Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia

09/08/202117:14(Xem: 3064)
Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia


Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia
(Royal calling for Bhutan’s education)


Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia 2
 

Lời Kêu gọi về Cải cách Giáo dục của Hoàng gia (Royal Kasho), vì một Vương quốc Phật giáo Bhutan trong tương lai, nhân Kỷ niệm 113 năm Quốc khánh Vương quốc Bhutan (17.12.1907/17.12.2020). 


Nên biết rằng, Hoàng gia (Royal Kasho) Bhutan là một bộ máy Nhà nước về Tư tưởng, Đạo đức, và tinh thần Từ bi, Trí tuệ, Hùng lực của đạo Phật, nhằm thúc đẩy các ưu tiên quốc gia và hiện thực hóa ước mơ đất nước thông qua cải cách trong lĩnh vực giáo dục. Trên chặng đường hòa nhập cộng đồng quốc tế, từ một quốc gia kém phát triển nhất, nay đã trở thành một quốc gia đang phát triển, Vương quốc Phật giáo Bhutan nhờ vào giáo dục. Nhưng giáo dục cũng phải thay đổi theo thời thế.


Mặc dù là nơi khai sinh ra triết lý về "Tổng Hạnh phúc Quốc gia" (Gross National Happiness - GNH), được hoan nghênh trên toàn cầu, Vương quốc Phật giáo Bhutan đang chứng kiến những vấn đề ngày càng gia tăng về tỷ lệ thất nghiệp của công dân, vấn đề thanh thiếu niên, bất bình đẳng xã hội, các vấn đề sức khỏe tinh thần, thể chất, bạo lực gia đình và sự suy thoái các giá trị luân lý đạo đức, và những vấn đề khác. 


Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia 1


"Giáo dục Vì Tổng Hạnh phúc Quốc gia" (Educating for Gross National Happiness, EGNH) đã được giới thiệu trong các hệ thống giáo dục của Bhutan, về cơ bản là định hướng lại và kết nối lại với lời kêu gọi ban đầu, về một nền giáo dục nhân văn, đã gắn liền với các đặc tính dân tộc của chúng ta. Ý tưởng là để đưa ra sự liên quan đến giáo dục hiện đại. 


Với một thực tế là thời gian áp dụng trong thời gian dài của chính sách giáo dục, và đòi hỏi sự nuôi dưỡng nhất quán. Nhưng các chính sách giáo dục đã bị thay đổi theo từng chu kỳ bầu cử. Ví dụ, Chính phủ được bầu dân cử đầu tiên - Đảng Hòa bình và Thịnh vượng (Druk Phuensum Tshogpa, DPT) đã khởi động chương trình "Giáo dục Vì Tổng Hạnh phúc Quốc gia" (Educating for Gross National Happiness, EGNH), nhưng để thực hiện  chưa đầy 5 năm, Đảng Dân chủ Nhân dân (PDP) đã đưa ra "Kế hoạch Tổng thể về Giáo dục Bhutan 2014-2021" (Bhutan Education Blueprint 2014-2024) như một kế hoạch tổng thể về chiến lược cải cách. . . Bhutan Education Blueprint hiện đang chịu số phận tương tự dưới thời Chính phủ Druk Nyamrup Tshogpa (DNT).


Khi Bhutan chuẩn bị tốt nghiệp từ một trong những "Các nước kém phát triển nhất" (Least Developed Countries, LDC), nhu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ của triều đại đang thay đổi. Hoàng gia (Royal Kasho) Bhutan cảnh báo: "Không giống như thế kỹ trước, kỷ nguyên này (kỷ nguyên mới) khác biệt về chất và lượng"


