Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam

14/08/202121:28(Xem: 2421)
Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam
(1944-2014)
(덕산당각현종사-德山堂 覺賢宗師)

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 2

- Thành viên Trung Ương Tổng hội Thiền phái Tào Khê, Phật giáo Hàn Quốc

- Tổng Giám đốc Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế, Hàn Quốc (사단법인 국제연꽃마을, International Lotus Village, ILV).

- Tổng biên tập báo Beopbo Shinmun, (법보신문) Phật giáo Korea

- Giám đốc điều hành Hệ thống Phát thanh Truyền hình Phật giáo tại đảo Jeju (제주불교방송, 濟州佛敎放送, Jeju Buddhist Broadcasting System, BBS)

- Phương trượng Trụ trì Thanh Khê Tự (청계사, 淸溪寺), Cheonggye-dong, Thành phố Uiwang, Tỉnh Gyeonggi-do.

- Phó Trụ trì Tổ đình Pháp Trụ Tự (법주사, 法住寺), Chungcheong Bắc, Hàn Quốc.

"Thiền sư Giác Hiền, vị cao tăng hùng vĩ trên thế gian, như một đóa hoa sen mãi tỏa ngát hương, người thong dong tự tại trong trần thế. Biết bao nhiêu mảnh đời bất hạnh trong vòng tay hào phóng của Ngài, hàng vạn người cao tuổi được an lạc hạnh phúc, biết bao trẻ em được vui chơi giải trí lành mạnh và những kẻ thiệt thòi được niềm an vui.

Ngài tiên phong trong phúc lợi xã hội, tuyên truyền Chính pháp Phật đà và là người tạo nền tảng cho hạnh phúc. Mặc dù hình bóng của Ngài không còn trụ thế, nhưng nhịp tim, hơi thở của Ngài mãi với núi sông Hàn Quốc và những mảnh đời bất hạnh".  

Thiền sư tục danh Kim Khánh Hán (김경한,金慶漢), pháp danh Giác Hiền (각현,覺 賢), hiệu Đức Sơn (덕산,德山) sinh năm Giáp Thân (1944), tại Thành phố Yongin, tỉnh Gyeonggi-do.

Thuở nhỏ Ngài học trường Donghwasa, Gangwon, luôn chăm chỉ học tập và thường xuyên đến chùa lễ Phật tụng kinh, niệm Phật.

Năm Mậu Thân (1968), duyên Bồ Đề đã kết, Bát Nhã hoa khai, Ngài xuất gia với Hòa thượng Viên Đàm (원담 스님-圓潭), Trụ trì Tổ đình Pháp Trụ Tự, 405, thôn Beopjusa-ro, xã Sokrisan-myeon, quận Boeun-gun, tỉnh Chungcheongbuk-do.

Năm Giáp Dần (1974), Ngài đăng đàng thọ Tỳ Kheo, Bồ tát giới tại Tổ đình Tổ đình Pháp Trụ Tự.

Năm 1978 Ngài sang Hồng Kông học Đại học Trung văn Hồng Kông (香港中文大學), Ngành Tư pháp (香港法院).

 

Thời gian du học ở Hồng Kông, Ngài rất thích Phúc lợi xã hội Từ thiện xã hội, rồi đó đây các nơi như Đài Loan, Trung Quốc để tham khảo các Tổ chức Từ thiện xã hội của Phật giáo các nước này.

Năm1984, đã hoàn thành bằng Thạc sĩ Quản trị công cộng và Phúc lợi xã hội tại trường Đại học Dongguk (동국대학교-東國大學校), Seoul, Hàn Quốc.

Ngài sáng lập Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc (ILV) vào ngày 31 Tháng 08 năm 1990, từ đó tiếp tục và phát huy với những hạnh phúc bất diệt và Ngài làm Tổng Giám đốc điều hành cho đến cuối đời.

Ngài sáng lập Viện Dưỡng lão, Yeokbuk-dong, Cheoin-gu, Yongin-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc và cắt băng Khánh thành, khai trương vào ngày 09/10/2010. Ngôi nhà một tầng hầm, trệt 3 lầu, diện tích đất 10.000 964, diện tích xây dựng 2509.

