Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo đóng vai trò quan trọng tại Hàn Quốc

07/01/202020:54(Xem: 3978)
Phật giáo đóng vai trò quan trọng tại Hàn Quốc


Bản đồ Thời đại Tam Quốc Korea

Phật giáo đóng vai trò
quan trọng tại Hàn Quốc

 

Chúng ta cùng suy nghĩ về tác động lịch sử của Phật giáo trong mối liên hệ mật thiết với lịch sử Hàn Quốc.

 

Cũng như các quốc gia châu Âu, có thể được xem như là sản phẩm của các truyền thống Do Thái giáo, Kitô giáo; Đông Á có thể được xem như là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nó đã được nói lên rằng, bất kể sắc tộc tôn giáo chính thức của họ, tất cả người Hàn Quốc (và có lẽ tất cả người Đông Á) đều ảnh hưởng truyền thống Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng nó sẽ chính xác hơn với quốc gia mà tất cả người Hàn Quốc, cho dù họ thừa nhận hay không thừa nhận mình là phật tử.

 

Cũng như ở hầu hết các nước phương Đông, khi Phật giáo chưa du nhập vào Hàn Quốc thì Nho giáo, Đạo giáo đã có mặt, và bám rễ sâu trong đời sống văn hóa xã hội đất nước này. Mặc dù vậy, Phật giáo cũng có mặt trên đất nước Hàn Quốc tương đối sớm và có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội người dân Hàn Quốc. 

 

Năm 372, đạo Phật được truyền tới Vương triều Goguryeo (37 TCN – 668 CN); sau đó là tới Vương triều Baekje (18 TCN – 660 CN) vào năm 384 và cuối cùng đến Vương triều Silla (57 TCN – 935 CN) năm 527. Đó là một trình tự tự nhiên theo vị trí địa lý của các Vương quốc. Dường như không có sự mâu thuẫn liên quan đến đạo Phật giữa Vương quốc Goguryeo (Cao Câu Ly-고구려-高句麗) hay Baekje (Bách Tế-백제-百濟). Và sau đó nó đóng một vai trò không thể thiếu trong việc hình thành chính trị và văn hóa của các Vương triều thời Tam Quốc (Cao Câu Ly, Bách Tế và Tân La).

 

Các mối quan hệ chặt chẽ giữa các tôn giáo đã được thể chế hóa và được sự trọng dụng của quốc gia này, đặc trưng cho lịch sử phát triển của Hàn Quốc hơn 1.500 năm, bắt đầu từ thời cổ đại này, như các vị cao tăng thạc đức Phật giáo đã đóng vai cố vấn và cống hiến hợp pháp cho các nhà lãnh đạo chính trị.

 

Là một thực thể tôn giáo tuyệt vời, sự hình thành của Phật giáo bản địa hóa bởi nền văn minh của Hàn Quốc. Việc đầu tiên trong số này là giúp toàn dân đại đoàn kết trên tinh thần từ bi, trí tuệ cùng chung sống hài hòa của đa dạng tôn giáo. Thay vì loại trừ hoặc đàn áp các giáo dân tôn giáo bản địa trên bán đảo Đông Bắc Á này, các nhà lãnh đạo Phật giáo hấp thu và thậm chí tổ chức kiện toàn cho họ.

 

Các tiếp cận này, như là một phần của giáo lý cốt lõi của Phật giáo, trong việc tìm kiếm cứu khổ ban vui, dẫn đến một kết nối mạnh mẽ, và bền vững hơn cho quốc gia dân tộc, và thành lập một nguyên tắc chung của chính sách lên đến kỷ nguyên hiện đại.

 

Trong những năm đầu mới thành lập, các tôn giáo bản địa cũng kết nối chặt chẽ với Phật giáo vào môi trường và địa lý của Hàn Quốc. Cũng chính tại vương triều Silla (Tân La-신라-新羅), với quá trình bản địa hóa Phật giáo, đã hình thành ý tưởng “đất Phật”. Quá trình bản địa hóa và khái niệm “đất Phật” là thành quả vô cùng to lớn từ sự nỗ lực của một số nhà sư xuất chúng như Đại sư Jajang (Từ Tạng- 자장-慈藏) (608-686), bậc thầy vĩ đại của dân tộc trong thế kỷ thứ thứ VII. Đó là người khởi xướng sự sùng đạo của người dân núi Odaesan, tỉnh Gangwon. Khái niệm “đất Phật” phát triển xa hơn với tư tưởng đạo Phật là tôn giáo “bản xứ” của Silla chứ không còn là tôn giáo du nhập từ nước ngoài.

 

Tính ưu vị của địa hình trong bản sắc của Hàn Quốc đã được phát triển thêm bởi chư vị cao tăng thạc đức Phật giáo, các ngài dùng các ý tưởng về thuật phong thủy địa lý, để thai nghén cho bán đảo Hàn Quốc, là mộ hình thức sinh hoạt và định hình cho nó bởi các dãy núi.

 

Một tác động như vậy trong lịch sử văn hóa dân tộc, cũng đến trong nghệ thuật và công nghệ. Lúc cao điểm trong thời Vương quốc Goryeo (918-1392), Phật giáo truyền cảm hứng và thúc đẩy một số trong những thành tựu lớn nhất trong nghệ thuật và kiến trúc Hàn Quốc. Nhưng có lẽ ấn tượng nhất là những tiến bộ phi thường tăng lữ Phật giáo trong công nghệ in bản khắc gỗ và kim loại.

