Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 3

22/09/202007:39(Xem: 8722)
Tuần 3
 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
 (TUẦN THỨ 3 THÁNG 9, 2020)
 
Diệu Âm lược dịch

 

 

TRUNG QUỐC: Ngôi chùa Phật giáo Tây Tạng nghìn năm tuổi bị phá hủy ở tỉnh Sơn Tây

Tọa lạc tại thị trấn Vũ Gia Sơn ở tỉnh Sơn Tây, chùa Fuyun nguyên thủy được xây dựng vào triều đại nhà Đường (618-907).

Giữa năm 2002 và 2011, nó đã được cải tạo và mở rộng lên hơn 2.000 mét vuông với chi phí hơn hơn 2,9 triệu USD.

Ngôi chùa mang những nét đặc trưng của cả Phật giáo Tây Tạng và Trung Quốc, đã được nhà nước chấp thuận và thu hút rất nhiều tín đồ chiêm bái trong những năm qua.

Chính quyền địa phương đã công bố kế hoạch trong năm 2017 sẽ thu hút khoảng 43,9 triệu USD đầu tư để xây dựng một địa điểm thu hút khách du lịch Phật giáo, bao gồm chùa Fuyun và chùa Hehe, một địa điểm Phật giáo khác trong khu vực.

Các kế hoạch của chính phủ đã thay đổi vào năm 2019. Vào tháng 11 năm đó, Hiệp hội Phật giáo địa phương đã ra lệnh dỡ bỏ các lá cờ cầu nguyện truyền thống của Tây Tạng và hai bức tượng Phật bằng đồng kiểu Tây Tạng khỏi chùa Fuyun.

Vào ngày 21-7 năm nay, chính quyền đã cử một máy ủi và một số máy xúc đến để dỡ bỏ tất cả các dấu hiệu Phật giáo mạ vàng khỏi mái và tường theo phong cách Tây Tạng của ngôi chùa.

Sau đó, tất cả các nhà sư sống trong chùa đều bị trục xuất, và ngôi chùa bị phá bỏ vào đêm hai ngày sau đó.

(BITTER WINTER – September 15, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-3-000TinTuc_PGTG_2020-09-3-001

Chùa Fuyun tại thị trấn Vũ Gia Sơn (tỉnh Sơn Tây), nay đã bị phá bỏ
Photos: BITTER WINTER

 

HOA KỲ: Phật tử Cam Bốt ở Đảo Rhode cố gắng để đối phó với COVID-19

Các nhà sư Phật giáo tại chùa Dhamagosnaram ở Cranston, Đảo Rhode, rất lo lắng cho tương lai của bản tự. Khi đại dịch COVID-19 tiếp tục vào mùa thu, các nhà sư cho biết họ đã chứng kiến ​​sự sụt giảm mạnh về số người tham dự lễ chùa, là điều cũng dẫn đến sự sụt giảm về kinh phí cần thiết.

Thành phố Cranston, với dân số 80,559 người, là một phần của khu vực đô thị Providence, nhưng ngôi chùa lại nằm trên một con đường nông thôn yên tĩnh dẫn về phía tây bên ngoài thành phố.

Việc mất các buổi lễ đồng nghĩa với việc mất đi nguồn kinh phí cần thiết cho chùa.

Dưới con đường ở trung tâm Cranston là ngôi chùa Cam Bốt lâu đời nhất của Hoa Kỳ: chùa Wat Thromikaram ở Đảo Rhode, nơi cũng đã chứng kiến ​​sự mất mát đáng kể về kinh phí kể từ khi đại dịch bắt đầu -số tiền cúng dường giảm 50%.

Bất chấp suy thoái kinh tế và sự lây lan liên tục của COVID-19, chùa Wat Thromikaram quyết định tiếp tục tổ chức lễ Pchum Ben - mặc dù có các sự dự phòng: Chùa đã được làm vệ sinh kỹ trước khi sự kiện diễn ra, và những tấm bích chương được dán lên yêu cầu những người tham dự phải đeo khẩu trang, với những thông điệp tiếp theo từ các nhà sư để nhắc nhở họ về khẩu trang của họ và tầm quan trọng của việc giãn cách xã hội.

Nhưng chỉ có chưa đến 100 người tham dự lễ Pchum Ben nói trên diễn ra vào Chủ nhật 13-9-2020.

