 25/12/2015, tại thành phố Nakhon Pathom, miền Trung Thái Lan đã diễn ra buổi lễ dựng Đài Tưởng niệm Sư tổ Phramongkolthepmuni, người sáng lập ra dòng thiền Dhammakaya (Pháp Thân) và cũng là Bổn sư của Ni trưởng Khun Yay, người sáng lập Trung tâm Dhammakaya (Pháp Thân Tự).
21/12/2015(Xem: 8336)
Mùa hạ năm Ất Mùi – 2015, khi đến dự hội nghị giảng sư của học viện, Thượng tọa tổng thư ký TW Giáo hội Phật Giáo Việt Nam giao cho chúng con nhiệm vụ liên lạc với ban tổ chức Diễn đàn Quốc Tế Sùng Thánh – 2015 để chuẩn bị cho phái đoàn của học viện tham dự diễn đàn. Từ hội nghị Hội đồng trị sự TW ở Sài Gòn, Thượng tọa tổng thư ký gọi điện về báo chốt danh sách thành viên phái đoàn để chính thức báo cho ban tổ chức diễn đàn làm thiệp thỉnh. Sau khi dự hội nghị Hội đồng trị sự trung ương trở về, Hòa thượng viện trưởng lại giao cho chúng con thêm một công việc lớn là xây dựng chương trình, liên lạc, bố trí sắp đặt để sau khi tham dự diễn đàn kết thúc, phái đoàn sẽ thực hiện chương trình tìm về tổ đình nơi Sơ tổ Thiền phái Tào Động Việt Nam đã cầu đạo và đắc pháp.
27/04/2015(Xem: 10226)
Tờ Thời Luận San Francisco (San Francisco Chronicle) một nhật báo lớn của Mỹ, ngày 17 tháng 9 năm 2008 có đăng một bài mang tựa: "Đạo Ki-tô đang phát triển nhanh chóng ở Mông Cổ, các nhà truyền giáo đã cải đạo cho hàng nghìn người trong khi những người Phật Giáo đang nơm nớp lo sợ là truyền thống văn hóa của mình sẽ bị mất đi" (Christianity growing fast in Mongolia, Missionaries convert thousands while Buddhists fear losing traditional culture), tác giả là Michael Khon một ký giả trong nhóm bình luận gia thời sự quốc tế trong ban biên tập của tờ báo này. Bài báo khá xưa, cách nay đã hơn sáu năm, thế nhưng cũng không hẳn là lỗi thời, bởi vì tình trạng trên đây chẳng những vẫn còn đang tiếp diễn ở Mông Cổ mà cả nhiều nơi khác trên thế giới. Bài báo cũng đã được một trang mạng Phật Giáo có tầm cỡ quốc tế với 9 thứ tiếng khác nhau là Buddachannel dịch sang tiếng Pháp và đăng tải ngày 6 tháng 2 năm 2009, với tựa ngắn hơn: "Phật Giáo Mông Cổ đang bị mất đà" (Le Bouddhisme Mongol en perte de
06/04/2015(Xem: 7267)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”[1] cho thấy tại Giao Châu lúc bấy giờ, đã là một lãnh địa hùng cứ ở phương Nam không thua kém gì nước Tàu tại phương Bắc. Sử gia Lê Mạnh Thát nhận định về điều này như sau trong bộ Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam:
24/03/2015(Xem: 4827)
Tôi vẫn say mê với Phật Giáo Thái Lan từ những hình tượng lạ, bí ẩn trên các trang sách thiếu nhi – đúng ra, một phần là các hình khắc trên tường ở hai vách Chùa Xá Lợi (Sài Gòn). Đây là một ngôi chùa có ngọn tháp kiểu các chùa Bắc Tông Miền Trung, nơi tầng thứ nhì của tháp là thư viện, nơi đầy những kinh sách rất mực bí ẩn đối với bọn thiếu nhi chúng tôi lúc đó. Nhưng các vách tường chính điện là điêu khắc kiểu Phật Giáo Nam Tông, những hình tượng cổ cũng rất mực bí ẩn theo hướng chuyện cổ Jataka Tales.