Ngài sáng lập Cơ sở Điều dưỡng chuyên môn cho người Khuyết tật, tại Seokjeongri, Poseungeup, Thành phố Pyeongtaeksi, Tỉnh Gyeonggi-do, ngôi nhà đã Khai mạc và đi vào hoạt động vào ngày 05/11/2014. Ngôi nhà được được xây dựng hai tầng trên mặt bằng 1025, tiện nghi phòng ốc cho 30 người Khuyết tật.

Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế, Hàn Quốc đã hình thành hơn 70 Cơ sở, hàng nghìn nhân viên phục vụ Cơ sở, thu hút hơn 20.000 tình nguyện viên.  Ngoài ra, Ngài còn thành lập 9 phòng khám chữa bệnh, bao gồm Bệnh viện Điều dưỡng Ba La Mật (파라밀요양병원), Juksan-myeon,  Anseong, Gyeonggi-do, Hàn Quốc, một bệnh viện Đông-Tây y kết hợp, tại 6 địa điểm trên khắp đất nước Hàn Quốc. Trang thiết bị máy Para phục vụ Y tế Từ thiện xã hội, chăm sóc bệnh nhân nghèo, Phúc lợi chung về Y tế xã hội được trình bày quy mô lớn tiên tiến của Hàn Quốc, trong đó có một hệ thống kết nối Y tế đã thành lập như là một Cơ sở.

Mỗi lần đến ngày Tưởng niệm (06/06), tôn vinh những người lính và người dân đã hy sinh vì đất nước dân tộc Hàn Quốc, một phút nhập Từ bi quán, Ngài thầm chia sẻ và suy ngẫm về những gì đã mất, tự hỏi mình đã làm gì hôm nay và cho tương lai, để quá khứ chiến tranh vô nghĩa, bi thảm và đau thương không còn đeo đuổi.

Ngài lập quỹ Khuyến học, giúp các học sinh nghèo khắp các nước, đặt biệt là Việt Nam. Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế, Hàn Quốc đã có Chương trình cấp học bổng cho Sinh viên, học sinh Việt Nam từ năm 2005.

Chuyến thăm Việt Nam năm 2008, sau khi vòng quanh khảo sát tình hình xã hội việt Nam, nắm bắt được những khó khăn của người dân đang cần sự chia sẻ, từ đó cứ mỗi năm Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế, Hàn Quốc đều sang Việt Nam để cùng chia sẻ Phúc lợi xã hội.

Ngày 04/07/2012 Ngài đã ký kết biên bản thỏa thuận về việc xây dựng và vận hành Khu phức hợp Phúc lợi Giáo dục (Làng Hoa Sen tại Việt Nam).

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 1

Hình: Phối cảnh tổng thể Công trình Phúc lợi xã hội kiểu Hàn Quốc tại tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Tổ chức Pháp nhân phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen sẽ xây dựng và vận hành Khu phức hợp phúc lợi giáo dục tại phường An Phú, TP.Tam Kỳ trên diện tích khoảng 7ha (hình thức cho thuê theo diện không thu tiền thuê đất trong vòng 50 năm) gồm những hạng mục như trường mẫu giáo, trường dạy nghề, cơ sở dành cho người khuyết tật, người cao tuổi và cơ sở phúc lợi xã hội khác, bệnh viện… Kinh phí thực hiện với mức tối thiểu là 05 tỷ won Hàn Quốc và đầu tư toàn bộ (không hoàn lại).  

Tối ngày 04/7/2012, Ngài ký kết biên bản thỏa thuận tài trợ không hoàn lại 5 tỉ won (tương đương 80 tỉ đồng) để đầu tư xây dựng Khu phức hợp phúc lợi giáo dục Làng Hoa Sen tại P.An Phú, TP Tam Kỳ. Công trình xây dựng trên diện tích 7ha, gồm các hạng mục trường dạy ngoại ngữ, nhà mẫu giáo, trung tâm phục hồi chức năng, trường dạy nghề, trung tâm chăm sóc người già, cơ sử dạy nghề cho người khuyết tật trên toàn tỉnh Quảng Nam. . . Đây là hoạt động thiết thực chào mừng 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và Năm hữu nghị Việt Nam-Hàn Quốc (1992-2012).

