Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tuần 1

09/12/201707:54(Xem: 11994)
Tuần 1
TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI
(TUẦN THỨ 1 THÁNG 12, 2017)
         
Diệu Âm lược dịch  

 

 

 

BUNGARIA: Lạt ma Nyari Tritul Rinpoche giảng pháp tại Sofia và Vratsa

Sofia, Bungaria – Nyari Tritul Rinpoche, một lạt ma cao cấp của trường phái Phật giáo Tây Tạng Gelug, đã thăm  thủ đô Sofia và thành phố Vratsa của Bungaria từ ngày 20 đến 26-11-2917 để giảng pháp.

Nyari Tritul Rinpoche cũng giới thiệu cuốn sách đầu tiên của mình, bây giờ đã được dịch sang tiếng Bungaria, có tựa đề “Đạo dẫn đến Hạnh phúc”, với bài bình luận của ông về “Ba khía cạnh chính của Đạo” – một văn bản Đại Thừa căn bản được viết bởi Je Tsongkhapa (1357-1419), người sáng lập phái Gelug.

Nyari Tritul Rinpoche sinh năm 1977 tại Mundgod, nam Ấn Độ. Năm 3 tuổi, ông được công nhận là hóa thân thứ ba của Ganden Tripa thứ 89 và chính thức đăng quang tại Tu viện Gaden vào năm 1992.

(Buddhistdoor  Global – December 1, 2017)

 

 2017-12-01-0000

2017-12-01-0001

 

2017-12-01-0002

 

Nyari Tritul Rinpoche và cuốn sách đầu tiên của ông, bản tiếng Bungaria, có tựa đề “Đạo dẫn đến Hạnh phúc”
Photos: Lyudmila Klasanova

 

 

MIẾN ĐIỆN: Đức Giáo hoàng kêu gọi cơ quan Phật giáo hàng đầu của Miến Điện vượt qua “thành kiến và hận thù”

Ngày 29-11-2017, trong chuyến thăm Miến Điện kéo dài 4 ngày, Đức Giáo hoàng Francis đã kêu gọi các tu sĩ Phật giáo cao cấp vượt qua “thành kiến và hận thù”.

“Nếu đoàn kết như mục đích của chúng ta, chúng ta cần phải vượt qua mọi hiểu lầm, bất dung, thành kiến và hận thù”, giáo hoàng nói với các thành viên của Đại Tăng đoàn Nayaka (Na Ma Na), một cơ quan của các tu sĩ Phật giáo do chính phủ Miến Điện chỉ định tại Yangon, vốn giám sát và quản lý 600,000 tăng sĩ của đất nước này. 

Giáo hoàng cũng kêu gọi sự tôn trọng giữa tín đồ Công giáo và Phật tử tại Miến Điện.

“Cuộc họp của chúng ta là một dịp quan trọng kết nối lại và củng cố tình hữu nghị và sự tôn trọng giữa Phật tử và Ki Tô hữu”, Giáo hoàng Francis nói. “Đây cũng là cơ hội cho chúng ta khẳng định cam kết về hòa bình, tôn trọng nhân phẩm và công lý cho mọi người nam nữ”.

(Big News Network  - December 2, 2017)  
2017-12-01-0003

Giáo hoàng Francis trong chuyến thăm Miến Điện (tháng 11-2017)
Photo: RFA

 

 

MỄ TÂY CƠ: Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc quảng bá chương trình Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa

Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc đã tổ chức một sự kiện quảng bá cho chương trình ‘Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa’ tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc ở thủ đô Mexico City của Mễ Tây Cơ từ ngày 28 đến 30-11-2017.

Với chủ đề “Bí ẩn đối với Sức khỏe: Thực phẩm Chùa Hàn Quốc”, một sự kiện thuyết trình, trình bày và trưng bày đã diễn ra tại Hacienda de Los Morales vào ngày 28-11. Ni sư Hyungmin, thuyết trình viên, đã giới thiệu về thực phẩm chùa và trình bày cách nấu một số món chay.

Từ ngày 29 đến 30-11, một sự kiện khác dành cho cách làm mứt trà và nấu đồ chay đã được tổ chức cho học sinh đang theo học trường ẩm thực và công chúng. Để cảm ơn những người tham gia đã không ngại đường xa đến dự, Phái đoàn Văn hóa của Phật giáo Hàn Quốc đã tặng họ sổ tay - với thông tin về chương trình Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa - làm quà lưu niệm.

