Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sơ lược về nền giáo dục PG tại Đài Loan

10/04/201312:26(Xem: 5491)
Sơ lược về nền giáo dục PG tại Đài Loan



dailoan-24SƠ LƯỢC VỀ
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN

Du học tăng tại Đài Loan
---o0o---



I/ CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CHÍNH CỦA PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN:

Phật giáo Đài Loan phát triển qua bốn giai đoạn sau:

1/ THỜI KỲ PHẬT GIÁO ĐƯỢC TRUYỀN ĐẾN ĐÀI LOAN:

Sự tín ngưỡng Phật giáo tại Đài Loan bắt nguồn từ những di dân hai tỉnh Phúc Kiến và Quảng Đông vào thời Minh – Thanh. Nhưng vào thời kỳ đầu này Phật giáo chỉ chú trọng đến việc cầu phước, tiêu tai, sự tu tập chủ yếu là của các cá nhân đơn lẻ, chứ chưa có những hoạt động mang tính Tăng đoàn ở qui mô lớn.

2/ THỜI KỲ NHẬT HÓA PHẬT GIÁO:

Sau điều ước Mã Quan, người Nhật xâm chiếm và thống trị Đài Loan, từ đó những hoạt động của tự viện Phật giáo Đài Loan đã thể hiện rõ nét hiện tượng Nhật Bản hóa Phật giáo Đài Loan.

3/ THỜI KỲ CHÁNH HIỂN PHẬT GIÁO:

Năm Dân Quốc 34 (1949) Đài Loan quang phục (trở về lại với Trung Hoa). Các cao tăng từ Đại Lục đến Đài Loan hoằng hóa, những vị này dựa trên tinh thần tùng lâm và qui phạm truyền thống để trùng kiến Giới pháp và chế độ tăng lữ Phật giáo Trung Quốc, Giáo pháp Phật Đà bắt đầu chánh hiển ở Đài Loan.

4/ THỜI KỲ HOẰNG DƯƠNG PHẬT GIÁO:

Hai mươi, ba mươi năm gần đây các tông môn Phật giáo Đài Loan không ngừng được thành lập, biểu hiện của thời kỳ hưng thạnh với xu hướng hòa nhập vào xã hội, Phổ tế dân gian, lấy mục tiêu tạo phước nhân quần, tịnh hóa quốc độ làm tông chỉ hoằng pháp của Phật giáo Đài Loan.

Nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự hưng thạnh của Phật giáo Đài Loan ngoài công đức của các cao tăng từ Đại Lục sang Đài Loan hoằng hóa ra, một động lực quyết định khác là giới Phật giáo thành lập Phật học viện các cấp, thúc đẩy nền giáo dục Phật giáo làm nền tảng vững chắc cho sự hưng thạnh của Phật giáo Đài Loan. Phật giáo ở Đài Loan phổ cập và đi sâu vào mọi tầng lớp trong xã hội làm cho Phật giáo và thời đại kết hợp thành một khối như hiện nay là nhờ vai trò quan trọng của việc phát triển ngành giáo dục trong giới Phật giáo, thành lập Phật học viện đào tạo Tăng tài và truyền bá giáo lý Phật giáo.

II/ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO ĐÀI LOAN:

Từ thời Dân Quốc (sau năm 1949) giới Phật giáo đã không ngừng thành lập các cơ cấu tổ chức giáo dục với những bước đột phá vượt ngoài phương pháp giáo dục truyền thống tùng lâm trước đây, hấp thụ những đặc sắc của chế độ giáo dục hiện đại. Khi thời cơ chín mùi, có sự hậu thuẫn của Nhà nước, các Phật học viện được thành lập kết hợp lối giáo dục hiện đại với giáo dục truyền thống Tùng Lâm hình thành nên đặc trưng lớn của nền giáo dục Phật giáo hiện đại.

