Khái lược Phật giáo nước Cộng hòa Uzbekistan
Theo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ báo cáo Tự do tôn giáo Quốc tế thường niên 2004, có khoảng 0,2% dân số của nước Cộng hòa Uzbekistan là Phật tử. Đa số là người Hàn Quốc. Chính thức chỉ có một Phật giáo được đăng ký tại
Hinh 1: Bức phù điêu Đức Phật và A Nan, Ca Diếp phát hiện tại Termez, hiện đang trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Uzbekistan, thủ đô Tashkent.
Cộng hòa
Lãnh thổ hiện tại của Uzbekistan trong thời cổ đại là một phần của vùng nói ngữ chi Iran của Transoxiana, với các thành phố như Samarkand, Bukhara và Khiva mà trở nên thịnh vượng nhờ Con đường tơ lụa.
Vào thời Đế quốc Kushāna (khoảng thế kỷ thứ 1-3), một cường quốc cổ đại Trung Á, Phật giáo với đại quy mô đã lan tỏa ánh sáng từ bi trí tuệ vào Bactria (tên gọi cổ đại của một khu vực lịch sử tại Trung Á) và Gandhāra, một vùng miền Tây bắc Ấn Độ, ngày nay thuộc về Afghanistan và một phần của Pakistan. Ngày xưa Gandhāra là một trung tâm văn hóa nghệ thuật Phật giáo.
Theo ghi chép viết bằng tiếng Pali, hai vị thương nhân từ Bactria, Trapusa và Bahakika, cùng lên đường để chiêm bái và quy y Tam bảo, thụ Ngũ giới trở thành cư sĩ Phật tử. Sau đó, họ trở về
Sự phổ biến giáo lý từ bi trí tuệ của Phật giáo đã được liên kết với sự hiểu biết của người như là một ý thức hệ của dân số đô thị. Đại đế Kanishika-ō (tại vị 127-151), vị anh minh hoàng đế nổi tiếng cai trị Đế quốc Kushāna (Đế quốc Quý Sương), vị minh quân hộ trì chính pháp Như Lai, người đã làm sứ mệnh quan trọng trong việc phát triển Phật giáo Đại thừa, sau đó truyền bá sang Trung Quốc.
Sau cuộc xâm lược của bộ tộc White Huns (Hung Nô trắng), cũng như trong quá trình mở rộng Hồi giáo, Phật giáo đã mất đi vai trò của tôn giáo phổ biến và rộng rãi trên lãnh thổ của Uzbekistan. Đến thế kỷ 13, vai trò của Phật giáo biến mất gần như hoàn toàn do sự khủng bố của những kẻ ngoại đạo trong triều đại của Khorezm.
Năm 1924, sau khi phân định quốc gia, nước Cộng hòa cấu thành Liên Xô được biết đến với quốc hiệu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết
Trong thời kỳ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết của người Cộng sản vô thần, quyền của Phật tử địa phương bị xâm phạm nghiêm trọng, cho đến sau khi Liên Xô tan rã, quốc gia này tuyên bố độc lập với Quốc hiệu mới Cộng hòa Uzbekistan vào ngày 31 tháng 08 năm 1991.
Kho báu của Phật giáo tại Cộng hòa Uzbekistan nằm trong vùng Surkhandarya, khu vực phía nam của Uzbekistan, và ánh sáng từ bi trí tuệ đạo Phật lan tỏa đến quốc gia lân cận Cộng hòa Tajikistan, một quốc gia ở vùng Trung Á, giáp phía Tây Uzbekistan.
Phật giáo ở những nơi này chịu ảnh hưởng từ phía bắc của Ấn Độ (thung lũng
Hình 2: Khu phức hợp Kara Tepa, tại Tshkent, một trong những tu viện Phật giáo trong hang động lâu đời nhất còn tồn tại trên thế giới.
