Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu vào ngày 17-05-2002

10/04/201312:25(Xem: 5074)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu vào ngày 17-05-2002



dalailama2002


ÐỨC ÐẠT LAI LẠT MA

LẠI VIẾNG THĂM ÚC

Thích Nguyên Tạng
Melbourne, Úc Châu 2002
---o0o---

Từ ngày 18-27/05/2002, nhà lãnh đạo của Phật giáo Tây Tạng, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, sẽ viếng thăm các tiểu bang Canberra, NSW và Victoria. Ðây là chuyến viếng thăm Úc lần thứ 4 kể từ năm 1996 của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, chuyến viếng thăm của Ngài sẽ bắt đầu từ ngày 18, và kết thúc vào ngày 27 tháng 05 năm 2002. Các sự kiện chính sẽ được diễn ra tại bốn thành phố: Melbourne, Geelong, Canberra và Sydney.


Tại Melbourne:

Tất cả những buổi nói chuyện, thuyết giảng với công chúng sẽ được tổ chức tại vận động trường Rob Laver trong khuôn viên Melbourne Park. Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ bắt đầu buổi thuyết pháp đầu tiên vào lúc 4 giờ chiều ngày 19-05, vào cửa miễn phí, cửa mở lúc 3 giờ chiều. Vận động trường này dung chứa khoảng 18.000 người tham dự.

Pháp tu Bồ Ðề Ðạo Ðăng (The Lamp for the Path to Enlightenment) :

Trong 3 ngày tại Melbourne, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ tập trung truyền daïy Pháp tu Bồ Ðề Ðạo Ðăng của tổ sư Ðộc Tôn Ðế Tu (Atisha, 982 - 1054). Ngài Ðộc Tôn Ðế Tu vốn là người Ấn Ðộ, từng trụ trì Tu Viện Siêu Giới (Vikramasila), năm 1038 ngài được cung thỉnh vào truyền pháp, rồi cư trú luôn ở Tây Tạng cho đến lúc viên tịch. Tổ sư là người tiên phong trong công cuộc cải cách Phật giáo Tây Tạng (PGTT), khai sáng tông phái Kahdam-Pa. Người đã biên soạn tập sách đầu tiên của PGTT có tựa đề “ Ánh sáng cho con đường dẫn tới giác ngộ” (The Lamp for the Path to Enlightenment/ Bồ Ðề Ðạo Ðăng), tinh túy của pháp tu hơn 100 năm về trước này sẽ được Ðức Ðạt Lai Lạt Ma truyền dạy tại Melbourne theo thời khóa biểu:

- Thứ hai: 20-05 : từ 8.30 đến 10.30 sáng và từ 2 đến 4 giờ chiều.

- Thứ ba : 21-05 : từ 9.30 đến 11.30 sáng và từ 2 đến 4 giờ chiều

- Thứ tư : 22-05 : từ 2 đến 4 giờ chiều.

Lệ phí vào cổng 5 buổi giảng này là $150, quý Phật tử muốn tham dự, xin liên lạc số phone 122849 ( tại Victoria) hoặc 1800 062 849 (ngoài Victoria), hay : 0011 61 2 9266 4800 ( ngoài nước Úc).

Làm sao đến được vận động trường Rod Laver? Sân động này nằm bên trong Melbourne Park tọa lạc tại Batman Avenue trên bờ sông Yarra.

- Xe hơi: có đầy đủ parking tại Olympic Park và sân vận động MCG .

- Xe Trạm : đón các xe số 70 từ City.

- Xe lửa:xuống trạm Richmond ( đi bộ khoảng 1 cây số) hoặc 1 cây số rưỡi từ trạm Flinders Street station.

Mọi chi tiết tại Melbourne, xin liên lạc về: National Office, Phone: (61) 3 9663 2953

Fax: (61) 3 9663 2094, Email: admin@dalailama.org.au

Tại Geelong:

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Geelong vào ngày thứ năm, 25-05, buổi nói chuyện với công chúng sẽ bắt đầu vào lúc 1.30 chiều tại sân vận động Baytech ở Kardinia Park. Mọi người đều có thể tham dự, vào cửa miễn phí.

