Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hồng Kông: Triển lãm với Chủ đề "Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải"

21/08/202121:22(Xem: 2222)
Hồng Kông: Triển lãm với Chủ đề "Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải"

Hồng Kông: Triển lãm với Chủ đề "Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo
Con đường Tơ lụa Hàng hải"
(New exhibition spotlights diffusion of Buddhism along Maritime Silk Road)

Hồng Kông Triển lãm với Chủ đề Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải 1

Hình 1: Triển lãm “Atlas of Maritime Buddhism”

Tại Phòng trưng bày Indra và Harry Banga của Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), đã diễn ra cuộc triển lãm mới với chủ đề "Bản đồ Phật giáo Hàng hải, The Atlas of Maritime Buddhism, ECAI", làm nổi bật lên Con đường Tơ lụa hàng hải đã kích hoạt giao lưu văn hóa thương mại, văn hóa tâm linh thông qua việc truyền bá ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật.

Triển lãm ấn tượng về mặt hình ảnh, được tổ chức từ ngày 7 tháng 7 đến ngày 3 tháng 10 năm 2021, tích hợp nghiên cứu học thuật độc đáo xuyên quốc gia, khảo cổ học, hình ảnh kỹ thuật số, phương tiện kỹ thuật số và chụp địa điểm, trong số những công nghệ tiên tiến khác, tiết lộ một cách sống động và toàn diện về lịch sử hào hùng của các địa điểm liên quan đến Phật giáo.

Nhờ công nghệ nghe nhìn ấn tượng, du khách được đắm mình trong các nghệ thuật lễ nghi, và như thể họ đang hành hương chiêm bái các địa danh Thánh tích Phật giáo, trải nghiệm kho tàng văn hóa và hiểu sâu hơn về Con đường Tơ lụa hàng hải. 

Người phụ trách là Giáo sư Thiệu Chí Phi (邵志飛), Chủ tịch Nghệ thuật Truyền thông, Hiệu trưởng Trường Truyền thông Sáng tạo (SCM), Tiến sĩ Dương Kiện Văn (楊健文), Giáo sư Nghệ thuật truyền thông tại Đại học Thành phố Hồng Kông (CityU), và nữ Tiến sĩ Sarah Kenderdine, Giáo sư về Bảo tàng học kỹ thuật số tại École polytechnique fédérale de Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ. Các chuyên gia khác bao gồm, Tiến sĩ Isabelle Frank, Giám đốc Phòng trưng bày Indra và Harry Banga và Pháp sư Như Thường (如常法師), Giám đốc Bảo tàng Phật Quang Sơn Phật giáo Đài Loan. 

Hồng Kông Triển lãm với Chủ đề Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải 2
Hình 2: Giáo sư Sarah Kenderdine (phải) và Tiến sĩ Isabelle Frank

Nữ Tiến sĩ Isabelle Frank nói rằng, tuyến đường hàng hải bởi Con đường Tơ lụa cũng quan trọng như tuyến đường bộ, mặc dù nó ít được chú ý hơn. Bà nói: "Triển lãm này nêu bật đóng góp của tuyến đường hàng hải thông qua việc tỏa ánh sáng từ bi, trí tuệ đạo Phật, và là một lời nhắc nhở cốt lõi về tầm quan trọng không ngừng của Con đường Tơ lụa ngày nay". 

Triển lãm bao gồm bốn giao diện ảo và một phần tác phẩm nghệ thuật thực tế: 

Du lịch thực tế ảo hệ thống hình ảnh 360 độ có độ sắcnét cao: Một năm phim toàn cảnh 360 độ, được chiếu bên trong một màn hình tròn đường kính 5 mét. Mỗi bộ phim đều thực hiện hành trình hàng hải từ Ấn Độ đến Sri Lanka, Myanmar, Campuchia, Thái Lan, Java (Indonesia) và Trung Quốc. Khách truy cập có thể điều khiển phép chiếu để tập trung vào các lĩnh vực họ quan tâm. Việc lắp đặc được đi kèm với các tác phẩm âm thanh ambisonic 7.1 phản ánh bản sắc âm nhạc dân tộc Phật giáo của mỗi quốc gia và khu vực đã đến thăm. 

Hồng Kông Triển lãm với Chủ đề Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải 3

Hình 3: Du lịch thực tế ảo 360 độ

* Hệ thống Chiếu và Mái vòm (Hemispherical Dome Projection): Các bức ảnh 360 độ hình cầu của nhiều tu viện Phật giáo điêu khắc trong hang động đá, được hiển thị ở tỷ lệ 1: 1 thông qua màn hình chiếu bán cầu thẳng đứng. Với một lịch sử lâu đời bởi nghệ thuật kiến trúc một số tu viện Phật giáo điêu khắc trong hang động đá vào thế kỷ thứ ba trước kỷ nguyên Tây lịch. Ngoài ra, các nghệ thuật âm nhạc thông qua các nghi lễ Phật giáo Ấn Độ, Thái Lan và Đài Loan sẽ được trình chiếu, bao gồm Lễ đưa chư thiên, lễ tiễn Táo Quân, Lễ nghinh Xuân tiếp Phúc, Tết Nguyên Đán và khóa tu tập thiền buổi khuya. Tại hình chiếu bán cầu, du khách thập phương hành hương có thể thấy, như thể họ đang tham gia "trực tiếp" vào các nghi lễ Phật giáo khác nhau.