Từng bước Phật giáo đã bản địa hóa trở thành một tôn giáo dân tộc được thực hành phổ biến ở
Đây là cách giáo dục hiệu quả nhất, một xã hội cư sĩ Phật tử tại gia, và chúng ta thấy nhiều thuộc địa Phật giáo lan rộng từ Gandhāra đến vùng Surkhandarya, khu vực phía nam của
Hinh 3: Quang cảnh Đại bảo tháp, nằm trong khuôn viên khu phức hợp cách khoảng 1km về phía bắc của tu viện Kara Tepa, tàn tích của của một tự viện Phật giáo Fayaz Tepa.
Các vị Cao tăng Phật giáo Trung Hoa đã từng từng bước chân an lạc chiêm bái hành hương Thánh tích Phật giáo Gandhāra như các ngài Thánh tăng Pháp Hiển (337-422), Huyền Trang (602-664), Nghĩa Tịnh (635-713). . .
Từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, chúng ta thấy sự tồn tại của những tòa nhà thế tục này được nhà nước bảo vệ và bảo trợ.
Kushāna, một bộ lạc di cư từ phía tây bắc Trung Hoa đã đến vùng Surkhandarya và tìm thấy ánh sáng Phật giáo ở một bang hưng thịnh trên khắc các tỉnh Bactriana, một phần của vùng ngoại biên thế giới Iran và vùng lãnh thổ này ngày nay thuộc về Afghanistan, Tajikistan, Uzbekistan và một phần nhỏ của Turkmenistan.
Bản thân bộ lạc Kushāna là người theo tín ngưỡng Shaman giáo (Shamnist), một hình thức tôn giáo cổ đại, thông qua những người môi giới để giao tiếp với thần linh, qua đó nhờ thần linh giúp đỡ những điều họ mong muốn, và trong khu vực tìm kiếm cai trị, bộ lạc Kushāna vì lý do chính trị đã cơ hội dùng Phật giáo để đặt nền móng cho một đế chế được biết đến vì ghi nhớ bởi sự truyền bá chính pháp Phật đà.
Rất nhiều sự cống hiến của các nhà cai trị Kushāna cho Phật giáo, đến nỗi Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō thường được mô tả là Ashoka thứ hai vì sự truyền bá chính Pháp Phật đà của ông để hưng thịnh đạo Phật. Chính trong triều đại của ông, chúng ta đã thấy sự truyền bá đạo Phật qua biên giới và sự thịnh vượng tăng lên khi ông đã hoàn thành các hiệp ước hòa bình của mình với các nước lân bang phía đông của Đế chế La Mã. Đây là kỷ nguyên vàng son của sự thịnh vượng trong toàn khu vực, và thương mại đã ở đỉnh cao với Trung Hoa, những người cai trị phía đông của Đế chế Ba Tư và La Mã.
Hinh 4: Bảo tháp Zurmala có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch, nằm phía đông nam của địa điểm cổ Old Termez, được bao quanh bởi đất nông nghiệp. Tòa tháp đứng trên một cơ sở có diện tích 22x11 mét. Các mặt của nó được căn chỉnh hoàn hảo với tứ diện chính của la bàn.
Vô số truyền thuyết về vị vua Phật tử, Hoàng đế Kanishika-ō, nay còn giữ kín trong kho tàng truyền thuyết Phật giáo. Kinh sách Phật giáo ca ngợi vị minh quân thánh triết này, và đặt ông ngang hàng với các vị Đại hoàng đến khác của đạo Phật như Minh quân thánh triết Phật tử Ashoka vào 3 thế kỷ trước Tây lịch, vua Menandros I của Ấn-Hy Lạp vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, các vị vua nhà Gupta thế kỷ thứ V và vua Hashavardhana vào thế kỷ thứ V.
