Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dr. Y khoa Marc Lieberman, Người đã Làm Nhịp Cầu nối giữa Do Thái giáo và Phật giáo đã về Cõi Phật

11/08/202116:35(Xem: 2283)
Dr. Y khoa Marc Lieberman, Người đã Làm Nhịp Cầu nối giữa Do Thái giáo và Phật giáo đã về Cõi Phật


Dr. Y khoa Marc Lieberman, Người đã Làm Nhịp Cầu nối giữa Do Thái giáo
và Phật giáo đã về Cõi Phật 
(Marc Lieberman, who brought Jews and Buddhists together, dies at 72)


Dr. Y khoa Marc Lieberman, Người đã Làm Nhịp Cầu nối giữa Do Thái giáo và Phật giáo đã về Cõi Phật 1

Tiến sĩ Marc Lieberman (7.8.1949-2.8.2021), một bác sĩ nhãn khoa và tự xưng mình là "Phật tử Do Thái", người đi tiên phong trong đối thoại Do Thái giáo-Phật giáo, khi ông điều trị bệnh nhãn áp, đã tổ chức một cuộc đối thoại giữa các học giả Do Thái và Đức Đạt Lai Lạt Ma. và người sau này đã mang thị giác trở lại cho hàng nghìn người Tây Tạng bị đục thủy tinh thể. Do tuổi cao sức yếu, và đã trút hơi thở mãn báo thân, thần thức về cõi Phật vào ngày 2 tháng 8 năm 2021 tại tư gia ở San Francisco, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 72 tuổi. Theo con trai của ông, Michael, cho biết nguyên nhân là do ung thư tuyến tiền liệt. 

 

Ông trưởng thành trong một hộ gia đình Do Thái Cải cách ở Baltimore "balkanized" một thành phố độc lập thuộc tiểu bang Maryland, bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, của những năm 1950, nơi các khu dân cư được xác định theo chủng tộc, tôn giáo và dân tộc. Anh trai và chú của ông trở thành Giáo sĩ Do Thái giáo. 

Tiến sĩ Marc Lieberman, người tự gọi mình là "JuBu", vẫn giữ đức tin Do Thái giáo của mình nhưng kết hợp các khía cạnh của giáo lý và thực hành Thiền định Phật giáo. Ông vẫn giữ Gìn giữ Kosher (một phần giá trị trong đời sống của người Do thái) và các Ngày sabát (một ngày hàng tuần của nghỉ ngơi hoặc thời gian thờ phượng trong Kinh thánh như ngày thứ bảy), nhưng ông vẫn dành thời gian tu tập thiền định Phật giáo nhiều lần trong ngày. Ông đã nghiên cứu kinh Torah (giáo lý là văn bản thiêng liêng của người Do Thái), nhưng ông đã nỗ lực xây dựng một Tu viện Phật giáo ở Bắc Cailifornia, Hoa Kỳ.

Điều này có vẻ mâu thuẫn với một số người, thì ông lại đồng ý với điều ấy, khi nhìn cả hai tôn giáo đều có sự theo đuổi bổ sung chân lý và con đường hóa giải những nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống thế nhân.

Vào những thập niên 1980, ông đã trở thành nhà lãnh đạo cộng đồng Phật tử tại gia ở Vùng Vịnh, tổ chức các cuộc họp hàng tuần trong phòng khách của mình, và long trọng cung nghinh chư tôn tịnh đức Tăng già Phật giáo đến thăm từ khắp nơi trên thế giới. Đúng là duyên Bồ đề quyến thuộc Phật pháp, một điểm liên lạc rõ ràng khi Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhà lãnh đạo tinh thần nhân dân và Chính phủ lưu vong Tây Tạng, thông báo rằng, Ngài đang lên kế hoạch cho chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1989, và rằng Ngài muốn giao lưu tìm hiểu thêm về Do Thái giáo.


Một người bạn trong Văn phòng của Đại diện Tom Lantos, một đảng viên Dân chủ California, đã hỏi liệu  Tiến sĩ Marc Lieberman có tạo điều kiện cho một cuộc đối thoại giữa vị Thánh tăng Phật giáo Tây Tạng và các nhà lãnh đạo Do Thái giáo tại Mỹ hay không.  Thế là ông đã bắt tay vào hành động, tập hợp cái mà ông gọi là "đội trong mơ" gồm các giáo sĩ Do Thái giáo, cho cuộc hội ngộ một ngày với vị Thánh tăng Phật giáo Tây Tạng, tại một ngôi già lam tự viện Phật giáo Tây Tạng ở New Jerey, một tiểu bang ở vùng Trung Đại Tây Dương và Đông Bắc của Hoa Kỳ.  Đây là một thành công mỹ mãn, dù thời gian ngắn, thật khó để gói ghém truyền thống tôn sư trọng đạo hàng nghìn năm, vào một cuộc đối thoại liên tôn trong một buổi chiều. Nhưng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từ giả rất ấn tượng, và Tiến sĩ Marc Lieberman quyết định hành trình rộng hơn. 