(Buddhistdoor Global – September 15, 2020) 

TinTuc_PGTG_2020-09-3-002
Chùa Dhamagosnaram của Cam Bốt ở Cranston, Đảo Rhode (Hoa Kỳ)
Photo: google.com

 

HÀN QUỐC:Tổng thống Moon gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phật giáo về phản ứng đối với coronavirus

Seoul, Hàn Quốc - Tổng thống Moon Jae-in đã mời một nhóm lãnh đạo cộng đồng Phật giáo đến Cheong Wa Dae (Nhà Xanh – Thanh Ngõa Đài: dinh Tổng thống Hàn Quốc) trong tuần này để thảo luận về nỗ lực hạn chế sự lây lan của loại coronavirus mới, văn phòng của ông cho biết vào ngày 17-9-2020.

Trong phiên khai mạc lúc 11 giờ sáng thứ Sáu 18-9, ông Moon bày tỏ sự đánh giá cao về sự hợp tác của cộng đồng Phật giáo Hàn Quốc trong cuộc chiến chống virus, bao gồm quyết định đình chỉ các dịch vụ Phật giáo và các sự kiện chính thức khác.

Tổng thống Moon yêu cầu sự tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch của chính phủ, đặc biệt là trong kỳ nghỉ lễ Chuseok (Trung Thu) bắt đầu vào cuối tháng 9 này.

Đây là lần thứ hai tổng thống tổ chức một cuộc họp nhóm như vậy với các nhà lãnh đạo Phật giáo tại Cheong Wa Dae sau cuộc họp vào tháng 7 năm ngoái.

Ông Moon đã tích cực tìm cách tăng cường liên lạc với các thành phần tôn giáo trong nước có liên quan đến vấn đề virus.

(Yonhap – September 17, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-3-003

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in
Photo: Yonhap
 

ẤN ĐỘ: Các di sản Phật giáo vẫn bị bỏ quên ở Andhra Pradesh

Bất chấp một số cuộc thảo luận của chính quyền bang Andhra Pradesh trong vài năm qua về việc thiết lập hành lang Phật giáo và phục hồi các di sản Phật giáo khác nhau — bao gồm ba địa điểm trên đỉnh đồi 2.000 năm tuổi là Bavikonda, Thotlakonda và Pavurallakonda trên đoạn Vizag-Bheemili mà kết nối Visakhapatnam với Bheemili ở ven biển Andhra Pradesh — cho đến nay rất ít công việc đã được thực hiện và các địa điểm này phần lớn vẫn bị bỏ quên.

Di sản Phật giáo Bavikonda, nằm cách Visakhapatnam khoảng 16 km, phải đối mặt với các mối đe dọa xâm phạm và bị lãng phí kinh phí do trùng lắp công việc xây dựng dân dụng cho một trung tâm phiên dịch thứ hai.

Thotlakonda, một khu di sản rộng 48 hecta, đã được đưa tin từ lâu, nhưng phần lớn là tin về những lý do sai trái - bao gồm sự xâm phạm của một câu lạc bộ điện ảnh, các vụ kiện, việc tái thiết gấp rút một bảo tháp được khai quật vào năm 2016 và sự sụp đổ của bảo tháp này khi  được xây dựng lại vào năm 2019.

Các di tích tại Pavurallakonda được cho là đang trong tình trạng hư hỏng nặng - bao gồm các tu viện nằm rải rác, cầu thang, bể chứa bằng đá, tàn tích của các bảo tháp cúng tế và một tòa nhà từ thế kỷ 17 của Hà Lan. Vẫn chưa có đường tiếp cận, và cách duy nhất để đến là đi bộ lên dốc dài gần 3 km trên địa hình đá.