Vô số thành phố Phật giáo hoặc thích hợp hơn là các thành phố ở Đế chế Kushāna mọc lên dọc theo sông
Hình 5: Fayaz Tepe và Kara Tepe: là hai khu phức hợp tu viện Phật giáo gần Old Termez đã đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ thứ 2 sau Tây lịch. Fayaz Tepe từ một ngọn đồi nhỏ nhìn ra địa điểm.Mái vòm là một công trình gần đây để bảo vệ phần còn lại của một Bảo tháp cổ đại. Tòa tháp kim loại ở phía xa bên phải là tháp canh quân sự ở biên giới giáp với
Quan sát thật thú vị sẽ thấy được ảnh hưởng của các trường phái nghệ thuật Phật giáo tuyệt xảo khác nhau của Gandhāra, qua các trường phái nghệ thuật Ấn Độ,
Hinh 6, 7, 8: Bên trong Fayaz Tepe. Khoảng sân hình chữ nhật bên trong với các chân cột cách đều đặn, cho thấy rõ kiến trúc của tu viện Phật giáo ảnh hưởng phong cách kiến trúc của Hy Lạp. Hy Lạp là người đầu tiên thử biểu tượng điêu khắc Đức Phật dưới hình dạng con người, dựa trên đại diện của riêng họ về Apollo. Đại diện này, bao gồm tóc xoăn và các nếp nhăn của trang phục ca sa, đã trở thành kinh điển cho nghệ thuật Phật giáo cho đến thời điểm hiện tại.
Các nhà điêu khắc và nhà xây dựng luôn tri ân trong việc khắc họa, động cơ của họ khi người ta có thể thấy sự chân thành của cảm xúc trên khuôn mặt của các tác phẩm điêu khắc của họ. Hoạt động văn hóa nghệ thuật và sự thịnh vượng này đã bị gián đoạn bởi sự tấn công dữ dội của người Hun thường được mô tả là Huingnu, mang theo lửa và hủy diệt.
Hinh 9: Tác phẩm điêu khắc tượng Phật được bảo tồn tuyệt đẹp, được các nhà sư khai quật từ địa điểm Fayaz Tepe và được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Termez.
Những cuộc xâm nhập này xảy ra vào năm 450 sau Tây lịch khi quyền lực của Vương triều Kushāna suy yếu trong khu vực. Sau đó, đã có một vài cuộc xâm lược của Sassanids cho đến khi chúng ta thấy sự ra đời của Hồi giáo vào toàn bộ khu vực này. Trở thành biểu tượng của cuộc xâm lược Ả Rập đã giáng một đòn rất sâu vào Phật giáo mà sau đó không bao giờ thấy được sự hồi sinh. Các cơ sở tự viện Phật giáo đã sẳn sàng làm cho các trường học cho tư tưởng Hồi giáo là Madrassahs. Điều thú vị là cấu trúc Madrassahs cho đến nay tính của nó theo phong cách từ một cơ sở tự viện Phật giáo.
Hinh 10, 11: Khu phế tích Fayaz Tepe và Kara Tepe, nơi đón tiếp các khách tăng Phật giáo đến viếng thăm.
Anh minh Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō (कनिष्क-迦腻色伽王-trị vì 127-151), vị vua thứ ba và có ảnh hưởng lớn nhất của triều đại Kushāna, cai trị phần phía bắc của tiểu lục địa Ấn Độ, Afghanistan và các khu vực phía bắc Kashmir ở Trung Á.
Triều đại của ông được cho là đã tồn tại khoảng 25 năm. Có tài liệu cho biết, ông sinh ra tại Khotan, một Vương quốc Phật giáo ở Trung Á. Cho đến thế kỷ 11, phần lớn thần dân là Phật tử. Vương quốc Khotan chủ yếu kết giao với Phật giáo Đại thừa.
Hình 12, 13: Các cổ vật từ thế kỷ thứ 2 đến thứ 3 sau Tây lịch được khai quật ở Old Termez và được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Termez.
Và xuất thân từ dòng họ khác với người sáng lập triều đại Kushāna Kujūla Kadphises, và người kế vị của ông, Vīma Kadphises. Ông đã biến Purushapura (Peshawar ở Pakistan ngày nay) trở thành thủ đô của Vương quốc Kushāna của mình, nơi phát triển thịnh vượng như một trung tâm Caravan quá cảnh, và một ngã tư cho các nền văn minh phương Đông và phương Tây cùng hòa quyện giao thoa nhau. Là vị anh minh hoàng đế Phật tử hùng dũng nhất của Vương quốc Kushāna, ông đã mở rộng lãnh thổ của mình.