Năm tiếp theo, ông đi cùng nhóm tám người ban đầu đến Dharmasala, thị trấn ở miền bắc Ấn Độ, nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma sống lưu vong. Trong bốn ngày, các tư tưởng gia Do Thái và Phật giáo đã thảo luận những trải nghiệm chung của hai đức tin đối với những nỗi khổ niềm đau trần thế, những quan niệm khác nhau của họ về Đức Chúa Trời và vai trò của thuyết Thần bí đối với mỗi người.


Dr. Y khoa Marc Lieberman, Người đã Làm Nhịp Cầu nối giữa Do Thái giáo và Phật giáo đã về Cõi Phật 2

Năm 1990, ông quyết định cho mình trở thành một "Phật tử Do Thái", sau cuộc đối thoại với Đức Đạt Lai Lạt Ma, để giúp những người Tây Tạng có thể phục hồi nhãn quang. 

Năm 1995, ông thành lập Dự án Tầm nhìn Tây Tạng, một tên gọi lớn cho những gì phần lớn là một hoạt động đơn lẻ: Hai lần một năm, đôi khi cùng một đồng nghiệp, ông đi du lịch đến Tây Tạng, nơi ông giám sát các ca phẫu thuật đục thủy tinh thể, và đào tạo 20 Bác sĩ Tây Tạng chuyên khoa phẫu thuật. Trong 20 năm sau đó, khoảng 5.000 người lấy lại được thị lực hoàn toàn nhờ Tiến sĩ Marc Lieberman. Được Đức Đạt Lai Lạt Ma tán thán ông rằng: "một tấm lòng nhân ái và nghĩa cử cao đẹp tuyệt vời"

Ông có thể nói đó là Mitzvah tối thượng cho một dân tộc và một nhà lãnh đạo, người đã cho ông rất nhiều điều.

Cùng quan sát là Cư sĩ Rodger Kamenetz, nhà thơ và tác giả người Mỹ từng là bạn của Tiến sĩ Marc Lieberman từ thời thơ ấu. Tại thời điểm khủng hoảng trong cuộc sống của mình, Cư sĩ Rodger Kamenetz nhận thấy chuyến đi đang chuyển động, và ông ghi lại trải nghiệm đó trong một cuốn sách "The Jew in the Lotus: Rediscovered by a Poet of Identity Jewish in Buddhist India" (1994). (Người Do Thái trong Hoa sen: Khám phá lại bản sắc Do Thái của một nhà thơ Phật giáo ở Ấn Độ). 

Cuốn sách đã bán chạy và thúc đẩy hàng nghìn người nước Mỹ, người Do Thái và không phải người Do Thái khám phá Phật giáo - đồng thời khiến những người khác thấy tiềm năng của một đạo Do Thái, thần bí hơn. 

Cư sĩ Rodger Kamenetz nói trong một cuộc phỏng vấn: "Thực sự Tiến sĩ Marc Lieberman xứng đáng được ghi nhận cho cuộc đối thoại này, vì đã mở ra cho người Do Thái những truyền thống Thiền định Phật giáo và bí truyền của riêng họ". 

Trong cuộc hội ngộ với Đức Đạt Lai Lạt Ma và đoàn tùy tùng, Tiến sĩ Marc Lieberman đã biết được rằng, nhờ có tia cực tím khắc nghiệt chiếu vào Cao nguyên Tây Tạng rộng 15.000 foot, 15% người Tây Tạng trên 40 tuổi – và 50% người trên 70 tuổi – bị đục thủy tinh thể.

Cư sĩ Rodger Kamenetz nhớ lại: "Tôi nhớ anh ấy đã nói với Đức Đạt Lai Lạt Ma," Khi Ngài trở về Tây Tạng, tôi muốn người dân Tây Tạng nhìn thấy Ngài". 

Marc Frank Lieberman sinh ngày 7 tháng 7 năm 1949 tại Baltimore là một thành phố độc lập thuộc tiểu bang Maryland, bờ biển phía Đông Hoa Kỳ, là con trai của cụ ông Alfred và Annette (Filzer) Lieberman. Phụ thân của ông là một Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật; Hiền mẫu của ông làm việc cho một trường tư thục địa phương, và sau đó là phụ trách khu vực chương trình làm cha mẹ có kế hoạch. 

Mặc dù chú của ông là Morris Lieberman là Giáo sĩ Do Thái tại một trong những Giáo đường Cải cách hàng đầu ở Baltimore, ông lớn lên quan tâm đến các khía cạnh trí thức và hoạt động của Do Thái giáo hơn là chính đức tin. 