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 3

Hình: Lễ Động thổ, khởi công xây dựng cơ sở Phúc lợi giáo dục tại Tam Kỳ, Quảng Nam, Việt Nam ngày 12/12/2012.
(ở giữa mặc pháp phục Cà sa là Thiền sư Giác Hiền)


Ngày 17/7/2014, UBND thành phố Tam Kỳ tiếp nhận lô hàng quần áo và dụng cụ học tập (mới 100%) với tổng trị giá 30.448 USD do tổ chức Làng Hoa sen Quốc tế, Hàn Quốc (ILV) của Ngài tài trợ, để hỗ trợ các hoạt động phúc lợi xã hội tại thành phố Tam Kỳ.


Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 4
Hình: Thiền sư Giác Hiền trao học bổng cho học sinh tiểu học ở tỉnh Quảng Nam, Việt Nam

Dự kiến, từ nay đến năm 2020, Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc hoàn thành đầu tư các công trình: Lớp học Sejong (Cơ sở giáo dục ngôn ngữ) giai đoạn 2012-2013; Trung tâm huấn luyện dạy nghề, giai đoạn 2014-2015; Trung tâm huấn luyện và hỗ trợ, giai đoạn 2016-2017; Nhà trẻ (Trung tâm trông giữ trẻ), giai đoạn 2017-2018; Viện dưỡng lão, giai đoạn 2017-2018; Cơ sở dành cho người khuyết tật, giai đoạn 2018-2019; Bệnh viện Đông Tây Y, giai đoạn 2019-2020.

Ngày 26/07/2012 Ngài Tổ chức trao học bổng cho các em học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập là con em thương binh, liệt sĩ; Trao hai suất học bổng du học tại Hàn Quốc cho các em học sinh xuất sắc, tháng 3/2013; Hỗ trợ phẫu thuật chỉnh hình cho các trẻ bị hở hàm ếch, bị dị tật về xương hàm mặt bằng cách đưa sang các bệnh viện lớn của Hàn Quốc để phẫu thuật, tổ chức cũng sẽ hỗ trợ chi phí cho người nhà các nạn nhân đi cùng.

Ngài đề nghị UBND tỉnh gửi danh sách các nạn nhân có các dị tật, ở tay, chân, sau đó sẽ đưa một số bác sĩ có tay nghề cao tại Hàn Quốc sang khám và điều trị bệnh. Ngoài ra, thay mặt cho Tổ chức Pháp nhân Phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen, Ngài cho biết sẽ đầu tư xây dựng 3 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn cho 3 trường tiểu học có điều kiện khó khăn tại tỉnh Quảng Nam.

Trong hai ngày 01 và 02/12/2013, nhân chuyến về thăm thành phố Tam Kỳ, Ngài cùng chư tôn đức Tăng và đoàn tổ chức Làng Hoa Sen Quốc tế đã đến thăm trường THCS Lý Tự Trọng và TH Trần Quý Cáp, Tp. Tam Kỳ. Đoàn gồm 52 vị, doanh nghiệp, văn nghệ sĩ và tình nguyện viên đến giao lưu chia sẻ về vật chất cũng như tinh thần trong bầu không khí thật vui tươi.

Ngày 13/8/2013, Đại diện Tổ chức Pháp nhân Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc, Thiền sư Giác Hiền đã trao 100 suất học bổng (mỗi suất 500 ngàn đồng) cho các em học sinh nghèo vượt khó trong học tập trên địa bàn thành phố Tam Kỳ.