Hầu hết các thông tin liên quan đến vị Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō đều thu thập từ các tác phẩm văn học Phật giáo, và ông được ấn tượng sâu sắc nhất với tư cách là một vị hoàng đế anh minh vĩ đại trong công cuộc hoằng dương chính pháp Phật đà, cùng với vị anh minh Hoàng đế Phật tử Ashoka sống 400 năm trước.
Hình 14, 15: Các pho tượng Phật được khai quật ở Old Termez và được trưng bày tại Bảo tàng Khảo cổ Termez.
Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō thụ giáo làm học trò ưu tú của Bồ tát Mã Minh (Aśvaghosh, 80-150, nhà thơ, nhà văn, luận sư Phật giáo Đại thừa người Ấn Độ, một trong những vị luận sư quan trọng nhất của Phật giáo. Ngài là vị Tổ sư thứ 12 Thiền tông Phật giáo Ấn Độ).
Đại hội kết tập Kinh điển Phật giáo lần thứ tư tại thành Kashmir, Vương quốc Kushāna, của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ dưới sự bảo hộ của vị anh minh Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō. Chủ tọa đại hội là Vasumitra (Thế Hữu) và các vị Thánh tăng Pārshva (Hiếp Tôn giả) và Dharmatrāta (Pháp Thân). Số đại biểu là 500 người. Đại hội này đã biên soạn Bình luận vĩ đại về Abhidharma, tạng thứ ba trong Tam tạng Kinh điển. Mục đích của Đại hội là hệ thống hóa lại các bộ luận của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ. Thành quả của cuộc kết tập của phái Thuyết nhất thiết hữu bộ là ba bộ luận bằng Phạn ngữ gồm 300 ngàn bài kệ và 9.6 triệu từ được khắc trên các lá đồng (kim loại dẻo).
Hình 16, 17: Bảo tháp Zurmala: Cấu trúc bằng gạch cao 16 mét, có niên đại từ thế kỷ 1 – 2 sau Tây lịch, phần còn lại một Bảo tháp Phật giáo lớn hơn.
Trong triều đại của mình, Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō đã kiến tạo một đại Bảo tháp tại Purushapura (Peshawar) thờ Xá lợi Phật, được cất bằng gỗ cao 400 bộ, (nay vẫn còn dấu tích) vùng ngoại ô thủ đô của Pakistan tỉnh Khyber Pakhtunkhwa ngày ngay. Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō duy trì liên lạc với Rome (La Mã) thủ đô của nước Ý, nghệ thuật Phật giáo Gandhāra, chịu ảnh hưởng của phong cách nghệ thuật Hy Lạp và La Mã (Greco-Roman), đã phá triển thịnh vượng.
Vùng lân cận Gandhāra đã trở thành trung tâm của Phật giáo, và nghiên cứu giáo lý về trường phái Sarvāstivāda (Nhất thiết hữu bộ) phát triển mạnh mẽ nơi đây. Vương quốc của Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō giàu mạnh đến mức một lượng lớn tiền vàng được phát hành trong triều đại của ông.
Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō được xem là một vị Đại đế vĩ đại của Vương quốc Kushāna, những ghi chép kinh điển Phật giáo Đại thừa đã ca tụng ông, xem ông như một vị Hộ pháp vương kiệt xuất. Trên cương vị ngôi vua, Vương quốc Kushāna đã là một đế quốc hùng mạnh, nhưng ông vẫn mở rộng thêm. Ông xâm chiến các tiểu quốc quanh vùng, đặc biệt là về phía đông. Sự bành trướng này nhằm mục đích:
- Củng cố quyền lực kiểm soát Con đường tơ lụa, con đường kinh tế huyết mạch của thế giới thời đó.
- Truyền bá chính pháp Phật đà vào Trung Hoa.
Triều đại của Hoàng đế Phật tử Kanishika-ō được xem là một thời kỳ huy hoàng của Đạo Phật. Đây là thời đại của những đại luận gia Phật giáo như các vị Thánh tăng Nāgārjuna (Long Thọ), Aśvaghoṣa (Mã Minh) và Vasumitra (Bà Tu Mật: Thế Hữu). Người “cha đẻ của nền Y học của Ấn Độ” Charaka, là Ngự Y trong triều đình Kanishika-ō.