III/ HÌNH THÁI CỦA CÁC PHẬT HỌC VIỆN Ở ĐÀI LOAN:

Phật học viện là cơ cấu giáo dục nội bộ của Phật giáo, với mục tiêu chủ yếu là đào luyện nhân tài hoằng pháp và nâng cao trình độ giáo dục Phật giáo cho quần chúng tín đồ. Tính đến cuối năm 1995 (tài liệu mà người viết có được) Đài Loan có hơn 30 Phật học viện. Trong số hơn ba mươi Phật học viện này, có thể phân thành hai loại: một là cao cấp Phật học viện (gọi tắt là Phật học viện) thu nhận những vị có trình độ tốt nghiệp phổ thông trung học (lớp mười hai) hay trình độ tương đương; một loại nữa là Phật học Nghiên cứu sở thu nhận những vị đã tốt nghiệp cao cấp Phật học viện hay bằng Cao đẳng, Đại học... Về nghiên cứu sở có loại thì độc lập, có một số khác là cơ cấu phụ thuộc của các Phật học viện. Có thể đơn cử một số như sau:

1/ Với danh xưng là “Phật học viện” như Phật học viện Phước Nghiêm của ngài Aán Thuận; Phật học viện Viên Quang của Pháp sư Như Ngộ.

2/ Với danh xưng là “Học viện” như Học viện Tam Tạng Phật giáo Trung Quốc của ngài Bạch Thánh.

3/ Với danh xưng là “Học viện Phật giáo” như Học viện Phật giáo Đông Phương của ngài Tinh Vân, Học viện Phật giáo Trung Hoa của Pháp sư Thánh Aán.

4/ Với danh xưng là “Học viện chuyên Tông” như Học viện chuyên Tông Hoa Nghiêm của Pháp sư Thành Nhất.

5/ Với danh xưng là “Viện nghiên cứu” như Viện nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc của ngài Tinh Vân.

6/ Với danh xưng là “Nghiên cứu sở” như Nghiên cứu sở Phật giáo Hoa phạm của Ni sư Hiểu Vân, Nghiên cứu sở Phật học Trung Hoa của ngài Thánh Nghiêm, Nghiên cứu sở Phật học Viên Quang của Pháp sư Như Ngộ, Nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo Pháp Quang của Ni sư Như Học.

IV/ THỜI GIAN THÀNH LẬP CỦA MỘT SỐ PHẬT HỌC VIỆN TẠI ĐÀI LOAN:

+ Năm 1946 Pháp sư Từ Hàn nhận lời thỉnh mời của Pháp sư Diệu Quả – sáng lập Phật học viện Đài Loan tại chùa Viên Quang ở Trung Lịch.

+ Năm 1947 Pháp sư Chứng Quang thành lập Phật học viện Diên Bình; Pháp sư Bân Tông mở lớp Nghiên cứu cao cấp Phật học.

+ Năm 1949 Pháp sư Bân Tông thành lập viện Nghiên cứu Phật học Nam Thiên Đài tại chùa Pháp Nguyên.

+ Năm 1950 Pháp sư Đại Tỉnh chùa Tuyết Bảo ở Phụng Hóa nhận lời mời của Pháp sư Vô Thượng chùa Linh Aån ở Tân Trúc thành lập Phật học viện Linh Aån.

+ Năm 1957 ngài Bạch Thánh nhậm chức Viện trưởng Học viện Tam Tạng Phật giáo Trung Quốc.

+ Năm 1962 Pháp sư Thánh Aán thành lập Phật học viện Từ Minh ở Đài Trung.

+ Năm 1964 Pháp sư Hiền Đốn thành lập Phật học viện Giới Quang; Viện học thuật Trung Hoa thành lập Nghiên cứu sở Phật học.

+ Năm 1965 ngài Ngộ Minh thành lập Phật học viện Hải Minh; ngài Tinh Vân thành lập Phật học viện Thọ Sơn; Cư sĩ Chu Bang Đạo thành lập Nghiên cứu sở Phật học.

+ Năm 1967 Pháp sư Tịnh Tâm thành lập Phật học viện Tịnh Giác; Viện học thuật Trung Hoa thành lập nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo.

+ Năm 1969 ngài Aán Thuận thành lập Phật học viện Phước Nghiêm.

+ Năm 1974 chùa Vạn Phật ở Đài Trung thành lập Học viện Phật giáo Trung Hoa.

+ Năm 1975 Pháp sư Nam Hanh, Pháp sư Thành Nhất thành lập Học viện chuyên Tông Hoa Nghiêm.

