Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một nhà sư Phật giáo tranh đấu cho Hòa Bình

10/04/201313:24(Xem: 4588)
Một nhà sư Phật giáo tranh đấu cho Hòa Bình

Một nhà sư Phật giáo
tranh đấu cho Hòa Bình

Có một nhà sư rất khiêm tốn, chỉ tự nhận là một người tu hành, một nhà sư Phật giáo mà thôi. Ngài tên là Tenzin Gyatso, sinh năm 1935. Nhưng người ta lại gán cho Ngài cái tước hiệu là Đạt-Lai Lạt-Ma thứ XIV, và Ngài đã nhận giải Nobel Hoà Bình vào tháng 9 năm 1989. Ngài rất yêu thương con người, nhân loại và dân tộc của Ngài.

dalailama-ttbush

Hình chụp tại Tòa Bạch Ốc ngày 21 tháng 5 năm 2001, trong dịp Đức Đạt-Lai Lạt-Ma yết kiến Tổng thống George W. Bush của Mỹ.

Sau cuộc chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất vào năm 1991 trên đất xứ Kuwait, một tờ báo Mỹ đã phỏng vấn Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và Ngài trả lời như sau : « Tôi không thể nào chỉ phản đối một mình Saddam Hussein được, như thế là không phải. Có thể đấy là một người xấu, nhưng nếu không có quân đội, thì ông ta cũng không thể hung hãn đến như thế ; và tiếp theo, nếu không khí giới, thì quân đội của ông ta cũng chẳng làm gì được. Những khí giới ấy không phải xứ Iraq sản xuất ra. Ai bán những khí giới đó cho họ ? Chính là Tây phương ! »

Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vẫn thường nói rằng một cuộc chiến chỉ để chuẩn bị cho một cuộc chiến khác mà thôi. Thật vậy chiến tranh vùng Vịnh lần thứ hai xảy ra ngay trên đất Iraq của chính Saddam Hussein. Dù nhất định không thể nào chấp nhận một cá nhân hung bạo và độc ác, nhưng ta không thể đơn giản kết tội một con người. Sự xét đoán của ta thường vô cùng hạn hẹp và thiển cận trước những phức tạp của xã hội nói chung, trong đó có kinh tế, chính trị, văn hoá, tín ngưỡng…, cũng như những phức tạp trong tâm thức của từng người, và cả trong tâm thức tập thể của từng nhóm người trong xã hội. Những phức tạp này là những gì mà Phật giáo gọi là sự tương liên, tương kết và tương tạo của mọi vật thể và mọi hiện tượng.

Sự phức tạp trong tâm thức là do những xúc cảm bấn loạn gây ra bởi hận thù, ghét bỏ, bám níu…, bởi những vết hằn trong tiềm thức hay a-lại-gia thức, những xu hướng mà ta thụ hưởng từ muôn ngàn kiếp trước. Vậy ta hãy nhìn lại và tìm hiểu tâm thức ta trước đã, xem tâm thức đó có tinh khiết hay không, trước khi ta xử dụng nó để xét đoán và kết tội kẻ khác. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma vẫn thường nói « kẻ thù của ta là người bạn tốt nhất cho ta. Người bạn đó giúp ta phát huy sự kiên nhẫn và sức nhẫn nhục », một người bạn tốt, bên cạnh ta, chưa chắc đã giúp ta được điều này.

Cách nay đã nhiều năm khi Đức Đạt-Lai Lạt-Ma thuyết giảng ở Ái Nhĩ Lan (Ireland) Ngài đã nhắc nhở các vị lãnh đạo Cơ đốc giáo như sau : « Quý vị đã có sẵn tôn giáo của quý vị, thì không cần phải trở thành người Phật giáo để thiền định, để giải quyết những vấn đề của quý vị, nhưng quý vị phải cần có một nền đạo đức [….] và cần tin tưởng vào một số giá trị sơ đẳng nào đó của con người». Những lời phát biểu thẳng thắn và trung thực của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã hơn một lần được nhiều nhà lãnh đạo và dư luận quần chúng trên thế giới kính nể. Vị tổng trưởng của nước Anh, phụ trách về Ái Nhĩ Lan lúc bấy giờ, là Peter Mandelson, đã đáp lại lời tuyên bố trên đây của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma như sau : « Chúng tôi xin mang theo với chúng tôi những lời nói của Ngài, có thể, và hơn như thế nữa, cả những giá trị và tinh thần đã khơi động những lời nói đó».

Vào tháng 11 năm 1991, trong một thông điệp gởi cho nước Nam tư (Yugoslavia), Ngài đã kêu gọi như sau : « Tôi xin tất cả hãy ngưng cuộc chiến này, nó không có ý nghĩa gì cả. Sự hung bạo phải chấm dứt bằng bất cứ giá nào. Không có một giải pháp thật sự và lâu bền nào có thể đem đến bằng sự hung bạo».