 
Bản đồ Thời đại Tam Quốc Korea
Bản đồ thời tam quốc của Hàn Quốc




Ví dụ cổ xưa nhất của in khắc gỗ vào thời Vương quốc Silla, với điểm cao đạt được trong các dự án khổng lồ, thực hiện không nhỏ đến hai lần, in ấn toàn bộ Tam Tạng kinh Phật giáo vào thời đại Goryeo. Khi Đại Tạng kinh đầu tiên đã bị phá hủy bởi bởi quân xâm lược Mông Cổ, một bộ thứ hai được khắc vào 80 nghìn bản khắc in bằng gỗ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, và hiện đang tàng bản tại ngôi Tổ đình Pháp bảo Haeinsa, quận Hapcheon-gun, tỉnh Gyeongsang-nam.

 

Không ngạc nhiên, Phật giáo cũng chịu trách nhiệm cho những gì thường được xem là phát minh Hàn Quốc, ấn tượng nhất về công nghệ in ấn bằng kim loại di động, diễn ra trong hai thế kỷ trước khi máy Johannes Gutenberg trong thế kỷ 15. Và không ngạc nhiên, cuốn sách còn tồn tại lâu đời nhất trên thế giới được in với loại kim loại di động là một tác phẩm Phật giáo Hàn Quốc “Bộ sách sao lục Phật Tổ Trực Chỉ Tâm Thể” (직지심체요절 - 抄錄佛祖直指心體要節), gần đây đã hồi hương về Hàn Quốc sau hơn một thế kỷ được tổ chức tại Pháp.

 

Điều này đưa chúng ta đến một chủ đề lịch sử, trong đó Phật giáo đóng một vai trò quan trọng tại Hàn Quốc, sự kiên trì và tăng trưởng. Cũng như giới tăng sĩ Phật giáo, cùng chung góp sức với nhà nước, tiến hành dự án “Cao Ly Đại Tạng Kinh” (고려 대장경-高麗大藏經) , như một phương tiện giúp quốc gia dân tộc vượt qua các cuộc xâm lược của ngoại bang, bị đe dọa đến nền văn minh của quốc gia Hàn Quốc, trong suốt chiều dài lịch sử Phật giáo luôn thích nghi trong mọi thời đại để đấu tranh sự tồn tại của quốc gia dân tộc Hàn Quốc.

 

Cuộc khủng hoảng này bắt đầu vào cuối thời đại Goryeo, khi ưu thế lâu năm trong lĩnh vực chính trị của Hàn Quốc, dường như đã dẫn đến sự lũng đoạn và tham nhũng, Phật giáo đã đặt mục tiêu và sẵn sàng cho các nhà cải cách Nho giáo. Khi những Nho sĩ thành lập các quy tắc triều đại mới của Joseon (Triều Tiên-조선-朝鮮), giới tăng sĩ Phật giáo bị tước đoạt quyền lực cố vấn chính trị kinh tế, và buộc phải rút lui.

 

Nhưng họ đã làm điều này, có lẽ trở thành lợi dụng để giải thoát khỏi những vướng mắc về chính trị, để thực hiện cải cách cơ bản, và tập trung vào việc cung cấp sự an ủi tinh thần cho người dân. Trong khi đó, Phật giáo giữ vai trò của mình trong việc hộ quốc an dân, cung cấp hỗ trợ trong việc đẩy lui các cuộc xâm lược của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 16.

 

Những thách thức lớn nhất cho sự tồn tại và sức mạnh của Phật giáo Hàn Quốc vào đầu thế kỷ 20. Trong khuôn mặt của chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản, trên bộ mặt và ảnh hưởng ít độc đoán nhưng không kém khiêu khích của Kitô giáo, mặt khác, các nhà lãnh đạo Phật giáo đã phải thích ứng với những quan niệm mới về "tôn giáo" như một cái gì đó bị ràng buộc bởi các quy tắc nhất định, kỳ vọng, và mối quan hệ với cả hai quốc gia và xã hội.

 

Mặc điều những điều này, và thậm chí còn đe dọa nhiều hơn các mối đe dọa, đặt biệt là từ khi các Kitô hữu chính thống, trong thứ hai thế kỷ 20 cho đến ngày nay, Phật giáo đã kiên trì thông qua điều chỉnh liên tục, tăng trưởng và tái sinh, phản ánh lời dạy cốt lõi của nó và triển vọng.

 

Ở Hàn Quốc ngày nay nó là khó khăn để thoát khỏi những "đặc tính" bao bọc và tinh thần của Phật giáo, đặc biệt là trong nghệ thuật như văn học và điện ảnh. Cho dù họ tự nhận mình là phật tử hay không, những người tạo ra những hình thức văn hoá được tỏ lòng tôn kính đến các trung tâm không thể phủ nhận vai trò của Phật giáo trong bản sắc văn hóa của Hàn Quốc. 

 

Tác giả: Cư sĩ Kyung Moon Hwang 

Vân Tuyền dịch 

(Nguồn: The Korea Times)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 12115)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 9652)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 4513)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4421)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12150)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5033)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 4919)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
10/04/2013(Xem: 4882)
Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Ðài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Ðông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.
10/04/2013(Xem: 4442)
Một hiện tượng không bình thường đang dần phát triển trong giới Phật giáo Đài Loan, đó là việc ni giới Đài Loan mấy năm gần đây vận động huỷ bỏ “Bát Kỉnh Pháp”. Hiện tượng này do sư cô Thích Chiếu Huệ khởi xướng và ngày càng lan rộng, nhận định về hiện tượng này và tìm hiểu nguyên nhân mà nó phát sinh cần có cái nhìn toàn diện về xã hội và Phật giáo Đài Loan.
10/04/2013(Xem: 5079)
Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567