(Buddhistdoor Global – September 18, 2020)
TinTuc_PGTG_2020-09-3-004

Các di sản Phật giáo tại khu vực Visakhapatnam bị bỏ quên từ nhiều năm nay
Photo: timesofindia.indiatimes.com

 

   

TÍCH LAN: Hội đồng Cố vấn của Đại Tăng đoàn ca ngợi Chính phủ trong lần họp thứ 6 tại Văn phòng Phủ Tổng thống

Trong lần  họp thứ 6 tại Văn phòng Phủ Tổng thống vào ngày 18-9-2020, Hội đồng Cố vấn Phật giáo Tích Lan nêu tin tưởng rằng các chính sách mà Tổng thống Gotabaya Rajapaksa đang tuân thủ sẽ là công cụ để xây dựng một xã hội công bằng và đạo đức

Đại Tăng đoàn ca ngợi và cầu phước cho Chính phủ vì đã chú ý đến và thực hiện một số đề xuất do họ đưa ra - bao gồm bảo vệ các địa điểm lịch sử có giá trị khảo cổ, phát triển nền giáo dục đại học tu viện (Pirivena) bằng cách loại bỏ những khiếm khuyết, cung cấp những việc làm cho các vùng đất có Tịnh xá, cho ngành giáo dục Trường Đạo pháp, Chính sách Giáo dục Quốc gia, sự phát triển mầm non, ưu tiên về an ninh quốc phòng, kiểm soát tệ nạn ma tuý, bảo vệ môi trường, tạo nền tảng cho việc thuyết giảng về tu tập Phật giáo và đặt các trường Đại học Phật giáo dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục.

Đại Tăng đoàn chỉ ra rằng quyết định sửa đổi Pháp lệnh Cổ vật để giải quyết các vấn đề lâu nay - liên quan đến các Tịnh xá được xây dựng trên các địa điểm khảo cổ - đã được nhiều người hoan nghênh.

(adaderana.lk  - September 19, 2020)

TinTuc_PGTG_2020-09-3-005

Hội đồng Cố vấn của Đại Tăng đoàn tại cuộc họp lần thứ 6 tại Văn phòng Phủ Tổng thống Tích Lan
Photo: adaderana.lk 

 