 

Ngày 22-24/02/2014, Thiền sư Giác Hiền cùng đoàn Tổ chức Pháp nhân Làng Hoa Sen Quốc tế Hàn Quốc đã có chuyến sang Việt Nam và tổ chức phẫu thuật cho 25 trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh tại Đà Nẳng và một số ký kết thỏa thuận trong việc tiếp tục đầu tư Phúc lơi xã hội tại địa phương.

Thuở sinh tiền, Ngài rất quan tâm, chia sẻ với những nỗi khổ niềm đau của người dân Việt Nam. Ngài tâm sự rằng:

"Vào năm 2005, sau khi kết thúc lịch trình ở tỉnh Nagano, tôi đang ở Tokyo, Nhật Bản một ngày trước khi về quê nhà Hàn Quốc, người đi cùng tôi nói rằng, tôi đang gặp một người quen đang học về Phúc lợi xã hội nên tôi đi với họ. Khi trò chuyện qua lại, một người Việt Nam nói với tôi 'Tờ báo Hankyoreh từng nhắc đến việc quân đội Hàn Quốc tàn sát thường dân Việt Nam (대량학살). Người Hàn Quốc không bao giờ được quên điều này' Nghe lời lời thảm thiết này, lòng tôi tê tái như bị một nhát búa bổ lên đầu. Mặc dù chúng tôi đã cầu nguyện cho những người hàng xóm qua các lễ Trai đàn Bạt độ (천도재) và thực hiện Trai đàn Linh Sơn (영산재) tại các cơ sở tự viện Phật giáo Hàn Quốc, chúng tôi đã hết sức mình trong trách nhiệm đối với những người thường dân Việt Nam đã chết thảm do những người lính chúng tôi gây nên. Tôi thật cảm thấy rất đau lòng xót dạ. Vì vậy từ đó trở đi, tôi gửi tài trợ mỗi năm 5 triệu won. Du học sinh đã dùng số tiền này để hỗ trợ học phí cho 100 em nhỏ, thông qua cán bộ Giáo dục tỉnh Quảng Nam. Tôi đã được mời đến tỉnh Quảng Nam bởi mối quan hệ đó, và có Dựng bia tượng niệm 149 người dân bị kẻ thù thảm sát 10/1969, Lữ đoàn Thanh Long Hàn Quốc từng được đưa sang đây càn quét, gây ra những cuộc thảm sát đẫm máu, giết hại 149 thường dân vô tội là người già, phụ nữ có thai và trẻ em. 'Một tội lỗi sẽ đến thiên đường, một tội lỗi sẽ đến muôn đời'. Tôi không thể tự mình xóa bỏ hận thù, nhưng tôi muốn hàn gắn trái tim tan với của những người chết thảm cảnh và thân nhân của họ, một chút lòng thành".

Ta bà quả mãn, hóa duyên ký tất, Thiền sư Giác Hiền, người Sáng lập và Chủ tịch Làng Sen, người dẫn đầu phúc lợi cho người cao tuổi trong Phật giáo, bằng cách gieo hạt sen như một phúc đức cát tường trên thế giới đã Thu thần nhập diệt vào lúc 5:00 giờ sáng ngày 04 tháng 11 năm Giáp Ngọ (25/12/2014) tại Viện Dưỡng lão, Yeokbuk-dong, Cheoin-gu, Yongin-si, Gyeonggi-do, Hàn Quốc. - Trụ thế 71 Xuân – Pháp lạp 46 Hạ. - Tang lễ được tổ chức tại Tổ đình Beopjusa, Hòa thượng Hyun Jo (현조 스님), Trụ trì Tổ đình Beopjusa Trưởng ban Tổ chức Tang lễ. - Lễ Tưởng niệm vào lúc 11:00 giờ ngày 08 tháng 11 năm Giáp Ngọ (29/12/2014), sau đó cung tống Kim quan Trà tỳ hỏa táng tại khuôn viên Tổ đình Beopjusa.