Lễ cầu an White Tara : bắt đầu từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa (cửa mở từ 9 giờ) ngày 25-05. Quý Phật tử tham dự phải mua vé ngay bây giờ. Tara được xem là Phật Nữ ( Female Buddha) theo truyền thống của PGTT. Tara là biểu tượng cho an lạc, thịnh vượng, khỏe mạnh, trường thọ và may mắn. Ở Ấn Ðộ và Tây Tạng thường xuyên tổ chức lễ cầu an Tara cho mọi người vì sự mầu nhiệm và linh ứng nhanh chóng của Phật mẫu Tara. Người tham dự sẽ được hướng dẫn để trì tụng thần chú Tara. Thật phúc lành thay cho các cộng đồng ở Geelong khi Ðức Ðạt Lai Lạt Ma chứng minh buổi lễ quan trọng này. Mọi chi tiết về cuộc lễ xin liên lạc: Geelong Office, số phone: +61 3 5248 0888 hoặc fax: +61 3 5248 0777 hoặc gặp trực tiếp: The Dalai Lama Geelong Office , Drol Kar Buddhist Centre, 160 Portarlington Road, Newcomb 3219. Geelong website: www.dalailamageelong2002.com

Tại Thủ đô Canberra :

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm thủ đô Canberra vào ngày thứ sáu, 24-05, chương trình làm việc chính là chủ toạ cuộc hội thảo “Vượt qua triết học, khoa họa và văn hóa” (cross-cultural, scientific and philosophical forum) để thảo luận về vấn đề tâm linh với các khoa học gia và triết gia của Úc. Buổi hội thảo sẽ được tổ chức tại Ðại học Australian National, từ 2.30 đến 4.30 chiều. Trước đó, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ phát biểu tại National Press Club (câu lạc bộ báo chí quốc gia) từ 12 đến 2 giờ.

Trong khoảng thời gian ở Canberra, Ðức Ðạt Lai Lạt Ma cũng sẽ tiếp xúc riêng với các chính khách Úc về các vấn đề dân chủ, nhân quyền và xã hội.

Tại thành phố Sydney, tiểu bang NSW:

Ngài sẽ viếng thăm Sydney vào ngày 26 -05. Phần lớn những sự kiện quan trọng tại Sydney của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma sẽ được tổ chức tại Sydney Entertainment Centre, toạ lạc ở Harbour Street, Darling Harbour. Tại nơi đây, ngoài việc nghe giảng, quý Phật tử còn được xem nhiều tranh ảnh văn hóa nghệ thuật của PGTT.

Buổi nói chuyện với công chúng sẽ bắt đầu lúc 2 giờ ngày 26-05 tại sân động Sydney Entertainment Centre (hơn 8000 chỗ ngồi), vào cửa miễn phí, cửa mở từ lúc 1 giờ.

Sự kiện chính tại Sydney là Ngài sẽ thuyết giảng chân lý Tứ Thánh Ðế (The Four Noble Truths) vào lúc 9.30 sáng đến 11.30 sáng ngày chủ Nhật, 26 tháng 05.

Chân lý Tứ Thánh Ðế (The Four Noble Truths):

Chân lý Tứ Thánh Ðế, là bốn sự thật nhiệm mầu, là giáo lý cốt tủy của Phật giáo do chính Ðức Phật Thích Ca truyền dạy hơn 2500 năm về trước. Học và hiểu được giáo lý này sẽ giúp cho con người thấy rõ được bản chất hư ảo của cuộc sống, để giảm bớt được nỗi khổ đau và giúp phát triển niềm an lạc tự thân trong giờ phút hiện tại của cuộc sống. Vào cửa cần có vé.
Xin liên lạc chi tiết: Sydney Tour Office. Phone 61 2 9810 6266, Fax: 61 2 9818 3855, Email:sue@inspire.org.au
.