+ Năm 1978 Ni sư Hiểu Vân thành lập Vườn Phật học Liên Hoa; ngài Thánh Nghiêm được mời đảm nhận chức Sở trưởng nghiên cứu sở Phật học viện học thuật Trung Hoa của Học viện văn hóa Trung Quốc (nay là trường Đại học Văn Hóa).

+ Năm 1981 Pháp sư Như Ngộ thành lập Phật học viện Viên Quang.

+ Năm 1983 Cư sĩ Chung Truyền Y làm hội trưởng hội Phước Điền Công Đức của Hoa Nghiêm Liên Xã; Pháp sư Từ Dung nhậm chức Viện trưởng Phật học viện Nữ Tử Đài Bắc.

+ Năm 1985 ngài Thánh Nghiêm thành lập Nghiên cứu sở Phật học Trung Hoa tại Hội quán Văn Hóa Phật giáo Trung Hoa.

+ Năm 1987 thành lập Nghiên cứu sở Phật học Viên Quang.

+ Năm 1989 Ni sư Như Học thành lập Nghiên cứu sở văn hóa Phật giáo Pháp Quang.

+ Năm 1995 Pháp sư Huệ Không thành lập Viện thiền họcTừ Quang và Nghiên cứu sở Phật học Từ Quang tại Đài Trung.

V/ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC PHẬT HỌC VIỆN ĐÀI LOAN:

1/ Tất cả các Phật học viện ở Đài Loan đều do các chùa hay hội đoàn tự đứng ra thành lập và là cơ cấu giáo dục trực thuộc chùa hay hội đoàn Phật giáo đó.

2/ Thường các Phật học viện ở Đài Loan với qui mô rất nhỏ, các Nghiên cứu sở mỗi khóa chỉ thu nhận hai mươi học viên, các Cao cấp Phật học viện thường mỗi khóa chỉ chiêu sinh năm mươi học viên. Thời gian tuyển sinh ở mỗi Phật học viện không đồng nhất, có nơi mỗi năm tuyển sinh một lần, có nơi khóa trước tốt nghiệp rồi mới tuyển sinh khóa sau. Thời gian đào tạo cũng khác nhau, có nơi hai hay ba năm, cũng có nơi đến bốn năm.

3/ Các Phật học viện thường chiêu sinh cả Tu sĩ lẫn Cư sĩ cung cấp chỗ ăn ở, có học bổng và trợ cấp (tùy đối tượng).

4/ Tất cả văn bằng tốt nghiệp của các Phật học viện ở Đài Loan đều không được Bộ Giáo dục thừa nhận (chỉ là bằng nội bộ).

Ngoài các đặc điểm trên về mục tiêu và phương pháp đào tạo các Phật học viện ở Đài Loan còn có các đặc điểm sau:

1/ Là nơi đào tạo nhân tài và bồi dưỡng về phương pháp nghiên cứu học thuật Phật học.

2/ Ngoài nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài về Hoằng pháp ra, còn là nơi cung cấp cho giới Phật giáo nguồn nhân lực đa nguyên hóa về mọi phương diện, mọi lãnh vực như: học giả, các nhà giáo dục, các nhà hoạt động văn hóa...

3/ Về chương trình giảng dạy bao gồm: đa kinh điển, đa ngôn ngữ như: Phạn văn, Pali văn, Tạng văn, Anh văn, Nhật ngữ..., các phương pháp nghiên cứu khoa học và học thuật.

4/ Về đội ngũ giảng dạy ngoài các Pháp sư, Giảng sư trong Phật giáo ra còn mời các giáo sư nổi tiếng trên mọi lãnh vực khoahọc và các học giả có tiếng tăm đồng tham gia giảng dạy.

Vì nguồn tư liệu có hạn, chủ yếu tham khảo từ Đài Loan Phật học viện chí và sơ khảo về lịch sử Phật giáo Đài Loan, nên người viết chỉ có thể đưa ra được một cái nhìn còn rất sơ lược về sự phát triển của giáo dục Phật giáo Đài Loan. Với tâm nguyện của một du học tăng ở Đài Loan, người viết cũng muốn cung cấp phần nào vào cái nhìn sơ bộ làm nền tảng cho những Tăng Ni sinh Việt Nam hiện đang và sẽ chuẩn bị sang Đài Loan du học. Mong là sẽ giúp được một chút gì cho quí vị trong chặng đường du học của mình sắp tới...