Hơn nữa, sự gia tăng của đại dịch hiểm ác Covid-19, đã khiến hệ thống không nhận thức được, buộc chúng tôi phải áp dụng một sự thay đổi đáng kể, từ lớp học thông thường sang các phương thức tạo ra môi trường học tập ảo (Virtual Learning Environments, VLE). Cái giá phải trả của một bước nhảy vọt như vậy, thật đáng sợ bởi những thúc đẩy, những hạn chế về cơ sở hạ tầng, hậu cần, kỹ thuật và sư phạm. Cần phải phát triển một hệ sinh thái giáo dục chống sốc. Bhutan nhỏ bé, bị kẹp giữa hai nước láng giềng khổng lồ Ấn Độ và Trung Quốc, phải đối mặt với sự gia tăng ngày càng mạnh mẽ của toàn cầu hóa, "Kiến thức, Thái độ và sự Đổi mới" (knowledge, attitude and innovation) không chỉ là điều tất yếu mà còn là một trong những không thể thiếu. 


Việc ra mắt Kế hoạch 5 năm đầu tiên vào những thập niên 1961, đã báo trước một sự phát triển kinh tế xã hội với kế hoạch của quốc gia. Vị vua thứ ba triều đại Jigme, Dorji Wangchuk (1929-1972) được tôn kính như vị Quốc phụ của Bhutan hiện đại. Với tầm nhìn vĩ mô do thấu hiểu xu hướng phát triển của thời đại, Ngài đã tiến hành cải cách đưa Vương quốc Phật giáo Bhutan đến xóa bỏ tình trạng khép kín. Đức Quốc vương Dorji Wangchuk đã dành ưu tiên cao nhất cho lĩnh vực giáo dục, như động lực tăng trưởng để đáp ứng mục tiêu của đất nước là một quốc gia tự cường, thịnh vượng về kinh tế, bền vững về môi trường, sôi động về văn hóa và lành mạnh về chính trị. Với khởi đầu khiêm tốn thông qua lệnh khuyến khích trẻ em đến trường, những nỗ lực của Đức Quốc vương đã tạo ra một thế hệ những người xây dựng đất nước tiên phong trong nhiều ngành nghề khác nhau. 




Hoàng gia Bhutan Kêu gọi Cải cách Nền Giáo dục Quốc gia 2

Dưới sự lãnh đạo của Đệ tam Đức Quốc vương Dorji Wangchuk, hệ thống đường giao thông mô tô đầu tiên được xây dựng, đã giúp thay đổi đáng kể đời sống người dân toàn quốc. Hệ thống giáo dục hiện đại được xây dựng tới toàn thể người dân và nhiều chương trình hợp tác nhận trợ giúp kỹ thuật từ Ấn Độ, Anh quốc và nhiều nước khác được khởi xướng, giúp phát triển nông nghiệp, năng lượng thủy điện và hệ thống quản lý đất nước. 


Vị vua thứ tư Jigme Singye Wangchuk kế ngôi vị vào năm 1974. Ngay sau lễ Đăng quang, Đức Quốc vương đã tuyên bố chủ thuyết phát triển đất nước trong tương lai. Ngài cho rằng sự phát triển và tăng trưởng của Vương quốc Phật giáo Bhutan, sẽ được định hướng và định lượng không dừng lại ở chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH). Đây là một khái niệm mang tính cách mạng và khi ấy đã gây kinh ngạc cho rất nhiều chuyên gia kinh tế, cũng như chuyên gia phát triển nhiều lĩnh vực. Ngày nay, sự thành công của chủ thuyết GNH được ghi nhận rộng rãi, và đã trở thành mẫu hình sự hoạch định chính sách cho nhiều quốc gia trên toàn cầu. 


Triều đại của Đệ tứ Quốc vương Jigme Singye Wangchuk đã được đánh dấu một cách tinh túy, bởi sự phát triển theo cấp số nhân và đa dạng hóa môi trường giáo dục, để đáp ứng nhu cầu kỹ năng của đất nước. 


Trong khi Hoàng gia (Royal Kasho) thừa nhận sự phát triển bởi nguồn nhân lực quốc gia, trong các lĩnh vực đa dạng và sự phụ thuộc vào các chuyên gia nước ngoài, kêu gọi một sự chuyển đổi khoa học lượng tử, để chuẩn bị cho đất nước hòa nhập vào cộng đồng quốc tế thế kỷ 21. 