Ông thi vào Tôn giáo học tại Đại học Reed ở Portland, Oregon, trường giáo dục khai phóng đầu tiên ở Tây Bắc nước Mỹ, và sau khi tốt nghiệp, theo học các khóa học tiền Y học tại Viện Đại học Hebrew của Jerusalem, trường đại học lâu đời thứ hai ở Israel, sau trường Technion. Thời gian ở Israel, ông gặp Alicia Friedman, người đã se duyên kết tóc trở thành người vợ đầu tiên của ông. Ông trở nên sùng đạo hơn, giữ đạo và tuân theo ngày Sa-bát.

Ông theo học chuyên Y khoa tại  Trường Đại học Johns Hopkins là trường đại học tư thục lớn và uy tín nhất của nước Mỹ, và hoàn thành thời gian cư trú tại thành phố Ann Arbor, MI. Ann Arbor, sau đó định cư tại San Francisco, nơi ông mở một cơ sở tư nhân chuyên điều trị bệnh tăng nhãn áp, rồi mở rộng ra ba văn phòng xung quanh Khu vực Vịnh. 

Mặc dù thành công về mặc chuyên môn, Tiến sĩ Marc Lieberman, người là tác giả sách Giáo khoa thành công, và là Giáo sư Lâm sàng tại Đại học California, San Francisco.

Đó là một cái giá đắt mà tôi phải trả để trải qua quá trình huấn luyện khắc nghiệt,” ông nói trong “Thăm quan Tây Tạng,Một bộ phim tài liệu năm 2006 về công việc của ông ấy. “Có rất ít hình mẫu về những người kết nối với bệnh nhân như những con người khác, và chính những lý do thúc đẩy tôi theo đuổi ngành y ngày càng trở nên xa vời khi tôi càng tiến xa hơn trong lĩnh vực này.”

Tại một lớp học Yoga năm 1982, ông gặp Nancy Garfield, người đã giới thiệu ông với cộng đồng Phật giáo của Vùng Vịnh. Sau khi cả hai tham dự một khóa tu tập Thiền định Phật giáo tại một Tu viện gần Santa Cruz, ông đã nhận ra và tìm ra các giải đáp cho những thất vọng của mình, hoặc ít nhất là một đại lộ để giải quyết chúng. 

Năm 1986, ông và nàng Garfield lại kết tóc se duyên trong một buổi lễ Phật giáo. Cuộc hôn nhân đó, cũng giống như cuộc hôn nhân đầu tiên của ông, kết thúc bằng ly hôn.

Ngay sau khi cuộc ly hôn thứ hai, ông đã có chuyến hành hương chiêm bái Phật tích miền bắc Ấn Độ, theo lời mời của một nhóm Bác sĩ Ấn Độ. Ông nhận thấy trải nghiệm này có thể hoán chuyển. 

 Khám phá tuyệt vời đối với tôi ở Ấn Độ là thấy việc thực hành y học có giá trị tâm linh như thế nào,” ông nói trong bộ phim tài liệu. “Các trung tâm y tế ở Ấn Độ, những nơi tôi may mắn được đến thăm, là những ngôi đền, đền thờ của tình yêu và sự phục vụ.”

Ông bắt đầu thường xuyên đến thăm Ấn Độ, làm việc với các bác sĩ địa phương và mang về những cuốn sách Phật giáo, các vật phẩm sùng kính và bí truyền, chất đầy nhà của ông.

“Tại bàn,” Cư sĩ Rodger Kamenetz viết, một vị khách sẽ tìm thấy nến Shabbat; trong phòng khách, hương; ở ngưỡng cửa, một mezuzah; trong phòng thiền, một vị Phật cao năm thước. Nếu ông liếc nhìn giá sách, anh ta sẽ thấy giáo pháp và kabbalah đang tranh giành không gian, và một người có khả năng tìm thấy tiếng Pali là tiếng Do Thái ”.

Tiến sĩ Marc Lieberman không đồng tình với thuật ngữ “JuBu” và ông không phải là người đầu tiên đề xướng việc tích hợp các khía cạnh của Phật giáo vào đức tin của người Do Thái – nhà thơ Allen Ginsberg nằm trong số những người đi trước ông – nhưng ông đã trở thành một trong những người nổi bật nhất.

Ông đấu tranh để giữ sự tập trung vào đối thoại liên tôn và bỏ chính trị sang một bên. Nhưng nhiều chuyến đi đến Tây Tạng khiến ông chán nản với chính phủ Trung Quốc, chính phủ đã sáp nhập khu vực này vào năm 1959 và đuổi các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ, sau đó tìm cách áp đảo văn hóa Tây Tạng bằng chính văn hóa của họ.

Vào năm 2006, trong một cuộc phỏng vấn với The Los Angeles Times, Tiến sĩ Marc Lieberman nói: "Tôi là một bức tranh lành mạnh của Do Thái giáo và đạo Phật. Schmair công bằng! Đây là con người của tôi."