22/03/2015(Xem: 7493)
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi những kẻ chỉ huy khủng bố Taliban ấn vào tay ông khối thuốc nổ và bảo đem nó đặt vào các pho tượng Phật lớn nhất thế giới tại quê hương ông, tỉnh Bamiyan của Afghanistan. Các tượng cổ xưa được khắc sâu vào núi, từng là những pho tượng Phật cao nhất thế giới, đã bị phá hủy trong loạt hành động điên rồ của phiến quân Hồi giáo cực đoan năm 2001. Hành động đó đã tạo tiền lệ nguy hiểm cho những kẻ thuộc Nhà nước Hồi giáo tự xưng tiến hành những cuộc đập phá các di sản kiến trúc và tôn giáo thời gian gần đây.
03/03/2015(Xem: 8789)
Với mục tiêu giúp mọi người hướng đến đời sống tâm linh, tổ chức Dhammakaya đã thiết lập nhiều hoạt động nhằm tác động đến đời sống đạo đức tâm linh xã hội hiện đại, nâng cao phẩm giá của con người, hướng đến một nền hòa bình, hòa hợp cho thế giới mà mọi người chúng ta đang tìm cầu. Thời gian gần đây, hoạt động của Dhammakaya đã thu hút người mộ đạo từ Thái lan đến khắp nơi trên thế giới.Trung tâm luôn duy trì những hoạt động này, vì nó đã đem lại thiết thực cho con người tăng trưởng nhân tâm và phát triển xã hội.
10/02/2015(Xem: 6248)
Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới đã được thành lập 65 năm, Đại hội lần thứ 17 được tổ chức từ 16 đến 18 tháng 10 năm 2014 tại thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Nói đến lịch sử thành lập Hội, không thể không nhắc đến người đề xướng ý tưởng thành lập đầu tiên là Ngài Thái Hư Đại Sư và người đệ tử lớn của Ngài là Pháp Sư Pháp Phảng. Bài viết này trình bày công đức của Pháp Sư Pháp Phản trong việc thành lập Hội Liên Hữu Phật Giáo Thế Giới.
07/11/2014(Xem: 32094)
Nói "Chùa Khánh Anh sau 30 năm" có nghĩa là đã bắt đầu bước sang năm thứ 30+1... Thật vậy, chùa Khánh Anh bắt đầu sinh hoạt từ Lễ Phật Đản 1974, tức 1 năm trước biến cố lịch sử 30/4/1975. Tại sao lại không phải là sau ngày 30/4/75 như nhiều nơi khác, và nhiều chùa khác ở hải ngoại? Thưa quý vị và bà con cô bác, đó mới là có chuyện để kể lại. Và cái đoạn này có nhiều chuyện để kể lắm. Nghĩa là nguyên nhân do đâu, và từ bao giờ đưa đến việc thành lập chùa Khánh Anh trước năm 75 và sinh hoạt cho đến ngày hôm nay?
22/10/2014(Xem: 7645)
ÚC ĐẠI LỢI: Trung tâm Phật học Nam Thiên được xây lên từ khu đất hoang Wollongong, New South Wales – Tại một khu đất hoang được mua từ hội đồng địa phương với giá một đô la, một tòa nhà lấy cảm hứng từ hoa sen đã được xây dựng nên và một ngày nào đó nó có thể là hiện thân của trường đại học Phật giáo đầu tiên của Úc Đại Lợi. “Nó rất có tính biểu tượng – tòa nhà hoa sen vươn khỏi khu đất hoang này”, nhà toán học John Loxton, viện trưởng sáng lập viện Nam Thiên nói. Tọa lạc ở nam Wollongong, tòa nhà trong khuôn viên khu đại học vươn lên không gian với những phần bê tông uốn cong với kiểu dáng đẹp. Bên ngoài, các tấm chắn và ngói màu đất sét của tòa nhà hài hòa với ngôi chùa Nam Thiên có mái đất nung truyền thống nằm liền kề. Giáo sư Loxton nói rằng tất cả đã bắt đầu với các dịch vụ sau đại học về nghiên cứu Phật giáo ứng dụng, và học viện có kế hoạch xây dựng thêm nhiều khóa học hơn để đáp ứng về kinh doanh và cuộc sống chuyên nghiệp. (The Australian – October 15, 2014)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]