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/01/2020(Xem: 5045)
Xã hội tự do của chúng ta có các trường Đại học là nơi phản ánh xã hội và sản xuất những đổi mới. Họ là nơi chuyển giao kiến thức và tạo ra kiến thức. Nhưng họ cũng là nơi quan tâm đến sự phát triển của mỗi cá nhân. Đặc biệt là điểm cuối cùng phải được cân nhắc mạnh hơn khi đối mặt với số hóa ngày hôm nay.
06/01/2020(Xem: 7555)
Hình 1: Từ trái sang, Ngài Phó Thủ tướng Chính phủ Singapore, Vương Thụy Kiệt đã tham dự buổi lễ Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore. Ảnh TNP: Jason Quah Nhân Kỷ niệm Ngày Phật Thành đạo 8/12/Kỷ Hợi (02/01/2020), tại địa chỉ Kim Yam Road, Singapore, một trong những tổ chức từ thiện Phật giáo Cư sĩ Lâm Singapore (The Singapore Buddhist Lodge - SBL; 新加坡佛教居士林) đã kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Hội, Khánh thành Chính điện mới, khai quang kim thân Phật tượng, với sự hiện diện của hàng nghìn người gồm các vị chức sắc đa tôn giáo, lãnh đạo chính phủ và khách quốc tế Hoa Kỳ, Trung Quốc và Indonesia.
22/03/2019(Xem: 6274)
Phật giáo là tên gọi giáo pháp của Đức Phật Cồ-Đàm, thường được các tín đồ gọi là Phật pháp. Được thành lập bởi Đức Phật Thích Ca (560-480 TTL) ở miền Bắc Ấn Độ, sau đó được Hoàng đế A Dục chấp nhận là quốc giáo rồi đem vào Tích Lan và các nước lân cận, Phật giáo phát triển nhanh chóng ở Đông phương và cuối cùng trở thành tôn giáo có ảnh hưởng nhất trên thế giới.
07/09/2018(Xem: 7746)
Theo truyền thống Đại thừa, một ngàn vị Phật sẽ giáng thế trong thời kiếp may mắn này là điển hình của Hóa thân tối thượng (mchog-gi sprul-sku, thể dạng của các hóa thân tối thượng). Mỗi một vị Phật trong một ngàn vị Phật đã thành tựu giác ngộ từ lâu. Khi một vị Phật thị hiện trong thời kiếp này thì mỗi vị sẽ đồng thời hóa thân ở Nam Thiệm Bộ Châu (Southern Continent) trong mỗi một tỷ hệ thống thế giới trong vũ trụ của chúng ta, đồng thời thực hiện mười hai công hạnh giác ngộ (mdzad-pa bcu-gnyid) của một vị Phật ở nơi đó.
01/08/2018(Xem: 12802)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
14/07/2018(Xem: 8594)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật. Nay trên trang website của nước Ấn Độ thống kê Phật giáo chỉ có 0,7 % của dân số Ấn Độ. Quý vị có thể tham khảo trang nhà nước Ấn Độ theo đường nối kết bên dưới.
21/03/2018(Xem: 17451)
Chúng ta đang ở vào năm thứ 18 của Thế Kỷ 21 và chỉ còn 82 năm nữa nhân loại sẽ bước vào Thế Kỷ 22. Có rất nhiều biến động của thế kỷ trước mà chúng ta đã quên mất rồi. Nhân dịp về hưu rảnh rỗi tôi lục lại cuốn Biên Niên Sử Thế Kỷ 20 (Chronicle of the 20th Century) để xem nhân loại phát minh ra những gì, chịu những thống khổ, những vui buồn như thế nào và có bao nhiêu cuộc chiến tranh giữa các đế quốc. Sự thực phũ phàng của 118 năm qua là, một quốc gia tuy nhỏ bé nhưng có vũ khí tối tân và bộ máy quân sự khổng lồ vẫn có thể bá chủ thế giới và biến các quốc gia to rộng gấp mười lần mình thành nô lệ. Do đó muốn tồn tại trong độc lập, ngoài phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, lúc nào cũng phải tăng cường binh bị, vũ khí cho kịp đà tiến triển của nhân loại. Sách lược ngoại giao cũng là một vũ khí nhưng sức mạnh quân sự của một quốc gia là loại vũ khí vững chắc nhất.
02/02/2018(Xem: 8696)
Rắc Rối Về Phật Giáo Của Bà San Suu Kyi. "Aung San Suu Kyi’ s Buddhism Problem” Tại sao biểu tượng dân chủ của Miến Điện lại không lên tiếng bênh vực các sắc dân thiểu số và chống lại chủ nghĩa quốc gia, tinh thần kỳ thị chủng tộc, bài ngoại và thỉnh thoảng bạo động của tín đồ Phật Giáo chiếm đa số trên đất nước Miến Điện? (Bài viết của William McGowan đăng trên tạp chí Foreign Policy ngày 17/9/2012) Suốt đoạn đường đấu tranh lâu dài chống lại các ông tướng của Miến Điện, Bà Aung San Suy Kyi – biểu tượng của nền dân chủ- phần lớn dựa vào tinh thần Phật Giáo. Bà đã tán dương một tôn giáo đã giúp bà tìm thấy tự do ở trong tâm tưởng suốt 15 năm bị quản thúc tại gia và nói rằng giáo lý, chẳng hạn như “bao dung” (loving kindness) có thể giúp
01/01/2018(Xem: 42364)
Đại Bảo tháp Phật giáo cổ xưa Nelakondapalli ở huyện Khammam đang ở giai đoạn cuối của việc tu sửa. Với kinh phí khoảng 6 triệu Rupee, Cục Khảo cổ học và Bảo tàng đã thực hiện công việc để Đại Bảo tháp khôi phục lại vinh quang ban đầu và để bảo tồn kiến trúc cổ xưa này cho hậu thế. Di tích Phật giáo này, tọa lạc cách thị trấn Khammam khoảng 22 km, là một trong những điểm đến du lịch nổi tiếng nhất của bang Andhra Pradesh. Đại Bảo tháp đồ sộ, vốn đã tồn tại qua nhiều thế kỷ của sự hao mòn, đang được tu sửa sau khi cư dân và các sử gia địa phương nhiều lần cầu xin để bảo tồn di tích lịch sử có tầm quan trọng lớn lao về khảo cổ học này. Cục khảo cổ học cho biết loại gạch đặc biệt được đặt làm cũng như các vật chất kết nối tự nhiên đã được sử dụng để tăng cường cho cấu trúc của Đại Bảo tháp. (bignewsnetwork – April 18, 2015)
15/11/2017(Xem: 9624)
Phật Giáo Hoa Tông theo dòng lịch sử - HT Thích Thiện Nhơn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]