Bắc Kinh cũng không nghĩ nhiều về Tiến sĩ Marc Lieberman; ông thường xuyên bị quấy rối ở biên giới và buộc phải đợi nhiều tuần ở Kathmandu, Nepal, để được cấp thị thực. Bắt đầu từ năm 2008, nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc dần dần cấm tất cả các tổ chức phi chính phủ nước ngoài khỏi Tây Tạng, khiến nỗ lực của Tiến sĩ Lieberman chấm dứt.

Không lâu trước khi Tiến sĩ Marc Lieberman mãn báo thân, thần thứ về cõi Phật, Cư sĩ Rodger Kamenetz đã đến thăm ông ở San Francisco. Một ngày nọ, ông đi cùng bạn mình đến một cuộc hẹn hóa trị.

Cư sĩ Rodger Kamenetz nhớ lại: “Chúng tôi thực sự thích thú với những cây hoa ở San Francisco, chỉ chăm chăm vào từng bông hoa, từng cây. Đương nhiên chúng ta đang nói về sự vô thường. Và anh ấy đã nói điều tuyệt vời nhất: rằng vô thường không chỉ có nghĩa là mọi thứ biến mất, mà còn là luôn có một cái gì đó mới xuất hiện trong tâm điểm.  Anh ấy nói, ‘Bất cứ điều gì nảy sinh đều là sự kiện đẹp đẽ không thể thiếu đang phát sinh.'”

Triết lý chung của Tiến sĩ Marc Lieberman là đối xử với bệnh nhân của mình như một thành viên trong gia đình. Anh ấy linh hoạt với các cuộc hẹn và khám cho hơn 95% bệnh nhân của mình trong vòng 15 phút so với thời gian đã lên lịch của họ.

Tiến sĩ Marc Lieberman sống và làm việc tại San Francisco, nơi ông có một nghề Y tế thành công. Trước đó, ông đã giảng dạy chuyên Nhãn khoa ở Ấn Độ 10 năm, và giảng dạy tại một số trường Đại học ở Mỹ. Trong 12 năm, ông đặt chân cất bước hành hương xứ Tây Tạng huyền bí, để điều hành các phòng khám vùng nông thôn, và đào tạo các Bác sĩ địa phương, ông đã tận mắt thấy những thay đổi đáng kể diễn ra ở đó. Ông cũng đã học được cách điều hướng nền chính trị phức tạp của một quốc gia mà nhiều người coi là dưới sự chiếm đóng của nhà cầm quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc. 

Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Associated Press News)

facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2018(Xem: 6798)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 11929)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 7434)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 15258)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 7364)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 40016)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 8078)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
01/11/2017(Xem: 3503)
Phật Giáo Tại Hoa Kỳ - Thích Nguyên Tạng, Hoa Kỳ, một quốc gia ở lục địa Bắc Mỹ, gồm 50 tiểu bang. Diện tích 9,4 triệu m2, dân số 326,766,748 triệu người (thống kê 2018, dân số Hoa Kỳ đứng hàng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc và Ấn Độ), mật độ dân cư: 26,6 người/km2 . Tuổi thọ trung bình: 75,9 tuổi; học sinh cấp 2: 98%; thu nhập bình quân đầu người: 55.925 đô la. Đây là một quốc gia được thành lập từ cuối thế kỷ 18 (từ 13 thuộc địa của Anh quốc). Nhưng đến cuối thế kỷ 19 đã trở thành một nước tư bản phát triển đến giai đoạn chủ nghĩa, bắt đầu đi xâm lược và mở rộng thị trường trên khắp hoàn cầu. Từ sau thế chiến thứ hai, Hoa Kỳ đã trở thành một nước tư bản độc quyền, đứng đầu hệ thống các nước tư bản chủ nghĩa trên thế giới. Hoa Kỳ cũng được xem là một quốc gia có nền dân chủ xưa nhất trong các nền dân chủ lớn hiện đại.
18/10/2017(Xem: 6524)
Lịch sử Phật Giáo qua tem bưu chính, Trần Thanh Lý biên soạn
08/06/2017(Xem: 5664)
Ngũ Tổ Tự là đạo tràng hoằng pháp của Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, là một trong những ngôi đại già lam quan trọng của Phật Giáo thuộc địa khu Hán tộc. Chùa được kiến lập vào năm 654 (Vĩnh Huy [永徽] 5) nhà Đường. Sau khi Hoằng Nhẫn khai sáng đạo tràng tại Đông Sơn (東山), gây chấn động toàn quốc, môn đồ thường trú đương thời có khi lên đến cả ngàn người. Từ khi Võ Tắc Thiên (武則天, tại vị 684-705) tức vị, phật giáo được xem trọng hơn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567