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 6

Gần 30 năm hoạt động Phúc lợi xã hội, Thiền sư Giác Hiền Tổng Giám đốc điều hành Tổ chức Pháp nhân phúc lợi xã hội Làng Hoa Sen Hàn Quốc,  đã góp phần phát triển Phúc lợi xã hội và giáo dục toàn cầu hóa. Sự ra đi của Thiền sư để lại sự đau buồn kính tiếc của hàng vạn con tim và vô cùng tổn thất rất lớn cho Phật giáo Hàn Quốc và Việt Nam.

Cuộc đời sự nghiệp của Ngài là một trong những tấm gương tỏa sáng, mỗi bước chân an lạc, hạnh phúc tươi đẹp của Ngài xứng đáng cho hậu thế noi gương.

Vì những đóng góp rất lớn trong việc phát triển Phúc lợi Phật giáo, năm 2008, Ngài đã nhận Giải thưởng Nhân quyền Phật giáo (불교인권상) lần tứ 14, Giải thưởng Phật giáo (불이상) lần thứ 23, Giải thưởng Tuyên truyền lần thứ 20. 

Thiền sư Giác Hiền Thắm tình Đời ý Đạo giữa Hàn Quốc và Việt Nam 5


Thích Vân Phong

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/12/2010(Xem: 3419)
Tứ Thư và Ngũ Kinh là những bộ sách làm nền tảng cho Nho giáo. Sách này vừa là kinh điển của các môn đồ đạo Nho, vừa là những tác phẩm văn chương tối cổ của nước Tàu.
25/12/2010(Xem: 7992)
Phật giáo là một tôn giáo được đức Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền bắc Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 TCN. Do đạo Phật được truyền đi trong một hơn hay 2500 năm và lan ra nhiều nơi cho nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của nó khá đa dạng về các bộ phái cũng như là các nghi thức và phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, đức Thích Ca, người truyền đạo Phật, đã thiết lập được một giáo hội với các luật lệ hoạt động chặt chẽ của nó. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với các hoàn cảnh chế độ xã hội, con người, và tập tục ở các thời kỳ khác nhau, nên ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu.
24/12/2010(Xem: 5416)
Nếu ta dở bản đồ thế giới, ta sẽ thấy Á Châu chiếm một vùng đất mênh mông hình mặt trăng lưỡi liềm, hai đầu chỉa về hướng bắc, vòng trong đi theo duyên hải Biển Bắc Cực của xứ Scandinavia và Tây Bá Lợi Á. Vòng ngoài từ đông sang tây là bờ biển Thái Bình Dương Tây Bá Lợi Á qua Trung Quốc, các nước Đông Nam Á, bán đảo lục địa Ấn Độ, Iran, Tiểu Tế Á đến Âu Châu. Giáp ranh vòng ngoài của mặt trăng lưỡi liềm ấy, tại nhiều nơi, nhưng đứng ngoài, ta thấy các nước Ả Rập, Phi Châu và Mỹ Châu.
15/12/2010(Xem: 5430)
Có những người tuy không hiểu biết nhiều về Phật Giáo nhưng lại có phần nào quen thuộc với giáo lý bất bạo động và từ bi của đao Phật, những người này thường hay lầm tưởng rằng giới Phật tử đều ăn chay. Họ có phần nào ngạc nhiên pha chút thất vọng khi khám phá ra rằng rất đông Phật tử ở cả phương Đông lẫn phương Tây vẫn thường ăn thịt (ăn mặn), cho dù không nhất thiết là tất cả Phật tử ai ai cũng ăn thịt như vậy.
03/12/2010(Xem: 3609)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle – cũng là ông thầy dậy học mình – nói về Ấn-Độ như là một dải đất mênh mông xa tít mù tắp tận chân trời, nên cảm thấy hứng thú phải đi chiếm lấy và để đem nền văn minh Hy-Lạp reo rắc cho các dân bản xứ.
28/11/2010(Xem: 4652)
Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
23/10/2010(Xem: 12133)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
22/10/2010(Xem: 6280)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếmđược nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cốnghiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinhhoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạttại các chùa không mấy liên quan với nhau.
20/10/2010(Xem: 5109)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 7995)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567