Hồng Kông Triển lãm với Chủ đề Sự Lan tỏa Đạo Phật dọc theo Con đường Tơ lụa Hàng hải 4
Hình 4: mái camera mái vòm, bán cầu


* Điều hướng toàn cảnh các địa điểm: Hệ thống Điều hướng tuyến tính của triển lãm này có một đường ray dài 8 mét. Du khách thập phương hành hương có thể thay đổi đèn LED/LCD di động dọc theo lộ trình để tương tác với 90 hình ảnh toàn cảnh của các địa điểm từ Ấn Độ, Sri Lanka, Myanmar, Indonesia và Thái Lan.

Các tác phẩm Điêu khắc Phật giáo qua xoay mô hình 3D: Mười tác phẩm điêu khắc Phật giáo với mô hình 3D, được tạo hình đối xứng được trình bày trong màn hình LEC/LED 55 "được ghép chiều dọc với các mô hình có độ quay chậm phân giải cao". Những tác phẩm điêu khắc này, chẳng hạnh như " Thủ đô sư tử của Ashoka", "Những cảnh miêu tả cuộc đời của Đức Phật", tái hiện 8 Tướng Thành Đạo của Đức Phật:

1. Từ cõi Đâu Suất mà giáng sanh: Đức Phật được phật Nhiên Đăng thọ ký là bổ sanh bồ tát của thế giới Ta bà, trước phải ở nội viện của cõi Đâu suất trãi qua 4000 năm, để quán sát cơ duyên gíao hoá ở cõi Ta bà.

2.Nhập thai: Sau khi ở nội viện của cõi Đâu Suất tròn 4000 năm, cởi voi trắng sáu ngà từ cõi trời mà giáng thế, nhập thai vào nách phải của thánh mẫu Ma Gia.

3. Đản sanh: Vào ngày 8 tháng, đản sanh tại vườn Lâm tỳ ni, vừa đản sanh đã có thể đi bảy bước và nói rằng: Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn.

4. Xuất gia: Lúc 19 tuổi, nhân vì cảm nhận được cuộc đời vô thường, kẻ mạnh ăn thịt kẻ yếu, cuộc đời nhiều bất công, liền quyết chí vượt thành xuất gia học đạo.

5. Hàng phục ma quân: Lúc tu đạo, nội tâm có ma phiền não tham sân si, ngoại cảnh có ma thanh sắc danh lợi, chinh phục các tà ác của ma quân và không bị nữ sắc mê hoặc. Đó là tinh thần hàng phục ma tất yếu của bậc vô uý đại hùng đại bi đại trí.

6. Thành đạo: Sau khi hàng phục ma, vào ngày 8 tháng 12, trên toà kim cương dưới cội Bồ đề, lúc sao kim mọc chứng thành chánh giác.

7. Chuyển pháp luân: Sau khi thành đạo suốt 50 năm giảng kinh thuyết pháp, đem chân lý truyền khắp nhân gian, làm cho bánh xe pháp thường chuyển ở đời.

8. Niết bàn: Ngày 15 tháng 2 năm Ngài đúng 80 tuổi, nhân duyên giáo hoá đã viên mãn, vì động quy tịnh, đem sanh mệnh hoà nhập vào vũ trụ tạo hoá, dưới cội Sala thị hiện niết bàn.

Góp phần đáng kể vào những câu truyện truyền tụng và kiến thức về lịch sử mang tính văn học nghệ thuật. Bộ sưu tập kỹ thuật số này là đầu tiên trên thế giới, vì nhiều tác phẩm điêu khắc này không được phép đi du lịch quốc tế, và rời khỏi bảo tàng của chúng, do ý nghĩa quốc gia của chúng. 

Các tác phẩm nghệ thuật vật lý: 38 tác phẩm đặc biệt nghệ thuật Phật giáo được lựa chọn từ các bảo tàng, và phòng trưng bày ở Hồng Kông. Chủ yếu chúng là những tác phẩm điêu khắc Phật giáo Trung Hoa, bao gồm đồ gốm tráng men "Hình Đức Phật tọa thiền" tráng men từ triều đại nhà Tùy (581-619), tượng "Bồ tát đứng mô tả khá thô sơ về ngọn lửa trong mandorla" bằng đồng và bạc từ thời Lục triều (220 hoặc 222-589), và tượng "Bồ tát Quán Thế Âm ngồi" từ cuối thời Nguyên, đầu triều đại nhà Minh. 

Chi tiết triển lãm “Atlas of Maritime Buddhism”:

Ngày: 7 tháng 7 - 3 tháng 10 (Đóng cửa vào Thứ Hai)

Thời gian: 10 giờ sáng đến 7 giờ tối

Địa điểm: Phòng trưng bày Indra và Harry Banga, 18 / F, Tòa nhà Học thuật Lau Ming Wai, Đại học Thành phố Hồng Kông

Vào cửa: Miễn phí. Yêu cầu đăng ký trước. (https://www.cityu.edu.hk/bg/visit/book-a-visit)

Trang web: https://www.cityu.edu.hk/bg/exhibitions/atlas-maritime-buddhism

Video:

Sailing the Seas: CityU’s Gallery paints rare story of Maritime Silk Road

https://www.youtube.com/watch?v=S4oxl5-glyg

Thích Vân Phong biên dịch 

(Nguồn: 香港城市大學)


facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 9017)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 6733)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5249)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 52352)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 3809)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567