Ngoài ra, một buổi hòa nhạc được nghệ sĩ Andrew McKinnon tổ chức tại Opera House để cúng dường Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vào tối Chủ nhật, 26-05, bắt đầu từ lúc 7 giờ. Trong buổi hoà nhạc này sẽ có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ thế giới như Australian Chamber Orchestra của Úc, Simon Tedeschi (Violin Solo), Gyuto Monks (Tây Tạng) Richard Tognetti (Dance Australian Ballet) Deborah Cheetham (Piano Solo) ....Vào cửa có vé, xin liên lạc về số phone: (02) 9250 7777 để lấy vé.

Phương tiện đến Sydney Entertainment Centre :

- Monorail: xuống Haymarket station, sát bên Sydney Entertainment Centre.

- Xe Trạm, xin lấy số 70 đi từ City
- Taxi:xin gọi phone số : 9332 8888

- Xe lửa:xuống trạm Central Railway Station và đi bộ đến Trung tâm

- Xe hơi:có đầy đủ carpark ở Wilson Entertainment Carpark nằm trên đường Darling Drive có khoảng 1900 cars, số phone: 9264 1624; Exhibition Centre Carpark nằm trên đường Darling Drive , có khoảng 750 chỗ đậu; Short stroll to the Centre. Ðiện thoại: 9282 5000; Carlton Crest Car Parking Station – nằm trên đường Thomas Street, Haymarket, sát bên Carlton Crest Hotel, có 335 chỗ đậu.

Nhân dịp chuyến viếng thăm này của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, Tu Viện Quảng Ðức (Melbourne) sẽ phát hành một tập sách nhỏ song ngữ Anh-Việt: “Từ Bi & Nhân Cách” (bản dịch của ÐÐ Nguyên Tạng), đây là 1 bức thông điệp về lòng yêu thương của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma muốn chia sẻ đến mọi người đang sống trong cảnh hận thù và khổ đau giữa thế giới ngày nay. Sách bán với giá tượng trưng $5 Úc Kim để hỗ trợ cho công trình xâv dựng của Tu Viện. Xin quý vị liên lạc về Tu Viện (03. 9357 3544) để thỉnh tập sách này.