(prnewswire.com – December 5, 2017)

 2017-12-01-0004

Ni sư Hyungmin tại sự kiện quảng bá cho chương trình Ở lại Chùa và Thực phẩm Chùa ở Mexico City của Mễ Tây Cơ (tháng11-2017)
Photo: NewsNow

 

 

BANGLADESH: Khai quật khu đền chùa 1000 năm tuổi

Gần đây, một đội từ Khoa Khảo cổ học của trường Đại học Jahangirnagar đã khai quật một khu đền chùa có niên đại khoảng 1000 năm trước. Ban đầu có thể là một khu chùa Phật giáo, nó đã trở thành ngôi đền Ấn giáo trong vòng vài trăm năm rồi rơi vào cảnh đổ nát vào khoảng thế kỷ 13 hoặc 14. Di tích này có kiểu kiến trúc và xây dựng độc đáo chưa từng thấy trong khu vực Greater Bengal, giáo sư Swadhin Sen, chủ nhiệm đội khai quật cho biết.

Di tích nói trên nằm trên một gò đất trong làng Bishnupur, cách thành phố Dinajpur chỉ 12 km. Các đền thờ theo ước tính đã được xây dựng vào khoảng từ thế kỷ thứ 9 đến 13. Bộ Văn hóa và Ủy ban Tài trợ Đại học đã tài trợ cho cuộc khai quật trong 6 tháng qua.

Đội khai quật gồm 15 sinh viên Khoa Khảo cổ, cùng với 15 thợ đào lành nghề và 30 nhân công địa phương.

(Dhaka Tribune – December  6, 2017)

 

 2017-12-01-0005
2017-12-01-0006
Khu di tích đền chùa hơn 1000 năm tuổi ở Dinajpur, Bangladesh
Photos: Dhaka Tribune

 

 

 

HÀN QUỐC: Hội nghị chuyên đề về Phật giáo và cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư

Hiệp hội Nghiên cứu Phật giáo Hàn Quốc (KABS) dự kiến sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề về Phật giáo và cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư vào tháng 12-2017. Tại hội nghị khoa học này, các học giả sẽ cùng thảo luận về tương lai và mối quan hệ của Phật giáo với các công nghệ mới nhất.

Han Sung-ja, một thành viên của Học viện Lịch sử Hàn Quốc, sẽ  trao đổi về khả năng robot AI đạt niết bàn, là trạng thái tinh thần cao nhất có thể đạt được trong Phật giáo.

Tăng sĩ Bo Ill từ Chùa Haeinsa sẽ nói về tính khả thi của việc áp dụng dữ liệu thuật toán của công án, còn gọi là công án Thiền, trong các robot tư vấn AI.

Ngoài ra, nhiều chuyên gia thuộc lĩnh vực Phật giáo lẫn công nghệ thông tin - bao gồm nhà nghiên cứu Hwang Jong-sung của chi nhánh Hiệp hội Thông tin Quốc gia – dự kiến sẽ thuyết trình tại hội nghị.

(tipitaka.net – December 7, 2017) 

 