Vào năm 1993, sau những cuộc khủng bố bằng cách cài bom giết hại hàng trăm người ở Bombay, và trước cảnh dân chúng vừa hỗn loạn vừa chạy ngược xuôicứu giúp nhau, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã tuyên bố như sau : « Nhữngngười dân thường đã phản ứng với tình nhân loại và với lòng từ bi, đã cứu giúp những người khổ đau. Họ cứu giúp kẻ khác để nhanh chóng tái lập lại một đời sống bình thường...Chúng ta phải tập hành động, không phải cho chính chúng ta, cho gia đình chúng ta, cho tổ quốc chúng ta, mà chung cho cả nhân loại. Nguyên tắc của trách nhiệm toàn cầu là cơ sở cho hạnh phúc cá nhân và cho hoà bình trên toàn thế giới».

Báo chí và dư luận thế giới thường xếp ngang hàng ba vĩ nhân của nhân loại thuộc vào thời đại chúng ta là Rabindranath Tagore, Mohadas Karamchand Gandhi, và Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Riêng thiển ý của tôi, quả thật khó so sánh và xếp chung ba vĩ nhân đó với nhau. R. Tagore (1861-1941) là một thi hào thần bí, thấm đượm tinh thần yêu nước, ông cũng là một nhà văn, một nhạc sĩ và họa sĩ, đồng thời cũng là dịch giả chuyên về các tác phẩm của André Gide. Ông đoạt giải Nobel văn chương năm 1913. M.K. Gandhi (1869-1948) là một triết gia, một người tu khổ hạnh, chủ trương bất bạo động để giành lại độc lập cho riêng nước Ấn độ. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma là một người tu hành tinh khiết, biểu tượng của một tôn giáo lớn trên toàn cầu, chủ trương bất bạo động và giải thoát tất cả mọi con người hay nhân loại nói chung.

Trong lúc cuộc chiến tranh mở ra trên xứ Iraq, vị sư Phật giáo, sứ giả của Hòa Bình, lại tuyên bố như sau : « Ngày nay, những biến đổi lớn lao đang đánh thức lương tâm của cả thế giới. Người ta đã hiểu rằng không có thể giải quyết các vấn đề bằng chiến tranh được. Thật hết sức rõ ràng, chiến tranh tạo ra những người chiến thắng, nhưng chỉ tạm thời mà thôi. Vinh quang hay bại trận cũng không kéo dài được bao lâu. Hơn nữa, thế giới của chúng ta hôm nay liên đới với nhau quá chặt chẽ, sự bại trận của một nước cũng tác động đến tất cả các nước khác. [...] Khái niệm về chiến tranh dường như đã cổ hủ, giống như một cách xử lý lỗi thời». Ngài lại nói thêm là trong một cuộc chiến, những người thật sự thiệt thòi là những kẻ nghèo và những người không có gì để tự vệ, « họ là những người vô tội».

Sau những vụ thử bom hạt nhân của Ấn độ vào năm 1998, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã tuyên bố như sau : « Vũ khí hạt nhân thật hết sức nguy hiểm ; chúng ta phải nỗ lực dốc sức cố gắng để loại trừ những vũ khí này». Chẳng những ta không thấy Ngài lên án Ấn độ trong việc này, nhưng lại thấy Ngài tuyên bố tiếp như sau : « Mặc dù vậy, nếu cho rằng chỉ một vài quốc gia được quyền có bom hạt nhân và các quốc gia khác không được, thì không dân chủ một chút nào». Ngày nay, lại thêm một quốc gia nữa đang ngấp nghé muốn chế tạo bom hạt nhân.

Sau thảm trạng ngày 11 tháng 9, không tặc đánh sập hai tòa nhà chọc trời ở Nữu Ước, và trong lúc Tổng thống Mỹ George W. Bush đang âm mưu trả thù, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã bày tỏ sự đau buồn và phân ưu với Tổng thống Bush về thảm trạng 11 tháng 9 bằng một bức thư, trong đó có câu kết luận như sau : « Có lẽ tôi hơi chủ quan, nhưng theo thiển ý tôi thì chúng ta cũng nên đặt lại vấn đề một cách hết sức cẩn thận để xem rằng dùng bạo lực trong lúc này có phải là điều nên làm hay không. Quả là một câu hỏi rất khó khăn. Tôi tin chắc ràng ngài sẽ chọn được một giải pháp đúng đắn».

Để kết thúc cho bài viết ngắn này, tôi chắp tay xin được phép mượn câu kết luận trong bức thư của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gởi cho Tổng thống Mỹ, để đem gởi lại một lần nữa cho mỗi người trong chúng ta. Dù chúng ta không có tầm vóc của một vị tổng thống, của một nhà lãnh đạo, chúng ta chỉ là những chúng sinh tầm thường, nhưng nếu tất cả chúng ta, bất cứ ở đâu trên thế giới này, bất cứ thuộc một nền văn hoá nào hay trào lưu tín ngưỡng nào, nếu chúng ta biếtsuy nghĩ thật cẩn thận và chọn được một giải pháp đúng đắn cho những hành vi dù nhỏ nhoi của chính ta, không dựa trên hung bạo và hận thù, như Đức Đạt-Lai Lạt-Ma đã khuyên Tổng thống Mỹ, thì biết đâu cũng sẽ không còn có chiến tranh trên địa cầu này nữa. Ước mong lắm thay.

HOANG PHONG

Bures-Sur-Yvette (Pháp Quốc), 15.01.07

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 6286)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9444)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10389)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7585)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5999)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62919)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4354)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]