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2010(Xem: 6261)
Tích Lan (Sri Lanka) là một xứ sở Phật giáo lâu đời nhất, Phật giáo Theravada là một tôn giáo lớn tại đảo quốc này từ thế kỷ thứ hai trong triều đại vua Devanampiya-Tissa đã được vị tu sĩ Ngài Mahinda, con trai của vua Ashoka, bên Ấn Độ sang truyền giáo. Sau đó, Ni Sư Sanghamitta, con gái của vua Asoka, được biết rằng đã mang một nhánh cây Bồ Đề trích từ cây Bồ Đề nguyên thuỷ tại Bồ Đề Đạo Tràng và đã được trồng tại Anuradhapua. Bắt đầu từ đó cho đến ngày hôm nay, Phật giáo tại Tích Lan đã từng và vẫn còn một lòng kính trọng cây Bồ Đề mà ở dưới bóng cây đó Đức Phật đã Giác Ngộ. Những vị tu sĩ Tích Lan đã đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá đạo pháp cho cả hai tông phái Nguyên Thủy và Đại Thừa khắp suốt Đông Nam Á Châu. Tại Tích Lan, vào thế kỷ thứ nhất trước CN trong triều
15/10/2010(Xem: 9377)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
03/10/2010(Xem: 10358)
Thiên Thai giáo quán tông, Thiên Thai một tông chuyên xiển dương Kinh Pháp Hoa. Theo Ngài Trí Giả, sách Quán Tâm luận ghi rằng, đảnh lễ Thầy Long Thọ. Nghiệm đó để biết rằng Trí Giả xa bái Long Thọ làm sơ Tổ; gần thời bẩm bái Huệ Văn - Bắc Tề, làm tổ thứ hai; Huệ Văn truyền xuống Nam Nhạc Huệ Tư, là tổ thứ ba. Huệ Tư truyền cho Trí NghiễmĐức An (Trí Giả), Trí Giả là tổ thứ tư. Lấy nhất niệm hoằng truyền 3 nghìn cõi, trong viên mãn thực hành giáo quán, dù trải qua ở quan quyền, nhà giàu sang v.v… những lợi lộc, nhưng quy về gốc Thiên Thai ở Quốc Thanh, nên gọi là Tông Thiên Thai.
20/09/2010(Xem: 7558)
Cờ Phật Giáo, trước hết là biểu trưng tinh thần thống nhất của Phật Tử trên toàn thế giới. Cờ Phật Giáo còn tượng trưng cho niềm Chánh tín và sự yêu chuộng hòa bình...
03/09/2010(Xem: 5980)
Ở Tây Tạng, núi non thường được xem như nơi cư ngụ của những bổn tôn. Thí dụ, Amnye Machen, một ngọn núi ở Đông Bắc Tây Tạng, được coi như trú xứ của Machen Pomra, một trong những bổn tôn quan trọng nhất của Amdo, tỉnh nhà của chúng tôi. Bởi vì tất cả những người ở Amdo xem Machen Pomra là người bạn đặc biệt của họ, nhiều đoàn người đi vòng quanh chân núi trong cuộc hành hương.
28/08/2010(Xem: 62562)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
30/05/2010(Xem: 4342)
hật giáo du nhập đến Afghanistan rất sớm, sớm hơn những nước hiện nay Phật giáo đang thịnh và được nói là đã tiếp nhận Phật giáo sớm nhất. Thông điệp của Đức Phật đã được mang đến Afghanistan ngay từ thời Phật còn tại thế thông qua Tapasu và Bhallika, hai vị Đại đệ tử cư sĩ đầu tiên, có quê hương ở tại Balhìka (nay là Balkh). Sự kiện này đã được xác thực nhờ sử ký của Ngài Huyền Trang. Chính Ngài Huyền Trang đã chứng kiến hai ngôi Tháp cho rằng là đã được 2 vị này xây để tôn thờ tóc và móng của Đức Phật gần thị trấn này. Ngài Huyền Trang đã đảnh lễ hai ngôi Tháp đó khi du hành qua Ấn Độ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]