Chỉ số Tổng Hạnh phúc Quốc gia (GNH) dựa trên triết lý Phật giáo, cho rằng chỉ tích lũy tài sản vật chất không mang lại hạnh phúc hay đảm bảo sự mãn nguyện và phúc lợi của nhân dân; sự tăng trưởng kinh tế và hiện đại hóa không nên đánh đổi lấy chất lượng cuộc sống và các giá trị truyền thống. Để đạt được Tổng Hạnh phúc Quốc dân, các ưu tiên chính sách được đưa ra như sau: "Sự phát triển kinh tế xã hội công bằng, được phân phối đều cho các khu vực vùng miền trong cả nước và trong mọi lĩnh vực; bảo tồn, duy trì di sản văn hóa độc nhất vô nhị của quốc gia dân tộc; gìn giữ và bảo vệ môi trường tự nhiên nguyên sơ, kiến lập nền quản trị khoa học, giúp toàn dân có cơ hội cùng tham gia quản lý đất nước". 


Từ góc độ lịch sử, không thể phủ nhận rằng, Phật giáo đã đóng một vai trò không thể thiếu trong bối cảnh Bhutan về văn hóa và giáo dục. Do đó, nền tảng của hệ thống giáo dục Bhutan được đặt trên nền tảng Đạo đức Giới luật Phật giáo và Bát Chính đạo:


1. Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Chánh kiến hay Chánh tri kiến là thấy, nghe, hay, biết một cách ngay thẳng, công minh, đúng với sự thật khách quan. 


2. Chánh tư duy: Tư duy là suy nghĩ, nghiệm xét; nó thuộc về ý thức. Chánh tư duy là suy nghĩ, xét nghiệm chân chánh, tư tưởng đúng với lẽ phải.


3. Chánh ngữ: Ngữ là lời nói; Chánh ngữ là lời nói chân thật, công bình, ngay thẳng và hợp lý.


4. Chánh nghiệp: Chánh nghiệp là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải, phù hợp với chân lý, có lợi ích cho người lẫn vật.


5. Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Chánh mạng là sanh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, trong sạch của mình. 


6. Chánh tinh tấn: Chữ tinh tấn nghĩa là chuyên cần, siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn không vì một lý do gì mà lùi bước. Chánh tinh tấn là chuyên cần, siêng năng làm việc chánh nghĩa, lợi lạc cho mình cũng như cho người và vật.


7. Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ. Chánh niệm là ghi nhớ đến những điều hay lẽ phải, những điều lợi lạc cho mình cho người, những đạo lý chân chính quý trọng cao siêu.


8. Chánh định: Chữ "Định" ở đây cũng đồng nghĩa như chữ định trong các bài trước, nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì, để thấy cho rõ ràng. Chánh định là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người.


Về mặt giáo dục đạo đức công dân, Đệ tứ Quốc vương Jigme Singye Wangchuk đã hình dung rằng, nền giáo dục Bhutan không chỉ giới hạn bởi sự tập trung vào việc trao dồi kiến thức và kỹ năng của một người mà quan trọng hơn, sẽ là một công cụ để truyền đạt, truyền cảm hứng cho sự phát triển nhân cách tốt đẹp của con người. 


Toàn cảnh hệ thống giáo dục của Vương quốc Phật giáo Bhutan, luôn thích ứng liên tục và nhất quán, để đáp ứng nhu cầu của thời đại mới nổi. Với sự khởi đầu khiêm tốn về các kỹ năng đọc và viết, để quản lý các nhiệm vụ văn thư, cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhu cầu của quốc gia hiện nay được thúc đẩy bởi thực tế kinh tế nổi bật, sự hòa nhập văn hóa xã hội và các vấn đề toàn cầu. Một nền kinh tế toàn cầu hóa, đòi hỏi các hệ thống giáo dục phải khám phá những cách thức mới, để trao dồi các định hướng như tính sáng tạo, tính đổi mới, và khả năng thích ứng. Do đó, hình thức và nội dung thay đổi giáo dục, luôn được thúc đẩy bởi nhu cầu của địa phương, để phù hợp với kết quả định hướng toàn cầu. 