2017-12-01-0007
2017-12-01-0008

Robot AI (Trí thông minh Nhân tạo)
Photos: androidauthority.com

Trở về Mục Lục 
Tin Tức Phật Giáo Thế Giới
 

quadiacau_thegioi

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/04/2013(Xem: 5490)
Khi tìm những bài nói về về tương lai Phật giáo hoặc Phật giáo và tuổi trẻ, tôi lấy làm ngạc nhiên vì không dễ kiếm được nhiều bài nói về đề tài phức tạp này để cống hiến cho đọc giả của đặc san. Có lẽ do vì thống kê sinh hoạt Phật pháp không được đầy đủ và nền sinh hoạt tại các chùa không mấy liên quan với nhau. Tìm mãi thì cuối cùng qua internet, tôi đã kiếm được bài: “Phật Giáo Thịnh Suy (The Decline and Development of Buddhism)” do Sư Sayadaw U. Sumana viết.
10/04/2013(Xem: 5575)
Miền Bắc giáp Bangladesh, Ấn Độ, Trung Hoa. Miền đông giáp Lào, Thái Lan. Miền Nam giáp Mã Lai Á và miền Tây giáp với biển Ấn Độ. Một dãi giang sơn trãi dài qua các đồng bằng, núi non và biển cả. Miến Điện có lịch sử hơn 3000 năm tồn tại và phát triển. Ngày xưa Miến Điện được gọi là Bumua và ngày nay là Myanmar.
10/04/2013(Xem: 5068)
Thế kỷ 16, sau khi chấm dứt cuộc chiến tranh nhiều năm khổ nạn giữa các thủ lãnh, sự xuất hiện của Shabdrung- Ngawang- Namgyal (1594- 1651) đã khiến Bhutan thực hiện công cuộc thống nhất toàn quốc.
10/04/2013(Xem: 13630)
Đây là cuốn sách đầu tiên ghi lại lịch sử Phật Giáo ở Úc Châu và ảnh hưởng của Phật Giáo đối với thơ ca, mỹ thuật và đời sống tâm linh của người Úc.
10/04/2013(Xem: 10181)
Hội Từ Thiện Từ Tế (Tzu Chi) dưới sự lãnh đạo của ni sư Chứng Nghiêm, một nữ tu đầy đức độ và khả kính của Phật giáo Đài Loan, đã mở một chiến dịch nhân đạo cứu trợ nạn nhân sóng thần tsumani ở các quốc gia vùng biển Ấn Độ Dương. Hội Từ Tế luôn luôn có mặt tại khắp mọi nơi trên thế giới một cách nhanh chóng và hữu hiệu. Hội này đã cứu trợ khắp mọi nơi từ Châu Á (trong đó có Việt nam), Châu Phi, Châu Mỹ (luôn cả bắc Mỹ).
10/04/2013(Xem: 5144)
Từ thập niên 80 trở lại, Đông phương với trào lưu cải cách mở cửa đã phổ cập khắp các đại lục, khắp nơi đã diễn ra một cách sôi nổi hùng hồn. Cùng với sự nhảy vọt của nền kinh tế, trăm hoa đua nở của văn hóa và sự chuyển hình của xã hội, nhiều bậc đống lương thạch trụ quốc gia mang trong lòng nỗi âu lo và trách nhiệm cao độ, khiến họ có ý thức sâu sắc trong việc tự giác tiến hành, cải cách chấn hưng một nền văn hóa.
10/04/2013(Xem: 4869)
Vào ngày 27-6-2003, Tổ chức Văn Hoá, Xã Hội và Giáo Dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) chính thức liệt Bồ-đề Đạo Tràng vào danh sách Di Tích Văn Hoá Thế Giới (World Heritage Site), đứng hàng thứ 23 trong tổng số các công trình văn hoá tôn giáo ở Ấn-độ. Sự kiện trọng đại này đã làm nức lòng tăng ni và Phật tử trên khắp năm châu bốn biển.
10/04/2013(Xem: 12946)
Vào những năm cuối đời Ðông hán, sau khi Phật giáo truyền vào TQ, trải qua những năm chiến loạn của các triều đại như Tam quốc, Tây Tấn 16 nước và Nam Bắc triều, trong chiến tranh và khổ nạn như thế, Phật giáo đã truyền bá 1 cách nhanh chóng. Các lịch đại vương triều, từ việc giữ gìn, bảo vệ chiếc ngai vàng của mình lâu dài vững mạnh, đã biết áp dụng, lưïa chọn chính sách bảo vệ và đề xướng giáo lý Phật giáo. Do vậy, chùa chiền và số lượng tăng chúng không ngừng tăng thêm.
10/04/2013(Xem: 5648)
“This is a fight between Dhamma and A-dhamma (between justice and injustice)” -­ A member of the Alliance of All Burmese Buddhist Monks. “Đây là cuộc tranh chấp giữa chánh pháp và tà thuyết (giữa công lý và bất công)”. Lời của một Thành viên trong Liên Đoàn Phật Tăng Toàn Miến.
10/04/2013(Xem: 5577)
Ngày 27/06/2002, Unesco đã chính thức ghi nhận Tháp Đại Giác là di sản của nhân loại. Có thể nói đây là một tín hiệu đầy hoan hỷ cho cộng đồng Phật giáo trên thế giới nói chung và Phật giáo Việt Nam nói riêng. Từ nay, tất cả những người con Phật không còn lo lắng trước những “bạo lực” và “cuồng tín” của các tôn giáo cực đoan đã và đang tìm cách ngăn chặn sự phát triển và hủy diệt các Thánh địa Phật giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]