Vào thế kỷ thứ 7 sau Tây lịch, một vị Thánh tăng Phật giáo, Đường tăng Trần Huyền Trang đã từng bước chân an lạc chiêm bái hành hương Trung Á trên đường từ Trung Hoa đến Ấn Độ. Sua đó, ngài báo cáo rằng, Phật giáo đang phá triển mạnh trong khu vực, với hàng trăm cơ sở Tự viện Phật giáo và hàng nghìn vị tăng sĩ Phật giáo. Một nơi đặt biệt nổi bật trong hồi ức của Đường tăng Trần Huyền Trang – thành phố cổ Termez, nămg bên bờ sông Amu Darya, ngày ngay là Cộng hòa Uzbekistan.
Trong 14 thế kỷ trôi qua, kể từ đó, sự bất ổn, khó khăn và không khoan dung tôn giáo đã bị tàn phá một cách có hệ thống tại các di tích Phật giáo của khu vực. Trong một động thái gây phẫn nộ cộng đồng quốc tế, vào đầu năm 2001 lực lượng dân quân Taliban cầm quyền của Afghanistan đã phá hủy hai pho tượng Phật cao ngất từ một vách đá gần Bamiyan. Địa điểm này được coi là một di tích quan trọng của lịch sử Phật giáo và di sản Trung Á.
Sự khởi đầu của Taliban vào cuối năm đó đã khiến các quốc gia trong khu vực cảm thấy an tâm hơn về sự an toàn của các địa điểm Phật giáo của chính họ. Ở Termez, các kế hoạch đang được tiến hành để bắt đầu khôi phục lại di tích văn hóa lịch sử tu viện Fayaz Tepa, được xây dựng hơn 1.000 năm trước bên ngoài ngay bên ngoài bức tường thành phố. Dự án được đồng tài trợ bởi Chính phủ Nhật Bản, Bộ văn hóa Uzbekistan và UNESCO, cơ quan di sản văn hóa của Liên Hợp Quốc, Tokyo dự kiến sẽ đóng góp 700.000 Đô la cho dự án.
Michael Barry Lane, đại diện của UNESCO tại Uzbeskistan nói rằng, việc thỏa thuận này thực sự đã được vài năm, nhưng công việc đó đã bị trì hoãn sau sự kiện ngày 11 tháng 09 năm 2001, điều này đã thúc đẩy cuộc của Hoa Kỳ ở Afghanistan chống lại phiến quân Taliban và Al-Qaeda: “Thực tế nó đã được phê duyệt khoảng hai năm trước. Nhưng thật không may, giữa thời điểm tài liệu dự án được ký và khi nó bắt đầu, tình hình ở nước láng giềng
Dấu vết của Phật giáo đã được tìm thấy ở cả 5 nước Cộng hòa Trung Á cũ của Liên Xô. Michael Barry Lane, đại diện của UNESCO tại Uzbeskistan giải thích tại sao rất nhiều địa điểm Phật giáo tập trung quanh Termez, thủ đô phía bắc của Bactria cổ đại, một khu vực lịch sử bao gồm miền nam Uzbekistan, Tajikistan và miền bắc Afghanistan: “Cảm hứng chính cho văn hóa Phật giáo truyền sang Trung Hoa Quốc và Nhật Bản là trường phái nghệ thuật Hy Lạp – Phật giáo (Greco-Buddhist) phát triển mạnh ở Gandhāra, ở miền bắc Pakistan và Afghanistan ngày nay, từ khoảng thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên Tây lịch đến thế kỷ thứ tư sau Tây lịch, Con đường Thương mại từ Gandhāra đến phía tây bắc cũng để lại rất nhiều ảnh hưởng và rất nhiều dấu tích văn hóa Phật giáo dọc theo sông Amu Darya ở Trung Á. Và trung tâm của khu vực này là Termez”.
Trung Á là nơi sinh sống của nhiều tôn giáo trước khu Hồi giáo xuất hiện. Nhà thờ Hồi giáo Magok-i-Attari ở
Lip:
https://www.youtube.com/watch?v=FeCvMOAS_l4
Vân Tuyền biên dịch