Lip video


Educating for Lifelong Citizenship at ELC Bhutan
https://www.youtube.com/watch?v=O1dJH0wmstc&list=PL9yUwsBFKI3L8n4ietbtPe4GmT9__xOja&index=3


ELC High School’s “A Call to Care Story of Change” (DFC Bhutan)

https://www.youtube.com/watch?v=WzAoZuMoh7I&list=PL9yUwsBFKI3L8n4ietbtPe4GmT9__xOja&index=1


Thích Vân Phong biên dịch

(Nguồn: Kuensel Corporation)

 
facebook-1

***
youtube
 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 11665)
Nếu chúng ta cứ coi mình là trung tâm và chỉ quan tâm tới chính mình, sẽ dẫn tới sự thiếu tin tưởng, sợ hãi và nghi ngờ. Quan tâm tới lợi ích của người khác sẽ làm giảm sợ hãi và nghi ngờ, trong khi đó một tâm thức rộng mở và minh bạch làm phát sinh niềm tin và tình bằng hữu.
08/04/2013(Xem: 8676)
Đức Phật dạy: “Nước trong bốn biển chỉ có một vị là vị mặn cũng như giáo lý của ta chỉ có một vị là giải thoát”. Mùi vị của nước trăm sông tuy có khác, nhưng chảy về biển cả thì chỉ là một vị mặn. Mục tiêu chính là Đức Phật xuất hiện ở đời là để giúp chúng sanh “chuyển mê thành ngộ” nghĩa là dứt bỏ những mê lầm tà vạy trở về con đường sáng giác ngộ chân lý, giác ngộ chân lý là được giải thoát.
08/04/2013(Xem: 9000)
Trong bài thường nhắc tới tước hiệu tôn giáo của các trưởng lão Miến Ðiện (chẳng hạn Nànàlankàra, Ariyàlankàra, Vicittalankàra, Kavidhaja, ...), chúng tôi quyết định để nguyên vì tạm thời không có tài liệu tra cứu và cũng do thấy không cần thiết.
08/04/2013(Xem: 17135)
Chơn Ngôn Tông Nhật Bản. - Satoo Ryoosei & Komine Ichiin. Thích Như Điển Dịch
08/04/2013(Xem: 4590)
Sau đổi mới 1986, nền giáo dục đã mở rộng cửa cho Tăng ni sinh đặt chân đến học đường. Các trường học không phân biệt đối xử với Tăng ni sinh khi ghi danh vào học như trước đây. Ðiều này đã thúc đẫy phần nào số lượng Tăng ni theo học tại các trường Ðại học trong cả nước ngày một tăng.
01/04/2013(Xem: 5280)
Phật giáo du nhập các nước Tây Phương bằng cách nào? Trong thời gian Phật còn tại thế, Phật Giáo mới chỉ phát triển đến miền Tây Bắc Ấn Ðộ. Hai thế kỷ sau, đạo Phật lan rộng đến những vùng phía bắc sông Indus ở Punjab và xứ Afghanistan (A Phú Hản) ...
01/04/2013(Xem: 8833)
Chúng tôi rất hân hạnh được gặp gỡ để hầu chuyện với quý vị hôm nay tại nơi đây, vì mỗi người chúng ta đang đi tìm hiểu về giá trị và ý nghĩa đích thực của sự sống ...
19/12/2012(Xem: 5739)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
19/12/2012(Xem: 5803)
Thiền là một con đò dùng để đưa người rời bỏ bờ khổ đau và vô minh để tới bờ của an lạc và giải thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]