Ðôi nét về Ðức Ðạt Lai Lạt Ma thứ 14

---o0o---


| Mục lục|Xứ Sở| Sự kiện | Nhân Vật|Phụ Lục|

---o0o---

Kỹ thuật vi tính:
Hải Hạnh, Ðàm Thanh,

Diệu Nga, Tâm Chánh, Nguyên Tâm
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/09/2011(Xem: 5554)
Cần nói đôi lời về nguồn gốc của hai dòng dõi tulkou nổi tiếng nhất: dòng dõi Đạt lai Lạt ma - hóa thân của Bồ tát Quan Âm, và dòng dõi của Ban Thiền Lạt ma...
11/08/2011(Xem: 3835)
Hệ thống đẳng cấp đã tồn tại ở Ấn hàng nghìn năm trước và vẫn còn tiếp tục ảnh hưởng sâu sắc vào nhiều mặt đời sống của người dân Ấn hiện nay. Hệ thống đẳng cấp, như thường được biết, có nguồn gốc từ Bà La Môn giáo, hay nói khác đi là một sản phẩm của Bà La Môn giáo. Nhưng về sau, hệ thống đẳng cấp đã vượt ra khỏi Bà La Môn giáo và xâm nhập vào những tôn giáo khác nhau, bao gồm cả những tôn giáo có nguồn gốc bên ngoài Ấn Độ. Bài viết này tìm hiểu một vài khía cạnh về hệ thống đẳng cấp trong các tôn giáo ở Ấn Độ.
07/07/2011(Xem: 28326)
Lời Ban Biên Tập: Nhằm mục đích góp phần giúp thế hệ trẻ Việt Nam ở trong nước cũng như ở hải ngoại biết rõ lịch sử Việt Nam trong năm 1963 xảy ra như thế nào và nhất là để có nhận thức sâu sắc hơn về điều mà dân tộc đã khẳng định: “Phật giáo Việt Nam với dân tộc như hình với bóng, tuy hai mà một”. Cho nên chúng tôi lưu trữ vào Thư Viện Hoa Sen CÁC BẢN DỊCH TỪ KHO DỮ LIỆU BỘ NGOẠI GIAO, BỘ QUỐC PHÒNG, CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƯƠNG & CÁC NGUỒN KHÁC đã giải mật. Các tư liệu này có liên quan đến sự kiện lớn trong lịch sử Việt Nam hiện đại. Sự việc này chắc chắn sẽ có những ý kiến ủng hộ và chống đối, nhưng lịch sử vẫn là lịch sử. Ban biên tập website Thư Viện Hoa Sen chân thành cảm tạ nhà văn Cư sĩ Nguyên Giác, Cư sĩ Nguyễn Kha, và Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức Publications đã gửi tặng các phiên bản vi tính điện tử và trân trong giới thiệu đến toàn thể quý độc gỉa trong và ngoài nước.
06/07/2011(Xem: 5688)
Công Trình Xây Dựng Tượng Di Lặc Tại Ấn Độ, Đức Phật Di lặc (Maitreya, The Future Buddha) sẽ giáng trần và truyền Pháp độ sanh sau khi chánh Pháp của Đức Phật Thích Ca không còn trên thế gian này. Trong Khế Kinh ghi rằng đức Phật Di lặc sẽ giáng sanh và chứng đạo tại thánh địa Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng), Ấn Độ nơi đức Thích Ca Mưu ni đã chứng quả hơn 2500 năm về trước. Hàng năm cứ hàng ngàn khách hành hương trên khắp thế giới về thăm Thánh tích này. Để cho mọi Phật tử trong mười phương "Gieo duyên" với đức Phật Di lặc, cách đây khoảng 10 năm, cố Đại sư Thubten Yeshe, sáng lập viên "Hội Bảo Vệ Truyền Thống Phật Giáo Đại Thừa" (FPMT) thuộc Phật giáo Tây Tạng đã phác thảo một kế hoạch xây dựng tượng Di lặc tại Bodhgaya. Kế hoạch đó nay sắp trở thành hiện thực. Vào ngày 20, 21 và 23 tháng 3 năm 1996 tại Bodhgaya, (về sau công trình này đã dời về địa điểm Kushinagar, Uttar Pradesh), Giới Phật giáo Tây Tạng và Ấn Độ đã long trọng tổ chức lễ đặt đá và khởi công xây dựng tượng Di lặ
02/07/2011(Xem: 8430)
Trải qua hơn 25 thế kỷ, đạo Phật tồn tại đến ngày nay là do sự truyền thừa từ đức Phật đến chư tổ. Tổ lại truyền cho tổ, ‘Tổ tổ tương truyền’ tiếp diễn từ đời nầy sang đời khác. Sự truyền thừa được thể hiện qua hai phương diện giáo lý và thật hành. Về phần giáo lý thì mỗi tông phái đều sáng lập giáo nghĩa, tông chỉ riêng biệt và đều lấy kinh điển của Phật làm nền tảng. Về phần thật hành hay phần sự có khác biệt là tùy theo giáo nghĩa và tư tưởng của mỗi tông. Mỗi tông phái đều truyền bá và xiển dương pháp môn của mình trong tông môn và quần chúng Phật tử. Mỗi tông phái của đạo Phật được ví như mỗi loại hoa của vườn hoa Phật pháp. Mỗi loại hoa có nét đẹp và hương thơm riêng biệt, để khoe sắc hương, nhưng tất cả đều ở trong vườn tịnh của Phật pháp. Cũng như vậy, mỗi tông phái đều là của đạo Phật và đều cùng mang một vị, đó là vị ‘giải thoát’. Trong phần sưu tập về tông phái Thiên thai, chúng tôi chia thành hai giai đoạn chính. Đó là sự sáng lập tông phái ở Trung Quốc, sau nhiều thế kỷ
23/06/2011(Xem: 4820)
Một sự trình bày rõ ràng và trung thực về Phật giáo Tây Tạng, quyển sách này trình bày căn bản của Phật pháp theo một đường lối mà mọi người đều có thể hiểu được khi đọc và dễ dàng tu tập trong cuộc sống hàng ngày. Được soạn thảo riêng cho những người mới tìm hiểu vấn đề này lần đầu tiên, quyển sách này cũng còn cung cấp những kiến thức quý báu cho những đệ tử đã thông hiểu Phật giáo Tây Tạng.
22/06/2011(Xem: 3628)
Cách đây không lâu, cả thế giới đã lên tiếng phản đối hành động điên cuồng phá hủy hai tôn tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới tại Bamiyan (Afghanistan) của chính quyền Taliban cực đoan. Sau hành động phá hoại đó, không ít người ngỡ rằng những di tích nền văn minh cổ xưa của Phật giáo tại nơi đây đã bị hủy diệt hoàn toàn; tuy nhiên, điều đó thực tế đã không phải như vậy. Cách đây gần một thập niên, giới khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ở Bamiyan những di liệu văn học Phật giáo hết sức kỳ diệu, những minh chứng hùng hồn cho một giai đoạn phát triền rực rỡ của Phật giáo tại nơi này một trung tâm Phật giáo quan trọng ngoài Ấn Độ. Sự phát triển đó đá tạo nên một nền văn minh riêng biệt, gọi là nền văn minh Phật giáo Gandhàra.
20/06/2011(Xem: 7293)
Vào năm 1949, tôi đã cùng thầy Trí Hữu, một vị Thượng tọa từ Đà Nẵng thành lập nên Phật Học Đường Ấn Quang ở Sài Gòn. Tôi dạy lớp sơ cấp đầu cho các vị Sadi. Hồi đó tên chùa là Ứng Quang. Chùa vách tre lợp lá rất đơn sơ. Khi đó chiến tranh đang diễn ra giữa quân đội Pháp và lực lượng kháng chiến Việt Minh.
18/06/2011(Xem: 3988)
Phong trào Phật giáo nhân gian (人間佛教) xuất hiện vào đầu thế kỷ 20. Từ những năm thập niên 80 thế kỷ trước, phong trào này trở thành một khuynh hướng chính của Phật giáo ở Trung Hoa lục địa, Đài Loan và Hồng Kông, vượt thoát những khác biệt tông phái và vùng miền. Cho dù ở bên trong phạm vi Phật giáo, hay ở trong giới học giả hay các phân khoa hành chính tôn giáo, mỗi khi thảo luận về tình hình hiện nay và việc phát triển Phật giáo Trung Quốc trong tương lai, người ta không thể bỏ qua chủ đề Phật giáo nhân gian.
10/06/2011(Xem: 5193)
Cách đây hơn hai nghìn năm, Việt Nam là trung tâm mậu dịch buôn bán, rất nhiều thương thuyền của nhiều quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và một số nước Nam hải khác đến miền bắc Việt Nam. Các Tăng lữ Ấn thường đi cùng các thuyền buôn trên đường đến Trung Quốc, dừng lại Việt Nam trong một thời gian ngắn. Vì vậy có thể nói, Việt Nam tiếp xúc Phật giáo Ấn Độ sớm hơn Trung Quốc. Tuyến đường biển là tuyến đường Phật giáo tiểu thừa Ấn Độ truyền vào Trung Quốc và cũng là con đường Tây vực truyền vào Trung Quốc; mặt khác, Phật giáo Việt Nam lại được truyền đến từ Trung Quốc (Thiền Nam tông), chính ở đây diễn ra sự giao hội, dung hợp hết sức thú vị của hai dòng phái Phật giáo này diễn ra trên đất Giao Chỉ. Một là Phật giáo Nam tông hai là Phật giáo Bắc tông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567